Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường, mỗi học sinh giỏi không chỉ l
Trang 1MỤC LỤC Trang
Mục lục
Tài liệu tham khảo
I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Đối tương và phạm vi nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận của vấn đề
2 Thực trạng
3 Nguyên nhân của thực trạng trên
4 Giải pháp thực hiện
4.1 Thành lập đội tuyển
4.2 Xây dựng kế hoạch, sử dụng phương pháp bồi dưỡng đội tuyển một
cách khoa học, đúng hướng và có hiệu quả
4.3 Coi trọng khâu ra đề, đáp án và chấm chữa, rèn luyện kỹ năng làm bài
cho học sinh
4.4 Phân loại học sinh trong quá trình bồi dưỡng
4.5 Tăng cường trao đổi, giao lưu, lắng nghe ý kiến phản hồi từ học
sinh
4.6 Yêu cầu cao và giao nhiệm vụ cho học sinh
4.7 Tranh thủ sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường
III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
IV KẾT LUẬN
V ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
2 3 4 4 4 4 5 5 5 6 6 6 8
11 17
17 18
18 19 20 21
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Giáo dục – Đào tạo, Quy chế chọn Học sinh giỏi, Nxb Giáo dục, 1997.
2 Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sách giáo khoa GDCD lớp 8,9 Nxb Giáo dục, 2008.
3 Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sách GDCD (sách giáo viên), Nxb Giáo dục, 2006.
4 Bộ Giáo dục – Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn GDCD lớp 8,9
5 Nghị quyết Trung Ương 2 – khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004.
6 Bài tập tình huống GDCD 8,9, Nxb Giáo dục, 2009.
7 Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, NXb Chính trị Quốc gia,
2006.
8 Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, NXb Chính trị Quốc gia,
2010.
9 Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 8,9 Nxb Giáo dục, 2008.
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Đảng ta xem việc chọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan träng trong quốc sách phát triển con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉ đạo dạy và học trong các nhà trường Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi” Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và thi học sinh giỏi nhằm: “Động viên khích lệ những học sinh và giáo viên trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất luợng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu
để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước” (Điều 1 – Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/11/1997) Như vây, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần thiết và cấp bách, bởi vì hơn lúc nào hết đất nước đang cần những con người tài năng đón đầu tiếp thu những thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại để phát minh ra những sáng kiến đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hội nhập đất nước hiện nay Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THCS là phát huy hết khả năng phát triển
“tiềm tàng” của học sinh, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “bồi dưỡng nhân tài cho đất nước” Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường, mỗi học sinh giỏi không chỉ là niềm
tự hào của cha mẹ, các thầy cô giáo mà còn là niệm tự hào của cả cộng đồng Tuy nhiên thực tế nhiều năm trước đây, việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bộ môn GDCD nói riêng ở trường THCS Thanh Thùy chưa đạt được kết quả như mong muốn
Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THCS”.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Học sinh lớp 9 trường THCS Thanh Thùy - Xã Thanh Thùy - Huyện Thanh Oại - Thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Chương trình GDCD khối THCS
3 Phương pháp nghiên cứu.
- So sánh - đối chiếu
- Phân tích - tổng hợp
- Thống kê - phân loại
Trang 4II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận của vấn đề.
Trong trường THCS, GDCD là một trong những môn học trang bị cho học sinh những phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống nhân cách cho học sinh, hình thành ở thế hệ trẻ hệ thống giá trị chuẩn mực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội
Để có kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, một trong những việc cần làm là trang bị cho học sinh nắm vững những kiến thức của chương trình GDCD cấp THCS, đặc biệt là những kiến thức trong chương trình lớp 8 và lớp 9
