Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.doc

48 795 0
Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

Trang 1

Chương 1 : Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống Sacombank1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày ấy, 21/12/1991, Sacombank được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và sáp nhập với 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia Nền kinh tế đất nước trong thời kỳ này đang đối mặt với tốc độ lạm phát phi mã, hoạt động tiền tệ – tín dụng của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các hợp tác xã tín dụng Với mức vốn điều lệ ban đầu chưa đến 3 tỷ đồng, Sacombank đã bước những bước đi đầu tiên đầy cam go, thử thách : mạng lưới hoạt động chủ yếu nằm ở các quận ven nội thành, chất lượng nguồn nhân lực thấp, nghiệp vụ khá đơn điệu về huy động vốn và cho vay, nợ quá hạn khó đòi chuyển giao sang cao gấp 2 lần vốn tự có.

Bất kỳ ở thời điểm nào, năng lực tài chính là yếu tố cơ bản quyết định quá trình phát triển của NHTM, trong đó vốn điều lệ là một trong các yếu tố cấu thành nội lực của Ngân hàng, hình thành nên tài sản Ngân hàng và phát triển các nghiệp vụ có liên quan đến vốn tự có Từ điểm xuất phát thấp về vốn điều lệ, mạng lưới, nhân lực và công nghệ ngân hàng, 15 năm qua, Sacombank đã quyết tâm củng cố, chấn chỉnh hoạt động, kiên trì theo đuổi các mục tiêu và chiến lược phát triển kinh doanh để có được vị thế như ngày hôm nay.

Theo diễn biến tăng trưởng vốn điều lệ, có thể phân chia thời kỳ 15 năm hình thành, xây dựng và phát triển của Sacombank thành 4 giai đoạn :

Trang 2

 Giai đoạn 1991 – 1995 : Sáp nhập để cùng tồn tại (vốn điều lệ từ 3 tỷ đến 24 tỷ)

 Giai đoạn 1996 – 1999 : Xác lập kỷ cương để phát triển (vốn điều lệ từ 47,5 tỷ đến 71 tỷ)

 Giai đoạn 2000 – 2002 : Củng cố để phát triển ổn định (vốn điều lệ từ 138 tỷ đến 272 tỷ)

 Giai đoạn 2003 – 2006 : Tăng tốc để hội nhập (vốn điều lệ từ 505 tỷ đến 2089 tỷ)

Trong mỗi giai đoạn, Sacombank đều có những sáng kiến tạo ra những bước đột phá tăng trưởng vốn điều lệ khá ngoạn mục, góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và đưa Sacombank liên tục trở thành một ngân hàng có vốn điều lệ dẫn đầu trong hệ thống NH TMCP ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Trang 3

1.1.3 Giới thiệu về Hội Đồøng Quản Trị

Giấy phép Số 0006/NH-GP ngày 5 tháng 12 năm 1991

Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 50 năm kể từ ngày của giấy phép đầu tiên.

Hội đồng quản trị

Ông Đặng Văn Thành Chủ tịch

Bà Huỳnh Quế Hà Phó Chủ tịch thứ nhất Ông Nguyễn Châu Phó Chủ tịch

Ông Dominic Scriven Phó Chủ tịch (từ nhiệm ngày 21 tháng 4 năm 2006)

Ông John Law Thành viên

Ông Adil Ahmad Thành viên (từ nhiệm ngày 16 tháng 10 năm 2006)

Ông Trần Văn Ngọc Thành viên Bà Nguyễn Thị Mai ThanhThành viên Ông Đặng Hồng Anh Thành viên

Ban Tổng Giám đốc

Bà Phan Bích Vân Tổng Giám đốc

(bổ nhiệm ngày 13 tháng 2 năm 2006) Ông Lê Tấn Lộc Tổng Giám đốc

(từ nhiệm ngày 13 tháng 2 năm 2006) Ông Trần Ngọc Hân Phó Tổng Giám đốc

(từ nhiệm ngày 15 tháng 8 năm 2006)

