BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA SỞ CẢNH SÁT PCCC TP.HCM TẠI HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ “SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ PHẦN NGẦM – BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM” Kính thưa các đồng chí đại biểu tham gia hội thảo chuyên đề sự cố công trình xây dựng có phần ngầm, TP. Hồ Chí Minh với tốc độ phát triển đô thò nhanh, kinh tế phát triển và mật độ tập trung dân cư khá cao, diện tích xây dựng ngày càng giảm, giá đất ngày càng cao thì việc xây dựng các công trình có phần ngầm sẽ ngày càng phát triển. Hiện thành phố đã và đang tiến hành thiết kế xây dựng công trình có phần ngầm vòi công năng sử dụng rất đa dạng như: tuyến xe điện ngầm, đường hầm Thủ Thiêm, bãi đỗ xe, siêu thò, nhà hàng, rạp chiếu phim đang ngày càng phổ biến và tăng nhanh. Hiện nay các tiêu chuẩn quy đònh và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng các côngtrình ngầm của nước ta còn thiếu. Để góp phần quản lý tốt các công trình xây dựng có phần ngầm với chức năng nhiệm vụ của nhanh, Sở Cảnh sát PC&CC xin trao đổi một số nội dung có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về PCCC đối với các công trình xây dựng có phần ngầm như sau: 1/ Tính chất nguy hiểm về cháy, nổ đối với công trình ngầm: Công trình xây dựng có phần ngầm không còn là vấn đề mới của thế giới nhưng với Việt Nam chỉ mới được áp dụng trong vài năm gần đây. Các công trình xây dựng có phần ngầm sử dụng làm Trung tâm Thương mại, nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim là nơi tập trung đông người. Số tầng và diện tích của công trình ngầm tăng lên thì tính chất, mức độ nguy hiểm về cháy, nổ càng cao. Khi xảy ra cháy các công trình ngầm khói nhanh chóng lan truyền khắp nơi với mật độ khói dày đặc, điều kiện thoát khói ra bên ngoài rất hạn chế và nhiệt độ đám cháy tăng lên rất nhanh, nếu hệ thống thống gió hút khói, tăng áp chống tụ khói và hệ thống thoát nạn của công trình hoạt động không hiệu quả thì mức độ thiệt hại do cháy gây ra đối với con người và tài sản rất lớn. Ở giai đoạn thi công xây dựng mức độ nguy hiểm cháy không cao, tính chất nguy hiểm cháy chủ yếu là khi đưa công trình vào sử dụng vì người ta thường bố trí các thiết bò kỹ thuật như: máy phát điện, máy biến áp, tủ phân phối điện, dây dẫn và cáp điện, bồn nhiên liệu lỏng, kho hàng hóa vật tư và bãi đỗ xe mô tô và ô tô. Qua phân tích và nghiên cứu các đám cháy trong các công trình ngầm có các đặc điểm sau: - Hướng lan truyền của khói chủ yếu là giếng thang máy, các giếng kỹ thuật, buồng thang bộ, các kênh thông gió theo phương thẳng đứng, vò trí hở giữa các tầng, hành lang do việc đối lưu không khí với bên ngoài bò hạn chế nên lượng khói dưới tầng hầm không thoát ra ngoài được và mật độ khói tăng lên rất nhanh, nếu không có biện pháp thoát khói hữu hiệu sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng con người vì công tác cứu chữa khó khăn. - Nhiệt độ đám cháy gia tăng nhanh và truyền nhiệt mạnh làm giảm độ bền vật liệu và kết cấu xây dựng tại tầng hầm dẫn đến sự biến dạng và gây sụp đổ công trình. - Công tác thoát nạn và chữa cháy đối với công trình ngầm khó khăn, phức tạp hơn nhiều lần đối với các công trình trên mặt đất, vì số lượng lối tiếp cận hạn chế, lượng khói thoát ra nhiều che khuất tầm nhìn và nhanh chóng chiếm khoảng không gian không khí ở tầng hầm. Công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn do điều kiện tiếp cận chữa cháy bò hạn chế, tổ chức chữa cháy cứu nạn cứu hộ dưới tầng ngầm đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PC&CC phải sử dụng các loại phương tiện chuyên dùng nhưng hiện nay phương tiện chữa cháy, cứu nạn chuyên dùng của chúng ta chưa có, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của ta chưa có kinh nghiệm và chưa được huấn luyện chuyên nghiệp. 