Thực trạng kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing lĩnh vực kinh doanh vi tính cho công ty TNHH TM-DV Thiên Hà Xanh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với tiến trình hội nhập của nước ta vào các định chếkhu vực và trên thế giới, với định hướng phát triển kinh tế quốc gia từ nay đến năm
2020, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêngphải đương đầu với nhiều thách thức lớn Hội nhập đồng nghĩa với nhiều thuận lợinhưng cũng không ít trở ngại đối với các doanh nghiệp Vì vậy, ranh giới giữa thànhcông và thất bại trở nên mong manh hơn Ngày nay, có rất nhiều doanh ngiệp sản xuất vàbán ra cùng một loại hàng hóa, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn Điều đó đồngnghĩa với việc cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp kinhdoanh cùng ngành Thị trường là một yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp nóichung và trong ngành sản xuất kinh doanh vi tính nói riêng Có thị trường thì doanhnghiệp mới có thể tiêu thụ được hàng hóa Từ đó, doanh nghiệp mới có thể có lợi nhuận
để quay vòng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Chính vì vậy, các hoạt độngmarketing nhằm mở rộng thị trường càng trở nên quan trọng hơn đối với mỗi doanhnghiệp Các doanh nghiệp phải cố gắng tìm kiếm cho mình những thị trường phù hợpvới sản phẩm, khả năng sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Thiên Hà Xanh là mộtdoanh nghiệp tư nhân chuyên lắp ráp và kinh doanh trao đổi, mua bán các loại mặt hàng
vi tính, laptop, đồ chơi vi tính Là một công ty còn khá non trẻ nên việc phát triển cáchoạt động marketing nhằm mở rộng thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng Vì vậy,
trong quá trình thực tập tại Công ty em đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing lĩnh vực kinh doanh vi tính cho công ty TNHH TM-DV Thiên Hà Xanh”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Sau khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của công
ty, đề tài được thực hiện nhằm đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động marketing để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vi tính của Công
ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Thiên Hà Xanh trong điều
Trang 2kiện Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO và thế giới vừa trải quagiai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài thì nhiệm vụ nghiên cứu của đềtài sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về hoạt động marketing cũng như sựcần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Công ty Trách Nhiệm HữuHạn Thương Mại – Dịch Vụ Thiên Hà Xanh trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay
- Phân tích thực trạng kinh doanh và thực trạng hoạt động marketing củacông ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Thiên Hà Xanh trong thờigian qua Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại của công ty trong việc nâng cao hiệuquả hoạt động marketing lĩnh vực kinh doanh vi tính nhằm mở rộng thị trường tiêuthụ hàng hóa và nghiên cứu các tồn tại đó
- Trên cở sở phân tích và dự báo về nhu cầu thị trường về sản phẩm vi tínhtrong thời gian tới, cộng với bối cảnh cam kết của Việt Nam với WTO mà đềxuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing lĩnh vực kinhdoanh vi tính cho công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại – Dịch Vụ Thiên
Hà Xanh trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketingnhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vi tính của Công ty TNHH TM – DVThiên Hà Xanh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing nhằm mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh lĩnh vực kinhdoanh vi tính gồm thị trường truyền thống tại TPHCM và những thị trường mới, thịtrường tiềm năng tại các tỉnh lân cận mà công ty có thể thâm nhập và mở rộng
- Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động marketing của Công ty TNHH TM –
DV Thiên Hà Xanh trong giai đoạn 2007 - 2009 và định hướng, giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty đến năm 2015
Trang 34 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để có thể nhận thức đúng, khách quan được tình hình kinh doanh thực tếlĩnh vực công nghệ thông tin của công ty, từ đó có thể đề ra các biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động marketing sát với thực tế thì:
- Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, xây dựng các giảthiết để tiến hành thử nghiệm thống kê dựa trên các lý luận chung từ các tài liệutham khảo xung quanh môn học marketing, sách, báo chí, website và từ phía cácphòng ban đơn vị của công ty
- Để có thể hoàn thành tốt, bài khóa luận tốt nghiệp này không chỉ dựatrên các cơ sở lý thuyết mà còn dựa trên quá trình tiếp cận thực tế thông qua cácgiai đoạn thực tập và làm việc tại đơn vị
- Phương pháp khảo sát thực tế và phân tích kết hợp với tư duy lôgic, cácphương pháp có tính liên ngành như điều tra, tổng hợp, thống kê, so sánh vànhững phương pháp khoa học chung như mô hình hóa các quy trình, cơ cấu tổchức… để nghiên cứu các khía cạnh chính của vấn đề nhằm gắn lý luận với thực
tế, để đề tài nghiên cứu sẽ trở nên hữu ích, không xa rời thực tế, có thể áp dụngngay cho doanh nghiệp
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận thì luận văn tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động marketing và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing lĩnh vực kinh doanh vi tính ở Công ty TNHH TM - DV Thiên Hà Xanh giai đoạn 2007 - 2009.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động marketing lĩnh vực vi tính cho công ty Thiên Hà Xanh tại TP Hồ Chí Minh.
Em xin trân trọng cảm ơn Th.Sỹ Lê Đình Thái – người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và có nhiều ý kiến quý báu giúp em, để em có thể hoàn thành đượckhóa luận tốt nghiệp này!
Trang 4Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
DOANH NGHIỆP
Trong thời đại nền kinh tế hội nhập như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) thì tất cả đều có mục tiêu sản xuất kinh doanh riêng cho doanh nghiệp mình Ngay trong mỗi một giai đoạn doanh nghiệp cũng theo đuổi những mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung trong cơ chế thị trường hiện nay đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hóa lợi nhuận.
Để đạt được các mục tiêu đó ngoài việc doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, thì còn phải tập trung vào công tác marketing hiệu quả để ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Mục đích của chương 1 là nghiên cứu các cơ sở lý luận về hoạt động marketing, xây dựng khung lý thuyết phục vụ cho việc phân tích trong các chương tiếp theo Trên cơ sở đó, phần thứ nhất của chương sẽ trình bày lý luận chung về hoạt động marketing, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing Phần thứ hai đề cập tới cơ sở để nâng cao được hiệu quả hoạt động marketing cho doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập WTO.
1.1 Lý luận chung về hoạt động marketing
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về marketing
1.1.1.1 Khái niệm marketing
Marketing có nguồn gốc từ thuật ngữ “Market” (cái chợ, thị trường) Đuôi
“ing” thể hiện ý nghĩa “tiếp cận” Với cách hiểu này, đã có không ít người chuyểnsang tiếng Việt là tiếp thị Tuy nhiên, nhiều độc giả đã không đồng ý với cách dịchnày nên giữ nguyên từ marketing để tránh làm mất đi ý nghĩa từ Từ “tiếp thị” đượchiểu là hoạt động chào hàng trực tiếp trực tiếp tại công sở hay nhà riêng
Trang 5Marketing mang một ý nghĩa rộng lớn, nó không phải là tiếp thị theo địnhnghĩa đơn giản của một số độc giả Vậy muốn hiểu rõ các định nghĩa về marketingsao cho thật chính xác thì chúng ta cần phân biệt rõ giữa marketing với tiêu thụ sảnphẩm hay bán sản phẩm.
Tiêu thụ hay bán hàng (selling) là quá trình chuyển giao quyền sở hữu đốivới một sản phẩm hữu hình hay quyền sử dụng đối với một dịch vụ cho người muanhằm mục đích thu tiền về Tiêu thụ hay bán hàng chỉ xuất hiện sau khi sản phẩm
đã được sản xuất ra và kết thúc khi sản phẩm đã được người mua thanh toán vàchấp nhận thanh toán
Ngược lại, marketing xuất hiện rất lâu trước khi sản xuất ra sản phẩm và cònkéo dài rất lâu sau khi sản phẩm đã được khách hàng sử dụng Trước khi sản xuất,các chuyên gia marketing đã thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường nhằm đảmbảo các sản phẩm, dịch vụ dự định tạo ra đáp ứng được yêu cầu của khách hàng vàthị trường có nhu cầu đủ lớn đối với sản phẩm mà doanh nghiệp định sản xuất đểdoanh nghiệp có lợi nhuận Các nỗ lực bán những sản phẩm đã làm ra cũng là côngviệc của marketing Tuy nhiên, ngay cả khi đã bán được sản phẩm rồi, các nhà hoạtđộng marketing vẫn xem xét xem khách hàng sử dụng sản phẩm như thế nào, họ cóthỏa mãn hay không, bởi vì sự thỏa mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến nhữngquyết định mua tiếp theo của họ Những nỗ lực bán hàng siêu đẳng cũng khó cứuvãn các sản phẩm không đáp ứng nhu cầu Khác với tiêu thụ tập trung trước đây chỉtập trung bán những sản phẩm gì mà bản thân doanh nghiệp có, marketing chú trọngnhất vào việc nghiên cứu để sản xuất ra thứ hàng hóa, dịch vụ mà thị trường cần
Có nhiều định nghĩa về marketing:
Theo hiệp hội Marketing Mỹ AMA (American Marketing Association):
“Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng và dòng vận chuyểnhàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng”
Theo Philip Kotler định nghĩa như sau: “Marketing là một quá trình lập kếhoạch và thực thi kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ
và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêukhách hàng và tổ chức” Hay ông còn định nghĩa đơn giản hơn: “Marketing là mộtdạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu mong muốn của họthông qua trao đổi ”
Trang 6Định nghĩa của John Crighton (Australia): “Marketing là quá trình cung cấpđúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí”.
