CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 50)

- Do hoạt động canh tác nương rẫy của người dân, các hộ gia đình không được nhận rừng ở bên ngoài cũng như bên trong cộng đồng tiến hành

6 28/7/2009 Hồ Giang, Lộc Sơn, Quế Long

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Trong cuộc đấu tranh ngăn chặn tình trạng mất và suy thoái rừng, suy thoái môi trường hiện nay, để đảm bảo cho cuộc sống hiện tại và tương lai lâu dài, việc quản lý bảo vệ rừng bền vững được xem như là một tính tất yếu khách quan, một giải pháp đầy sức mạnh và hữu ích. Song việc quản lý bảo vệ rừng bền vững không đơn giản và dễ dàng. Nó không chỉ là biện pháp nghiệp vụ đơn thuần mà là một biện pháp khoa học kỹ thuật, kinh tế-xã hội, văn hoá truyền thống, cơ chế chính sách, cộng thêm vào đó là sự phấn đấu kiên trì tổ chức, cá nhân, đơn vị và các ngành liên quan.

Qua thời gian thực tập tại xã Quế Long huyện Quế Sơn bản thân tôi đã rút ra được một số kết luận về công tác quản lý bảo vệ rừng như sau:

Hệ thống quản lý rừng tại xã Quế Long hiện đang tồn tại ba phương thức là quản lý rừng Nhà nước, quản lý rừng theo hộ gia đình, nhóm hộ và quản lý rừng cộng đồng thôn bản. Hai phương thức quản lý rừng đầu có những mặt tích cực, nhưng nó không phù hợp với xu hướng phát triển của ngành lâm nghiệp hiện nay, nên phải chuyển giao phương thức quản lý rừng về cho dòng tộc và cộng đồng địa phương.

Sản xuất chủ yếu của nhân dân trong xã hiện nay vẫn là trồng trọt và chăn nuôi, nghề rừng được chú trọng nhưng chưa trở thành ngành sản xuất và cho thu nhập chính của người dân, Trong sản xuất Lâm nghiệp thì xu thế làm vườn đồi, vườn rừng là phát triển nhất, hiện nay trên địa bàn xã cũng đã có nhiều trang trại lâm nghiệp được hình thành, chủ yếu ở các thôn: Lộc Sơn, Trung Thượng, Lộc Thượng 2, nhưng vẫn còn một số hộ do kinh tế khó khăn, không đủ nguồn vốn để làm kinh tế trang trại, kinh tế vườn nên cuộc sống của họ vẫn còn phụ thuộc vào rừng. Thương mại-dịch vụ và các nghề truyền thống tại địa phương chưa phát triển đồng bộ, chủ yếu tập trung ở các hộ có kinh tế khá.

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế của xã nhà, nhân dân trong xã đang thiếu vốn muốn được vay vốn ưu đãi và

dài hạn để làm kinh tế trang trại, kinh tế vườn, trồng trọt, chăn nuôi, nhằm giảm bớt lực lượng nhàn rổi làm tác động đến rừng.

Từ khi Nghị định 02/1994/NĐ-CP và 163/1999/NĐ-CP ra đời đến nay việc giao đất giao rừng ở địa phương đã thực hiện rất tốt, xã đã giao được 360,50 ha cho hộ gia đình nhận để trồng rừng, từ khi giao đất trống đồi núi trọc đến nay không xảy ra tranh chấp, nhờ cán bộ tham mưu đã buộc các hộ dân phải cam kết ký với nhau làm đường ranh giới ( Dầu rái, Sao đen...).

Công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng được chuyên sâu, nên mọi người dân đã có ý thức tham gia tích cực trong công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng, sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Các tổ chức, đoàn thể ở địa phương đã tạo ra sân chơi bổ ích cho những nhà nông, chị em phụ nữ, đoàn viên thanh niên có cơ hội để tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của rừng, vai trò của rừng đối với đời sống của cộng đồng dân cư.

