1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

58 896 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ lâu rừng đã gắn liền với đời sống con người và nó có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra rừng còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường và cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán phục vụ cho đời sống xã hội… Đứng trước thực trạng hiện nay, rừng tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng, diện tích cây rừng vốn rất quý đang bị thu hẹp và mất dần đi tính năng tác dụng của rừng. Năm 1943 độ che phủ là 43%, đến năm 1990 độ che phủ là 21,3%. Tài nguyên rừng bị suy thoái do nhiều nguyên nhân: Chiến tranh, khôi phục kinh tế sau chiến tranh, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép, công tác tổ chức quản lý khai thác rừng chưa hợp lý…. Tài nguyên rừng bị huỷ hoại đồng nghĩa với việc cuộc sống con người bị đe doạ. Hậu quả của việc khai thác rừng không hợp lý gây ra lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất làm cho đời sống, sản xuất của con người bị đe doạ nghiêm trọng. Hiện tượng thủng tầng Ozon là mối hiểm họa đối với sức khoẻ của con người và toàn bộ sinh vật sống trên trái đất. Trước tình hình đó phải có những biện pháp để ngăn chặn bền vững, chúng ta phải đẩy mạnh tốc độ trồng rừng đạt hiệu quả cao. Trong đó công tác quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có những chủ trương nhằm từng bước thực hiện việc Xã hội hoá nghề rừng với chủ trương “giao đất, giao rừng” (Nghị định 02/NĐ-CP; Nghị định 163/NĐ-CP về việc giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp). Để thực hiện kế hoạch trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo các chương trình 4301, chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661), các dự án có sự đầu tư của các tổ chức Quốc tế như JBIC, WB 3, KFW 6, đã từng bước làm cho độ che phủ rừng của nước ta ngày càng tăng lên. 1 Quế Long một xã trung du nằm gần trung tâm của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Toàn xã có tổng diện tích là 1.957,00 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 860,00 ha, thành phần dân cư là dân tộc kinh. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp truyền thống. Những năm gần đây với Nghị định 163/2003/NĐ-CP về việc giao đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình đã tạo điều kiện cho người dân của xã an tâm tin tưởng để tham gia, đầu tư vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp như: trồng rừng, thành lập các trang trại vừa và nhỏ…. Loại cây trồng chủ yếu là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo lai (Acacia hibrif), Bạch đàn ( Euculiplus) Tình hình quản lý bảo vệ rừng: Trước đây mọi hoạt động về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện cũng như tại xã Quế Long đều do Hạt kiểm lâm Quế Sơn đảm nhiệm, nhưng từ khi có Quyết định 245/1998/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm Quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Trên địa bàn xã Quế Long việc tổ chức thực hiện công tác Quản lý bảo vệ rừng đã được UBND xã Quế Long quan tâm tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, dân số thì không ngừng tăng lên gây ra xu hướng mở rộng diện tích đất để sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa các chính sách về lâm nghiệp chưa ban hành đồng bộ, người dân chỉ chú trọng giải quyết nhu cầu cuộc sống hằng ngày nên thờ ơ với việc quản lý bảo vệ rừng. Vì vậy, vấn đề quản lý bảo vệ rừng đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách. Trước những yêu cầu thực tiễn như vậy, được sự giúp đỡ của Trường Đại học Nông lâm Huế, Khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Võ Thị Minh Phương, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam”. 2 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát chung về lâm nghiệp Việt Nam hiện nay. Như chúng ta đã biết, rừng không những cung cấp những sản phẩm lâm sản cần thiết cho con người mà còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu…, góp phần bảo vệ An ninh Quốc gia, đặc biệt đối với việc bảo vệ biên giới hải đảo. Tuy nhiên phải nhìn nhận một thực tế là rừng Việt Nam đã và đang suy giảm mạnh trong vài thập niên gần đây. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm hạn chế tình hình chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, thu hút mọi tầng lớp nhân dân vào công tác gây trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Nhiều biện pháp mạnh đã được áp dụng trong thời gian gần đây, đặc biệt là các chương trình 4304, 327 và dự án 661…cụ thể: giao đất giao rừng tới hộ gia đình, đầu tư ngân sách và tín dụng ưu đãi. Theo số liệu thống kê cho thấy trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, trên thế giới đã có hơn 200 triệu ha rừng tự nhiên bị tàn phá. Những diện tích rừng còn lại phần lớn cũng bị huỷ hoại và thoái hoá nghiêm trọng về trữ lượng, sản lượng, đa dạng sinh học và những chức năng sinh thái khác. Một số nguồn gen quý hiếm của tài nguyên rừng bị biến mất trên Thế giới. Tuy có nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng được đề ra và triển khai thực hiện, nhưng cho đến nay tình trạng mất và suy thoái rừng, nhất là rừng nhiệt đới hàng năm vẫn còn cao. Theo FAO, trong giai đoạn những năm 1980-1990, mỗi năm trên toàn Thế giới mất khoảng 15,5 triệu ha rừng tự nhiên, còn giai đoạn 1990-2000 tuy con số này có giảm nhưng hàng năm diện tích rừng tự nhiên bị mất đi vẫn còn cao, ở khoảng 13,7 triệu ha/năm. Ở Việt Nam, mặc dù diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện tích rừng bị mất còn ở mức cao. Thống kê từ năm 2001 đến tháng 10 năm 2008, tổng diện tích rừng bị mất là 399.118 ha, bình quân 57.019 ha/năm. Trong đó, diện tích được nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 168.634 ha; khai thác trắng rừng(chủ yếu là rừng trồng) theo kế hoạch hàng năm được duyệt là 135.175 ha; rừng bị chặt phá 3 trái phép là 68.662 ha; thiệt hại do cháy rừng là 25.339 ha; thiệt hại do sinh vật hại rừng gây thiệt hại là 828 ha. Như vậy, diện tích mất do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao làm mất 94.005 ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện tích rừng mất trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại 13.436 ha/năm. Hiện nay, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do sản xuất kinh doanh rừng theo kiểu lâm nghiệp truyền thống với mục đích tận dụng tối đa khả năng cung cấp động vật, thực vật rừng và việc khai thác rừng của một số bộ phận người dân sống dựa vào rừng. Nhiều năm qua các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương cũng có nhiều cố gắng nổ lực để khuyến khích áp dụng những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng mất và thoái hoá rừng. Một trong những biện pháp đó là quản lý rừng bền vững với sự tham gia của người dân, cộng đồng địa phương, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở trong hệ thống xã hội. Ở nước ta, vấn đề quản lý rừng bền vững đã được chú ý nghiên cứu và triển khai thông qua các giải pháp chính sách, tổ chức quản lý, xã hội hoá nghề rừng. Chính Phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách để bảo vệ và phát triển rừng như: Chiến lược bảo tồn Quốc gia (năm 1984); quy chế quản lý 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất (Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Quyết định 08 năm 2001 của Thủ tướng Chính Phủ); thành lập hệ thống các khu rừng đặc dụng , vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn văn hoá lịch sử (năm 1986); luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và 2004); kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (năm 1991); chương trình 327 (1992), 661 (1998 và 1999); các hội thảo cấp quốc gia về quản lý rừng bền vững đã được tổ chức tại Hà Nội, Huế và Thành Phố Hồ Chí Minh trong những năm qua. Tất cả những nổ lực, những nghiên cứu đó là cơ sở và tiền đề cho việc nghiên cứu triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng hợp lý. 4 2.2. Cơ sở lý luận. Rừng là cái nôi hình thành sự sống và gắn liền với lịch sử phát triển loài người. Từ bao đời nay con người đã sống và phát triển cùng