Định nghĩa của J.C.Woer Ner (Đức): “Marketing là một hệ thống cácphương pháp sử dụng đồng bộ tất cả sức mạnh của một đơn vị tổ chức nhằm đạtđược các mục tiêu đã dự định”
Còn với Học viện Hamilton Mỹ lại cho rằng: “Marketing là hoạt động kinh
tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu dùng”
Định nghĩa của học viện quản lý Malaysia: “Marketing là hệ thống kết hợp,vận dụng các nỗ lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo, thỏa mãn và gợi lên nhữngnhu cầu của khách hàng để tạo ra lợi nhuận”
Định nghĩa của Viện Marketing Anh quốc: “Marketing là quá trình tổ chức
và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầuthực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hànghóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợinhuận như dự kiến”
Marketing là một quá trình lập kế hoạch và thực thi kế hoạch về sản phẩm,giá, phân phối và xúc tiến bán sản phẩm cho những khách hàng mục tiêu nhằm tạonên những trao đổi thỏa mãn khách hàng và đạt các mục tiêu của tổ chức (Lược ý từhiệp hội Marketing Mỹ, Kotler 2003, trang 9)
Và Mc Kenna còn khẳng định lại: “Marketing is everything” (Marketing làmọi việc)
Tất cả những định nghĩa trên mặc dù có khác nhau nhưng hầu hết đều xoayquanh một nội dung chung Thứ nhất, marketing hiện đại chú trọng tới khâu tiêu thụnghĩa là phải bán được hàng Thứ hai, marketing hiện đại phát triển hơn hẳn lối suynghĩ marketing trước đây, nghĩa là doanh nghiệp không chỉ bán những cái mình có
mà còn bán những cái thị trường cần Và đó cũng chính là nội dung thứ ba mà cácđịnh nghĩa trên đã tổng kết Muốn biết thị trường và người tiêu dùng đang và sẽ cần
gì thì bộ phận marketing của doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu thị trường cẩnthận, đưa ra các phản ứng linh hoạt để doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh nhấtvới các biến động liên tục của thị trường Marketing là hoạt động luôn luôn gắn bóvới tổ chức, người quản lý, kể cả bất kì doanh nghiệp nào Như vậy, marketing đãtrở thành một bộ phận không thể thiếu trong kinh doanh
Trang 7Marketing là một tiến trình nghiên cứu, dự tính, phân tích những nhu cầu củakhách hàng, là bước hoàn thiện của hoạt động của sản xuất kinh doanh nhằm tạo ranhững sản phẩm thích hợp để tung ra thị trường sẽ bán được những sản phẩm đóđúng đối tượng, đúng giá cả, đúng thời gian Đó được coi là sự hoàn thiện hoạtđộng sản xuất kinh doanh nhằm vào một luồng sản phẩm, dịch vụ để đưa sản phẩm
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ
Marketing được coi là cầu nối giữa nhu cầu – mong muốn của con người với thịtrường sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu, mong muốncủa con người về các loại sản phẩm và hàng hóa đó trong đời sống kinh tế xã hội
1.1.1.1.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của marketing
Hoạt động marketing nghiên cứu nhu cầu trên thị trường và quy luật hìnhthành các nhu cầu đó Marketing nghiên cứu quy luật vận động của cung, cầu, quan
hệ giữa cung và cầu Từ đó, các doanh nghiệp đề ra các chính sách, phương phápkinh doanh làm cho quá trình sản xuất phù hợp với nhu cầu xã hội
Để nghiên cứu hoạt động marketing người ta sử dụng kết hợp hai phươngpháp nghiên cứu, đó là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp phân tíchtổng hợp
1.1.1.1.2 Chức năng của hoạt động marketing
Marketing có bốn chức năng chính sau đây:
- Chức năng thích ứng: Là chức năng giúp sản phẩm thích ứng, phù hợp vớinhu cầu thị trường Với chức năng này thì bộ phận marketing phải nghiên cứu vàchỉ ra cho bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật cần sản xuất cái gì, sản xuất như thếnào để đáp ứng nhu cầu thị trường Với chức năng này, marketing vừa nghiên cứuthăm dò nhu cầu thị trường để thỏa mãn nhu cầu tối đa, đồng thời tạo ra nhu cầumới trong tương lai của khách hàng
- Chức năng phân phối: Là chức năng tổ chức quá trình vận động hàng hóa,đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách nhanh nhất
Chức năng phân phối trước hết là hoạt động tìm hiểu khách hàng, lựa chọnkhách hàng mục tiêu, giới thiệu tìm kiếm cơ hội từ đó, tổ chức vận chuyển hàng hóatới tay người tiêu dùng, bảo quản, dự trữ, thậm chí thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nhưgiao hàng tận nhà, tư vấn họ cách thức sử dụng…
Trang 8- Chức năng tiêu thụ: Là chức năng rất quan trọng của marketing Đó là cáchoạt động dưới sự kiểm soát về giá cả, các phương pháp nghiệp vụ, và nghệ thuậtbán hàng, tất cả đều giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro, đẩy mạnh hiệu quả
sử dụng vòng quay vốn
- Chức năng yểm trợ: Là chức năng kích thích, tác động, và thúc đẩy tiêu thụ.Chức năng yểm trợ bao gồm các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng
1.1.1.1.3 Vai trò của hoạt động marketing
Marketing có một vai trò hết sức to lớn trong hoạt động kinh doanh của bất
cứ doanh nghiệp nào trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay
Marketing góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình sản xuất và táisản xuất Đó là mâu thuẫn giữa người sản xuất và người tiêu dùng, người bán vàngười mua, giữa cung và cầu, giữa giá cả và giá trị hàng hóa
Marketing còn là công cụ để các nhà kinh doanh hoạch định chiến lược kinhdoanh nhằm thích ứng với những biến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Marketing góp phần kích thích sản xuất và tiêu dùng
Marketing giúp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng tiết kiệm những chi phíkhông cần thiết trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
1.1.1.1.4 Chiến lược và mục tiêu của hoạt động marketing
Chiến lược chung của một doanh nghiệp là hệ thống các đường lối và biệnpháp về các mặt hoạt động được đề ra để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêucủa mình Chiến lược marketing giữ vai trò then chốt trong chiến lược chung của cảdoanh nghiệp Chiến lược marketing chỉ rõ doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh ở thịtrường nào và cách thức phải cạnh tranh trên thị trường đó như thế nào
Trang 9Hình 1.1 7P trong chiến lược marketing hiện đại
Chiến lược Marketing hướng vào ba mục tiêu chính:
- Mục tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinhdoanh, và là mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược marketing Lợi nhuận là điềukiện vật chất để doanh nghiệp tái mở rộng sản xuất, cải thiện nâng cao mức sốngcho người lao động, là động lực chi phối các hoạt động của doanh nghiệp, chi phốicác mục tiêu của marketing
- Mục tiêu tăng cường thế lực trong kinh doanh: Thế lực trong kinh doanhthể hiện ở hệ thống các chỉ tiêu: mức độ tăng trưởng của số lượng hàng hóa vàdoanh số bán ra trên thị trường, tỷ suất lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, uy tíndoanh nghiệp trên thị trường
- Mục tiêu an toàn trong kinh doanh: Đây là mối quan tâm lớn trong doanhnghiệp Môi trường kinh doanh an toàn là điều kiện để doanh nghiệp phát triển bềnvững và ổn định Tuy nhiên, trong kinh doanh “thương trường là chiến trường”
Price (Chính sách gía)
Place
(Chính sách
phân phối)
Promotion (Chính sách chiêu thị)
Prysical Evidence (Cơ sở vật chất)
Process (Quy trình sản xuất, phục vụ)
Person/people (Chính sách về nguồn nhân lực)
Product (Chính sách sản phẩm)
7P
Trang 10doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đặt mức độ an toàn lên hàng đầu, mà đôi khiphải chấp nhận rủi ro, phải mạo hiểm để nắm bắt cơ hội kinh doanh
1.1.1.2 Các khái niệm khác
Khái niệm khách hàng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách hàng, hay còn gọi là người tiêudùng Nhưng để đơn giản hóa, hợp thức hóa các khái niệm đó chúng ta có thể hiểunhư sau: Khách hàng là những người đã, đang và sẽ có nhu cầu sử dụng các sảnphẩm dịch vụ của doanh nghiệp
Tùy vào mỗi đối tượng khách hàng khác nhau mà chúng ta chia làm các phânkhúc thị trường khác nhau, để từ đó có những chiến lược marketing riêng kích thíchnhu cầu tiêu dùng tối đa của họ
Khái niệm nhu cầu
Là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người có thể cảm nhận được.Mong muốn được coi là hình thức biểu hiện của nhu cầu Cơ sở để phân tích nhucầu của người tiêu dùng có thể được dựa trên tháp nhu cầu của Maslow
Khái niệm thị trường, phân khúc thị trường
Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất.Những sản phẩm và dịch vụ của một bên đem ra trao đổi được gọi là bên bán, người
có nhu cầu chưa thỏa mãn và có khả năng thanh toán gọi là bên mua Có rất nhiềukhái niệm về thị trường dựa trên các góc độ khác nhau như:
- Theo quan điểm của kinh tế học: Thị trường là tổng hòa của các mối quan
hệ mua bán, do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội quyết định Thị trường cònđược hiểu là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế thường xuyêncạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ, và sản lượng
- Theo quan điểm của marketing: Thị trường bao gồm tất cả những kháchhàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năngtham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó
Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng ta có thể đưa ra khái niệmtổng quát về thị trường như sau: Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đótừng loại hàng hóa cụ thể thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hóa
và dịch vụ cũng như quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu
Trang 11mã của hàng hóa Đó là những mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu với cơ cấucung cầu.