2 Thực trạng của vấn đề.
Tuy nhiên, hiện nay công tác thành lập và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD còn gặp nhiều khó khăn Bởi vì lâu nay trong quan niệm của không ít phụ huynh và học sinh thì môn GDCD vẫn bị coi là “môn phụ”, không thi Tốt
nghiệp, không thi Đại học nên hầu như học sinh không có sự đầu tư cho môn học này
Thực tế đã có em định tham gia đội tuyển nhưng bố mẹ không nhiệt tình và thậm chí không muốn con mình dự thi đội tuyển học sinh giỏi - nhất là đội tuyển môn GDCD vì họ cho rằng: Học và thi để làm gì, chỉ mất thời gian vô ích! Một số học sinh đã tâm sự với tôi: “Cô ơi, bố mẹ em chỉ cho thi các môn theo khối thôi kể cả không có giải, chứ thi môn GDCD thì bố mẹ em không đồng ý cô ạ” Có một số phụ huynh đã đến tận nhà giáo viên để xin cho các em được nghỉ học đội tuyển với
lý do: Bản thân các em không đủ sức khoẻ hoặc vì các lý do khác Tôi biết những
lý do đó chưa phải là sự thật, dù rất buồn và đôi khi hơi nản nhưng tôi cũng không thể thay đổi được quyết định đó của các em và gia đình
Chính thực tế trên đã không những làm giảm lòng nhiệt tình, tâm huyết và sự đam mê của giáo viên dạy GDCD nói chung và giáo viên bồi dưỡng đội tuyển nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự tự tin của một số rất ít học sinh sẽ tham gia đội tuyển Vì các em sợ bị coi thường và thậm chí còn thấy ngại vì phải thi GDCD!
Cách đây nhiều năm, cũng giống như đa số các trường THCS trong toàn huyện, mặc dù Ban giám hiệu trường THCS Thanh Thùy rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, nhưng kết quả của môn GDCD hàng năm không cao, có năm không có giải Thông thường bước vào năm học lớp 9, đến lúc gần thi - cuối học kỳ I, mới chính thức thành lập đội tuyển môn GDCD Vì thế giáo viên phụ trách trực tiếp lên kế hoạch phụ đạo cho các em một số buổi để đi thi Từ thực tế trên, Ban giám hiệu trường đã thay đổi cách chỉ đạo, không để cho việc bồi dưỡng
tự phát trong giáo viên, học sinh mà giao khoán hẳn cho giáo viên có kế họach chọn đội tuyển ngay từ đầu năm học lớp 9 Với cách làm này chất luợng và số lượng đã
có thay đổi nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế, không đạt chỉ tiêu và đặc biệt không có giải cao
* Kết quả của thực trạng trên:
Trang 52000 – 2001 1
3 Nguyên nhân của thực trạng trên.
a Đối với người dạy:
Đa số giáo viên nhiệt tình, tận tâm với công tác giảng dạy, nhưng vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với học sinh vì đa phần giáo viên dạy chéo chuyên môn
- Chưa sử dụng có hiệu quả phương tiện và đồ dùng dạy học
- Còn xem nhẹ môn GDCD
b Đối với người học:
- Học sinh còn chưa chăm học
- Tâm lí còn chủ quan, xem nhẹ môn GDCD
4 Giải pháp.
Bản thân tôi bắt đầu được Ban giám hiệu phân công dạy GDCD khối 9 từ năm học 2006- 2007 liên tục cho đến nay đã được 7 năm vào nghành Đứng trước thực tế đó, tôi luôn trăn trở để trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì và làm như thế nào
để nâng cao chất lượng và hiệu quả đội tuyển HSG môn GDCD của nhà trường? Trong quá trình thực hiện tôi chú trọng vào các giải pháp cơ bản sau đây:
4.1 Thành lập đội tuyển:
a Phát hiện, lựa chọn và tổ chức thành lập đội tuyển HSG môn GDCD:
Phát hiện, lựa chọn và tổ chức thành lập đội tuyển HSG môn GDCD là một khâu rất quan trọng là một khâu rất quan trọng Châm ngôn có câu: “Có bột mới gột nên hồ” Quả đúng như vậy, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi người thầy đóng vai trò quan trọng nhưng học sinh là yếu tố quyết định sự thành công Thông thường những em có tố chất thông minh, học lực khá - giỏi bao giờ cũng đăng ký vào đội tuyển các môn học theo khối như: Toán, lý, hoá, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ… rồi cuối cùng mới đến GDCD Đó cũng là điều dễ hiểu Ngoài ra xu thế hiện nay, học sinh học theo ban xã hội ngày càng ít và thậm chí không có Vậy làm thế nào để học sinh say mê, thích học môn GDCD? Điểm xuất phát phải bắt đầu từ người thầy Thầy phải thực sự coi bộ môn mình dạy như cái nghiệp của mình để chuyên tâm gắn bó và sáng tạo không ngừng Ngoài năng lực truyền thụ tri thức lí luận khoa học, thầy phải nhập vai là minh chứng sống động trong thực tiễn để học sinh thấy được sự thú vị cũng như ý nghĩa của bộ môn có tính định hướng và tính giáo dục cao Niềm say mê ấy phải được bộc lộ qua từng bài giảng, trong từng câu chuyện đời thường và giải quyết những tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống
Vì thế tôi nhận thấy, giáo viên dạy đội tuyển môn GDCD phải là người truyền được “lửa” cho học sinh Tức là phải khơi dậy ở các em sự yêu thích môn học, niềm tin và lòng say mê để các em tự giác tham gia với động cơ đúng đắn và
có quyết tâm thi đạt kết quả cao Có thể nói, đây là khâu quan trọng nhất tác động
Trang 6đến tâm lý học sinh thực sự có hiệu quả vì nó quyết định việc các em sẽ học và thi như thế nào Để làm được điều này, theo tôi giáo viên vừa đóng vai trò là người thầy đồng thời cũng là người bạn lớn của các em, để phân tích và chỉ ra cho các em thấy được những lợi thế khi tham gia đội tuyển học sinh giỏi Đó chính là phương pháp học như thế nào để nhớ nhanh, nhớ kỹ và nhớ chính xác nhất Điều này đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với kiến thức các môn xã hội Ngoài ra, còn giúp các em kỹ năng xác định đề, phân tích đề, khả năng lập luận tư duy, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong các môn khoa học tự nhiên Và điều quan trọng hơn
đó là các em được trải nghiệm phương pháp học tập cũng như tâm lý khi bước vào
kỳ thi, từ đó có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp kịp thời…
Ngoài phương pháp truyền thống là cho học sinh tự đăng ký, qua từng tiết học, từng bài kiểm tra đánh giá, giáo viên cần phát hiện những học sinh có khả năng trình bày bài, khả năng vận dụng và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống và thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giới thiệu để lựa chọn, động viên các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp trường tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện Vì thế, có những em học lực còn rất hạn chế, song các em cũng hăng hái đăng ký dự thi với mong muốn được học hỏi nhiều hơn Kết quả là số luợng học sinh đăng ký ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước Năm học 2008-2009 là 5 em, năm học 2009-2010 là 7 em, năm học 2010-2011 là 8 em… Từ nguồn học sinh như trên, sau khi thi học sinh giỏi cấp trường tôi tiến hành lựa chọn danh sách đội tuyển, theo thang điểm từ cao xuống thấp và lấy từ 5 -> 10 em
Ngoài ra, trong quá trình bồi dưỡng tôi còn tiếp tục thi khảo sát ít nhất hai lần để đánh giá chính xác khả năng của từng em Từ đó có thể lấy bổ sung thêm hoặc loại bớt một số em không tiến bộ trong đội tuyển
Như vậy, để chọn đội tuyển một cách hiệu quả cần thực hiện tốt các bước sau đây:
Bước 1: Giúp học sinh hiểu, nhận thức đúng về vai trò của bộ môn và lợi thế khi
tham gia đội tuyển
Bước 2: Lập danh sách dự tuyển, động viên khích lệ học sinh tham gia dự thi.
