Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề - Nghị luận về một tư tưởng đạo lý - Nghị luận về một hiện tượng xã hội - Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học D.. Hệ t
Trang 1SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN
Trang 2A Đối tượng học sinh bồi dưỡng
Học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Viết Xuân- Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc
B Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
- Kiến thức lý thuyết về nghị luận xã hội trong SGK ngữ văn lớp 12 cơ bản/nâng cao
- Các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo dành cho giáo viên
- Một số câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp, đại học gần đây
C Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Nghị luận về một hiện tượng xã hội
- Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
D Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 15 tiết
E Hệ thống các phương pháp cơ bản
- Khái quát chung kiến thức lý thuyết về các dạng đề nghị luận xã hội
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số dạng đề theo cấu trúc cơ bản
Trang 3NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
A YÊU CẦU CHUNG KHI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
I Tìm hiểu đề
1 Xác định nội dung vấn đề cần nghị luận
2 Xác định cách thức nghị luận (sử dụng thao tác lập luận nào là chính trong bài viết ?)
3 Xác định phạm vi kiến thức sử dụng trong bài (đời sống, xã hội)
II Lập dàn ý
- Dàn ý gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài
- Giữa ba phần và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ
Lưu ý khi làm bài:
1 Phân biệt dạng đề: nghị luận về tư tưởng đạo lý hay nghị luận về hiện tượng đời sống.
2 Gạch chân dưới đề bài những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác định nội dung trọng tâmcủa vấn đề nghị luận
3 Nắm được cấu trúc từng dạng đề.
3 Bài viết không dài dòng, lan man
4 Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng
như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp phần “mở bài, thân bài” viết nhiều, thiếu phần “kết bài”
5 Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài làm văn: giải thích, phân tích, chứng
minh, so sánh, bác bỏ, bình luận
6 Dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề phải thực tế và có tính thuyết phục
B CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (NLXH)
Đề NLXH chia làm 3 dạng cụ thể:
I Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
II Nghị luận về một hiện tượng đời sống
III Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra từ một tác phẩm văn chương (Nghị luận về một vấn
đề xã hội trong tác phẩm văn học)
C HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM ĐỐI VỚI TỪNG DẠNG ĐỀ.
I Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
1 Khái quát chung:
- Nghị luận về tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, quan điểm nhân sinh như:
+Vấn đề nhận thức: lý tưởng, mục đích sống…
+Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn….
+Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
+Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
+Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống
2 Cấu trúc bài làm của dạng đề.
Phần 1 Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lý nêu ở đề bài (cần nghị luận)
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có)
Phần 2 Thân bài: Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm.
a Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
Trang 4- Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, từ ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng nếu có) trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa, nội
dung vấn đề
b.Bàn luận vấn đề
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng/ sai của tư tưởng , đạo lý cần bàn luận
- Thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?)
- Lấy dẫn chứng trong đời sống xã hội để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Đánh giá chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài
3 Ví dụ một số đề bài ( có gợi ý cách làm phần thân bài)
Đề 1: Giáo sư Ngô Bảo Châu có viết: Cách tốt nhất để nuôi dưỡng niềm tin chính là đặt nó vào những dự định cụ thể và có ý nghĩa.