Phân khúc thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng, tách thị trườngthành những nhóm thị trường nhỏ hơn bao gồm các khách hàng riêng biệt nhưng cóchung nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ như nhau Việc xây dựng chiến lược sảnphẩm và phân khúc thị trường sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Khúc thị trường là một nhóm khách hàng có phản ứng như nhau đối với cùngmột tập hợp những kích thích marketing của một doanh nghiệp
Khái niệm sản phẩm
- Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là vật phẩm tổng hợp các đặc tính
về vật lý, hóa học, sinh học được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật manggiá trị sử dụng và có giá trị
- Theo quan điểm của marketing: Sản phẩm là bất cứ cái gì được đem ra bántrên thị trường nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng.Sản phẩm bao gồm cả yếu tố vật chất và phi vật chất, cả thành phần hữu hình vàthành phần vô hình Sản phẩm hữu hình gọi là hàng hóa, còn sản phẩm vô hình gọi
là dịch vụ
Khái niệm giao dịch
Nhắc tới giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mạinhững vật có giá trị giữa các bên (điều kiện là phải có thời gian, địa điểm,phương thức thanh toán)
Khái niệm E - marketing
Tiếp thị điện tử (e - marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năngcủa Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa haydịch vụ đến thị trường tiêu thụ
Các quy tắc cơ bản của tiếp thị điện tử cũng giống như tiếp thị trong môi
trường kinh doanh truyền thống Hoạt động tiếp thị vẫn theo trình tự: Sản phẩm – Giá thành - Xúc tiến thương mại - Thị trường tiêu thụ
Tuy nhiên, tiếp thị điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệthông tin của thị trường mục tiêu (số lượng người sử dụng internet, mức độ sử dụng,tốc độ truy cập mạng, ) Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì người tiêu thụ không
có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng Internet, tìm thông tin trên Net, mua hàng trực
Trang 12tuyến, tham gia đấu giá trên mạng, Như vậy, e - marketing khó có thể có ảnhhưởng đến người tiêu dùng ở thị trường đó.
Hiện nay e - marketing đang dần trở thành một phương thức quảng cáo phổbiến hơn mà nó xuất hiện dưới 2 dạng phổ biến nhất là e - mail marketing vàwebsite marketing:
- E - mail marketing: e - mail là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàngvới chi phí thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại.Doanh nghiệp có thể gởi thông điệp của mình đến hàng ngàn người khác nhau, ởbất kỳ nơi đâu, trong thời gian nhanh nhất
- Website marketing: giới thiệu các sản phẩm trực tuyến Các thông tin vềsản phẩm (hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả, ) được hiển thị suốt 24 giờ,
và 365 ngày, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng Khách hàng có thể đặt hàng các sảnphẩm, dịch vụ, và thanh toán trực tiếp trên mạng Để thu hút sự chú ý và tạo dựnglòng trung thành nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng nhu cầu, thịhiếu của thị trường
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp cũng cần phân biệt vàthiết lập mối quan hệ giữa e - marketing, e - commerce và e - business:
- E - marketing là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mờichào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đếnngười tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó
- E - commerce chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phương tiện điện tử
- E - business chỉ tất cả những hoạt động kiếm tiền từ mạng, từ việc bán hànghoá, dịch vụ cho đến tư vấn, đầu tư
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động sản xuấtkinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của thị trường
và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định Qua khái niệm về hoạt động sảnxuất kinh doanh ta thấy nó là một phạm trù kinh tế cơ bản còn hiệu quả kinh doanh
là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu Nó phảnánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quátrình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Đây là
Trang 13một thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánhgiá thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả kinh doanh có thể được đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau đểxem xét Nếu theo mục đích cuối cùng là lợi nhuận thì hiệu quả kinh tế là hiệu sốgiữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Còn nếu ở từng khíacạnh riêng biệt thì hiệu quả kinh tế là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng cácyếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh
Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh quá trình sử dụng cácyếu trong tố trong sản xuất kinh doanh Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quảkinh doanh là một phạm trù kinh tế mang tính định lượng về tình hình phát triển củacác hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế theochiều sâu, đồng thời nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực củamỗi doanh nghiệp và của cả nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất nhằmthực hiện các mục tiêu kinh tế
Với nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắttrong việc sử dụng các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội.Các doanh nghiệp muốn giành lấy chiến thắng thì phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàngđầu Muốn vậy, tự bản thâm mỗi công ty cần tận dụng khai thác tối đa triệt để cácnguồn lực của mình
Thực chất của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp cũngchính là việc nâng cao năng suất lao động xã hội Nếu doanh nghiệp nào có hiệuquả kinh doanh thấp sẽ nhanh chóng bị các doanh nghiệp lớn hơn “nuốt chửng” haycũng chính doanh nghiệp đó tự đào thải mình ra khỏi đường đua phát triển Ngượclại, những doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh tế cao sẽ tồn tại và ngày càng pháttriển mạnh hơn
Nói tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là việc phản ánh mặt chấtlượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng, tận dụng tất cả cácnguồn lực trong kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing.
1.1.2.1 Khái niệm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing
Xét trên phạm vi quốc gia thì nâng cao hiệu quả hoạt động marketing là việc
sử dụng các phương thức, chiến lược marketing một cách có hiệu quả nhằm mở
Trang 14rộng thị trường tiêu thụ hay là việc quốc gia đó mở rộng phạm vi địa lý của thịtrường, đưa sản phẩm dịch vụ của mình thâm nhập thị trường quốc tế thông qua cáchoạt động marketing.
Xét trên phạm vi doanh nghiệp thì nâng cao hiệu quả hoạt động marketing làtổng hợp tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích cuối cùng là tăngthêm số lượng thị trường ở trong và ngoài nước, đồng thời tăng thị phần ở các thịtrường đã thâm nhập thành công thông qua các chiêu thức và từng chính sáchmarketing mà doanh nghiệp sử dụng
1.1.2.2 Các phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động marketing
Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing theo chiều rộng
Xét về mặt không gian, nâng cao hiệu quả hoạt động marketing theo chiềurộng là việc gia tăng sử dụng nhiều chiêu thức khác nhau trên nhiều khúc thị trường
để đưa sản phẩm mới đến với những thị trường mới và khách hàng mới
Xét về mặt khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động marketing theo chiềurộng là việc doanh nghiệp gia tăng các chiêu thức marketing khác nhau để đánh vàonhu cầu của tất cả các khách hàng nhằm bán được nhiều hơn sản phẩm, dịch vụ màmình cung cấp
Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing theo chiều sâu
Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing theo chiều sâu là phát triển các hìnhthức marketing về chất bao gồm những việc như nâng cao chất lượng hình thức, nộidung của các chương trình marketing cho sản phẩm dịch vụ, đưa ra thị trườngnhững chương trình marketing có hàm lượng chất xám cao Nâng cao hiệu quả hoạtđộng marketing theo chiều theo chiều sâu có thể được thực hiện theo cách cắt lớp,phân đoạn thị trường khách để thỏa mãn nhu cầu muôn hình muôn vẻ của kháchhàng trong từng phân khúc thị trường khác nhau Hoạt động này thực chất là làmtăng sự nhận biết của khách hàng trên từng phân khúc thị trường, từng đoạn thịtrường
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing
Với mỗi doanh nghiệp thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing chịuảnh hưởng của nhiều nhân tố như: nhân tố quốc tế, nhân tố quốc gia và nhân tốdoanh nghiệp Một trong những nhân tố này thay đổi sẽ tác động không nhỏ đến
Trang 15việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp Mục này sẽ phântích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để chỉ ra xem nhân tố nào ảnh hưởng thuậnlợi hoặc bất lợi đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp.
1.1.2.3.1 Các nhân tố quốc tế
Quy chế tối huệ quốc:
Quy chế tối huệ quốc (MFN) là ngyên tắc đối xử bình đẳng với các nướckhác Theo các Hiệp định của WTO, về nguyên tắc, các quốc gia không phânbiệt đối xử với các đối tác thương mại của mình, cho dù đối tác đó giàu haynghèo, mạnh hay yếu
Cơ chế hoạt động của quy tắc tối huệ quốc là mỗi thành viên phải đối xử vớicác thành viên khác trong tổ chức một cách công bằng, như những đối tác thươngmại “ưu tiên nhất” Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một
số ưu đãi thì nước đó phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lạicủa WTO để tất cả các quốc gia đều “được ưu tiên nhất”
Với sự tồn tại của chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, các quốc gia sẽ được bảo đảmrằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độthương mại ưu đãi hơn Qua đó, triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối vớisản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó.Với vai trò to lớn như vậy, ta có thể thấy rằng quy tắc tối huệ quốc cũng có tác độngkhông nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp Nếutrong chính sách sản phẩm của mình, doanh nghiệp dự định nhập hàng hóa củanước ngoài mà nước đó không được hưởng chế độ ưu đãi tối huệ quốc thì sẽ là ràocản, gây khó khăn cho doanh nghiệp; ngược lại, thì sẽ là thuận lợi lớn cho doanhnghiệp
Tuy nhiên, quy chế đãi ngộ tối huệ quốc cũng có trường hợp ngoại lệmiễn trừ được phép Chẳng hạn, một số nước có thể ký kết một hiệp địnhthương mại tự do chỉ được áp dụng đối với những hàng hoá trao đổi trong nội
bộ một nhóm - đây là một hình thức phân biệt đối xử đối với hàng hoá của cácnước ngoài nhóm Nếu quốc gia của doanh nghiệp không phải là thành viêntrong nhóm thì đây sẽ là điều bất lợi cho doanh nghiệp khi muốn nhập hàng hóa
từ nước khác vì khi đó doanh nghiệp có thể phải nhập sản phẩm với mức giácao hơn nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính sách sản phẩm và chính
Trang 16sách giá của doanh nghiệp trong chương trình marketing Từ đó, doanh nghiệp
sẽ bị giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường
Các cam kết với WTO
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra đời vào ngày 01/01/1995, có trụ sởtại Geneve, Thụy Sĩ WTO có chức năng thực hiện điều tiết thương mại giữa cácquốc gia Ba mục tiêu chính của WTO là thúc đẩy thương mại tự do, tiến hành đàmphán để mở rộng hơn nữa các thị trường, và giải quyết các tranh chấp thương mạigiữa các nước thành viên Tính đến ngày 23/07/2008, WTO có 153 thành viên Mọithành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưuđãi nhất định trong thương mại Vì vậy, có thể nói các cam kết của các quốc gia vớiWTO cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketingcủa doanh nghiệp Chẳng hạn, nếu quốc gia của doanh nghiệp và quốc gia có thịtrường doanh nghiệp dự định thâm nhập đều là thành viên của WTO thì đều phảituân thủ các cam kết với WTO như mở cửa thị trường hàng hóa, đối xử bìnhđẳng… Đây sẽ là thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các chương trìnhmarketing khi muốn thâm nhập vào các thị trường này mà không gặp phảinhiều rào cản do quốc gia đó dựng lên
Ngược lại, nếu quốc gia nơi có thị trường doanh nghiệp dự định thâmnhập chưa là thành viên của WTO thì các cam kết với WTO sẽ không có hiệulực và khi vào các thị trường này, có thể doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều ràocản do quốc gia dựng lên như bảo hộ hàng hóa trong nước, hạn ngạch, hàng ràothuế quan,… Khi đó, doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi trong hoạt độngmarketing để thâm nhập thị trường
Tình hình kinh tế thế giới