Bước 3: Thi tuyển theo kế hoạch chung của nhà trường để lập danh sách
Với những phương pháp như trên tôi đã động viên được nhiều học sinh tham gia dự thi và chọn được những em có lực học khá …khác với trước đây phải bắt buộc các em mới đi thi Có thể nói, đó là niềm động viên rất lớn đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD trong điều kiện hiện nay
Tuy nhiên để làm được điều đó, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải thực
sự nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy và điều quan trọng hơn đó là tính bền bỉ, kiên trì, không lùi bước trước khó khăn để thuyết phục và khích lệ được các em tự nguyện tự giác tham gia Giáo viên phải là người có uy tín với học sinh được các
em tin tưởng quý mến Ngoài ra, kết quả thi đội tuyển đã đạt được của những năm trước chính là minh chứng để củng cố niềm tin đó với đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh trong những năm học tiếp theo
b Giúp đỡ, động viên khích lệ các em trong đội tuyển thường xuyên, kịp thời:
Do số học sinh trong đội tuyển phân tán ở nhiều lớp khác nhau, lịch học thêm của các em thường lệch nhau, cho nên để chọn được 1 buổi không trùng với lịch học của tất cả các em là điều rất khó khăn Trước đây, để đảm bảo cho các em không phải nghỉ học các môn khác, tôi đã chọn phương án là dạy vào các buổi chập
Trang 7tối (khoảng từ 16h30 -> 17h30) Đối với các em đây là khoảng thời gian không học thêm ca nào, nên sau khi học xong các môn khác các em ở lại học tiếp Dù bụng đói
và rất mệt nhưng các em vẫn tham gia với tinh thần rất vui vẻ và hào hứng Chính điều đó đã làm tôi thực sự cảm động và là động lực giúp tôi kiên trì quyết tâm hơn, vượt thoát khỏi tâm lý tự ti để khẳng định sự bình đẳng giữa môn GDCD với các bộ môn khác và với mong muốn làm được điều mà mình tâm huyết Có nhiều hôm trong giờ nghỉ giải lao tôi đã mua bánh mỳ, bánh quy … để cô trò cùng ăn cho đỡ đói Thấy vậy, một số em định góp tiền để tự mua nhưng tôi không đồng ý Và để các em không thể thực hiện được ý định đó, những lần sau tôi thường đưa ra các lý
do đại loại như: “Hôm nay có có tin vui nên khao các em”…
Thấu hiểu những khó khăn đó bước sang năm học 2010-2011, Ban Giám hiệu nhà trường đã lên thời khoá biểu cho các đội tuyển được học vào các buổi sáng chủ nhật hàng tuần Trong các buổi dạy, lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm, xuống lớp trao đổi động viên cả thầy và trò Điều đó đã tạo thêm động lực, niềm tin cho chúng tôi nỗ lực cố gắng nhiều hơn
Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên phải thực sự là người có “Tâm” với học sinh đội tuyển của mình Sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở thái độ, lời nói, kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt cho các em mà còn bằng tất cả tấm lòng, không đơn thuần là tình thầy trò mà như một người thân thực sự của các em Vì thế, các em sẵn sàng chia sẻ với tôi về mọi vấn đề trong cuộc sống
4.2 Xây dựng kế hoạch, sử dụng phương pháp bồi dưỡng đội tuyển một cách khoa học, đúng hướng và có hiệu quả:
Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, trước hết giáo viên phải lập được kế hoạch tổng thể, có được “chương trình khung” và kế hoạch cho từng giai đoạn Chẳng hạn, trong năm học kế hoạch là 20 buổi dạy thì giáo viên phải cụ thể hoá về thời gian, nội dung ôn luyện, từ đó giúp học sinh hiểu, định hình được
những việc cần làm để các em chủ động hơn trong quá trình ôn tập kiến thức cũ và lĩnh hội tri thức mới Đồng thời qua đó các em sẽ thấy được tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức trọng tâm trong mỗi bài, mỗi phần và mỗi chương trình cũng như toàn cấp Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi trên
cơ sở những kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích yêu cầu cần bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy cho học sinh giỏi Hệ thống hoá kiến thức và mở rộng kiến thức trong các buổi dạy là điều rất quan trọng Tuy nhiên không có nghĩa
là dạy lại kiến thức một cách đơn thuần mà giáo viên phải hệ thống kiến thức theo từng chủ đề cụ thể Chẳng hạn: Khi ôn thi đội tuyển HSG của mình, tôi chia ra 2 nội dung cơ bản là phần pháp luật (Kì II lớp 8) và phần đạo đức (Kì I lớp 9) Trong đó phần pháp luật tôi lại chia ra các chủ đề nhỏ như:
- Chủ đề I: Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên
+ Phòng chống tệ nạn xã hội
+ Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
+ Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Chủ đề II: Quyền, nghĩa vụ công dân về văn hoá, giáo dục và kinh tế
+ Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
+ Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Chủ đề III: Các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân
Trang 8+ Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
+ Quyền tự do ngôn luận
- Chủ đề IV: Nhà nước CHXHCNVN.
+ Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
+ Pháp luật nước cộng hoà xã hôị chủ nghĩa việt nam
Mục tiêu chính của việc bồi dưỡng học sinh giỏi là giúp các em trở thành người kiến tạo tri thức thay vì là những người sử dụng tri thức Ôn tập đến đâu, kiểm tra đến đó Khi ôn tập lý thuyết bao giờ cũng gắn với bài tập vận dụng bằng hình thức bài tập trắc nghiệm giải thích hoặc bài tập tình huống để học sinh làm quen với kỹ năng vận dụng lí luận vào thực tiễn đồng thời có thể lý giải các hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội Chẳng hạn, khi dạy chủ đề I,
ôn bài Phòng chống nhiễm HIV/AIDS, sau khi ôn lí thuyết, tôi cho học sinh làm một số câu hỏi sau:
Câu 1: Để phòng chống HIV/AIDS, Pháp luật nước ta quy định như thế nào? Mỗi
học sinh cần phải làm gì để phòng chống nhiễm HIV/ AIDS
Trả lời:
- Để phòng chống HIV/ AIDS, Pháp luật nước ta quy định:
+ Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình, cho xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS
+ Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/ AIDS khác
+ Người bị nhiễm HIV/ AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bệnh của mình, không bị phân biệt đối xử, nhưng phải thực hiện việc phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
- Mỗi chúng ta cần phải có đầy đủ hiểu biết về HIV/ AIDS để chủ động phòng, chống; không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/ AIDS; tham gia tích cực phong trào phòng, chống HIV/ AIDS
Câu 2: Tình huống:
Cô V nói với chồng:
- “ Ôi sợ quá, em nghe nói nước ta có nhiều trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS lắm!” Chồng cô cãi:
- Vớ vẩn! Làm gì có chuyện trẻ em lại mắc cái bệnh của người lớn! Em có biết bệnh này làm sao mà bị lây nhiễm không? Này nhé:
+ Thứ nhất là lây theo đường tình dục
+ Thứ hai là nghiện ma tuý tiêm chích chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV Còn trẻ em có làm những việc đó đâu mà bị
Cô V thấy chồng nói có lí, mà thực ra cô cũng chưa hiểu rõ thế nào là HIV và AIDS cho nên không cãi nhưng trong lòng rất băn khoăn
Anh ( Chị) hãy giúp cô V giải toả những băn khoăn trên nhé
Trả lời:
a HIV: là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
b AIDS: là giai đoạn cuối của sự nhiễm hIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe doạ tính mạng con người
c HIV lây nhiễm qua 3 con đường
- Đường tình dục - Đường máu - Mẹ sang con
Trang 9* Vì thế trẻ em cũng có thể bị nhiễm HIV
Ôn bài: Chí công vô tư: Tôi cho Học sinh làm những câu hỏi sau:
Câu 1 Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu ví dụ về một việc làm thể hiện chí công
vô tư
Trả lời:
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân
- Nêu một ví dụ, có thể là: Một người cán bộ lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của cán bộ cấp dưới để cải tiến công tác lãnh đạo được tốt hơn; một học sinh không vì cảm tình riêng mà bỏ qua hoặc che dấu khuyết điểm cho bạn; một người dân hiến đất của gia đình để xây trường học cho trẻ em;
Câu 2 Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền
mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện
để rèn luyện phẩm chất đó
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét, đánh giá người khác
Câu 3 Lan và Hoà là đôi bạn thân Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn
bị bài tập của các bạn Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ
Em hãy nhận xét hành vi của Lan
Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào?