với rừng. Như vậy, rừng không chỉ là nguồn cung cấp vật chất sống cho con người mà còn là môi sinh, môi trường để con người có đủ điều kiện tồn tại và phát triển. Con người đã tàn phá rừng vô ý thức và như vậy không chỉ làm cạn kiệt nguồn vật chất nuôi sống con người mà còn huỷ hoại môi trường sống nghiêm trọng. Vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: Lâm nghiệp là ngành bảo vệ cho các ngành khác, bảo vệ môi trường, đảm bảo cho các ngành khác hoạt động. Vì vậy đa phần các quốc gia trên Thế giới đã và đang đặt ra vấn đề bảo vệ rừng như là một sách lược cho phát triển Kinh tế-Xã hội của đất nước. Để có một phương pháp đúng cho cho sự nhìn nhận về giá trị bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất rừng và tạo điều kiện cho rừng phát triển thì chúng ta quản lý rừng theo hướng phát triển bền vững. Quản lý rừng, phát triển tài nguyên nói chung, tài nguyên rừng tại địa phương nói riêng theo hướng phát triển bền vững để nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không làm phường hại đến các thế hệ tương lai. Theo quy luật phát triển tự nhiên của trái đất thì rừng là “lá phổi xanh” của trái đất và là tấm màng xanh giữ gìn và làm sạch nguồn nước. Tục ngữ Ấn Độ có câu “rừng là nguồn nước, nước là sự sống”. Vì vậy, số phận của rừng là số phận của hành tinh chúng ta. Theo tính toán của các nhà khoa học: “Nếu rừng nhiệt đới không còn sẽ có khoảng 1 tỷ người không có nguồn sống” và rừng còn là nơi cung cấp một lượng sinh khối hữu cơ từ xác động thực vật. Nếu rừng phát triển theo quy luật tự nhiên của nó và không chịu ảnh hưởng trực tiếp của con người thì môi trường sống của chúng ta trong sạch, lượng lâm sản tích luỹ được nhiều, các nguồn gen quý hiếm không bị mất đi, hạn hán lũ lụt cũng sẽ giảm đi nhưng trên thực tế yếu tố con người chính là mấu chốt quyết định sự phát triển bền vững hay suy thoái tài nguyên rừng. Tổ chức WWF đóng tại Quảng Nam, đã và đang hướng dẫn cộng đồng dân cư phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, đây là giải pháp 5 đồng bộ các mối quan hệ, trong đó yếu tố thể chế chính sách, áp dụng khoa học kỹ thuật và khai thác kiến thức bản địa là chìa khoá quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của chương trình. Trên thực tế thì thể chế chính sách đóng vai trò số một và quyết định đến hai yếu tố kia. Đảng và Nhà nước ta có chính sách quản lý rừng phù hợp cho từng giai đoạn sẽ thúc đẩy sự đóng góp hữu ích của khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của nhân dân địa phương và tất yếu tài nguyên rừng sẽ được bảo vệ và phát triển bền vững trong tương lai. Rừng không chỉ là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có thể tái tạo được mà rừng còn nhiều chức năng sinh thái quan trọng không thể thay thế được. Rừng có mối quan hệ mật thiết và trực tiếp đến sự sống còn và phát triển của cả dân tộc cũng như tương lai cả cộng đồng, chỉ có bảo vệ và phát triển để tăng vốn rừng hiện có mới đảm bảo được cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường cho sự sống trong điều kiện công nghiệp ngày càng phát triển, nguy cơ gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngày càng cao. Chỉ có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu lâm đặc sản cho xã hội. Trên thực tế, vấn đề quản lý rừng có sự tham gia của người dân địa phương còn dựa trên cơ sở của luật pháp và hàng loạt văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước chứ chưa có sự tham gia tự giác của người dân. Hay nói cách khác, ý thức quản lý bảo vệ rừng của người dân vẫn còn hạn chế. Những văn bản pháp lý liên quan đến sự tham gia của người dân trong quản lý bảo vệ rừng là: Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 Luật Đất đai năm 1993 và luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và 2003 Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc Hội thông qua ngày 19/8/1991 và luật bảo vệ phát triển rừng sửa đổi, đã được Quốc Hội thông qua tháng 12/2004 (có hiệu lực 01/4/2005) Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định 163/1999/QĐ-CP ngày 16.11.1999 về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. 