Nếu kinh tế thế giới không có nhiều biến động thì sẽ tạo điều kiện thuận lợicho doanh nghiệp khi tiến hành các chương trình hoạt động marketing để mở rộngthị trường tiêu thụ sản phẩm Còn trong trường hợp nền kinh tế thế giới có nhiềubiến động như lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay sẽ dẫn đến thayđổi mạnh mẽ trong lượng cung – cầu của các quốc gia và gây ảnh hưởng tiêu cựccho hoạt động marketing bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của cácdoanh nghiệp đang hoạt động
Trang 171.1.2.3.2 Các nhân tố quốc gia
Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ở quốc gia
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là tổng hợp các nhân tố kinh tế, chínhtrị, pháp luật, văn hóa, xã hội, tự nhiên, công nghệ… Các nhân tố này có ảnh hưởngtrực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp và ảnh hưởng của nó là không nhỏ
Hình 1.2 Các yếu tố của môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, thu nhậpquốc dân, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tiền tệ, cán cân thanh toán… ảnhhưởng một cách gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mỗi yếu tốtrên có thể là cơ hội kinh doanh nhưng cũng có thể là nguy cơ đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp Việc phân tích các yếu tố kinh tế sẽ giúp các doanh và ngành dựbáo được các biến đổi của môi trường trong tương lai
Chẳng hạn mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia với nền kinh tế thếgiới Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc:Một mặt là gắn thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua
DOANH NGHIỆP
Trang 18các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặtkhác, gia nhập là góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia như tạo đượcthế đứng trên thương trường quốc tế, hạn chế được những đối xử không công bằng
Vì vậy, nếu quốc gia nào có chủ trương, chính sách mở cửa hội nhập với thế giới mộtcách nhất quán và lâu dài thì các doanh nghiệp sẽ có môi trường thuận lợi để thực hiệncác chương trình marketing nhằm mở rộng thêm thị trường ở nước ngoài, bên cạnhnhững thị trường hiện có ở trong nước, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm
Ngược lại, nếu quốc gia thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, đóng cửanền kinh tế như Trung Quốc thời kỳ trước 1978 hoặc Việt Nam trước 1986 thìdoanh nghiệp sẽ khó có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài khi mà thịtrường trong nước đã bão hòa; doanh nghiệp cũng khó có thể tiếp cận với khoa học
kỹ thuật hiện đại để cải tiến sản phẩm của mình, do đó giảm sức cạnh tranh của sảnphẩm, giảm thị phần
Mặt khác, khi nền kinh tế tăng trưởng, GDP cao hơn, thu nhập trên đầungười tăng lên, mức sống được tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng cũng đòi hỏi cao hơn
Họ muốn tiêu dùng hàng chất lượng tốt hơn đồng thời chấp nhận thanh toán với giácao hơn Các doanh nghiệp phải nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu này để điềuchỉnh chiến lược marketing hợp lý để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanhnghiệp mình Tuy nhiên, GDP tăng lên cũng có nghĩa chi phí về tiền lương của cácdoanh nghiệp cũng tăng lên Đây chính là nhân tố làm giảm khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp
Các chính sách kinh tế như chính sách thương mại, chính sách đầu tư, chínhsách tài chính, tỷ giá hối đoái, thuế có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh củadoanh nghiệp
Chính sách đầu tư phát triển, khuyến khích mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm ảnh hưởng tới các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khảnăng huy động vốn Một chính sách đầu tư thuận lợi sẽ thu được nhiều vốn từ bênngoài Chính sách tài chính, lãi suất tiền vay, tiền gửi ảnh hưởng đến chi phí sửdụng vốn Khi lãi suất tiền vay cao thì chi phí sử dụng vốn tăng, hiệu quả kinhdoanh sẽ bị thu hẹp
Trang 19Các chính sách tài chính, thuế ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí Cụ thể thì thuếxuất nhập khẩu, thuế doanh nghiệp… tất cả đều làm tăng giá thành sản phẩm, làmgiảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chiến lược quốc gia về phát triển ngành
Tùy vào đặc điểm của mỗi quốc gia, mỗi thời điểm mà quốc gia sẽ xây dựngchiến lược phát triển ngành cho phù hợp với nước mình
Nếu chiến lược quốc gia xác định ngành đó là một ngành kinh tế mũi nhọncủa đất nước thì sẽ có nhiều chính sách, chương trình để hỗ trợ khuyến khích pháttriển ngành Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đó sẽ được tạo nhiềuđiều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động mở rộng thị trường hơn là những doanhnghiệp hoạt động trong những ngành không phải là mũi nhọn, trọng điểm của quốcgia
Môi trường chính trị pháp luật
Môi trường này bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế của nhà nướcđối với kinh doanh của các doanh nghiệp Mọi quy định của pháp luật đều tác độngtrực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Một môi trườngpháp lý tốt sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh và hợp tác lành mạnh giữa các doanhnghiệp Một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệptiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa có thể điều chỉnh cáchoat động kinh tế vĩ mô không chỉ chú trọng tới lợi ích của doanh nghiệp mình màcòn lợi ích các thành viên khác trong xã hội Khi tiến hành các hoạt động kinhdoanh mọi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy địnhpháp luật và hoạt động dựa trên pháp luật
Nếu doanh nghiệp nào làm ăn vi phạm pháp luật như trốn thuế, sản xuấthàng giả, hàng kém chất lượng hay gian lận trong giao thương… sẽ làm cho môitrường cạnh tranh trở lên không lành mạnh, bất công bằng Những yếu tố này vừa
có thể là cơ hội kinh doanh nhưng cũng có thể là sự đe dọa đối với sự tồn tại, pháttriển của doanh nghiệp
Môi trường khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trongcạnh tranh không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp nướcngoài Đặc biệt, trong thời kỳ phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ
Trang 20thuật đang làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực trong đó thông tin đóng vai trò đặc biệtquan trọng Sự phát triển này đã làm cho vòng đời sản phẩm nhanh chóng bị lão hóa
và trở lên ngắn lại Do vậy, để chiến thắng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệpphải không ngừng đổi mới trang thiết bị, sử dụng các công nghệ hiện đại để tạo ralợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với đối thủ
Trong thời đại ngày nay, thông tin được coi như hàng hóa, là một đối tượng
để kinh doanh, có thể coi nền kinh tế thị trường ngày nay là nền kinh tế thông tinhóa Để tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong hoạt động marketing thì cần phải córất nhiều thông tin chính xác về cung cầu hàng hóa, về sức mua, đặc điểm kháchhàng, và về cả đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, những thông tin về cả những kinhnghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác cũng rất bổ ích Nhữngthông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phươnghướng kinh doanh, xây dựng hoạch định các chiến lược ngắn hạn, dài hạn, ảnhhưởng tới tương lai phát triển của chính doanh nghiệp đó
Môi trường văn hóa – xã hội
Các yếu tố văn hóa luôn liên quan đến nhau nhưng sự tác động qua lại khácnhau Thực tế nó ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của hoạt động marketing và kinhdoanh của doanh nghiệp như phong tục tập quán, tôn giáo, các giá trị văn hóa, tỷ lệtăng dân số…
Thực tế, con người luôn sống trong một môi trường văn hóa đặc thù mangtính chất riêng, thường thấy có hai khuynh hướng vận động của nền văn hóa: Mộtkhuynh hướng luôn muốn giữ lại các nền văn hóa tinh hoa dân tộc, một lại làkhuynh hướng hòa nhập vào các nền văn hóa khác Điều này ảnh hưởng rất lớn tớihoạt động marketing nghiên cứu thị trường Các doanh nghiệp cần phải quan tâmtới các yếu tố văn hóa để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, phong tục, tậpquán nhất là các sản phẩm để xuất khẩu
Nhân tố dân số
Yếu tố dân số trong môi trường vĩ mô bao gồm quy mô dân số, mật độ dân
số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn… Đó là các khía cạnh mà các nhàhoạt động marketing cần quan tâm nhiều nhất Bởi những biến động về mặt lượngcủa dân số sẽ làm thay đổi về mặt lượng của thị trường
Trang 21 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô tại quốc gia
Các yếu tố của môi trường vi mô là những yếu tố bên ngoài tác động trựctiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: đối thủ tiềm năng, sản phẩmthay thế, quyền lực của nhà cung cấp, quyền lực của khách hàng, sự cạnh tranh củacác doanh nghiệp trong ngành…
Hình 1.3 Các yếu tố môi trường vi mô
Các đối thủ cạnh tranh
Là các yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa cho các doanhnghiệp Các đối thủ luôn tìm mọi cách, đề ra mọi phương pháp đối phó để làmcho lợi nhuận của đối phương bị giảm xuống Nếu sự cạnh tranh là yếu thì cácdoanh nghiệp vẫn có cơ hội nâng giá nhằm thu lợi nhuận cao hơn Ngược lại,nếu sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt sẽ dẫn tới việc giảm giá thành sản phẩm,ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh giữacác doanh nghiệp trong cùng ngành ảnh hưởng trực tiếp tới cung cầu sản phẩm,giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm
Trong một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng chỉ có một
số đóng vai trò là đối thủ cạnh tranh chính (làm ảnh hưởng tới gía) có khả năng chiphối, khống chế thị trường Thông thường, các doanh nghiệp luôn có cảm tưởngviệc phát hiện ra các đối thủ cạnh tranh là việc đơn giản nhưng thực tế các đối thủcạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn lại rộng lớn hơn rất nhiều
Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệplà phải luôn tìm kiếm thông tin, phântích, đánh giá chính xác các đối thủ cạnh tranh để tìm ra một chiến lược phù hợpnâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, tránh chứng bệnh “cận thị vềđối thủ cạnh tranh” như một số doanh nghiệp đang mắc phải
Khách hàng
Công chúng
Trang 22 Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của công ty trong những ngành khácnhưng thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng giống như các công ty trongngành Nó là một trong những nguyên nhân tạo nên sức ép cạnh tranh lớn bởi vì sảnphẩm thay thế ra đời là một tất yếu, nó đáp ứng các biến động của thị trường theohướng ngày càng đa dạng phong phú Khi mà giá của một sản phẩm tăng quá caokhách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế thế thôngthường làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Sự hình thành của sản phẩm thay thế
vô tình tạo ra một sức cạnh tranh rất lớn bởi nó giới hạn mức giá của công ty có thểđịnh ra, cũng như giới hạn lại mức lợi nhuận mà công ty có được Ngược lại, nếusản phẩm nào ít có sản phẩm thay thế thì công ty có cơ hội để tăng giá, kiếm thêmlợi nhuận Tóm lại, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm thay thế là mối đe dọa trựctiếp tới khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhà cung ứng
Là người cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đầu vào cũng tạo ra mộtsức ép về giá, phương thức thanh toán
Nếu cung ứng đầu vào tốt thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra nhữngsản phẩm có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn, thỏa mãn được nhu cầu của cả nhữngkhách hàng khó tính nhất Ngược lại, nếu nguồn cung ứng đầu vào không đảm bảo
số lượng, tính chất liên tục… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra
Chính vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp là rất quan trọng Việc chọn nhiềunhà cung cấp hay một nhà cung cấp duy nhất là tùy thộc vào mục tiêu, khả năng,loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng đảm bảo tối ưu nhất cho việc cungứng đầu vào và hạn chế tối đa các rủi ro, chi phí đầu vào cũng được coi là nâng caokhả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Khách hàng
Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp Khách hàng là yếu tố giảiquyết đầu ra cho doanh nghiệp, đây chính là lực lượng tiêu thụ sản phẩm, lực lượngquyết định sự thành hay bại của doanh nghiệp Khi khách hàng có những yếu thếphụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất thì sẽ tạo ra nhiều
cơ hội cho doanh nghiệp gia tăng và tìm kiếm lợi nhuận Ngược lại, khách hàng
Trang 23được xem như sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá sản phẩm xuống, yêucầu nâng cao chất lượng hàng hóa và chất lượng phục vụ như vậy sẽ làm cho chi phítăng lên cao hơn.