Những thay đổi trong chính sách quản lý rừng và đất rừng đã mang lại một số tác động tích cực. Một số chương trình và dự án đi kèm với chính sách phân quyền đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Nhận thức của người dân về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa đạt được mục đích chính của nó. Chính sách chưa thật sự đem lại hiệu quả tốt cho việc bảo tồn, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng .

5.2. Đề nghị.

Việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng cần phải tiếp tục xây dựng đổi mới và củng cố để tương lai vốn tài nguyên rừng được ổn định và phát triển bền vững hơn và đạt được những hiệu quả cao hơn.

Cần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giao tiếp của Kiểm lâm địa bàn và cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã, có như vậy mới thực hiện được những nhiệm vụ cấp trên giao. Đồng thời có những chính sách thích đáng, đồng bộ hơn đối với những cán bộ Kiểm lâm thực thi nhiệm vụ ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

UBND huyện Quế Sơn cần chỉ đạo kiên quyết hơn nữa các lực lượng Công an, Quân sự, Văn hoá-Thông tin phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm trong công tác tuần tra, truy quét, trấn áp các đối tượng có hành vi huỷ hoại tài nguyên rừng, cần điều tra truy tố một số vụ điển hình để răn đe các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng. Trực tiếp chỉ đạo Phòng Tài nguyên- Môi trường, Hạt Kiểm lâm Quế Sơn và UBND các xã xác định địa giới hành chính và tăng cuờng hơn nữa trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Nơi nào để mất rừng, cháy rừng thì chủ tịch UBND xã đó phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 về thực hiện trách nhiệm quản ly Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

Cần tập trung nhiều hơn vào sinh kế của người dân. Thiếu lương thực và thu nhập thấp là một trong số những nguyên nhân khiến người dân tiếp tục khai thác tài nguyên rừng và canh tác nương rẫy một cách không bền vững (canh tác trên đất dốc, thời gian bỏ hóa quá ngắn,...). Do đó, Nhà nước nên chú ý hơn đến sinh kế của họ, những người sống dựa vào rừng hơn là tập trung quá nhiều vào việc bảo vệ rừng. Cung cấp nguồn sống, sinh kế khác cho người dân là biện pháp hiệu quả nhất nhằm giảm sức ép lên tài nguyên rừng. Phân chia những khu nương rẫy cố định cho người dân, có biện pháp phòng trừ thiên tai lên đàn gia súc của họ. Để giúp người dân thu nhập ổn định cho đời sống của họ trong điều kiện thiếu đất nông nghiệp, chăn thả trong vùng núi hạn hẹp. Nhà nước cũng nên xác định những khu vực rừng cụ thể cho phép người dân chăn thả gia súc.

Cần có chính sách tăng cường tính pháp lý, nâng cao hiệu lực cũng như năng lực cho chính quyền cấp xã thuận lợi trong công tác quản lý bảo vệ rừng và đất rừng cũng như các hoạt động hành chính khác. Cần xây dựng mô hình quản lý rừng dòng tộc, cộng đồng và nêu cao vai trò của cộng đồng, đây là mô hình quản lý rừng đảm bảo quyền lợi bình đẵng của người dân. Đồng thời đây chính là cách khiến tất cả người dân đều có trách nhiệm tham gia trong tất cả các hoạt động liên quan đến cuộc sống, sinh kế của họ. Nó

làm giảm sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận với tài nguyên và trong chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên.

Cần thực hiện nhanh tiến độ giao rừng tự nhiên cho cho dòng tộc và cộng đồng quản lý bảo vệ. Khi giao rừng cho cho cộng đồng và dòng tộc quản lý, bảo vệ Nhà nước phải thể hiện tính cứng rắn, mềm dảo, lấy hành lang pháp lý Quốc gia và những thể chế của địa phương làm căn cứ để các cơ quan thực thi pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Phải có chính sách phù hợp, cụ thể để người dân có quyền hưởng lợi sản phẩm từ rừng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 50)

w