Trang 4

Ông Hoàng Khánh Sinh Phó Tổng Giám đốc Bà Nguyễn Thị Thanh Mai Phó Tổng Giám đốc Ông Hồ Xuân Nghiễm Phó Tổng Giám đốc Ông Lưu Huỳnh Phó Tổng Giám đốc

(bổ nhiệm ngày 16 tháng 8 năm 2006)

Ông Mạc Hữu Danh Phó Tổng Giám đốc

(từ nhiệm ngày 26 tháng 9 năm 2006)

Bà Nguyễn Huỳnh Thu Trúc Phó Tổng Giám đốc

(bổ nhiệm ngày 9 tháng 8 năm 2006 và từ nhiệm ngày 25 tháng 1 năm 2007)

Ông Nguyễn Quang Trung Phó Tổng Giám đốc

(bổ nhiệm ngày 16 tháng 6 năm 2006)

Ông Tào Thành Danh Phó Tổng Giám đốc

1.1.4Các sản phẩm – dịch vụ của Sacombank

Từ chỗ đơn thuần là huy động – cho vay, đến nay, Ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình Hiện tại, Sacombank có thể cung cấp tới khách hàng tất cả các dịch vụ ngân hàng đang có tại Việt Nam Việc cung cấp đa dạng dịch vụ không chỉ giúp tăng thu nhập, mà còn là hướng phát triển chiến lược của Ngân hàng trong thời gian dài, từng bước tăng tỷ trọng thu

Trang 5

dịch vụ trong tổng thu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ hoạt động tín dụng, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững.

1.1.4.1Sản phẩm tiền gửi

a. Tiền thanh toán cá nhân và doanh nghiệp bao gồm các loại tiền gửi bằng VND, USD, EUR.

b Tiết kiệm có kỳ hạnc Tiết kiệm không kỳ hạn

d Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởnge Tiết kiệm trung hạn linh hoạtf Tiết kiệm tích lũy

g Tiết kiệm vàng và VND đảm bảo theo giá trị vàng

h Tài khoản Aâu Cơ : là loại hình tiền gửi thanh toán áp dụng cho

khách hàng là nữ giao dịch tại Chi nhánh 8 tháng 3 _ Ngân hàng dành cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam.

1.1.4.2Sản phẩm cho vay

Cho vay sản xuất kinh doanh – cá nhân và doanh nghiệp : tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

a Cho vay tiêu dùng.b Cho vay bất động sản.

c. Cho vay đi làm việc ở nước ngoài.

d. Cho vay cán bộ công nhân viên.

e Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.f Cho vay góp chợ.

g Cho vay du học.

Trang 6

h Cho vay thấu chi.1.1.4.3Thẻ Sacombank

a Thẻ thanh toán SacomPassport là loại thẻ thanh toán nội địa, sử dụng như một phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt.

b Thẻ thanh toán nội địa : là loại thẻ tiêu dùng trước chi trả sau và ngân hàng cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định.

c Thẻ quốc tế : Sacombank chính thức phát hành các loại thẻ quốc tế Visa và dự kiến sẽ phát hành thẻ MasterCard.

1.1.4.4 Thanh toán quốc tế

Khởi đầu nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 1994 với những cái ”không” : không kinh nghiệm, không ngân hàng đại lý, thương hiệu, uy tín chưa được biết đến; việc mở thư tín dụng phải được thực hiện qua trung gian là các ngân hàng bạn Từng bước, từng bước, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, qua hơn 10 năm, Ngân hàng đã có những thành công bước đầu trong nghiệp vụ này.