Dù là ở vị trí nào đi chăng nữa, khách hàng vẫn là một yếu tố không thểthiếu với mỗi doanh nghiệp Nó quyết định tới việc tái mở rộng sản xuất củadoanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn có khả năng cạnh tranh cao trong kinh doanh thì phảitìm cách lôi kéo khách hàng không chỉ là khách hàng hiện tại mà còn có khách hàngtiềm năng, thậm chí cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
Các doanh nghiệp đang hoạt động cùng ngành là những đối thủ cạnh tranhcủa doanh nghiệp Vì thị trường có hạn, các doanh nghiệp tranh giành lấy thị phầnbằng nhiều cách khác nhau như các chương trình khuyến mãi, giảm giá… Tất cảđều gây ảnh hưởng tới đối thủ cạnh tranh Sự phát triển của doanh nghiệp này có thểcoi là nguy cơ của doanh nghiệp kia
1.1.2.3.3 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp chủ yếu
là các nhân tố thuộc về chính bản thân của doanh nghiệp đó
Chính sách sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp
“Sản phẩm là tất cả những gì con người làm ra để thỏa mãn mong muốn”.Một doanh nghiệp kinh doanh thành công không phải là doanh nghiệp bán những gìdoanh nghiệp đó có, mà chính là bán những gì khách hàng cần Vì thế, hoạt độngmarketing nghiên cứu về sản phẩm, xem xét đặc điểm sản phẩm của đơn vị chúng
ta, nó có điểm gì nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh và trong tương lai thì nhu cầucủa khách hàng về sản phẩm đó sẽ như thế nào
Mặt hàng kinh doanh bao gồm các yếu tố như chủng loại sản phẩm, chấtlượng, kiểu dáng mẫu mã, thương hiệu, giá cả đều có tác động nhất định đếnhoạt động mở rộng marketing để bán hàng trên thị trường tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp
- Chủng loại sản phẩm
Nếu doanh nghiệp có chủng loại sản phẩm đa dạng, đều là những mặt hàng
mà nhu cầu của thị trường là rất lớn thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm
Trang 24Ngược lại, do mỗi sản phẩm có một chu kỳ sống nhất định, nếu danh mục sản phẩmkhông đa dạng, sản phẩm bước vào giai đoạn bão hòa trên thị trường thì sẽ khó tiêuthụ được sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm
Trên mỗi phân khúc thị trường đều có rất nhiều quy định khắt khe về sảnphẩm như quy định về kỹ thuật, về mẫu mã Vì vậy, để có thể đưa sản phẩm củamình vào thị trường một cách dễ dàng thì không còn cách nào khác là doanh nghiệpphải làm sao để thực hiện một cách tốt nhất các quy định đó Điều này sẽ mang lạilòng tin của khách hàng, uy tín cho doanh nghiệp, có thể thiết lập được mối quan hệbạn hàng lâu dài Ngược lại, doanh nghiệp chỉ cần vi phạm một quy định về kỹthuật thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ khó có thể thực hiện được, nhất là đối với nhữngthị trường khó tính gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bán hàng trên thị trườngcủa doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm thể hiện ở ba mặt: kỹ thuật, kinh tế và thẩm mỹ Chấtlượng về mặt kỹ thuật là chất lượng về chức năng, công dụng hay giá trị sử dụngcủa sản phẩm Chất lượng sản phẩm mang tính kinh tế là việc xem xét giá bán cóphù hợp với sức mua của người tiêu dùng hay không và có cung ứng cho kháchhàng đúng lúc hay không Chất lượng về mặt thẩm mỹ thể hiện ở kiểu dáng, màusắc, bao bì, mẫu mã có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không
- Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm
Ngày nay, do điều kiện sống đã được nâng lên đáng kể nên nhu cầu của conngười không chỉ dừng lại ở những cấu hình vi tính dành cho văn phòng, học hànhđơn thuần mà còn phục vụ các nhu cầu về thẩm mỹ, nhu cầu đa năng như lướt web,chơi game offline, online hay nói khác đi con người ngày càng quan tâm nhiều hơnđến hình thức, kiểu dáng mẫu mã và chất lượng của sản phẩm Rõ ràng, một sảnphẩm đẹp, cấu hình cao hợp thị hiếu tiêu dùng thì sẽ thu hút được nhiều khách hànghơn là những sản phẩm đã cũ, lỗi thời Vì vậy, doanh nghiệp muốn sản phẩm củamình được tiêu thụ một cách dễ dàng thì doanh nghiệp phải chú trọng vào khâuchọn lọc các mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại của sản phẩm sao cho phù hợp vớithị hiếu của người tiêu dùng trên từng khúc thị trường khác nhau Nếu khôngđảm bảo được điều đó chắc chắn sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không có chỗ
Trang 25đứng trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bán hàng trên thịtrường của doanh nghiệp.
- Tính đa dạng và khác biệt của sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro, san sẻ rủi rovào các mặt hàng khác nhau, lợi nhuận của mặt hàng này có thể bù đắp cho mặthàng khác Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu củanhững khách hàng khác nhau Bởi vì nhu cầu khách hàng rất khác nhau, cực kỳ đadạng và phong phú tùy thuộc vào lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính
Sự khác biệt về sản phẩm là một công cụ để nâng cao khả năng cạnhtranh cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có các sản phẩm ưu thế so với cácsản phẩm cùng loại thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủkhác là rất cao
Những nhân tố bên trong ảnh hưởng tới vậy xây dựng giá liên quan đến đầuvào, và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội vi Những nhân tố này mang tính chấtchủ quan phụ thuộc vào mục tiêu của hoạt động marketing từng thời điểm, chi phí,cách thức xác định giá để giảm thiểu mức độ rủi ro
Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá sản phẩm mang tính chất kháchquan bao gồm giá cả thị trường, giá cả đối thủ cạnh tranh…
Tóm lại, các yếu tố chính quyết định giá chính là chi phí sản xuất, lợi ích củasản phẩm cho người tiêu dùng, tình hình thị trường và giá cả cạnh tranh, mục tiêucủa công ty
Nếu doanh nghiệp định giá quá cao so với khả năng thanh toán của ngườitiêu dùng thì rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm Do đó, yêu cầu đặt ra đối
Trang 26với doanh nghiệp là phải hạn chế chi phí để sản xuất để khi đưa sản phẩm vào thịtrường sẽ có mức giá phù hợp nhất với túi tiền của khách hàng và tính cạnh tranhvới các sản phẩm khác mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp làm tốt khâu định giá như vậy thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng,việc tiêu thụ sản phẩm nhờ đó mà cũng dễ dàng hơn.