(Dự định, niềm tin và sự bền bỉ, Báo Tuổi Trẻ, trang 15, Xuân Tân Mão 2011)
Anh/chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên Các ý cơ bản:
1 Giải thích ý kiến
- Niềm tin: là một cách thức, một phương pháp giúp cho con người sống và tồn tại có thêm sức mạnh ; Nuôi dưỡng niềm tin:là chăm chút để duy trì và phát triển niềm tin cho con người; Dự định:là định làm một việc gì đó nếu không có gì thay đổi;Dự định cụ thể và có ý nghĩa: là dự định có thật,
với đầy đủ các mặt có giá trị và có tác dụng thiết thực
- Ý nghĩa câu nói: là lời khuyên con người phải có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin ấy phải đượcnuôi dưỡng bởi những dự định cụ thể và có ý nghĩa
2.Bàn luận về ý kiến
- Ý kiến của giáo sư Ngô Bảo Châu là hoàn toàn đúng đắn, bởi ai cũng có dự định và mục tiêu choriêng mình Nhưng trước hết phải suy xét xem, mình đã đặt niềm tin vào dự định cụ thể nào, vì niềmtin có thể giúp ta tự tin thực hiện mục tiêu
- Mỗi người có những đam mê khác nhau nên cách họ nuôi dưỡng niềm tin cũng khác nhau Một dựđịnh cụ thể chính là con đường ngắn nhất dẫn họ đến thành công
- Để niềm tin của mình được nuôi dưỡng một cách thiết thực và trọn vẹn, cần phải gắn kết nó vàonhững dự định có ý nghĩa của cuộc đời mình
- Niềm tin là vô hạn nhưng cần cân nhắc kĩ những gì thực sự đáng để bạn đặt niềm tin vào nó
- Dành đủ thời gian để suy nghĩ về dự định của mình xem nó có ý nghĩa gì và bạn có thể thực hiệnđược không
- Phê phán những con người không có niềm tin và dự định cụ thể cho tương lai
3.Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được niềm tin đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi conngười Cần hiểu rõ điều mình thực sự mong muốn đạt được và hoạch định một kế hoạch cụ thể đểđạt được điều đó
- Nỗ lực trau dồi trong quá trình học tập để biến niềm tin thành mục tiêu cụ thể và có ý nghĩa chobản thân, gia đình, xã hội
Trang 5Đề 2: Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác (Pierre Benoit)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Các ý cơ bản:
1 Giải thích ý kiến.
- Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người có lỗi Biết khoan dung, độ lượng là người có đức độ.
- Ý nghĩa câu nói: ý kiến trên nhấn mạnh vai trò to lớn của đức tính khoan dung trong cuộc sống củamỗi con người
2 Bàn luận về ý kiến.
-Ý kiến trên hoàn toàn đúng Trong cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm, xung đột trong lời nói
hay việc làm, hành động, có thể dẫn đến ẩu đả Nhưng sau đó ta nên biết nhìn lại chính mình, chủ
động giảng hòa, sẵn lòng tha thứ, bắt tay cởi oán thù
- Khoan dung có lợi cho cả ta lẫn người khác vì: (Tại sao Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả
- Phê phán những người sống nhỏ nhen, ích kỉ không biết khoan dung
- Không nên khoan dung trước cái ác, cái xấu
Đề 3: Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên Các ý cơ bản:
1 Giải thích vấn đề
- Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình; Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời;Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người;Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng
với lỗi lầm của người khác
- Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độlượng với mọi người
2 Bàn luận vấn đề
Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn bởi :
- Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộcsống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sống tốt đẹp
- Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để sống trách nhiệm và yêuthương tất cả mọi người
- Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sống thanh thản hơn và manglại niềm vui cho mọi người
Trang 6- Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôi dưỡng tâm hồn mìnhbằng những ứng xử tốt đẹp khác
3.Bài học nhận thức và hành động
- Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người
- Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn vàchai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độsống tích cực, có ý nghĩa với mình và mọi người
Đ
ề 4: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Bill
Gates: “Ai trong chúng ta cũng đều chứa đựng yếu tố đi đến thành công Chỉ có điều chúng ta
có nhận ra và quyết tâm theo đuổi hay không”
2.Bàn luận vấn đề
Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn bởi :
- Thành công giúp con người tự khẳng định mình; có niềm tin nỗ lực phấn đấu Người không thànhcông dễ nản lòng, thoái chí; người thành công sớm dễ dẫn đến kiêu ngạo
- Mỗi người sinh ra đều được tạo hoá ban cho một số phẩm chất, tư chất nhất định Đó là điều kiệnđầu tiên giúp chúng ta tạo dựng được thành công Tuy nhiên để biến những yếu tố tiềm ẩn ấy thànhhiện thực còn cần nhiều yếu tố khác như:
+ Cần nhận ra năng lực của mình để phát huy sở trường thì mới gặt hái được thành công Ngược lạikhông nhận ra năng lực của mình, lựa chọn những công việc không phù hợp thì dễ dẫn tới thất bại.+ Phải có quyết tâm hiện thực hoá năng lực, sở trường ; không được sờn lòng nhụt chí trước thất bại.+ Phải có phương pháp đúng đắn, phù hợp thì con đường đi đến thành công mới thuận lợi hơn
- Để thành công cũng rất cần điều kiện khách quan như thời cơ; môi trường làm việc, học tập, kinhdoanh thuận lợi
- Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực, không có chí hướng
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày những suy nghĩ của mình
về lời dạy trên của Bác.
