SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ PHẦN NGẦM - BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM PGS. LÊ KIỀU Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng nhiều nhà cao tầng từ năm 1991, ngày càng nhiều, nhanh và đến nay đã có trên 500 công trình có trên 12 tầng. Hà Nội cũng đã xây dựng được số lượng xấp xỉ TP. Hồ Chí Minh. Trước năm 2002, số nhà có trên 2 tầng hầm chưa nhiều nhưng từ sau năm 2003, khá nhiều ngôi nhà có từ 3 đến 5 tầng hầm. Ngoài ra, công trình ngầm phục vụ giao thông tónh và metro đang triển khai. Sử dụng tầng hầm tăng được diện tích sử dụng của toàn ngôi nhà mà lại tăng được sự ổn đònh của ngôi nhà khi chòu các loại lực tác động ngang như lực gió và lực do động đất gây ra. Tuy nhiên, xây dựng có phần ngầm nếu không có những hiểu biết đầy đủ, thường để xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc như đã xảy ra ở năm 2007 và những tháng đầu của năm 2008, tại thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng gây hư hại cho nhiều ngôi nhà và công trình khác ở khu vực lân cận. Phần lớn những công trình bò sự cố là những công trình do tư nhân đầu tư, không sử dụng ngân sách Nhà nước. Trên giác độ quản lý thì thấy: 1. Chủ đầu tư không hình dung được mức độ phức tạp của quản lý dự án nhà cao tầng có nhiều tầng hầm: Không đề cập đến vấn đề quản lý dự án chung nhất mà tham luận này chỉ xét đến những khía cạnh công tác quản lý ảnh hưởng đền chất lượng phần ngầm và những lý do quản lý tạo ra cơ hội cho xuất hiện sự cố công trình. Nhiều chủ đầu tư không hình dung được mức độ phức tạp khi quản lý dự án (QLDA) xây dựng có phần ngầm. Trong những trường hợp như thế này chủ đầu tư phải cân nhắc kỹ càng trên tinh thần trách nhiệm cao với đồng vốn mình bỏ ra hoặc đồng vốn của các cổ phần đầu tư để lựa chọn hình thức QLDA. Các hình thức QLDA được nêu rõ trong Nghò đònh 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ “Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người đầu tư xây dựng công trình quyết đònh lựa chọn một trong các hình thức QLDA đầu tư xây dựng công trình sau đây: a) Thuê tổ chức tư vấn QLDA khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực; b) Trực tiếp QLDA khi chủ đầu tư công trình có đủ điều kiện năng lực về QLDA. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp QLDA thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban QLDA. Ban QLDA chòu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tổ chức, cá nhân QLDA phải có đủ điều kiện về năng lực. Người giám đốc dự án cần biết anh ta phải làm gì, làm như thế nào, ai làm, trong thời gian bao lâu và ở đâu. Lâu nay, đào tạo đại học cũng không có chuyên ngành này nên khó tuyển chọn giám đốc dự án được như các công ty nước ngoài thường làm! Như vậy, làm sao biết được năng lực của giám đốc QLDA. Rất nhiều giám đốc dự án lại dấu những điều mình chưa biết vì thói só diện rất cổ xưa, sợ rằng thiên hạ đánh giá năng lực. Người giám đốc dự án không hình dung được công nghệ sản xuất ra cái nhà cao tầng, không hình dung được các bước phải làm khi thi công phần hầm thì sự gây ra sự cố về phần hầm đã khá chắc chắn khi thực hiện dự án. Không hiểu, phải hỏi người biết hơn mình. Đây là phương pháp thuê chuyên gia tư vấn. Thậm chí chỉ hỏi về công nghệ thi công phần hầm nhà mà thôi. Nhiều chủ đầu tư đã mời chuyên gia về phần hầm, phần ngầm báo cáo về công