Tổng doanh số thanh toán quốc tế (quy USD) trong 9 tháng đầu năm 2006 là trên 1.389 triệu USD , gấp 76 lần so với năm 1994 Sacombank đã thiết lập mạng lưới hàng ngàn đại lý của hàng trăm ngân hàng tại hàng chục quốc gia khắp 5 châu, tham gia Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), từ đó, nâng cấp dịch vụ, rút ngắn thời gian thanh toán, nâng cao uy tín trong cộng đồng và ngân hàng Trong năm 2004, 2005 Sacombank đã được các ngân hàng CitiGroup, HSBC, Wachovia, Union Bank of California trao tặng bằng khen vì những thành tích trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

Trang 7

1.1.4.5Kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Sacombank phát triển mạnh trong những năm gần đây, với doanh số năm sau cao hơn năm trước và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong thu dịch vụ Doanh số kinh doanh tiền tệ (quy USD) trong 9 tháng đầu năm 2006 xấp xỉ 12,3 tỷ USD, gấp 159 lần so với năm 1994.

1.1.4.6 Dịch vụ chuyển tiền

Dịch vụ truyền thống ra đời trong những ngày đầu thành lập NH và đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường và có doanh số ngày càng tăng thông qua hệ thống mạng lưới rộng khắp cùng các mối quan hệ NH liên kết, NH đại lý Trong 9 tháng đầu năm 2006, tổng doanh số chuyển tiền của Ngân hàng xấp xỉ 80 ngàn tỷ đồng.

1.1.4.7 Các dịch vụ khác

Các sản phẩm dịch vụ khác như bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động thu chi hộ, quản lý ngân quỹ, e-banking, cũng đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định, đồng thời góp phần đa dạng hóa sản phẩm và quảng bá thương hiệu Ngân hàng.

1.1.5Tình hình hoạt động của Sacombank trong thời gian vừa qua1.1.5.1 Tổng tài sản

Tổng tài sản đến tháng 09/2006 đạt 22.075 tỷ đồng, gấp 197 lần so với năm 1992 Cơ cấu tổng tài sản được cấu trúc hài hòa nhằm đảm bảo tính sinh lời cao nhưng vẩn đảm bảo khả năng thanh khoản Trong tổng tài sản, tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng 78%.

Trang 8

1.1.5.2 Vốn điều lệ

Với vốn điều lệ 4.450 tỷ đồng tại thời điểm hiện nay, Sacombank trở thành ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam.

1.1.5.3 Huy động vốn

Đến cuối tháng 09/2006, tổng nguồn huy động của Ngân hàng trên 18.600 tỷ đồng, tăng 207 lần so với năm 1992, trong đó, huy động VND có tỷ trọng là 72%, huy động vàng 12%, và huy động ngoại tệ 16%.

1.1.5.4Hoạt động cho vay

Tổng dư nợ cho vay của Sacombank thời điểm 30/09/2006 trên 12.230 tỷ đồng, bằng 157 lần so với năm 1992, chiếm tỷ trọng 55,4% trong tổng tài sản Trong tổng dư nợ, cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng 74%, cho vay bằng ngoại tệ có tỷ trọng là 20% và vàng là 6%.

Chất lượng tín dụng kiểm soát chặt chẽ Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ cho vay ở mức thấp, 1,20%, trong đó, tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ cho vay là 0,55% Các con số này bản thân nó đã cho thấy sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tài sản của Ngân hàng, nếu chúng ta so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn là 17,6% tại thời điểm đầu năm 2000.

Dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm tháng 09/2006 gần 75 tỷ dồng, trong đó dự phòng cụ thể xấp xỉ 22 tỷ Đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, làm tăng sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động.

Trang 9

1.1.5.5Mạng lưới hoạt động

Mạng lưới hoạt động rộng, phân bố tại khắp các vùng trọng điểm kinh tế trên cả nước là điểm mạnh chiến lược của Ngân hàng Từ chỗ có 4 điểm giao dịch trong phạm vi thành phố HCM, đến nay, Ngân hàng đã có 163 điểm giao dịch, hiện diện tại 38/64 tỉnh thành, từ tỉnh địa đầu phía Bắc đến các tỉnh cực nam Nam bộ.

1.1.5.6Kết quả kinh doanh

Liên tục từ năm 1993, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, đến nay Sacombank luôn có lợi nhuận với xu hướng chung là năm sau cao hơn năm trước So với mức 0,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của năm 1993, đến năm 2005, Sacombank đã đạt mức 306 tỷ, gấp 510 lần Và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2006, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đã đạt mức 413,6 tỷ, tăng 35% so với cả năm 2005.