2/ Những biện pháp PCCC cần lưu ý đối với các công trình xây dựng có phần ngầm: a) Vật liệu và kết cấu xây dựng công trình: Tăng cường khả năng chòu lực và giới hạn chòu lửa của vật liệu, kết cấu xâydựng công trình có phần ngầm là vấn đề quan trọng, chúng ta biết rằng: - Tính chòu lửa của cấu kiện xây dựng phụ thuộc rất nhiều yếu tố tác động của nhiệt độ cao, tác động của tải trọng tónh và tải trọng động Nếu đánh giá đúng các yếu tố trên sẽ có ý nghóa rất lớn trong việc phân tích trạng thái của cấu kiện trong điều kiện cháy. Dưới tác động của nhiệt độ cao; các đặt tính về độ bền và đặc tính lý nhiệt của vật liệu bò thay đổi đẫn đến điều kiện làm việc của cấu kiện thay đổi. Mặt khác cũng dưới tác động của nhiệt độ cao, trong cấu kiện sẽ xuất hiện ứng suất nhiệt làm thay đổi căn bản điều kiện làm việc của chúng vấn đề này đã được chứng minh qua vụ bọn khủng bố tấn công toà nhà tháp đôi tại Mỹ. Nhiệt độ đám cháy gia tăng lên rất nhanh do lượng xăng từ máy thoát ra, nhiệt độ đám cháy vượt quá giới hạn chòu lửa các kết cấu chòu lực của công trình và sau thời gian 5 phút công trình đã sụp đổ hoàn toàn. - Các bộ phận ngăn cháy cơ bản đối với công trình xây dựng có phần ngầm gồm: Tường, vách, sàn, cửa chống cháy có tác dụng hạn chế sự lan truyền của đám cháy theo thể tích và bề mặt, làm giảm kích thước đám cháy và lan truyền của khói tại tầng ngầm. Kết quả phân tích số liệu thống kê về cháy cho thấy khi không có các bộ phận ngăn cháy hoặc có nhưng thiết kế không đúng, đám cháy lan truyền rất nhanh tạo nên diện tích cháy lớn làm cản trở lực lượng chữa cháy không thể nhanh chóng tiếp cận đám cháy. Thời gian phá hủy cấu kiện xây dựng trong điều kiện cháy được xác đònh bởi giới hạn chòu lửa thực tế của cấu kiện xây dựng. Nếu đám cháy không được dập tắt nhanh chóng, cấu kiện có thể bò sập đổ làm thiệt hại do cháy gây ra ở mức lớn nhất. - Cần đặc biệt lưu ý khi xây dựng các công trình ngầm đối với việc chống thẩm thấu khí ở sàn ngăn của các tầng ngầm. Tại những vò trí luân chuyển giữa các tầng của hệ thống đường ống kỹ thuật “ống cấp thoát nước, ống thông gió, ống đổ rác, ống gen kỹ thuật khác ” cần được làm bằng vật liệu không cháy, cửa đi trên đường thoát nạn phải đảm bảo kín và có thiết bò tự động đóng. Phải có van ngăn cháy ở các vò trí giao nhau giữa đường ống thông gió cơ khí với sàn và tường ngăn. b) Lối thoát nạn: - Phải đảm bảo các yêu cầu thoát nạn nhanh chóng và an toàn khi xảy ra cháy ở các tông hầm. Các tầng hầm phải có đủ số, lối thoát nạn, bố trí phần tán theo quy đònh tối thiểu phải có hai lối thoát từ mỗi tầng. Lối thoát nạn phải đủ số lượng, đủ kích thước theo số người ở tầng đông nhất, các buồng thang bộ phải đảm bảo không bò ảnh hưởng của lửa, khói, nhiệt độ cao do đám cháy gây ra, được thông gió; chiếu sáng ký hiệu chỉ dẫn và lối lên mặt đất của các cầu thang bộ thoát nạn từ tầng hầm phải trực tiếp ra bên ngoài; không để các đồ vật cản trở lối thoát nạn, không tự ý rào chắn, cửa ngăn. Cơ sở có người tàn tật, người không tự thoát nạn được phải có phòng lánh nạn tạm thời để chờ lực lượng ứng cứu. Phòng này phải đảm bảo ngăn cháy, chống khói, được thông gió và chiếu sáng sự cố. - Thiết kế cầu thang bộ thoát nạn ở công trình nhà cao tầng có phần ngầm cần tạo buồng đệm khi có sự thông nhau giữa giếng thang máy và tầng ngầm. Trong tất cả mọi trường hợp, cấu kiện ngăn cách của buồng đệm phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chòu lửa theo quy đònh. - Để chống tụ khói cho các công trình ngầm có thể sử dụng hệ thống thoát khói cơ khí, tạo áp suất dư trong các phòng tầng bảo vệ và thực hiện các giải pháp kỹ thuật về kết cấu - quy hoạch để cách ly nguồn tạo khói giữa các tầng và đường thoát nạn. Tạo áp suất dư trong buồng thang bộ và giếng thang máy có thể sử dụng hệ thống quạt gió. c) Giải pháp ngăn cháy và chống cháy lan: - Khoang cháy là một phần không gian của nhà, công trình được ngăn cách với các phần không gian khác bằng các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chòu lửa thích hợp và các lổ cửa mở trên đó đều được bảo vệ tương ứng nhằm hạn chế sự phát triển của đám cháy, do đó tầng hầm cần được chia thành các khoang ngăn cháy để hạn chế đám cháy lan rộng ra và làm giảm cường độ nhiễm khói trong mỗi khoang ngăn cháy của tầng hầm. Diện tích tối đa mỗi khoang ngăn cháy ở phần ngầm của công trình xây dựng được