Các ý cơ bản:
1 Giải thích lời dạy của Bác
Trang 7- Điều phải là điều đúng đắn, tốt đẹp, thuận lòng người, có ích cho bản thân và quê hương đất nước;
Điều trái là điều xấu, là điều sai trái với đạo đức, pháp luật, tinh thần nhân văn Nó không được mọi
người chấp nhận, tác động tiêu cực đến cá nhân, gia đình và xã hội
- Câu nói là lời căn dặn của Bác với mọi người: Điều phải, dù nhỏ cũng phải quyết tâm làm Điềutrái dù nhỏ cũng phải hết sức tránh, đừng làm và tuyệt đối không làm
2 Bàn luận về lời dạy của Bác
- Lời dạy của Bác là bài học quý về đối nhân xử thế, đem đến cho mọi người một phương châm sốngtích cực Bởi :
+ Điều phải luôn luôn hợp với đạo lí, với quy luật của cuộc sống, đem lại lợi ích cho nhiều người.Điều phải có nhiều loại, có những điều phải lớn lao như: Tinh thần hi sinh cho cộng đồng, Tổ quốc,
lí tưởng sống đẹp…Có điều phải nhỏ nhiều khi con người không để ý như: Giữ gìn vệ sinh chung,cách đối nhân xử thế với những người xung quanh, giúp đỡ người khác khi họ cần…
+ Điều trái gây ra tác hại cho người khác, cho xã hội và quê hương, đất nước Có những điều tráinhỏ: Nói dối, không giúp đỡ người khác…Có những điều trái lớn: Phản bội Tổ quốc, tham nhũng…Làm nhiều điều trái nhỏ dẫn đến thói quen xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách con người
- Cần phải từ bỏ thái độ xem thường việc nhỏ dù là phải hay trái để tập thói quen làm điều tốt, tuyệtđối không làm điều xấu
- Phê phán những việc làm sai trái, những hành vi xấu
3 Bài học nhận thức và hành động
- Lời dạy của Bác có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với mọi người trong cách cư xử, hành động để hoànthiện nhân cách của bản thân; Cần nhân lên nhiều việc tốt dù rất nhỏ, cần tránh không làm nhữngviệc xấu dù rất nhỏ
- Không ngừng học tập trau dồi về đạo đức nhân cách, sống vị tha, hướng thiện, thẳng thắn, trungthực
II Nghị luận về một hiện tượng đời sống
1 Khái quát chung
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tếđời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt…
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tưtưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên
2 Cấu trúc cơ bản của dạng đề ( Hiện tượng đời sống có thể được nêu trực tiếp ngay ở phần đề
bài, có hiện tượng nêu gián tiếp thông qua một văn bản, tin vắn Đối với mỗi kiểu đề có cách làm bàikhác nhau)
Kiểu đề 1: : Hiện tượng đời sống được nêu trực tiếp, cụ thể ngay trong đề bài.
