MỤC LỤC
Công nghệ chúng ta có thể mua, vốn liếng chúng ta có thể huy động nhưng nguồn nhân lực chúng ta phải tích lũy với một chiến lược nhân lực dài hạn. Một hệ quả tất yếu của việc mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng trong thời gian vừa qua dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự đặc biệt là nhân sự cấp điều hành là điều khó tránh khỏi. Với nguồn tài chính dồi dào và chính sách đãi ngộ tốt, các ngân hàng nước ngoài sẽ dễ dàng thu hút nhân sự chất lượng cao từ các ngân hàng trong nước.
Cơ hội và thách thức, năng lực cạnh tranh là những vấn đề mà các ngân hàng quan tâm hàng đầu khi cánh cửa WTO đang kề cận. Trong hội nhập, năng lực cạnh tranh là nội lực của chính bản thân doanh nghiệp, không ai có thể làm theo được. Trong khi chúng ta ứng dụng CNTT để hiện đại hóa các hoạt động ngân hàng nước ngoài ứng dụng CNTT nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các khách hàng trong giao dịch qua đó tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu quả công việc.
So với các ngân hàng nước ngoài việc ứng dụng CNTT của chúng ta vẫn còn một khoảng cách khá lớn.
Aồn bờn trong dỏng dấp đụ thị mang nột Trung Hoa ấy là nền thương mại phát triển lâu đời, bền bỉ, vững vàng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam của cộng đồng người Hoa, thật lạ thường so với đời sống bề ngoài có vẻ trầm lắng. Trên vùng đất nhiều tiềm năng đó, ngày 28.6.1993 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn được thành lập. Khác với các chi nhánh Gò Vấp, Tân Bình, Hưng Đạo, Sài Gòn – là những chi nhánh có tiền thân từ 4 tổ chức tín dụng (Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp – Hợp tác xã Tín Dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia) trước khi được chuyển thể và sáp nhập đã rơi vào tình trạng khó khăn về tài chánh – Chi nhánh Chợ Lớn đi vào hoạt động mới mẻ như một trang giấy trắng, trên đó các nhà quản trị có thể xây dựng những kế hoạch phát triển đầy tham vọng.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, việc mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều sản phẩm huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt với vị thế và uy tín của Sacombank đã giúp cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục đạt được mức tăng trưởng rất cao. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong những năm gần đây tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức khá cao so với tốc độ tăng bình quân ngành Ngân hàng. Để duy trì mức tăng trưởng nguồn vốn huy động, Sacombank đang và sẽ thực hiện nhiều biện pháp để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, định chế tài chính trong và ngoài nước và các tầng lớp dân cư, đặc biệt đẩy mạnh thu hút vốn ở các địa bàn kinh tế trọng điểm và các thị trường mới nơi Sacombank đã có điểm giao dịch.
Việc tăng tốc độ huy động vốn cũng nhằm giúp tăng quy mô tổng tài sản có của Ngân hàng tương xứng với tiềm năng và vị thế của Sacombank trên thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam. Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế – xã hội, thị trường vốn và tiền tệ trong nước, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính sách tín dụng hiệu quả như : chọn lọc dự án đầu tư, sàng lọc khách hàng, kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở an toàn. Khu vực Tp HCM với trên 6 triệu dân, tập trung tất cả các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các mảng hoạt động kinh doanh luôn là địa bàn tín dụng lớn và nhiều tiềm năng, chiếm tỷ trọng cho vay rất cao từ 60 – 70% tổng dư nợ.
Cơ cấu cho vay theo địa bàn đang có sự chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng cho vay của các khu vực khác trên tổng dư nợ trên cơ sở tận dụng và phát huy hơn nữa lợi thế kinh tế – xã hội riêng có của từng địa bàn. Về mặt cơ cấu dư nợ, Sacombank luôn dành nhiều sự quan tâm hỗ trợ vốn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, xem đây là một trong những hệ khách hàng truyền thống nhưng cũng đầy tiềm năng. Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ nên đối tượng cho vay cá thể, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của toàn Ngân hàng.
Trong tương lai, Sacombank sẽ đẩy mạnh cấp tín dụng cho khách hàng cá thể, thông qua các sản phẩm tín dụng sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, tín dụng tiêu dùng và thẻ tín dụng.
Các cấp lãnh đạo thường xuyên có những nghiên cứu về tình hình thực tiễn, đặc biệt là trong ngành tài chính tiền tệ, chiến lược và các chính sách phát triển kinh tế trong nước, trong khu vực và trên thế giới, tình hình phát triển các ngành kinh tế để tham mưu, định hướng cơ cấu đầu tư vốn vào các ngành phù hợp cũng như trong xây dựng các chính sách, cơ chế tín dụng và chính sách khách hàng phù hợp. Khi phân tích rủi ro tín dụng dù là rủi ro do hoàn cảnh, trách nhiệm trước hết vẫn thuộc về quản lý ngân hàng phải dự báo những biến động của tình hình xung quanh, mặt khác phải thường xuyên hoàn thiên quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, hình thức tín dụng, phương thức quản lý tổ chức, các chính sách khách hàng sao cho phù hợp với quá trình phát triển môi trường kinh tế, pháp luật và thực tế thị trường. Do công tác tín dụng luôn phức tạp và đa dạng luôn đòi hỏi nhân viên phòng tín dụng cần có một kiến thức tổng hợp về ngoại thương, kế toán, ngoại ngữ, luật pháp, tin học và cả khả năng giao tiếp.
Ngân hàng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để báo cáo nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên học hỏi thêm kinh nghiệm, thông thạo nghiệp vụ, tạo sự thoải mái và niềm tin nơi khách hàng. Đặc biệt với hình thức cho vay hợp vốn, các ngân hàng thương mại sẽ có cơ hội tham gia vào những dự án lớn nhằm tăng dư nợ tín dụng, học tập thêm kinh nghiệm quản lý dự án, chia sẽ rủi ro trong cho vay. Như hiện nay nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ để tăng khả năng sản xuất, di dời nhà xưởng ra ngoại thành theo chỉ thị của ủy ban nhân dân thành phố,… Do đó cần mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.
Nhà nước ta khuyến khích cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tổ chức sản xuất kinh doanh với việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ, vì vậy đây cũng là một lượng khách hàng rất lớn cho các ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng. Ngân hàng cần tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng trong việc vay vốn như dịch vụ hợp thức hóa nhà, hoàn công, hỗ trợ công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo,… nhằm tạo ra những dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Việc có quá ít khách hàng vay vốn đã khiến nhiều ngân hàng thương mại quá ưu đãi cho một vài khách hàng lớn đang có giao dịch, bất chấp những quy định về phân tán rủi ro khiến nguy cơ sụp đổ cùng với thất bại của khách hàng cũng tăng theo.
Sacombank quản lý danh mục cho vay bằng cách đưa ra giới hạn dư nợ đối với một khách hàng, một số khách hàng, từng loại sản phẩm cho vay, từng loại khách hàng, từng khu vực địa lý trong danh mục cho vay trong từng thời kỳ và thường xuyên theo dừi giỏm sỏt danh mục cho vay nhằm cú cảnh bỏo kịp thời.