nghệ phần ngầm cho tất cả kỹ sư giám sát và kỹ sư của cơ quan chủ đầu tư. Báo cáo, trao đổi, đề ra mọi khía cạnh, tình huống và đường lối xử lý. Làm như thế, hạn chế được nhiều lỗ hổng về nhận thức và làm cho tăng sự hiểu biết về công nghệ phần ngầm, tiên lượng được quá trình diễn biến sau này nhằm tránh rủi ro. 2. Giám đốc dự án (hoặc chủ đầu tư) không có phương pháp làm việc thích hợp theo tư duy kinh tế thò trường: Trong kinh tế thò trường, cần nhận thức rằng ngẫu nhiên và tai biến là đặc thù của thực tế khách quan. Ta bò ảnh hưởng nhiều phương pháp tư duy bao cấp trước đây: Mọi thứ đã có Nhà nước lo cho hết, đã có kế hoạch hết. Mọi hoạt động của kinh tế, xã hội đều được cấp trên bao hết. Cần nhận thức rõ rằng, rủi ro là bản chất của tự nhiên. Người điều hành sản xuất, kinh doanh hay chỉ điều hành kỹ thuật tác nghiệp trong kinh tế thò trường cũng cần nhận thức rằng, phải lường trước mọi rủi ro trong tất cả mọi hoạt động và luôn luôn sẵn sàng đối phó với rủi ro. Do đó, cần thiết phải lập các loại kế hoạch cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các bản kế hoạch cho ta biết phải làm việc gì vào thời gian nào, ai làm và điều kiện để làm được cần thiết những gì. Tuy nhiên, bên cạnh kế hoạch thực hiện công tác phải lập kế hoạch đối phó với rủi ro. Khi xét đến từng công việc, phải hỏi rằng nếu tiến hành việc này thì những điều ngẫu nhiên nào có thể đến và nó đến sẽ gây lợi hay bất lợi ra sao. Nói cách khác là phải nhận diện ra các rủi ro, sau đó cần thiết phải lượng hoá các rủi ro (Value at risk), xem mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu trong quá trình thực hiện dự án của mình. Muốn làm được công việc này, giám đốc dự án phải am tường công nghệ sản xuất. Kỹ sư trưởng điều hành sản xuất phải nắm chắc nhiều thông tin. Để làm phần ngầm công trình nhà cao tầng chẳng hạn, phải nắm được quy trình công nghệ thi công phần ngầm. Cần nắm kỹ các điều kiện đòa kỹ thuật, đòa chất thuỷ văn nằm dưới công trình và vùng lân cận. Phải hiểu được công nghệ thi công các kết cấu của móng, sử dụng công nghệ nào để làm móng nhà. Khi bắt đầu đào, bắt đầu phá vỡ cấu trúc tự nhiên của đất sẽ sinh ra các tác động gì. Chẳng hạn như áp lực ngang sẽ tác động vào tường chắn, nước thấm vào hố đào, cát chảy theo nước vào hố đào, đất bò đùn ngược, trượt cung đất, trôi kết cấu, sập, lở, biến dạng kết cấu Quá trình thực hiện công nghệ thi công tầng hầm, những tác động của thiên nhiên như mưa to, gió lớn, úng ngập, triều cường sẽ ảnh hưởng ra sao đến từng giai đoạn thi công, đến từng công tác xây dựng. Khi làm rõ được các rủi ro khả dó xảy ra, lượng hoá tác hại của từng rủi ro, chọn lọc ra những rủi ro nào sẽ phải đối phó, ngăn ngừa, phải lên bản kế hoạch để quản lý các rủi ro. Đây là cách dự báo tích cực, tiên lượng sự việc sẽ xảy ra. Tôn Tẫn, nhà chiến lược quân sự thời Chiến quốc bên Tàu đã nói: “Vận trù ư duy ác chi trung, chiến thắng ư thiên lý chi ngoại”. Điều này có nghóa là mọi việc được dự liệu trước từ khi nó chưa được làm, ngay từ trong phòng tham mưu thì điều chiến thắng ở ngoài trận tiền xa hàng ngàn dặm cũng là điều chắc chắn. Nếu là những đơn vò chuyên làm tư vấn thì sự thống kê, phân tích những sai hỏng đã xảy ra làm kinh nghiệm cho công tác điều hành dự án. Với cá nhân làm giám đốc dự án thì sự theo dõi, tìm hiểu, phân tích những sai hỏng đã xảy ra là quá trình tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ QLDA. 3. Nhà thầu tư vấn không đạt năng lực thiết kế và đề ra các yêu cầu kỹ thuật cho công tác xây dựng: Không nắm hết được công nghệ mới trong thi công tầng hầm làm cho thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công không phù hợp với điều kiện thực tiễn của hiện trường. Thí dụ để làm tầng hầm, phải cân nhắc để chọn công nghệ tuỳ thuộc độ sâu cần thiết đào tối đa. Sự cân nhắc này phụ thuộc điều kiện đòa kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ an toàn cho nhà liền kề. Có những phương án khả dó là: đào hoàn toàn hở, đào trong lòng tường vây (barrettes). Đào hở hay tường vây cũng phải có các giải pháp chống xập lở vách đào, chống lấy đất từ trong lòng các nhà liền kề. Khi đào hở, từ nguyên tắc bất biến là an toàn cho công trình cần thi công và công trình liền kề mà lựa chọn mái dốc của hố đào cần thiết hoặc khi điều kiện đòa bàn hạn chế, phải chọn giải pháp tường chắn như cừ larsen, cừ bằng cọc xi măng đất hay các loại cừ khác. Đào hở cần xử lý nghiêm túc các vấn đề áp lực ngang vào tường chắn, thấm nước theo phương ngang, đùn nước lên từ đáy dẫn đến sự trồi đáy, sự hình thành cung trượt đẩy và xô vách ngang đồng thời với đẩy đáy. Cho nên bài toán sẽ là độ sâu cừ, độ kín của cừ. Khi đào trong lòng tường vây, bài toán áp lực ngang và những vấn đề tác động ngang của đất yếu và nước dưới đất hết sức quan trọng. Nhiều người làm công tác tư vấn thiết kế ít lưu ý đến chiều sâu của tường barrette nên đã chọn chiều sâu không thoả đáng. Lỗi hay gặp nhất là chọn chiều sâu của tường barrette nông hơn cần thiết, trong khi ấy lại chọn chiều dày của tường vây quá lớn. Đấy là nguyên nhân gây sự cố. Khi làm tường vây (barrette), áp lực ngang của đất và đất ngập nước là bài toán quan trọng. Từ đó nảy sinh ra phương pháp top-down và semi-top-down. Cho đến bây giờ còn không ít người hiểu nhầm bản chất của phương pháp top-down và semi-top-down. Vừa qua, một số công trình tại thành phố đã thi công mà rất coi thường nguyên tắc phải bảo đảm an toàn cho bản thân công trình và công trình liền kề nên đã không xét đến các tác động ngang làm sập vách, đã thi công đào hố đào sâu mà không có bất kỳ giải pháp chống sập nào. Cách làm rất thô thiển là, đất sập xuống thì hót bỏ đi. Hót đi là rút ruột nhà hàng xóm đấy. Đây là đầu mối của các sự cố. Vai trò tư vấn thiết kế ở đây là: Lựa chọn giải pháp giữ cho vách đào đạt được yêu cầu của nhiệm vụ trên cơ sở an toàn tuyệt đối cho nhà liền kề và công trình mà mình phải xây dựng. Sau đó, người tư vấn thiết kế phải viết được các yêu cầu kỹ thuật (specifications of works) chi tiết cho từng bước thi công, được đưa ra trong điều kiện kỹ thuật của hồ sơ mời thầu để làm cơ sở cho nhà thầu lập biện pháp thi công, và giá nhận thầu. Trừ những hồ sơ mời thầu của nước ngoài, hầu như hồ sơ mời thầu của những gói thầu trong nước, rất ít nhà tư vấn viết được các yêu cầu kỹ thuật cho các công tác xây dựng được nêu trong bản thiết kế. Một số gói thầu chúng tôi được biết, sau khi chọn vào sơ khảo (short list), chủ đầu tư đã tổ chức giao lưu giữa các chuyên gia về tầng hầm và từng nhà thầu, yêu cầu giải trình và bổ sung về các biện pháp bảo đảm an toàn cho công trình và nhà liền kề. Nội dung giao lưu là phía chủ đầu tư và tư vấn trao đổi, nếu xảy ra tình huống này thì giải pháp xử lý sẽ là thế nào. Làm rõ các rủi