quy đònh trong tiêu chuẩn chuyên ngành về PCCC (TCVN: 2622-1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế; TCVN: 6160-1996 Phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng - yêu cầu thiết kế), không quá 500 m 2 nếu có thiết kế hệ thống chữa cháy tự động không quá 1.000m 2 (vấn đề này trong thực tế rất khó áp dụng hiện tại cho phép thay thế tường ngăn giữa các khoang ngăn cháy bằng hệ thống màng nước ngăn cháy). - Cần đặc biệt lưu ý khi xây dựng các công trình ngầm đối với việc chống thẩm thấu khí ở sàn ngăn của các tầng ngầm. Tại những vò trí luân chuyển giữa các tầng của hệ thống đường ống kỹ thuật “ống cấp thoát nước, ống thông gió, ống đổ rác, ống gen kỹ thuật khác ” cần được làm bằng vật liệu không cháy, cửa đi trên đường thoát nạn phải đảm bảo kín và có thiết bò tự động đóng. Phải có van ngăn cháy ở các vò trí giao nhau giữa đường ống thông gió cơ khí với sàn và thống ngăn. - Trong quá trình tổ chức chữa cháy công trình ngầm sử dụng làm bãi đỗ xe có khả năng xăng dầu từ các bình nhiên liệu của các phương tiện giao thông chảy ra gây cháy lan nhanh toàn khu vực, do xăng dầu chảy theo lượng nước phun ra từ các phương tiện chữa cháy nên nhất phải thiết kế hệ thống thu hồi xăng dầu tại mỗi khoang ngăn cháy trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung của công trình. d) Hệ thống PCCC: - Khi xảy ra sự cố cháy nổ tại tầng hầm thì lực lượng phương tiện chữa cháy cứu nạn cứu hộ của lực lượng chuyên nghiệp tiếp cận xuống tầng hầm rất khó khăn do đó các công trình xây dựng có phần ngầm phải được thiết kế các hệ thống phòng cháy chữa cháy như: Hệ thống chữa cháy vách tường; hệ thống chữa cháy tự động; hệ thống báo cháy tự động; hệ thống camera… các hệ thống này trong tương lai phải được kết nối khi Sở Cảnh sát PC&CC TP. Hồ Chí Minh lắp đặt Trung tâm chỉ huy chữa cháy. - Phải có 01 thang máy chuyên dùng phục vụ công tác chữa cháy, thang chữa cháy phải thiết kế đi đến được các tầng ngầm. - Nguồn điện cấp cho hệ thống phòng cháy chữa cháy, thang máy chuyên dùng phục vụ công tác chữa cháy của công trình phải thiết kế có hai nguồn cung cấp riêng biệt hoặc từ nguồn máy phát điện dự phòng. Cuối cùng cần nhấn mạnh rằng bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy cho các công trình xây dựng có phần ngầm phải được đảm bảo nhờ sự tổng hợp các giải pháp nhằm mục đích hạn chế sự phát triển của đám cháy đảm bảo thoát nạn an toàn cho người khi có cháy. e) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC: - Thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật an toàn PCCC theo quy đònh nhằm phát hiện và khắc phục hợp thời những thiếu sót phải tăng cường biện pháp xử lý vi phạm quy đònh an toàn PCCC. - Xây dựng các nội quy quy đònh và thực hiện nghiêm quy đònh an toàn PCCC trong các hoạt động, sinh hoạt, sử dụng lửa trần, bảo quản sử dụng máy móc, thiết bò điện, các chất cháy, nhiên liệu đối với công trình. - Các hệ thống trang thiết bò phải được lắp đăït bổ sung đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Có chế độ bảo dưỡng, kiểm tra đònh kỳ, thường xuyên để đám bảo cho các hệ thống này sẵn sàng hoạt động khi cháy xảy ra với chất lượng và hiệu quả cao nhất. - Đảm bảo các điều kiện về giao thông đề các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tiếp cận thuận lợi và nguồn nước phục vụ chữa cháy phải đầy đủ. - Trong quá trình hoạt động phải củng cố, huấn luyện, trang bò cho lực lượng chữa cháy cơ sở thực sự vững mạnh, lập và tổ chức thực tập thường xuyên các phương án chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn để các lực lượng này có thể dập tắt kòp thời các đám cháy khi vừa mới xảy ra, phương án diễn tập phải có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chuyên ngành. 