Trả lời:
- Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải
- Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hoà
và sau đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót
Câu 4 Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ?
A Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình
B Hiền chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm
C Hôm nay đến lớp thấy đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp học, An tự quét dọn lớp để kịp giờ vào học
D Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài khi kiểm tra
Câu 5 Những biểu hiện dưới đây là chí công vô tư hay không chí công vô tư ?
(đánh dấu X vào ô tương ứng)
Trang 10Biểu hiện Chớ cụng
vụ tư
Khụng CCVT
A Khụng vỡ tỡnh cảm riờng hoặc vỡ danh lợi mà đối xử
thiờn lệch
B Cú thỏi độ vụ tư, khỏch quan khi đỏnh giỏ người khỏc
C Ba phải, ai núi thế nào, làm thế nào cũng cho là đỳng,
là được
D Đấu tranh chống những biểu hiện cỏ nhõn, thu vộn cho
riờng mỡnh
E Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cỏ nhõn mỡnh
G Coi trọng lợi ớch chung hơn lợi ớch cỏ nhõn mỡnh
H Bỏ qua cho những việc làm sai trỏi để được lợi
4.3 Coi trọng khõu ra đề, ra đỏp ỏn, chấm chữa và rốn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh
a Ra đề và đỏp ỏn
Để rốn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, giỏo viờn cần hiểu đõy là một cụng việc khụng dễ, đũi hỏi nhiều thời gian cụng sức của cả thầy và trũ mới đem lại kết như mong muốn Để việc luyện tập cú hiệu quả và học sinh khụng thấy chỏn, tụi
đó chuẩn bị nguồn đề, như sau :
- Cỏc đề thi học sinh giỏi cỏc năm trước
- Đề thi học sinh giỏi cỏc tỉnh khỏc sưu tầm qua đồng nghiệp hoặc truy cập trờn mạng
- Đề tụi soạn cho cỏc em từ cỏc nguồn tư liệu và bỏm sỏt SGK, theo cấu trỳc định lượng giữa chương trỡnh lớp 8 và lớp 9 một cỏch hợp lý
- Muốn cú nguồn tư liệu đú, trong nhiều năm qua tụi phải sưu tầm tài liệu, bảo quản
cú hệ thống cỏc đề thi, cỏc kiến thức mới trong mỗi đề thi và cỏc nội dung khỏc minh thu thập được qua đồng nghiệp, qua cỏc đợt tập huấn, đúng thành tập lưu trữ
để tạo nguồn tư liệu cho bản thõn
Trong quỏ trỡnh thực hiện tụi luụn chỳ ý cỏch ra đề sao cho cú hiệu quả và gõy được hứng thỳ cho học sinh Mỗi đề thi đều phủ khắp kiến thức của chương trỡnh đó học và cú cấu trỳc như một đề thi chớnh thức Cỏc bài tập tỡnh huống và cõu hỏi đảm bảo đủ 3 mức độ: nhớ; hiểu và vận dụng Trong quỏ trỡnh thực hiện, cần hiểu tõm lý học sinh là nếu đề ra khụng hay thỡ học sinh sẽ khụng thớch làm và chỏn Vỡ vậy, giỏo viờn phải cú đầu tư thực sự cho việc ra đề Đõy là một số đề tụi
ra cho học sinh:
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (1,5 điểm)
Nêu khái niệm pháp luật và kỷ luật Pháp luật và kỷ luật có mối quan hệ với nhau nh thế nào?
Câu 2 (2,5điểm)
Tại sao Hiến pháp 1992 khẳng định: Bản chất nhà nớc ta là nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân? So sánh sự khác nhau về bản chất nhà nớc ta với một nhà nớc khác mà em biết
Câu 3 (2 điểm)