ro khả dó xảy ra, chọn giải pháp chống đỡ hoặc triệt tiêu rủi ro là giải pháp chủ động để tránh sự cố, tránh rủi ro. 4. Nhà thầu xây lắp không đủ năng lực thi công phần ngầm công trình có nhiều tầng hầm: Trong quyết đònh số 10/2008/QĐ-BXD ngày 25 tháng 6 năm 2008, Bộ Xây dựng quy đònh điều kiện năng lực của nhà thầu thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt ghi rõ về “có yêu cầu đặc biệt”, cụ thể: - Xử lý nền móng sử dụng cọc barrette và cọc khoan nhồi cho các loại công trình xây dựng. - Tầng hầm của các công trình nhà cao tầng, bãi đỗ xe ngầm và các công trình khác. - Nhà cao từ 20 tầng trở lên hoặc công trình có khẩu độ trên 36 mét. Yêu cầu năng lực của những người và thiết bò thi công tham gia xây dựng phải đạt các tiêu chí: * Chỉ huy trưởng công trường hoặc người phụ trách kỹ thuật của nhà thầu phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 7 năm và đã tham gia thi công ít nhất một công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có quy mô tương tự hoặc quy mô ở cấp thấp hơn liền kề. * Những cán bộ kỹ thuật của nhà thầu làm việc tại công trình phải có trình độ đại học hoặc cao đẳng thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 2 năm đối với người có trình độ đại học, 4 năm đối với người có trình độ cao đẳng. * Các công nhân kỹ thuật trực tiếp thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có chứng chỉ đào tạo nghề phù hợp. Riêng đối với công nhân vận hành, điều khiển máy móc, thiết bò thi công chính có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thì phải có thời gian kinh nghiệm ít nhất 1 năm. * Máy móc, thiết bò chủ yếu để thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải được kiểm đònh theo quy đònh, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công việc và an toàn vận hành. * Nhà thầu đã tham gia thi công ít nhất một công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có cấp thấp hơn liền kề. * Tùy theo khối lượng công việc, quy mô công trình, nhà thầu thực hiện công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và máy móc, thiết bò đảm bảo điều kiện năng lực phù hợp với từng công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy đònh này. Nhà thầu có thể thuê thầu phụ để đảm bảo đủ các điều kiện năng lực theo yêu cầu. Đây là quyết đònh ban hành sau khi nhiều sự cố về công trình ngầm xảy ra. Qua quyết đònh này ta thấy nhiều công trình có yêu cầu đặc biệt đã không do nhà thầu đủ năng lực tham gia. Những trường hợp này, chí ít, phải mời chuyên gia am tường công việc giúp trong khâu điều hành các công tác kỹ thuật. Những công trình gặp sự cố, phương pháp giải quyết lại liều mạng theo kiểu lấy thòt đè người, thí dụ như nước thấm mạnh qua tường barrette thì giải pháp là bơm bỏ nước đi. Những trường hợp này phải hỏi tại sao có nguồn để nước thấm hoặc phun vào công trình nhiều thế và phải xem cách nào để chặn nguồn. Nhiều biện pháp chặn nguồn đơn giản và không tốn kém, nhưng có hỏi ai đâu mà biết ? 