Chính sách phân phối sản phẩm và xúc tiến thương mại
Phân phối là quá trình hoạt động nhờ đó mà sản phẩm từ nơi sản xuất đếnđược nơi tiêu thụ Chính sách phân phối là hệ thống các quyết định nhằm chuyểnđưa sản phẩm về mặt vật chất cũng như về quyền sở hữu hay quyền sử dụng sảnphẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao
Mục đích của phân phối là thiết lập mối quan hệ giữa cung và cầu trên thịtrường, giữa nhà cung cấp (nơi sản xuất) và người tiêu dùng (nơi tiêu thụ) Các sảnphẩm được sản xuất ra thường ở xa nơi tiêu thụ, nên phân phối có mục đích thôngtin cho khách hàng và đưa khách hàng đến với sản phẩm
Để một sản phẩm đến được tay khách hàng phải trải qua rất nhiều kênh phânphối theo các cấp, có thể là phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp
Việc tổ chức mạng lưới có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tổ chức mạng lưới phân phối hợp lý và quản lýchúng tốt thì sẽ cung cấp hàng hóa tới khách hàng đúng loại, đúng lúc, đúng chỗ,đúng số lượng, chất lượng với chi phí tối thiểu Như vậy, doanh nghiệp sẽ thỏa mãnđược tối đa nhu cầu khách hàng đồng thời tiết kiệm được chi phí lưu thông
Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Điều quan trọng là doanh nghiệp phải nghiên cứu xem tác độngnào là lợi thế để phát huy, tác động nào là có hại để có cách xử lý
Chính sách chiêu thị sản phẩm
Theo lời của chủ tịch tổ chức ASTA, tại hội nghị NEW ORLEANS, 1997phát biểu rằng: “Rao hàng thì thầm dưới đáy giếng rằng hàng tốt thì có đến mỏimiệng cũng chẳng bằng một lần nhẩy lên mái nhà mà rao!”
Chiêu thị (promotion) là một trong bốn yếu tố của Marketing – mix nhằm hỗtrợ cho việc bán hàng Chính sách xúc tiến là chính sách định hướng vào việc giớithiệu, cung cấp và truyền tin hàng hóa với những đặc điểm, chức năng, lợi ích đến
Trang 27khách hàng nhằm kích thích một cách chân chính lòng ham muốn mua hàng củakhách hàng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Chiêu thị được sử dụng cho mọi phương tiện truyền tin giữa người bán vànhững người mua hàng (hay có ý định mua hàng) để thuyết phục họ mua những sảnphẩm của mình
Chiêu thị có nhiều hình thức: Thông tin trực tiếp, quảng cáo (Advertising),khuyến thị (Sales promotion), quan hệ công chúng (Public Relations), bán hàng cánhân (Personal selling)
Tất cả các sản phẩm muốn bán được nhiều cần phải chiêu thị bởi vì một số lý dosau:
- Sức cầu của sản phẩm thường biến đổi và mang tính thời vụ Vì thế, cầnđược khích lệ vào những lúc trái mùa
- Sức cầu của sản phẩm thường rất nhạy bén về giá cả và biến độngtheo thị trường
- Khách hàng thường được rỉ tai trước khi mua bởi người thân hoặcbạn bè giới thiệu
- Hầu hết các sản phẩm thường dễ dàng bị thay thế
- Hầu hết các sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt
Chính vì những lẽ trên mà bất kỳ sản phẩm nào cũng cần được chiêu thị
Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Vốn là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Bất kỳ khâuhoạt động nào của doanh nghiệp dù là đầu tư mua sắm, sản xuất đều phải có vốn.Người ta cho rằng vốn, tài chính là huyết mạch của cơ chế hoạt động trong doanhnghiệp Mạch máu tài chính mà yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của doanhnghiệp Một doanh nghiệp có tiềm năng tài chính dồi dào sẽ có đủ kinh phí để đầu
tư mua sắm trang thiết bị, cải tạo sửa chữa máy móc đảm bảo nâng cao chất lượngsản phẩm mà lại hạ giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh
Hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ là một hoạt động đòi hỏi khá nhiềukinh phí Vì vậy, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp mà dồi dào thì doanh nghiệp
sẽ có đủ kinh phí để trang trải cho các hoạt động thâm nhập, mở rộng thị trường tiêuthụ sản phẩm - dịch vụ của mình Còn trong trường hợp nguồn vốn của doanh
Trang 28nghiệp không dồi dào, thiếu thốn thì sẽ không thể đáp ứng được các khoản chi phícần thiết để tiến hành các hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trường Do đó, sốlượng thị trường mới của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp tới doanhthu và lợi nhuận của doanh nghiệp Như vậy, chứng tỏ vốn - tài chính ngày càng có
vị trí then chốt trong hoạt động của doanh nghiệp như người ta vẫn thường nói
“buôn tài không bằng dài vốn”
- Cở sở vật chất kỹ thuật
Nhân tố máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắctới khả năng cạnh tranh của doanh nhiệp Nó là nhân tố vật chất quan trọng thểhiện năng lực về sản phẩm của doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chấtlượng sản phẩm
Ngoài ra, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng tới giá thành
và giá bán sản phẩm Một doanh nghiệp nếu có trang thiết bị máy móc hiện đại thìsản phẩm của họ nhất định có chất lượng cao Ngược lại, không doanh nghiệp nào
có khả năng cạnh tranh cao khi mà trong tay họ là cả hệ thống máy móc cũ kỹ vớicông nghệ sản xuất lạc hậu Nếu doanh nghiệp có cở sở vật chất đầy đủ, hiện đại thì
sẽ đảm bảo được mọi yêu cầu của quá trình sản xuất – kinh doanh, đảm bảo đượcmọi yêu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng Ngược lại, nếu cơ sở vật chất
mà thiếu thốn, lạc hậu thì khó có thể thâm nhập sang các thị trường mới Với bất kìdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nào cũng vậy, cơ sở vật chất của doanh nghiệp đóthể hiện một phần tiềm lực tài chính của họ Đôi khi, khách hàng có thể chỉ nhìnqua cơ sở vật chất bên ngoài để đánh giá quy mô doanh nghiệp Từ đó, ảnh hưởngtrực tiếp mức độ tin cậy của khách hàng vào sản phẩm và chất lượng dịch vụ
Quy trình sản xuất, quy trình phục vụ, bản sắc văn hóa doanh nghiệp
- Quy trình sản xuất, quy trình phục vụ
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm nhất địnhthì mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh đó của doanh nghiệp đều phải tuân theo mộtquy trình sản xuất nhất định Và giữa các khâu của quy trình đó có mối liên hệ mậtthiết với nhau, gắn bó chặt chẽ tác động tương hỗ lẫn nhau để đảm bảo cho một quátrình sản xuất diễn ra liên tục, không rời rạc
Còn với một doanh nghiệp, một tổ chức kinh doanh sản phẩm dịch vụ thì quytrình phục vụ đóng vai trò hết sức quan trọng Nó là nhân tố giúp cho khách
Trang 29hàng cảm nhận về tính chuyên nghiệp của tổ chức Thái độ phục vụ khách củanhân viên tác động tới suy nghĩ của khách hàng về bản sắc văn hóa doanhnghiệp tạo ra những ấn tượng ban đầu và để lại thiện cảm hay ác trong tâm trícủa khách hàng về doanh nghiệp.
- Bản sắc văn hóa doanh nghiệp
Đây là những tài sản vô hình của doanh nghiệp Nhưng nó không kém phần
quan trọng so với các nguồn lực khác Chúng có ý nghĩa rất lớn đến sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Quy trình phục vụ góp phần tạo nên bản sắc văn hóađặc trưng của doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp có văn hóa bản sắc riêng nó sẽ làm cho người laođộng gắn bó với doanh nghiệp coi lợi ích doanh nghiệp như lợi ích của họ và nhưvậy sẽ khuyến khích được người lao động hăng say làm việc, phát huy được tinhthần sáng tạo làm việc của họ
Đó chính là tiền đề để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh cạnh tranh của doanh nghiệp
Chính sách về nguồn nhân lực
Con người là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động của doanh nghiệpnói chung Đó chính là yếu tố quyết định của sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Ban giám đốc doanh nghiệp
- Các cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên công ty
Ban giám đốc là những cán bộ quản lý cấp cao của doanh nghiệp, nhữngngười trực tiếp tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động kinh doanh đồng thờihoạch định chiến lược phát triển và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Cácthành viên trong ban giám đốc ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Nếu họ là những thành viên có khả năng, kinh nghiệm, trình độ,năng lực… thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích trước mắt như tăngdoanh thu, tăng lợi nhuận, mà còn cả uy tín lợi ích lâu dài của doanh nghiệp Đây làyếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Thực tế chứng minh, đã có nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả đi đếnthua lỗ phá sản là do trình độ quản lý yếu kém Như vậy, vai trò của nhà quản trịcấp cao là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Nhà quản trị cấp cao phải biết
tổ chức phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng hiệu quả,
Trang 30phải biết biến sức mạnh cá nhân thành sức mạnh của tập thể cả doanh nghiệp Nhưvậy mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung gian và đội ngũ nhân viên cũng giữ vai tròquan trọng không kém trong một doanh nghiệp Trình độ tay nghề, trình độ giao tiếp,
xử lý tình huống, tinh thần làm việc tất cả đều ảnh hưởng tới hiệu quả doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, thànhthạo mọi nghiệp vụ thì có thể hoàn thành tốt mọi yêu cầu của công tác marketing.Còn nếu đội ngũ các bộ chuyên trách không có trình độ chuyên môn thì khó có thểhoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, thêm vào đó còn gây tốn kém kinh phí cho doanhnghiệp
Kết hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết cho mỗidoanh nghiệp tạo điều kiện cho sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trôichảy nhịp nhàng nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Các chính sách khác
- Thương hiệu của sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp
Tâm lý người tiêu dùng luôn có xu hướng chọn mua những sản phẩm mà cótên tuổi rõ ràng, uy tín trên thị trường vì nó mang lại cho người tiêu dùng cảm giácyên tâm khi sử dụng sản phẩm Vì vậy, doanh nghiệp phải làm sao để tạo dựngđược uy tín của mình trên thị trường, nhất là trong thời buổi mà số lượng các nhàcung cấp cùng một sản phẩm đang gia tăng chóng mặt như hiện nay Qua đó, giúpcho hoạt động marketing của doanh nghiệp được tiến hành một cách dễ dàng
- Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, hơn bao giờhết chỉ có một điều mà các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn đó là luôn luôn có sựthay đổi Chiến lược như một hướng đi giúp doanh nghiệp có thể vượt qua mọi sónggió trên thương trường Chiến lược phát triển của doanh nghiệp đặc biệt là chiếnlược 4P có ảnh hưởng mạnh mẽ và sẽ định hướng đi cho doanh nghiệp trong hoạtđộng marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Doanhnghiệp có một chiến lược đúng đắn, phù hợp sẽ là kim chỉ nam giúp hoạt động mởrộng thị trường đi đúng hướng, mang lại thành công cho DN Ngược lại, một chiếnlược thị trường không có tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng thì doanh nghiệp sẽ rất khó
Trang 31khăn trong việc ứng phó với những thay đổi từ môi trường bên ngoài của hoạt động
mở rộng thị trường tiêu thụ
Marketing cho dịch vụ bán hàng
Với bất kì một doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ nào thì việc bánhàng (tạo đầu ra cho sản phẩm) càng trở lên quan trọng Có thể nói, nếu đầu rakhông có, hoặc không ổn định sẽ làm ảnh hưởng thậm chí kết thúc quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, các doanh nghiệp luôn luôn đề cao việcmarketing cho dịch vụ bán hàng
Để tạo ra một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp thì việc sắp xếp trang tríshowroom trưng bày sản phẩm, thu hút thị yếu khách hàng cũng được chú ý Cácdoanh nghiệp thường bỏ ra một khoản chi phí nhất định dành cho việc mua sắm cơ
sở vật chất cố định, trang trí chúng sao cho thật đẹp mắt với nhiều hàng hóa phongphú đa dạng được trưng bày có mối quan hệ móc xích với nhau, để khi khách hàngtới mua những sản phẩm họ đang cần có thể mua thêm những sản phẩm khác, mặc
dù lúc đầu họ thật sự không có ý định mua
Quan trọng hơn nữa trong việc bán hàng đó chính là nhân viên bán hàng những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tạo doanh thu cho doanh nghiệp.Một nhân viên bán hàng giỏi trước hết phải là người thật sự chuyên tâm với nghề,yêu thích nghề, có các kỹ năng ứng xử, phục vụ tốt như là phải có năng lực quansát, biết thâm nhập và hiểu rõ nội tâm khách hàng, để phán đoán chuẩn xác những
-gì khách hàng cần Từ đó, họ mới có thể sử dụng hiệu quả các kỹ xảo bán hàng
Trong thực tế, quá trình bán hàng tất cả đều có thể xảy ra ngoài ý muốn,người bán hàng giỏi cần phải biết xoay chuyển, xử lý tình huống linh hoạt sao chokhách hàng hài lòng mà không ảnh hưởng tới lợi ích doanh nghiệp
Do vậy, doanh nghiệp cần chú ý đặc biệt tới việc thu hút, đào tạo và duy trìđội ngũ bán hàng giỏi
1.1.2.4 Nội dung của việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing
Xác định mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của DN Mục tiêu sẽ chỉ raphương hướng hành động cụ thể cho doanh nghiệp Vì vậy, xác định mục tiêu nângcao hiệu quả hoạt động marketing là việc đầu tiên mà doanh nghiệp phải làm trướckhi tiến hành các hoạt động Có thể có những mục tiêu như sau:
Trang 32- Mục tiêu lợi nhuận.