6 Nghị định 139/2004/ NĐ-CP ngày 25.6.2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 12.12.1998 về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà Nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Thông tư 56/1999/TT/BNN-KL ngày 30.3.1999 về việc hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp. Thông tư 70/2007/TT-BNN-KL ngày 01/08/2007 hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng thôn, bản. Quyết định 08/2001/QĐ-TTg ngày 11.1.2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Quyết định 29/2001/QĐ-UB ngày 25.6.2001 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc quy định hạn mức giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp cho tổ chức và hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chỉ thị 01-CT/TV ngày 09.11.2000 của Thường vụ Huyện uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp. Quyết định số 09/2002/QĐ-UB ngày 12.11.2002 của UBND huyện Quế Sơn về việc ban hành Đề án quản lý bảo vệ rừng từ năm 2001-2005 và từ 2005-2010. Nghị quyết liên tịch số 01/NQ-LT ngày 06.2.2001 của hội Nông dân- Đoàn TNCSHCM và Hạt Kiểm lâm huyện Quế Sơn về trách nhiệm thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng. 2.3. Cơ sở thực tiễn. Thách thức về dân số ở nước ta rất nghiêm trọng đối với các vấn đề của xã hội, trong đó xâm phạm đến tài nguyên rừng và môi trường là nghiêm trọng nhất. Sự tăng dân số dẫn đến tăng nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thực tế như làm nhà và đất canh tác. Trong khi đó diện tích đất rừng và tài nguyên rừng có hạn, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Xâm lấn đất rừng, bóc lột rừng làm giàu phi pháp đã làm cho diện tích rừng ngày 7 càng bị thu hẹp, loại cây có giá trị tốt bị giảm mạnh, một số nguồn gen quý hiếm bị biến mất. Việt Nam là một trong những nước nghèo trên Thế giới, có khoảng 70% dân số sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Theo thống kê năm 2001, tỷ lệ đói nghèo chiếm 17% dân số, số hộ này sống chủ yếu ở nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo và có khoảng 22 triệu người sống gần rừng, đời sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Do người dân sống vùng sâu, vùng xa nên chưa hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về rừng, nghề rừng nên họ quen sử dụng bừa bãi, lãng phí, bóc lột tài nguyên rừng làm cho rừng ngày càng cạn kiệt. Từ đây cho thấy việc quản lý rừng ở nước ta là một vấn đề sinh thái, kinh tế và xã hội quan trọng. Hằng năm diện tích rừng ở nước ta mất đi khoảng 100.000 ha (tạp chí Lâm nghiệp 1,2 năm 2000). Một số lượng lớn hơn rất nhiều so với diện tích rừng trồng thêm hằng năm của cả nước. Hiện nay diện tích đất trống đồi núi trọc ở nước ta khoảng 14,2 triệu ha chiếm 53% diện tích tự nhiên đã và đang suy thoái mạnh, đòi hỏi có sự quan tâm thích đáng hơn nữa. Qua công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Xuân Quát đã chứng minh rằng “ Rừng tự nhiên bị chặt phá và thu hẹp nhanh chóng ở nước ta hằng năm mất đi khoảng 150.000 ha rừng tự nhiên, nhưng tốc độ tăng trưởng của rừng tự nhiên lại chậm và thấp. Mức độ tăng trưởng hằng năm chỉ đạt 3-4m 3 /ha/năm, phổ biến 2-3m 3 /ha/năm. Rất nhiều chủng loại khó đáp ứng được nhu cầu rừng công nghiệp. Dân số tăng càng nhanh thì rừng mất đi càng nhiều, mức tăng trưởng của rừng chậm, nhu cầu con người ngày càng cao gây nên thiếu gỗ và lâm sản nghiêm trọng cũng như sự suy thoái nhanh chóng của môi trường, chính những suy thoái nhanh chóng của môi trường là thách thức to lớn đang đặt ra cho con người”. Đây là một vấn đề đáng quan tâm, vì nước ta là một nước nông nghiệp, phần lớn người dân nông thôn, vùng núi còn nghèo đói. Vì vậy, cần phải đưa diện tích đất trống vào sử dụng có hiệu quả nhằm thu hút nguồn lao động dư thừa tại địa phương, trang bị cho họ những kiến thức, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với rừng và tài nguyên rừng. Trước thực trạng trên, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn như Nghị quyết của Đại hội 8 tỉnh Đảng bộ mà cụ thể là Chỉ thị 05/CT-UB của UBND tỉnh về việc đóng cửa rừng và tạm ngưng khai thác gỗ rừng tự nhiên. Riêng Hạt Kiểm lâm Quế Sơn trong những năm qua đã tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện ra nhiều văn bản pháp lý nhằm thực thi pháp luật đối với rừng và tài nguyên rừng như: Chỉ thị 01-CT/TV ngày 09.11.2000 của Thường vụ Huyện uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp. Nghị quyết liên tịch: 01/NQ-LT của UBND huyện và UBMTTQ Việt Nam huyện về việc tăng cường thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Nghị quyết 06-NQ/HU ngày 30.07.2002, Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 BCH Đảng bộ huyện khoá XXI về tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng quy chế phối hợp trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ vùng giáp ranh giữa các huyện Quế Sơn - Duy Xuyên, Quế Sơn - Hiệp Đức, Quế Sơn - Nông Sơn, Quế Sơn - Thăng Bình. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm Quế Sơn nói chung và xã Quế Long nói riêng trong những năm qua đã có những bước nhảy vọt từ khi có các Quyết định như 245/1998/QĐ-TTg, 105/2000/QĐ-B NN&PTNT, thông tư 56/1999/TT/BNN&PTNT Mối quan hệ gắn bó giữa người dân miền núi với rừng luôn tồn tại từ buổi sơ khai đến thời đại công nghiệp phát triển. Không thể tách rời họ ra khỏi mối quan hệ này mà phải giúp họ bám đất, bám rừng, chuyển đổi những người kai thác rừng trái phép, phá rừng trở thành lực lượng nòng cốt giữ rừng ở cơ sở. Từ những cơ sở thực tiễn ở trên, quản lý bảo vệ rừng được hiểu là hệ thống các biện pháp quản lý và sử dụng các loại rừng nhằm giữ mối quan hệ hợp lý giữa con người với rừng, bảo vệ và phục hồi tài nguyên rừng, hạn chế những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của những hậu quả hoạt động xã hội nghề rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng phải gắn liền với việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường, với pháp luật, chính sách chế độ và biện pháp của các ngành liên quan. 9 CHƯƠNG III. MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu. Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Rừng tự nhiên và rừng trồng ở xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 3.3. Nội dung nghiên cứu. - Tìm hiểu đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu. - Các hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân. - Đánh giá hiện trạng rừng và đất rừng. - Công tác tổ chức quản lý, bảo vệ rừng tại xã Quế Long. + Hoạt động trồng rừng. + Công tác giao đất, giao rừng. + Các hoạt động nhận khoán bảo vệ rừng. + Công tác phòng chống cháy rừng. + Công tác tuyên truyền, vận động. + Mức độ hưởng lợi, khả năng đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng của người dân. + Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn xã Quế Long. + Các hoạt động sinh kế ảnh hưởng đến tài nguyên. - Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng và giao đất giao rừng - Nhu cầu nguyện vọng của cộng đồng - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn xã Quế Long. 3.4. Phương pháp nghiên cứu. - Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo tổng kết của cơ quan chức năng, của Huỵên, của xã, của thôn. - Sử dụng bộ công cụ PRA để thu thập số liệu sơ cấp hoặc dùng phương pháp phỏng vấn hộ. - Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê, mô tả 10 [...]... chính quyền địa phương xã đã có nhiều biện pháp tổ chức giúp người dân địa phương về nhận thức của công tác bảo tồn động vật rừng Có thể nói các hoạt động săn/bẫy, bắt và buôn bán động vật rừng được hạn chế rất nhiều, không còn tình trạng săn bắt bừa bãi như trước đây nữa 4.3 Kết quả tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng tại xã Quế Long 4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất và phân cấp 3 loại rừng Trên... trò quản lý hành chính của chính quyền cấp xã, nâng cao vai trò của cán bộ lãnh đạo thôn trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện 4.4 Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã Quế Long 4.4.1 Công tác quản lý bảo vệ rừng của xã khi chưa có quyết