Ví dụ:
- Tình trạng tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, bệnh vô cảm trong xã hội, thói vô tráchnhiệm,
- Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại; lòng dũng cảm
Để làm tốt dạng đề này, học sinh cần có sự quan tâm, hiểu biết nhất định đến các mặt đời sống
xã hội Nhất là những vấn đề của tuổi trẻ (học tập, rèn luyện đạo đức, ), những vấn đề đang được
dư luận quan tâm ( tệ nạn xã hội, bạo lực tuổi vị thành niên, tin tức trên thời sự hàng ngày)
Trang 8Cấu trúc của bài nghị luận :
I Mở bài (tương tự đề nghị luận về tư tưởng đạo lý)
II Thân bài: Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm
1 Giải thích hiện tượng: Làm rõ những tên gọi, những khái niệm xuất hiện trong vấn đề mà đề bài
nêu Ví dụ: lòng dũng cảm là gì, vô cảm là gì, bạo lực học đường là gì?
2 Bàn luận
a Trình bày về thực trạng vấn đề : thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào? Có ảnh hưởng như
thế nào đối với đời sống ( tích cực, tiêu cực)
b Phân tích tác hại
c Chỉ ra nguyên nhân
d Đề xuất phương hướng giải quyết: từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề đề xuất phương hướng giải
quyết (trước mắt, lâu dài)? Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi có sự phốihợp của các lực lượng nào?
3 Liên hệ bản thân
III Kết bài: đánh giá chung về hiện tượng
Ví dụ cụ th ể : (g ợi ý cách làm phần thân bài)
Đ
ề 1: Anh/chị hãy viết một bài nghị luận ngắn khoảng 400 từ bàn về tình trạng bạo lực trong học đường đang diễn ra ở một số trường phổ thông hiện nay
Các ý cơ bản
1.Giải thích hiện tượng
- Bạo lực: dùng sức mạnh để cưỡng bức trấn áp hoặc lật đổ (Từ điển Tiếng Việt)
- Bạo lực học đường: là dùng sức mạnh để cướng bức, xúc phạm, trấn áp người khác gây tổn thương
về mặt thể xác và tinh thần diễn ra trong trường học
2.Bàn luận hiện tượng
a Thực trạng của vấn đề bạo lực học đường
-Tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến ở một số trường phổ thông, có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
- Bạo lực học đường biểu hiện dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua nhữnghành vi bạo lực
(Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…)
b.Nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường
- Học sinh:
+ Học sinh tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin có tính bạo lực: phim ảnh, trò chơi ;
+ Lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu.
+ Sự xích mích giữa các học sinh với nhau hay giữa học sinh và giáo viên.
+ Giao tiếp với nhau bằng những lời lẽ thiếu văn hóa dẫn đến xô xát,đánh nhau.
+ Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Gia đình :
+Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.
Trang 9- Nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên
học lễ hậu học văn”
- Xã hội:chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
c Hậu quả của tình trạng bạo lực học đường
- Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần
- Người gây ra bạo lực:
+ Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” và mất dần nhân tính
+ Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này
+ Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội
+ Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét
- Gia đình, nhà trường, xã hội: tạo tâm lí lo lắng, bất an bao trùm gia đình; làm mất đi vẻ đẹp và
sự uy nghiêm của môi trường giáo dục; mất trật tự an ninh xã hội
d Giải pháp khắc phục
- Nhà trường, gia đình : tăng cường công tác quản lí, giáo dục học sinh.
+ Tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích hợp lứa tuổi;nhiều giờ ngoại khoá với chủ đề giáo dụcđạo đức, kĩ năng sống cho học sinh
+ Quyết liệt răn đe, giáo dục, trừng phạt hành vi bạo lực
- Học sinh:
+Sắp xếp lịch học hợp lí, hiệu quả
+ Tránh tiếp xúc nhiều với thông tin có tính bạo lực
+Kiềm chế bản thân, tham gia những trò chơi bổ ích lành mạnh
3 Bài học cho bản thân mỗi người.
Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình.