3/ Bài học kinh nghiệm: Thực tế trong thời gian qua, sự cố về cháy, nổ tại các công trình xây dựng có phần ngầm ở TP. Hồ Chí Minh chưa có vụ việc xảy ra. Tuy nhiên qua một số vụ cháy tầng hầm trên thế giới và gần đây tại Hà Nội một đám cháy đã bùng lên dữ dội tại tầng hầm chung cư 17 tầng tuy không có thiệt hại về người nhưng đã làm hàng trăm người dân sinh sống tại đây vô cùng hoảng loạn, đám cháy đã thiêu rụi 3 chiếc ô tô và làm hàng chục chiếc hư hỏng nhưng điều chúng ta quan tâm nhất là tầng hầm không thiết kế hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống thông gió hút khói, có hệ thống chữa cháy vách tường nhưng hoạt động kém hiệu quả và công tác tổ chức chữa cháy của lực lượng bảo vệ còn lúng túng. Nhằm hạn giảm mức thiệt hại về người và tài sản ở các công trình xây dựng có phần ngầm, Sở Cảnh sát PC&CC TP. Hồ Chí Minh xin lưu ý những vấn đề sau: - Trong quá trình thẩm duyệt về thiết kế và thiết bò PCCC phải tuyệt đối tuân thủ những quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước và các tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng để thiết kế công trình. - Tiêu chí thẩm duyệt thiết kế về PCCC công trình xây dựng có phần ngầm phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Bậc chòu lửa của công trình. + Số lượng lối thoát nạn, khoảng cách xa nhất từ nơi tập trung đông người đến lối thoát nạn gần nhất và phải thiết kế lối ra riêng biệt. + Thông gió hút khói tầng hầm và chống tụ khói cho buồng thang bộ thoát nạn. + Cách ly nguồn tạo khói, hạn chế sự lan truyền khói. + Tạo áp suất dư trong giếng thang máy + Thiết kế lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường; hệ thống chữa cháy tự động; thiết kế đặt hệ thống báo cháy tự động. + Thang máy dùng cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp. - Khi đầu tư xây dựng công trình phải có đầy đủ các hệ thống, thiết bò phương tiện về PCCC và đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC theo các quy chuẩn hiện hành. Không chấp nhận lý do thiếu kinh phí, thiếu vốn mà cắt bỏ các hệ thống, thiết bò PCCC trong đầu tư xây dựng công trình. - Có quy chế, chế độ kiểm tra quản lý chặt chẽ chất lượng thiết kế, thi công về PCCC đối với công trình. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thẩm duyệt dự án, thẩm duyệt thiết kế về PCCC, kiểm tra thi công và nghiệm thu về PCCC theo quy đònh của Luật PCCC. - Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy đònh của Luật PCCC, và các quy đònh, tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng và sử dụng, vận hành công trình. Tiếp tục nghiên cứu, kiến nghò với các cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tài liệu hướng dẫn về PCCC đối với các loại công trình ngầm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố và cả nước. - Đề cao chế độ cơ sở tự kiểm tra, tự đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC ở các công trình theo các quy đònh, tiêu chuẩn hiện hành, các hệ thống PCCC, lực lượng phương tiện chữa cháy tại chỗ phải được hoàn thiện, có tính chuyên nghiệp cao với phương châm tự 4 tại chỗ (lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy tại chỗ). - Nâng cao chất lượng công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC và kiểm tra an toàn PCCC đối với công trình, đảm bảo xem xét đầy đủ các nội dung cũng như kiểm tra an toàn PCCC cho các công trình. - Chuẩn bò sẵn sàng phương án, lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn công trình xây dựng có phần ngầm với các tình huống cháy phức tạp nhất và phù hợp với đặc điểm tình hình của đòa phương, có sự phối hợp của các lực lượng chuyên ngành làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra cháy ở các công trình. Xin chúc hội thảo thành công tốt đẹp và xin kính chúc các đại biểu mạnh khỏe. SỞ CẢNH SÁT PC&CC TP.HCM . THẢO CHUYÊN ĐỀ “SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ PHẦN NGẦM – BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM” Kính thưa các đồng chí đại biểu tham gia hội thảo chuyên đề sự cố công trình xây dựng có phần ngầm, TP. Hồ. dung có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về PCCC đối với các công trình xây dựng có phần ngầm như sau: 1/ Tính chất nguy hiểm về cháy, nổ đối với công trình ngầm: Công trình xây dựng. diễn tập phải có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chuyên ngành. 3/ Bài học kinh nghiệm: Thực tế trong thời gian qua, sự cố về cháy, nổ tại các công trình xây dựng có phần ngầm ở TP.