định 245/1998/QĐ-TTg Những năm 1998 trở về trước, rừng và tài nguyên rừng thuộc quyền quản lý. .. trường quản lý và khai thác, diện tích còn lại do hạt Kiểm lâm sở tại quản lý cả rừng và đất lâm nghiệp, nên tình trạng khai thác quá mức của lâm trường làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, thêm vào đó một số lâm dân lợi dụng sự thuận lợi có đường vào rừng khai thác lâm sản cả trên địa phận của lâm trường và hạt Kiểm lâm quản lý Đây là thời gian rừng nhiệt đới Việt Nam nói chung và rừng ở Quế Sơn... thôn trong công tác quản lý bảo vệ rừng và sử dụng tài nguyên rừng, trong những năm qua hạt Kiểm lâm Quế Sơn đã hỗ trợ quá trình thực hiện tham vấn với cộng đồng, sự giúp đỡ của UBND huyện Quế Sơn và UBND xã Quế Long Quá trình thực hiện tham vấn với cộng đồng đã xây dựng được cơ sở pháp lý và chính sách cho quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng, bao gồm việc cấp giấy CNQSDĐ và các thoả thuận cùng... của khu vực nghiên cứu 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Quế Long nằm cách trung tâm huyện 3 km về phía Tây, có tuyến đường DT 611A chạy ngang qua nên giao thông cũng được thuận lợi Phía Đông giáp thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn Phía Tây giáp với xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn Phía Nam giáp với xã Quế Phong, huyện Quế Sơn Phía Bắc giáp xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn * Toạ độ địa lý: Từ 108o10’20’’ đến 108011’05’’ kinh... 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Quế Long Quế Long một xã trung du của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, là căn cứ cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ, nơi đây có dãy“Trường Sơn” ngăn cách giữa vùng địch chiếm đóng và vùng giải phóng, nên rừng Quế Long đã bị bom đạn và chất độc hoá học huỷ diệt rất nhiều Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 1.957,00 ha, trong đó đất... đã được chuyển thành rừng trồng sản xuất 4.3.2 Kết quả thực hiện dự án giao đất, giao rừng gắn hưởng lợi trực tiếp sản phẩm từ rừng cho các hộ gia đình xã Quế Long năm 2008 25 Dự án thí điểm giao đất, giao rừng, gắn hưởng lợi trực tiếp sản phẩm từ rừng cho các hộ gia đình xã Quế Long huyện Quế Sơn do Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư và tổ chức thực hiện với hình thức đầu... gia quản lý, bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư theo chỉ thị 01/CT-TV năm 2000 và Nghị quyết liên tịch 01/NQ-LT giữa UBND huyện và UBMTTQVN huyện về việc tăng cường phối hợp thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng, UBND huyện đã ban hành chỉ thị số 05/2000/CT-UB về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của cấp xã về rừng và đất lâm nghiệp - Vấn đề xây dựng Quy ước tại các thôn trong công tác quản. .. rừng ở xã Quế Long: - Theo thống kê đất đai trên địa bàn xã Quế Long hiện nay diện tích rừng còn 674,00 ha chiếm 34,44% diện tích tự nhiên Hầu hết là rừng phòng hộ đầu nguồn với 528,80 ha chiếm 27% diện tích tự nhiên, rừng sản xuất chỉ chiếm một lượng nhỏ 145,20 ha Xu thế phát triển rừng của xã Quế Long trong những năm tới sẽ tăng mạnh - Quản lý và bảo vệ diện tích rừng trồng hiện có, các khu vực rừng. .. mình về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn xã quản lý - UBND xã Quế Long trong thời gian qua đã phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đã đem lại những hiệu quả thiết thực Tuy nhiên để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mang tính cộng đồnng toàn xã hội Xã Quế Long tiến hành xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng đã được . nghiên cứu. Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Đối tượng. tài: Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam . 2 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 nước, bảo vệ đất rừng và tạo điều kiện cho rừng phát triển thì chúng ta quản lý rừng theo hướng phát triển bền vững. Quản lý rừng, phát triển tài nguyên nói chung, tài nguyên rừng tại địa phương nói riêng

Ngày đăng: 09/04/2015, 17:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w