Các ý cơ bản
1 Giải thích: (không)
2 Bàn luận
a.Nêu hiện tượng:
- Thành phố của chúng ta ngày càng đẹp, nhưng đáng tiếc là chưa thật sạch
- Nhiều người vẫn có thói quen vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng , hành vi đó thật đáng phêphán
- Những hành vi thiếu ý thức của mọi người ở nơi công cộng:
+ Trên đường phố, trong công viên
+ Các hồ, sông trong thành phố
+ Ở các khu du lịch
b Nguyên nhân:
- Do ý thức kém, do thói quen
- Do giáo dục vệ sinh chưa tốt
- Do kỷ luật chưa nghiêm
Trang 10- Phạt nghiêm những hành vi thiếu ý thức ở những nơi công cộng.
- Mỗi người tự nhắc nhở bản thân luôn có ý thức giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp.
3 Bày tỏ suy nghĩ và liên hệ với bản thân
Đề 3: Viết một bài nghị luận ngắn khoảng 400 từ bàn về thực trạng học sinh lười học môn lịch
sử dẫn đến điểm kém trong các kì thi.
- Thế hệ trẻ không hiểu biết về nguồn cội dân tộc, về lịch sử cha ông-> suy thoái lòng tự tôn dân tộc
- Không hiểu biết về lịch sử dẫn đến không hiểu biết về văn hoá dân tộc, cũng là nguyên nhân sựxuống cấp về đạo đức, lối sống
- Một thế hệ không hiểu biết về lịch sử dẫn đến nhiều thế hệ bị “mù” về lịch sử dân tộc Từ đónhững giá trị về nguồn cội, cha ông, tổ tiên cũng bị xem nhẹ
- Một số trường giám thị coi thi không nghiêm túc, học sinh quay cóp tài liệu dần ỷ lại không chịuhọc
d Biện pháp khắc phục.
- Giáo dục tinh thần học tập bộ môn
- Tăng cuờng giám sát kiểm tra nghiêm túc trong các kì thi
- Tăng tiết học môn lịch sử, giảm bài học
- Giáo viên nên thay đổi phương pháp dạy học để thu hút học sinh
- Tổ chức dã ngoại, tham quan tạo hứng thú trong học tập
3 Liên hệ bản thân
Kiểu đề 2: Hi ện tượng đời sống nêu gián tiếp thông qua một tin vắn (đoạn văn bản)
* Hiện tượng đời sống có tác động xấu đến con người, học sinh làm bài theo cấu trúc sau:
I Mở bài (tương tự đề nghị luận về tư tưởng đạo lí)
II Thân bài
1 Tóm tắt ý chính của hiện tượng nêu trong đoạn văn bản
2 Phân tích hiện tượng được nêu trong đoạn văn bản ( rút ra ý nghĩa của hiện tượng)
3 Bình luận, đánh giá hiện tượng (theo cấu trúc của kiểu đề 1: thực trạng, hậu quả, nguyên nhân,giải pháp khắc phục)
Trang 114 Bày tỏ suy nghĩ của người viết.
Ví dụ cụ thể :
Đề 1: Viết bài nghị luận ngắn khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tin vắn
sau:“Một hình ảnh hết sức xấu xí và vô cảm là hàng trăm người hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường “hôi
của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn Vụ việc xảy ra lúc 14g ngày 4-12 ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai), trước sự bất lực
và gào khóc đến khản cổ của tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định), người điều khiển chiếc xe bị nạn chở khoảng 1.500 thùng bia Tiger Những người dân chứng kiến vụ việc bức xúc nói nhìn cảnh tượng này chẳng khác gì một vụ “cướp của” Những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng Trong
đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia
lẻ ” (Theo báo điện tử: http: tuoitre.vn)
Các ý cơ bản.
THÂN BÀI
1 Tóm tắt hiện tượng: Đọc mẩu tin trên trang tuoitre.vn ta không khỏi chạnh lòng và đau đớn, xấu
hổ vì hành động vô cảm, vô nhân đạo của những kẻ “hôi của” trong vụ “hàng trăm người hồ hởi,vui vẻ tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đườngsau một vụ tai nạn” trưa ngày 4 tháng 12 năm 2013 tại thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
2 Phân tích hiện tượng: hiện tượng hôi của được nêu trong bản tin là một hiện tượng xấu cho thấy
sự vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm một cách đáng báo động của một bộ phận con người ViệtNam Việc làm của những kẻ hôi của là hạ thấp nhân cách của mình Hình ảnh này cho thấy sựxuống cấp trầm trọng của đạo đức, nhân cách ở một bộ phận con người trong xã hội ta
2 Bàn luận, đánh giá hiện tượng
b Hậu quả.