1.1.5.7 Các chỉ số tài chính

Các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ về khả nămg chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần,…luôn được Ngân hàng tự giác tuân thủ, vì đây chính là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển an toàn, bền vững.

Tất cả những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” này đã, đang và sẽ tiếp tục là tiền đề cho sự phát triển của Sacombank trong thời gian tới, hướng đến một chu kỳ phát triển mới trong bối cảnh hội nhập mà ở đó Sacombank tự

tin, vững bước trên con đường tiến tới mục tiêu : Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại nhất Việt Nam.

Trang 10

1.1.6Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian sắp tới

HĐQT và Ban Lãnh Đạo cấp cao đã đề ra phương châm làm việc của Ngân hàng trong giai đoạn 2006-2010 phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, trong đó chú trọng phát triển 5 nguồn lực chính là vốn, mạng lưới, nhân lực, công nghệ và sản phẩm.

Sự xuất hiện của ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ làm thay đổi cơ cấu thị phần tài chính – tiền tệ, do vậy phát triển quy mô vốn là yêu cầu đặt ra đối với tất cả các ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng trong bối cảnh hội nhập như hiện nay Để hội nhập với nền kinh tế thế giới và trước mắt là các nước trong khu vực, đến năm 2010 Ngân hàng phải đạt mức vốn tự có khoảng 6.000 tỷ đồng vốn điều lệ khoảng 4.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 250 triệu USD, bằng với mức vốn của một ngân hàng trung bình trong khu vực.

1.1.6.2Mạng lưới

Mặc dầu nguồn vốn còn hạn chế, sản phẩm dịch vụ chưa tốt nhưng chúng ta đang có lợi thế về đồng cảm văn hóa kinh doanh, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, có thể len lỏi vào từng ngõ ngách nhà dân.

Mục tiêu đề ra là đến năm 2010 hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch phải phủ rộng khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc Thành lập một số chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài, trước mắt là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, kế đến là Trung Quốc, Mỹ, Uùc nâng tổng số chi nhánh lên trên 200 chi nhánh Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng – hiện đại hàng đầu tại Việt Nam, thì ngoài việc tập trung mở các chi nhánh tại các đô thị lớn, việc đặt các chi nhánh/phòng giao dịch tại các địa phương vốn trước đây chỉ dành cho khối ngân hàng nhà nước cũng phải

Trang 11

được chú trọng để phù hợp với văn hóa kinh doanh “phục vụ tận nơi” của Ngân hàng.

1.1.6.3Nhân lực

Cơ hội và thách thức, năng lực cạnh tranh là những vấn đề mà các ngân hàng quan tâm hàng đầu khi cánh cửa WTO đang kề cận Trong hội nhập, năng lực cạnh tranh là nội lực của chính bản thân doanh nghiệp, không ai có thể làm theo được Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi chất lượng nguồn nhân lực Công nghệ chúng ta có thể mua, vốn liếng chúng ta có thể huy động nhưng nguồn nhân lực chúng ta phải tích lũy với một chiến lược nhân lực dài hạn.

Một hệ quả tất yếu của việc mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng trong thời gian vừa qua dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự đặc biệt là nhân sự cấp điều hành là điều khó tránh khỏi Vấn đề thiếu hụt ngày càng trở nên căng thẳng hơn khi cánh cửa hội nhập được mở Với nguồn tài chính dồi dào và chính sách đãi ngộ tốt, các ngân hàng nước ngoài sẽ dễ dàng thu hút nhân sự chất lượng cao từ các ngân hàng trong nước.

Vì vậy, về nhân lực, chúng ta cần tập trung đào tạo một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ Trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân viên phù hợp với mô hình bán lẻ Chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp thị và chăm sóc khách hàng Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp nhân viên cần được chú trọng, đặc biệt ngay từ khâu tuyển dụng Cần động viên và phát huy hình thức tự đào tạo của các nhân viên để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn.

1.1.6.4Công nghệ

Việc lựa chọn đúng về đầu tư công nghệ trong quá trình hiện đại hóa ngân hàng là vấn đề hết sức quan trọng vì chi phí đầu tư rất lớn thường lên đến

Trang 12

hàng triệu USD cho các giải pháp phần mềm, phần cứng, đường truyền và các dịch vụ đi kèm.

So với các ngân hàng nước ngoài việc ứng dụng CNTT của chúng ta vẫn còn một khoảng cách khá lớn Trong khi chúng ta ứng dụng CNTT để hiện đại hóa các hoạt động ngân hàng nước ngoài ứng dụng CNTT nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các khách hàng trong giao dịch qua đó tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công việc.

1.1.6.5Sản phẩm – dịch vụ

Các sản phẩm – dịch vụ vốn trước đây đã bị cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nội địa thì nay càng trở nên gay gắt hơn Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ (chiếm tới trên 40% tổng thu nhập) thì tín dụng vẫn hoạt động chủ lực của chúng ta trong thời gian vừa qua.

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là vấn đề sống còn đối với Ngân hàng trong giai đoạn sắp tới Để đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ – đa năng – hiện đại hàng đầu tại Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ phải được phát triển dựa trên những lợi thế cạnh tranh, và sự khác biệt phù hợp với tiềm năng và nội lực của Ngân hàng.

1.2 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn

1.2.1Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Chợ Lớn

Lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của Tp HCM chia vùng đất này thành hai khu vực chính, Sài Gòn và Chợ Lớn Nếu khu vực Sài Gòn ngày nay là trung tâm hành chính với bộ mặt rạng rỡ của đô thị hiện đại thì Chợ Lớn lại hiện lên với nét cổ kính đọng lại trong các chùa chiền, các con đường vào mùa lễ treo lồng đèn đỏ, hay các khu phố, cao lầu sực nức mùi

Trang 13

thuốc bắc Aån bên trong dáng dấp đô thị mang nét Trung Hoa ấy là nền thương mại phát triển lâu đời, bền bỉ, vững vàng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam của cộng đồng người Hoa, thật lạ thường so với đời sống bề ngoài có vẻ trầm lắng.

Trên vùng đất nhiều tiềm năng đó, ngày 28.6.1993 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn được thành lập Đây là chi nhánh cấp 1 đầu tiên tại khu vực phía Nam ra đời theo kế hoạch mở rộng mạng lưới của HĐQT & Ban Tổng Giám Đốc Khác với các chi nhánh Gò Vấp, Tân Bình, Hưng Đạo, Sài Gòn – là những chi nhánh có tiền thân từ 4 tổ chức tín dụng (Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp – Hợp tác xã Tín Dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia) trước khi được chuyển thể và sáp nhập đã rơi vào tình trạng khó khăn về tài chánh – Chi nhánh Chợ Lớn đi vào hoạt động mới mẻ như một trang giấy trắng, trên đó các nhà quản trị có thể xây dựng những kế hoạch phát triển đầy tham vọng.

Trang 14

1.2.2 Sơ đồ tổ chức hoạt động

Giám đốc chi nhánh

Phó giám đốc chi nhánh

Trang 15

1.2.3Các phòng giao dịch trực thuộc

 Phòng giao dịch Bình Chánh

184 Kinh Dương Vương, Thị trấn An Lạc, Quận Bình Tân,  Phòng giao dịch Phú Lâm

Số 2 đường số 3, khu phố chợ Phú Lâm, P13, Q6,Tp HCM Tel : (08)7.515.849 Fax : (08)7.515.849

 Phòng giao dịch Kim Biên

04 Trang Tử, P14, Q5, Tp HCM

Tel : (08)9.509.045 Fax : (08)9.509.045  Phòng giao dịch Bình Phú

50-52 đường số 22, khu dân cư Bình Phú, P11, Q6, TP HCM Tel : (08)7.551.723 Fax : (08)7.551.723

Trang 16

Chương 2 : Quy trình cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn

2.1 Một số quy định trong cho vay sản xuất kinh doanh2.1.1Điều kiện vay vốn

Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau :  Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự Tổ chức nước ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam

 Khách hàng là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.