5. Chủ đầu tư và bên tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát công trình không tuân thủ nghiêm túc qui trình và tiêu chuẩn, không tôn trọng phương pháp làm việc thận trọng, có khoa học và ý thức tôn trọng xã hội, tính nhân văn yếu kém, xem thường kỹ thuật, ỷ lại vào đồng tiền: Từ năm 1991 đến nay, chúng ta đã làm tại TP. Hồ Chí Minh trên 500 công trình nhà cao tầng mà sự cố gần như không đáng kể. Về tài liệu kỹ thuật để làm phần hầm chúng ta không thiếu. Lực lượng chuyên gia có thể xử lý êm thấm các công việc, hạng mục và công trình có yêu cầu đặc biệt khi thi công tầng hầm, cũng không thiếu. Tiêu chuẩn và quy chuẩn dùng làm chế tài quản lý loại công tác có yêu cầu đặc biệt này có thể nói là khá đầy đủ. Chúng ta thiếu là thiếu sự thận trọng khi đưa ra biện pháp thi công, thậm chí nhiều nơi không lập biện pháp thi công thành hồ sơ, tài liệu nữa. Bộ Xây dựng gần đây bổ cứu bằng các quy đònh như, với loại công việc, hạng mục, công trình có yêu cầu đặc biệt, nhà thầu phải trình cho chủ đầu tư biện pháp thi công (method statement) bằng hồ sơ viết, chủ đầu tư phải thuê đơn vò tư vấn độc lập thẩm đònh (kể cả khi cần thí nghiệm hoặc thử mẫu trên mô hình) và từ kết quả thẩm đònh, chủ đầu tư phải ra văn bản chấp nhận biện pháp thi công mới được phép thi công. Nếu chúng ta thận trọng trong khâu đấu thầu thì biện pháp thi công đã thể hiện qua hồ sơ dự thầu. Việc lập biện pháp thi công trước khi tiến hành công việc là sự chi tiết hoá nữa mà thôi. Điều cần điều chỉnh ngay là, khi bàn giao hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế phải có thêm một bộ hồ sơ “các yêu cầu kỹ thuật (specifications of works)” làm cơ sở cho nhà thầu lập biện pháp thi công và các bên cần tuân thủ đúng quy trình công tác nhằm hạn chế sự cố. Phải thấy được rằng, bất kỳ nguồn vốn đầu tư nào cũng là tài sản chung của đất nước. Chỉ khác là ai đang quản lý nó mà thôi. Không để xảy ra sự cố là một cách chắt chiu tài sản chung của đất nước. 6. Kết luận: Chủ đầu tư phải hình dung được mức độ phức tạp của QLDA nhà cao tầng có nhiều tầng hầm. Chủ đầu tư và bên tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát công trình phải ý thức được sự tuân thủ nghiêm túc qui trình và tiêu chuẩn, cần có phương pháp làm việc thận trọng, có khoa học và ý thức được sự làm việc thận trọng là sự tôn trọng xã hội, là thể hiện tính nhân văn trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, không thể xem thường kỹ thuật, hoặc quan điểm ỷ lại vào đồng tiền mà đơn vò đang được quản lý. Giám đốc dự án (hoặc chủ đầu tư) cần có phương pháp làm việc thích hợp theo tư duy kinh tế thò trường. Tôn trọng khách quan, tôn trọng kinh nghiệm đã tích luỹ về xây dựng nhà cao tầng đã làm trong trên 15 năm qua ngay trên đất nước ta. Nhà thầu tư vấn phải phấn đấu để nâng cao năng lực của mình và bảo đảm sự trung thực trong nghề nghiệp là năng lực thiết kế đạt đến đâu thì làm đến đó, không dùng mẹo để vượt ngạch bậc và nhớ rằng phải có người đủ trình độ để đề ra các yêu cầu kỹ thuật cho công tác xây dựng. Nhà thầu xây lắp chưa đủ năng lực thi công phần ngầm công trình có nhiều tầng hầm cần sử dụng chuyên gia. Dùng được người là một trong những bí quyết thành công của đơn vò./. . SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ PHẦN NGẦM - BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM PGS. LÊ KIỀU Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng nhiều nhà cao tầng. tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 7 năm và đã tham gia thi công ít nhất một công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có quy mô tương tự. 4 năm đối với người có trình độ cao đẳng. * Các công nhân kỹ thuật trực tiếp thi công công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt phải có chứng chỉ đào tạo