Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.doc (Trang 39 - 42)

Chương 3: Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tạ

3.1 Nhận xét chung

Năm 2005, kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP là 8,4% - mức cao nhất trong 9 năm qua – là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu ở châu Á và Thế giới. Nhờ nền kinh tế liên tục tăng trưởng nên

nhu cầu vốn tăng rất cao đẩy hoạt động tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng trong những năm gần đây phát triển với tốc độ khá “nóng”.

Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế – xã hội, thị trường vốn và tiền tệ trong nước, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính sách tín dụng hiệu quả như : chọn lọc dự án đầu tư, sàng lọc khách hàng, kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Sacombank vẫn được sự tăng trưởng ổn định và bền vững.

Cuối năm 2005, tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng đạt 8.425 tỷ đồng, tăng 40,7% so với đầu năm 2004, trong đó dư nợ bằng VND tăng 24,7% và bằng ngoại tệ tăng 129,8%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn 2001 – 2005 đạt 42,5%/năm.

3.1.1 Cho vay theo khu vực địa lý

Khu vực Tp HCM với trên 6 triệu dân, tập trung tất cả các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các mảng hoạt động kinh doanh luôn là địa bàn tín dụng lớn và nhiều tiềm năng, chiếm tỷ trọng cho vay rất cao từ 60 – 70% tổng dư nợ. Cơ cấu cho vay theo địa bàn đang có sự chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng cho vay của các khu vực khác trên tổng dư nợ trên cơ sở tận dụng và phát huy hơn nữa lợi thế kinh tế – xã hội riêng có của từng địa bàn.

Bảng 2 : Phân tích theo khu vực địa lý

ĐVT : triệu đồng

Thành phố Hồ Chí Minh 3.279.818 3.958.823 5.309.254 Đồng bằng Sông Cửu Long 375.251 420.780 618.412

Miền Trung 195.998 286.966 720.981

Miền Bắc 394.173 552.320 794.337

Miền Đông Nam Bộ 469.670 667.523 982.254

Tổng cộng 4.714.910 5.986.412 8.425.238

(Nguồn : Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)

3.1.2 Cho vay theo thành phần kinh tế

Về mặt cơ cấu dư nợ, Sacombank luôn dành nhiều sự quan tâm hỗ trợ vốn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, xem đây là một trong những hệ khách hàng truyền thống nhưng cũng đầy tiềm năng. Đến cuối năm 2005, dư nợ của khu vực Công ty Cổ phần, Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, tăng hơn 69% so với năm 2004. Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ nên đối tượng cho vay cá thể, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của toàn Ngân hàng. Trong tương lai, Sacombank sẽ đẩy mạnh cấp tín dụng cho khách hàng cá thể, thông qua các sản phẩm tín dụng sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, tín dụng tiêu dùng và thẻ tín dụng.

Bảng 3 : Phân tích theo thành phần kinh tế

ĐVT : Triệu đồng

Khoản mục Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh nghiệp nhà nước 193.341 259.660 30.328 Công ty cổ phần và TNHH 1.669.199 2.583.082 4.291.334 Doanh nghiệp tư nhân 168.073 302.661 587.014

Hợp tác xã 24.669 31.539 76.062

Công ty liên doanh 19.819 41.401 40.023

Công ty 100% vốn nước ngoài

86.750 50.636 24.744

Cá nhân 2.553.059 2.717.433 3..375.733

(Nguồn : Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)

Một phần của tài liệu Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.doc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w