 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

 Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết  Có dự án đầu tư : phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

 Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú có thời hạn KT3 (đối với cá nhân) tại địa bàn cho vay được phân công của Sở giao dịch, Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được Tổng giám đốc chấp thuận.

Trang 17

 Có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng trừ các trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm phải được Hội đồng quản trị của Ngân hàng chấp thuận.

 Trong một số trường hợp cụ thể, khách hàng phải có thêm các điều kiện sau :

a/ Đối với tổ chức khi vay vốn và/hoặc bảo đảm tiền vay bằng tài sản của tổ chức hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thì phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản trị hoặc Chủ sở hữu hoặc cấp chủ quản của tổ chức vay vốn và của bên bảo lãnh chấp thuận theo điều lệ hoạt động (đối với tổ chức có điều lệ);

b/ Đối với các tài sản phải mua bảo hiểm theo pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận giữa khách hàng với Ngân hàng thì khách hàng phải lập văn bản đồng ý để Ngân hàng là bên thụ hưởng số tiền bồi thường bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm để thanh toán nợ vay cho Ngân hàng.

2.1.2Hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho Ngân hàng Giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn Khách hàng phải chịu trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho Ngân hàng.

2.1.3Tài sản bảo đảm

 Khi giải quyết cho vay, các đơn vị trực thuộc áp dụng các quy định về tài sản bảo đảm tại Chính sách tín dụng của Ngân hàng.

 Các trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm phải được Hội đồng quản trị của Ngân hàng chấp thuận.

Trang 18

2.1.4Mục đích sử dụng vốn

2.1.4.1 Khách hàng được Ngân hàng xem xét cho vay để sử dụng vào các mục đích sau:

a/ Bổ sung vốn lưu động; b/ Thực hiện dự án đầu tư;

c/ Thực hiện cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh; d/ Mua sắm tài sản cố định riêng lẻ.

1.1.4.2 Khi cho vay bằng ngoại tệ, các đơn vị trực thuộc Ngân hàng chỉ được cho vay để khách hàng sử dụng vào các mục đích đúng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

1.1.4.3 Ngân hàng từ chối cho vay nếu khách hàng không cung cấp đủ thông tin liên quan đến mục đích của khoản vay.

2.1.5Thời hạn cho vay

2.1.5.1 Ngân hàng và khách hàng căn cứ chu kỳ sản xuất kinh doanh; dự phòng lưu chuyển luồng tiền; thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; khả năng trả nợ của khách hàng; nguồn vốn cho vay của Ngân hàng để thỏa thuận thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phù hợp Tuy nhiên, thời hạn cho vay không được vượt quá quy định dưới đây :

a/ Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo các loại giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam;

b/ Đối với các cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

Trang 19

2.1.5.2 Các trường hợp cho vay dài hạn hoặc cho vay vượt quá thời hạn tối đa trên đây phải được Tổng giám đốc chấp thuận.

2.1.6Mức cho vay

a/ Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vốn của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, vốn tự có; khả năng trả nợ của khách hàng; giá trị tài sản bảo đảm tiền vay; khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để quyết định mức cho vay.

b/ Trong cho vay để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc mua sắm tài sản cố định, mức cho vay không được vượt quá 70% tổng giá trị dự án hoặc giá trị các tài sản cố định sẽ đầu tư Các trường hợp cho vay vượt tỷ lệ này phải được Tổng giám đốc chấp thuận.

2.1.7Lãi suất cho vay

a/ Lãi suất cho vay tối thiểu do Hội đồng quản trị quyết định trong từng thời kỳ phù hợp với giá thành vốn; tình hình thị trường; lợi thế cạnh tranh.