- Đối với người bị hại: Số tài sản bị mất lên đến 310 triệu đồng Nếu không có tiền để trả, dứt khoát
anh Hồ Kim Hậu phải ngồi tù
- Đối với người “hôi bia”: bị xã hội, người dân lên án, tạo nên một hình ảnh xấu về con người Việt
Nam trong mắt bạn bè quốc tế
- Mỗi người cần có những kĩ năng sống thiết yếu để có hành động đúng đắn trong nhiều trường hợp
- Rèn luyện đạo đức nhân cách, kiềm chế bản thân trước sức hút của đồng tiền, vật chất
- Cần có sự can thiệp của pháp luật để răn đe, giáo dục những kẻ tham gia trong hành động trên
3 Bài học cho bản thân:
Trang 12- Nhận thức việc làm của những kẻ hôi của ở trên là xấu, bản thân cần tránh những hành động đó
- Lên án, phê phán mạnh mẽ hành động của những kẻ hám lợi cho bản thân mà quên đi nỗi đau củangười khác
- Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu thương, sẻ chia vớinhững khó khăn của người khác
III KẾT BÀI : Đánh giá lại vấn đề.
Đề 2: “Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã bắt khẩn cấp Trần Thị Cẩm Thu (15 tuổi, học
sinh lớp 10A7 trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, huyện Châu Thành) về hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người Trong giờ ra chơi buổi sáng, Thu và Lê Thị Thu Thảo (lớp 10A3) có lời qua tiếng lại Thu dùng dao đâm hai nhát làm Thảo chết trên đường đi cấp cứu do đứt động mạch đùi Hành động của Thu có là bột phát không khi cô bé mang sẵn con dao theo mình đến lớp?”
Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận ngắn khoảng 400 từ, trình bày suy nghĩ của mình về đoạn tin trên
Gợi ý cách làm.
1 Tóm tắt hiện tượng: Đoạn tin nêu ra một sự việc có tính nóng bỏng Công an huyện Châu
Thành (Tiền Giang) đã bắt khẩn cấp Trần Thị Cẩm Thu , học sinh lớp 10 A7 trường THPT Nam KìKhởi Nghĩa huyện Châu Thành vì tội dùng dao đâm hai nhát vào bạn Lê Thi Thu Thảo (lớp 10A3)gây đứt động mạch đùi và đã tử vong trên đường đi cấp cứu
2 Phân tích hiện tượng.
- Hiện tượng cho thấy mức độ vi phạm pháp luật nghiêm trọng của học sinh Cẩm thu Hành độngxấu của bạn đã để lại hậu quả nghiêm trọng là cái chết của bạn mình
- Đọc đoạn tin, ta không khỏi trạnh lòng lo lẳng về thực trạng bạo lực học đường đang có xu
hướng ra tăng nhanh chóng ở các trường phổ thông hiện nay
3 Bàn luận, đánh giá hiện tượng
a Thực trạng của vấn đề bạo lực học đường
-Tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến ở một số trường phổ thông, có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
- Bạo lực học đường biểu hiện dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua nhữnghành vi bạo lực
(Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…)
b.Nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường
- Đoạn tin nêu rõ nguyên nhân hành động đâm người của học sinh Thu là do xích mích dẫn đến lờiqua tiếng lại giữa hai người mà gây nên hành động đâm bạn Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khácnhư :
- Học sinh:
+ Học sinh tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin có tính bạo lực: phim ảnh, trò chơi ;
+ Lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu.
+ Giao tiếp với nhau bằng những lời lẽ thiếu văn hóa dẫn đến xô xát,đánh nhau.
+ Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Gia đình :