- Mục tiêu tăng cường thế lực trong kinh doanh
- Hoặc mục tiêu an toàn trong kinh doanh
Khi xác định mục tiêu vì sao phải nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, mộtyêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải lựa chọn cân nhắc mục tiêu rõ ràng, cụ thể,tính khả thi cao
Nghiên cứu nhu cầu của thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường mục tiêu là một nghiệp vụ quan trọng Nếu công tácnghiên cứu thị trường được làm tốt, nó sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác đểgiúp doanh nghiệp đưa ra được một chiến lược mở rộng thị trường phù hợp và do
đó mang lại hiệu quả cao
Nội dung của nghiên cứu thị trường:
- Nghiên cứu cơ cấu thị trường
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường
- Nghiên cứu hành vi của khách hàng trên thị trường mục tiêu
- Nghiên cứu cách thức tổ chức của thị trường mục tiêu
Sau khi đã có được danh sách các thị trường mục tiêu thì bước tiếp theodoanh nghiệp sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn được thị trường mở rộng
Dự báo xu thế hoạt động marketing trong thời gian tới
Dự báo xu thế hoạt động marketing là một trong những nhiệm vụ quan trọngtrong công tác marketing của doanh nghiệp Dự báo xu hướng hoạt động marketing
sẽ giúp doanh nghiệp tiên đoán quy mô, xu hướng biến đổi của các phương thứcmarketing trên thị trường, để có những quyết sách thích hợp trong việc lựa chọnhình thức nào Dự báo xu thế hoạt động marketing bao gồm hai nội dung chính đólà: Tìm hiểu các cách thức marketing hiện tại và dự báo các xu thế hoạt độngmarketing trong tương lai
Tìm hiểu cách thức marketing hiện tại trên thị trường nhằm mục đíchphát hiện được đối thủ cạnh tranh đang dùng chiêu thức marketing gì để thu hútkhách, xem xét và đánh giá những hoạt động marketing của doanh nghiệp mình
đã có hiệu quả chưa
Dự báo xu thế marketing trong tương lai phục vụ cho việc lập các kế hoạchmarketing Vì vậy, dự báo tốt trở thành yếu tố then chốt đảm bảo cho sự thành công
Trang 33của doanh nghiệp Ngược lại, dự báo tồi dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị tụt hậulại đằng sau bởi những cách thức quảng cáo cũ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợinhuận doanh nghiệp.
Lựa chọn chiến lược marketing
Chiến lược 4P và 7P là hai chiến lược cơ bản của hoạt động marketing Dựatrên những điểm mạnh điểm yếu của từng doanh nghiệp để lựa chọn những chiếnlược trên sao cho thật phù hợp
Lựa chọn phương thức hoạt động marketing
Sau khi đã lựa chọn được mục tiêu hoạt động marketing, thị trường mục tiêu
và chiến lược marketing, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức nâng cao hiệu quảhoạt động marketing Các phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động marketing màdoanh nghiệp có thể lựa chọn là nâng cao hiệu quả hoạt động marketing theo chiềurộng hoặc theo chiều sâu hoặc là kết hợp cả hai phương thức hoạt động marketingtrong từng giai đoạn khác nhau
Đánh giá sự phù hợp của phương thức và chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động marketing đã lựa chọn
Ở bước này, doanh nghiệp sẽ đánh giá lại xem phương thức và chiến lượchoạt động marketing mà mình lựa chọn đã thật sự phù hợp với tiềm lực doanhnghiệp, thị trường mục tiêu chưa để điều chỉnh lại nếu cần thiết trước khi chính thứctiến hành các hoạt động marketing Nội dung này cũng có vai trò khá quan trọng vì
nó kiểm tra, rà soát lại phương thức và chiến lược marketing xem có còn có sai sót
gì không, bởi chỉ cần một sai sót rất nhỏ cũng có thể gây ra thiệt hại cho doanhnghiệp
Tiến hành thâm nhập thị trường
Bước cuối cùng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing là việc tiếnhành các hoạt động marketing Sau một thời gian tung các chiêu thức marketing rathị trường thì doanh nghiệp phải xem xét kết quả như mức tiêu thụ sản phẩm trêntừng thị trường như thế nào Qua đó, đánh giá hoạt động marketing của doanhnghiệp là phù hợp hay không phù hợp, có mang lại hiệu quả cho doanh nghiệpkhông…
Trang 341.1.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả hoạt động marketing của một doanh nghiệp thì tathường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing theo chiều rộng và chiềusâu
Tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp sau khi thực hiện các chương trình marketing
DTS - DTT
A = x 100%
DTT
Trong đó:
A : Tốc độ tăng doanh thu của DN sau khi tiến hành
DTT : Doanh thu của DN trước khi tiến hành các hoạt động marketingmới
DTS : Doanh thu của DN sau khi tiến hành các hoạt động marketingmới
Tốc độ phát triển về số lượng thị trường của DN hàng năm (T)
Ta có công thức tính chỉ tiêu này như sau
tn - tn-1
tn-1
Trong đó:
T : Tốc độ phát triển về số lượng thị trường hàng năm của DN
tn : Số thị trường của DN trong năm n
tn-1: Số thị trường của DN trong năm (n – 1)
T < 0: chứng tỏ số lượng thị trường giảm, chứng tỏ chiến lược phân phốitrong hoạt động marketing của doanh nghiệp không có hiệu quả
T = 0: thị trường của doanh nghiệp không tăng, không giảm, chứng tỏ hoạtđộng marketing khâu phân phối mở rộng thị trường của doanh nghiệp không cóhiệu quả
Trang 35T > 0 : số lượng thị trường của doanh nghiệp năm sau tăng so với năm trước,hoạt động marketing khâu phân phối, mở rộng thị trường của doanh nghiệp đã điđúng hướng, thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng.
Thị phần của DN trên thị trường
Ta có công thức tính chỉ tiêu này như sau:
DTDN
DTNg
Trong đó:
Tp : Thị phần của DN trên thị trường
DTDN : Doanh thu của DN trên thị trường
DTNg : Doanh thu của tất cả các doanh nghiệp trong ngành trên thịtrường
Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp trên thị trường phản ánh mức độ thànhcông của của hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp Nếu thị phần càng lớn thì chứng tỏ hoạt động marketing củadoanh nghiệp có hiệu quả, đã đi đúng hướng Ngược lại, nếu thị phần có xuhướng giảm đi thì chứng tỏ doanh nghiệp đang mất dần chỗ đứng của mình trênthị trường, các hoạt động marketing mới không đem lại hiệu quả gì cho doanhnghiệp
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của các doanh nghiệp tại Việt Nam
1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động marketing đối với các
DN nói chung
Trước hết, ta phải khẳng định rằng nâng cao hiệu quả hoạt động marketing
là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay Nhờ có các hoạt động marketing
mà doanh thu của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, nâng cao khối lượng sảnphẩm tiêu thụ Nhờ đó, các hoạt động marketing sẽ đem lại về cho doanh nhiệpnhiều lợi nhuận hơn, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thương trường
Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing đảm bảo cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Một khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không mấy hiệu
Trang 36quả, không gặt hái được nhiều thành công, thị trường truyền thống của doanhnghiệp đã trì trệ, bão hòa, những cách thức marketing cũ đã không đem lại đượchiệu quả gì thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing sẽ giúp doanh nghiệpbán được hàng hóa, tránh được nhiều rủi ro Khi đó với những cách thức marketingmới, doanh nghiệp sẽ thu hút được những đối tượng khách hàng mới, xuất hiện thịtrường mới với rất nhiều cơ hội kinh doanh, nhiều tiềm năng để phát triển, giúpdoanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, thu về nhiều lợi nhuận nhất.
Hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xuthế tất yếu khách quan chi phối hoạt động của nhiều quốc gia trên thế giới Cộngvới những tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành công nghệ thông tin nên nhữngthông tin về sản phẩm không chỉ bó gọn trong một khu vực mà nhờ những cáchthức marketing mới có thể đưa những thông tin ấy tới tất cả người tiêu dùng ởcác khu vực khác nhau kể cả trong nước và quốc tế Xu thế này đã đặt ra yêu cầudoanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những biến đổi trong xu thế marketingtrong nước và trên thế giới trong thời gian tới
1.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay là yêu cầu cấp bách và trở thành đòi hỏi bức thiết
Cũng như tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác, nâng cao hiệu quả hoạt độngmarketing của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tinkhông ngoài mục đích là gia tăng doanh số, lợi nhuận Thông qua việc nâng caohiệu quả hoạt động marketing, các doanh nghiệp kinh doanh vi tính có cơ hội tiếpcận được với nguồn vốn, các sản phẩm theo công nghệ lỗi thời dần được thay thếbằng những sản phẩm tân tiến, hiện đại theo xu hướng mới ngày càng được nângcao cả về chất lượng và hình thức
Nâng cao hiệu quả công tác marketing giúp doanh nghiệp tận dụng đượccông suất dư thừa Thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh vi tính trên thị trường xuấthiện rất nhiều dẫn đến người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn Do đó, các doanhnghiệp sẽ phải tìm cách để để tiêu thụ hết số sản phẩm vượt mức ấy bằng cách nângcao hiệu quả hoạt động marketing để mở rộng thêm thị trường tiêu thụ Qua đó,doanh nghiệp tăng số lượng thị trường, tăng thị phần, thu về lợi nhuận cao hơn,tránh được nguồn vốn bị ứ đọng do sản phẩm bị tồn kho quá lâu
Trang 37Trong điều kiện kinh doanh mới như hiện nay đó là gia nhập WTO, khủnghoảng kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy thoái kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến tất
cả các doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực Các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh buôn bán sản phẩm CNTT cũng không nằm ngoài quỹđạo đó
Việt Nam gia nhập WTO là một thuận lợi lớn Thị trường quốc tế luôn chứađựng nhiều cơ hội kinh doanh Vì thế, các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội đểnhập linh kiện hàng hóa với giá rẻ, hoặc xuất sang các nước khác với giá cao hơn,giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy thoái kinh tế của nền kinh tếthế giới khiến cho người dân có xu hướng tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu Chính vì thế,thị trường trong nước đang dần dần bị thu hẹp Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển phải mở rộng thị trường ra nước ngoài mà không gì khác chính nhữngchính sách trong hoạt động marketing sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thịtrường đầy tiềm năng này
Tóm lại, chương 1 đã trình bày một cách khái quát lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá cũng như nội dung của việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm CNTT của doanh nghiệp nói chung Đồng thời chương 1 cũng đã phân tích sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động marketing lĩnh vực kinh doanh sản phẩm CNTT các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO Chương này đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đầu tiên mà khóa luận đặt ra và
đã xây dựng được khung lý thuyết làm cở sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh ở chương 2 cũng như các giải pháp hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing cho công ty ở chương 3.
Trang 38CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING LĨNH VỰC KINH DOANH VI TÍNH Ở CÔNG TY TNHH TM – DV THIÊN HÀ XANH
GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng vi tính, có tuổi đời còn khá non trẻ so với nhiều công ty trong ngành Tuy nhiên, công ty cũng đã bước đầu trở thành đối thủ đáng gờm đối với nhiều công ty kinh doanh cùng ngành khác như Tú Hòa Computer, Phong Vũ Computer… Chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan về công ty Thiên Hà Xanh, các nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing mở rộng thị trường; nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trong thời gian qua Qua đó, rút ra những ưu điểm, những tồn tại và nghiên cứu các tồn tại đó trong hoạt động marketing của công ty, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3.
2.1 Khái quát về công ty TNHH TM - DV Thiên Hà Xanh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1.1 Qúa trình hình thành của công ty
Năm 2005, xuất phát từ ý tưởng đem lại cho người tiêu dùng thuộc mọi tầnglớp trong xã hội được quyền hưởng những tiện ích từ các thiết bị công nghệ cao,công ty Thiên Hà Xanh được thành lập nhằm thực hiện sứ mệnh đó
Lúc đầu chỉ vỏn vẹn 3 – 4 nhân viên đầy tâm huyết, Thiên Hà Xanh đã bướcnhững bước đầu tiên trên con đường kinh doanh đầy khó khăn thử thách Ban đầu,chỉ là cửa tiệm kinh doanh vi tính nhỏ tự phát tại số 248 Bình Qưới, phường Thanh
Đa, quận Bình Thạnh, nhờ uy tín trong kinh doanh và sự nỗ lực hết mình của độingũ nhân viên đã giúp đưa sản phẩm ngày càng được hiện diện có mặt tại khắp cácgia đình không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh mà còn tại các tỉnh lân cận khác,mang lại niềm tin yêu của người tiêu dùng với sản phẩm của công ty
Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh được thành lập theo giấy phépđăng ký kinh doanh số 4102062253 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minhcấp với tổng số vốn điều lệ là 1.250.000.000 VNĐ
Trang 39Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại - Dịch Vụ Thiên HàXanh.
Tên viết tắt: Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh
Tên tiếng Anh: BLUE GALAXY COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: BLUE GALAXY CO., Ltd
Trụ sở: 617 Phan Văn Trị, phường 7, quận Gò Vấp
Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, với định hướng “Thiên Hà Xanh – Đồng hành đồng chia sẻ”, cán bộ công nhân viên công ty luôn luôn cố
gắng nỗ lực hơn nữa đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và một dịch vụhoàn hảo nhất để có thể làm hài lòng tất cả các khách hàng khó tính nhất
Kết quả là hiện nay công ty đã trở thành nhà phân phối có uy tín lớn tại thịtrường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực miền Nam nói chung
Hiện nay, Thiên Hà Xanh đã có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên tớigần 50 người với 3 chi nhánh về kinh doanh vi tính, một nhà máy sản xuất trà vàmột nông trại sản xuất cung cấp meo giống, các sản phẩm từ nấm linh chi các loại
và rất nhiều các đại lý phân phối sản phẩm nông nghiệp lớn:
Chi nhánh 1: 94 Tuyên Quang, Phú Thủy, TP Phan Thiết, Bình Thuận
Chi nhánh 2: 1978 Tỉnh lộ 8,xã Bình Mỹ, H.Củ Chi, TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh 3: C17 lô 71 Tôn Đức Thắng, TP Rạch Giá, Kiên Giang
Nhà máy – Nông trại: Ấp 4A, xã Bình Mỹ, H.Củ Chi
Điện thoại: (084) 83.9858277 – (084) 83.5888814
Fax: 04.83.9858277
Email: kd.thienhaxanh@gmail.com
linhchinano@gmail.comWebsite: wwwlonova.com.vn & wwwlinhchinano.com
Mã số thuế: 0305756922
Số tài khoản: 54503929 – Ngân hàng Á Châu (ACB), phòng giao dịch PhanVăn Trị, quận Gò Vấp
2.1.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty
Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các ngành nghề hoạt động để tăng thunhập cho các cán bộ công nhân viên trong công ty, năm 2007 công ty chính thức mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực nông nghiệp chế biến nông sản
Trang 40Có thể nói, đây là một bước chuyển mình hết sức quan trọng, đánh dấu những bướctiến của tập thể cán bộ, cùng nhân viên công ty Đây không chỉ đơn thuần là việc
mở rộng lĩnh vực hoạt động mà nó còn là mốc đánh dấu quan trọng từ bên trong bộmáy hoạt động của công ty
Tuy mới bắt đầu chuyển đổi nhưng Công ty TNHH TM – DV Thiên HàXanh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinhdoanh: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh vi tính tăng nhanh và ổn định qua cácnăm; sản lượng nấm linh chi tăng nhanh, mạnh và vững chắc Nhìn chung kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng khá Trong đó, tổng sản lượng sản xuấtnấm linh chi vượt 45% so với cùng kỳ bắt đầu, doanh thu hoạt động kinh doanh vitính giai đoạn 2007 – 2009 tăng 17.65% Những kết quả đó đã nói lên sự cố gắngkhông biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên và hiệu quả trong hoạt độngsản xuất – kinh doanh của công ty
Tính từ thời điểm thành lập là năm 2005 đến nay, công ty đã trải qua hai lầnthực hiện kế hoạch trung hạn 3 năm, đó là: kế hoạch 3 năm lần thứ nhất 2005 –
2007, và kế hoạch 3 năm lần thứ hai 2008 – 2010 Hiện tại, công ty đang trong giaiđoạn cuối thực hiện kế hoạch 3 năm lần thứ hai 2008 – 2010
Kế hoạch 3 năm lần thứ nhất 2005 – 2007
Trong 3 năm đầu tiên, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanhcũng như trong công tác quản lý vì chưa có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đồngthời bị ảnh hưởng bởi những yếu kém của phương thức quản lý theo cơ chế công tygia đình, mang nặng tính cá nhân, tập quyền
Bảng 2.1 Kế hoạch kinh doanh 3 năm lần thứ nhất 2005 – 2007
(Nguồn: Kế hoạch thường niên năm 2005, phòng kinh doanh)
Nhìn vào kế hoạch kinh doanh ở trên có thể thấy rằng công ty đưa ra dự kiến
về doanh thu từng năm còn ở mức khiêm tốn, tốc độ tăng trưởng không cao Điều