Các đơn vị trực thuộc Ngân hàng không được phép cho vay dưới mức lãi suất tối thiểu quy định Các trường hợp cho vay với lãi suất dưới mức tối thiểu để thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng phải được Hội đồng quản trị chấp thuận.

Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc được quy định trong hợp đồng tín dụng.

b/ Ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng miễn, giảm lãi tiền vay theo Quy chế miễn, giảm lãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng ban hành.

Trang 20

2.1.8Kiểm tra, giám sát vốn cho vay

2.1.8.1 Kiểm tra trước khi cho vay : khi nhận được đề nghị vay vốn của khách hàng, người có trách nhiệm được phân công tiến hành kiểm tra, xác minh và thẩm định :

a Hồ sơ vay vốn của khách hàng;

b Tình hình tài chính, thực trạng sản xuất kinh doanh;

c Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, kế hoạch sử dụng vốn và hoàn trả nợ vay;

d Khả năng trả nợ của khách hàng;

e Tình trạng pháp lý và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;

f Tính phù hợp của khoản vay so với các quy định tại Chính sách tín dụng của Ngân hàng.

Trong quá trình kiểm tra, xác minh và thẩm định, những người có trách nhiệm cần thu thập thêm các nguồn thông tin khách quan và dựa vào kết quả xếp hạng hoặc chấm điểm tín dụng khách hàng, để có thể đưa ra các đề xuất phù hợp.

2.1.8.2 Kiểm tra trong khi cho vay

a/ Những người có trách nhiệm phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu để xác định tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết có liên quan đến khoản vay trước khi giải ngân

b/ Trường hợp cho vay các dự án đầu tư, trước khi giải ngân lần sau, người có trách nhiệm phải kiểm tra tính phù hợp của việc sử dụng tiền vay lần trước và xem xét báo cáo tiến độ thực hiện dự án do khách hàng cung cấp.

2.1.8.3 Kiểm tra sau khi cho vay

Trang 21

Sau khi giải ngân, người có trách nhiệm được phân công phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn và thực hiện phương án vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng tài sản bảo đảm tiền vay theo các kỳ kiểm tra sau :

a/ Kiểm tra lần đầu : Tùy theo mục đích sử dụng khoản tiền giải ngân, phương thức giải ngân, các đơn vị trực thuộc xác định thời điểm kiểm tra phù hợp, nhưng phải thực hiện trong vòng 2 tháng kể từ ngày giải ngân Trường hợp khoản vay được giải ngân bằng tiền mặt phải thực hiện kiểm tra trong vòng 1 tháng kể từ ngày giải ngân.

b/ Kiểm tra định kỳ : Tùy theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, tình hình hoàn trả nợ và mức độ rủi ro, các đơn vị trực thuộc xác định các kỳ kiểm tra phù hợp, nhưng phải thực hiện tối thiểu 2 tháng 1 lần Trường hợp khách hàng có các khoản vay đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc có nợ quá hạn phải thực hiện kiểm tra hàng tháng.

2.1.9Thu nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn

Các đơn vị thực thuộc thực hiện việc thu nợ gốc, thu lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, phạt chậm trả, quản lý và thu hồi nợ theo các quy định trong Chính sách tín dụng của Ngân hàng.

2.1.10 Bảo lãnh vay vốn

2.1.10.1 Ngân hàng không khuyến khích việc cho vay đối với khách hàng bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba, đặc biệt trong trường hợp mối quan hệ giữa khách hàng và bên bảo lãnh không phải là mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc bên bảo lãnh không phải là thành viên của tổ chức vay vốn.

Trang 22

2.1.10.2 Trường hợp các đơn vị trực thuộc xét thấy có thể cho vay với sự bảo lãnh của bên thứ ba thì phải tuân thủ các quy định sau : a/ Người có trách nhiệm được phân công phải tiếp xúc trực tiếp với bên bảo lãnh để xác minh về sở hữu tài sản bảo đảm tiền vay; sự tự nguyện trong việc bảo lãnh; mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người vay; lý do của việc bảo lãnh; tình hình tài chính và năng lực pháp luật và hành vi dân sự của người bảo lãnh, đồng thời thông báo cho bên bảo lãnh biết nghĩa vụ phải trả nợ thay trong trường hợp người vay không trả được nợ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;

b/ Khi xúc tiến các thủ tục cho vay, các đơn vị trực thuộc phải yêu cầu bên bảo lãnh ký tên trên tất cả các giấy tờ có liên quan đến món vay như : hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng, và phải trực tiếp kiểm tra đối chiếu để đảm bảo tính chính xác của các chứng từ và chữ ký của bên bảo lãnh;

c/ Trường hợp khách hàng cần vay khoản vốn mới cũng do bên thứ ba đó bảo lãnh, các đơn vị trực thuộc cũng phải yêu cầu bên bảo lãnh lập lại thủ tục như khoản vay mới;

d/ Phải xem bên bảo lãnh cũng có nghĩa vụ giống như người vay, do đó phải thông báo cho họ về tình hình thiếu lãi, thời hạn trả nợ, của người vay Trường hợp đã quá hạn mà người vay chưa trả cũng phải được thông báo kịp thời để người bảo lãnh có bước chuẩn bị trả thay.

2.2 Hướng dẫn hồ sơ vay vốn sản xuất kinh doanh

Căn cứ Quy chế cho vay sản xuất kinh doanh ban hành kèm theo quyết định số 320/2005/QĐ-HĐQT ngày 22/08/2005 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, các tài liệu trong hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng như sau :

Trang 23

Tên tài liệuTổ chức

Cá nhânATÀI LIỆU VỀ KHÁCH HÀNG (1)

2 Giấy CMND hoặc hộ chiếu; hộ khẩu thường trú hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (KT3)

V 3 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết

định thành lập; Giấy phép đầu tư; Hợp đồng

5 Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế

6 Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền về danh sách Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản trị (đối với các tổ chức pháp luật quy định) và văn bản xác định người đại diện theo pháp luật của tổ chức

7 Văn bản bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán

BTÀI LIỆU VỀ KHOẢN ĐỀ NGHỊ VAY

10 Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc Ban quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu hoặc Cấp chủ quản của tổ chức, về việc chấp

V

Trang 24

thuận vay vốn và bảo đảm tiền vay bằng tài sản của tổ chức hoặc bằng bảo lãnh tài sản của bên thứ ba theo quy định của Bản điều lệ.

11 Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay V V 12 Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc

Dự án đầu tư; Kế hoạch sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ.

13 Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.

(Nguồn : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)

2.3 Quy trình cho vay sản xuất kinh doanh2.3.1Tiếp thị phát triển khách hàng

2.3.1.1 Trực tiếp

a/ TP.DVKH chuẩn bị danh sách khách hàng cần tiếp thị trong tháng và giao chỉ tiêu tiếp thị khách hàng cho CBTD.

b/ CBTD gọi điện thoại xin các cuộc hẹn với khách hàng cần tiếp thị để lên lịch đến tiếp xúc để giới thiệu, chào bán sản phẩm của Sacombank.

c/ CBTD đi đến khách hàng để :

 Gửi các Tài liệu giới thiệu các sản phẩm Ngân hàng  Chào bán các sản phẩm của Sacombank

 Hướng dẫn thủ tục và hồ sơ nếu khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm

 Tìm hiểu và thu thập nhu cầu của khách hàng để đề xuất cải tiến sản phẩm hiện có nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và phát triển sản phẩm mới.

 Tìm hiểu và thu thập một số thông tin tổng quát về khách hàng.

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:30

Hình ảnh liên quan

2.4.4 Tình hình huy động vốn của Sacombank (2003 – 2005) - Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.doc

2.4.4.

Tình hình huy động vốn của Sacombank (2003 – 2005) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 3: Phân tích theo thành phần kinh tế - Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.doc

Bảng 3.

Phân tích theo thành phần kinh tế Xem tại trang 41 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan