Vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 35)

- Hiệu quả của dự án:

4.4.2.2. Vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Thành lập tổ bảo vệ rừng, PCCCR. Thành lập quỹ bảo vệ rừng của thôn Về thu hái lâm sản, về săn bắt thú rừng gồm loài, mùa và vùng săn bắt. Về chăn thả gia súc trong rừng. Các điều khoản khen thưởng, xử phạt... Cho đến cuối năm 2005, việc xây dựng Quy ước bảo vệ rừng tại các thôn của xã Quế Long đã được UBND huyện Quế Sơn phê duyệt và đã triển khai thực hiện. Nhìn chung các Quy ước thể hiện được tâm tư nguyện vọng của toàn thể nhân dân trong thôn về công tác quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng tài nguyên rừng trong địa phương mình. Trong quá trình thực hiện nếu có những điều khoản không phù hợp với tình hình thực tế của thôn thì ban quản trị thôn họp toàn thể cộng đồng nhân dân lấy ý kiến đóng góp sữa đổi, bổ sung và trình UBND xã xem xét và đề nghị UBND huyện phê duyệt.

4.4.2.2. Vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác quản lý, bảo vệrừng. rừng.

- Cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Chính phủ, thông tư 56/1999/TT/BNN-KL và thông tư 70/2007/TT/BNN-KL về việc hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, bản.

- UBND xã Quế Long đã có tác động đáng kể trong quản lý, tổ chức bảo vệ rừng thông qua vai trò chỉ đạo việc thành lập và các hoạt động của tổ bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư thôn, hướng dẫn thôn xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn. Chỉ đạo các thôn xây dựng và thực hiện Quy ước. Xem xét đơn và trình UBND huyện, Hạt Kiểm lâm cho phép người dân khai thác gỗ rừng của họ để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng. Chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng của cộng đồng dân cư thôn, hướng dẫn việc khai thác, phân phối, sử dụng lâm sản trên diện tích rừng của cộng đồng dân cư thôn. Định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm báo cáo kết quả quản lý rừng và bảo vệ rừng của xã mình lên Hạt Kiểm lâm và UBND huyện.

* Vai trò của ban quản lý thôn và tổ bảo vệ rừng thôn:

- Người dân trong thôn là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động khai thác, trồng rừng, tỉa thưa,... Đứng đầu thôn là trưởng thôn và cũng là tổ trưởng của tổ bảo vệ rừng thôn do nhân dân trực tiếp bầu ra. Trong thôn thì trưởng thôn đóng vai trò quan trọng, tham gia vào toàn bộ quá trình giao đất, giao rừng và quản lý bảo vệ rừng trong thôn mình. Trong các cuộc họp thôn thì trưởng thôn là người đóng vai trò quyết định. Ban quản lý rừng thôn thực hiện hoạt động quản lý rừng; điều hành, giám sát các hoạt động bảo vệ rừng của các cụm dân cư trong thôn; phân chia lợi ích từ rừng, đề xuất khai thác lâm sản.

- Thường kỳ kiểm soát những sai phạm về tài nguyên rừng, phối hợp với cán bộ lâm nghiệp xã và Kiểm lâm địa bàn bắt giữ, tịch thu tang vật của những kẻ phá hoại rừng. Tổ quản lý bảo vệ rừng thôn có trách nhiệm tham gia động viên toàn dân trong thôn thực hiện tốt Quy ước quản lý, bảo vệ rừng và tố giác những lâm dân vào rừng khai thác trái phép. Thành lập ban

chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng do thôn trưởng làm tổ trưởng. Các cụm trưởng cụm dân cư trong thôn là những người được nhân dân tín nhiệm, họ biết rõ người dân trong cụm quản lý của mình làm gì, khai thác gì và tác động ra sao đến rừng nên họ cũng góp phần làm giảm tình trạng khai thác trái phép trước đây. Định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình hoạt động của tổ và diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn thôn cho UBND xã và hạt Kiểm lâm Quế Sơn.

* Vai trò của Hạt Kiểm lâm:

- Phối hợp cùng UBND xã và Ban nhân dân thôn trong việc giám sát thực hiện Quy ước bảo vệ rừng và hoạt động của các Tổ BVR, đồng thời phối hợp giải quyết hoặc đề xuất giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cho Tổ BVR, cũng như cung cấp các văn bản pháp luật, các biểu mẫu phục vụ cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, báo cáo của Tổ BVR. Bố trí Kiểm lâm viên về địa bàn theo sự chỉ đạo của chi cục Kiểm lâm giúp UBND xây dựng phương án quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.

- Thanh toán đầy đủ các khoản tiền chi phí, trích thưởng( nếu có ) trong xử lý vi phạm hành chính cho các Tổ BVR thôn.

* Vai trò của các đoàn thể trong công tác quản lý bảo vệ rừng:

Trên địa bàn xã có các tổ chức xã hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, …mỗi tổ chức xã hội có ảnh hưởng khác nhau đến công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Vì vậy, Huyện uỷ, UBND huyện, Đảng uỷ, UBND xã đã ra các văn bản nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững trên địa bàn.

- Hội nông dân:

Nông dân là lực lượng phá rừng có truyền thống từ ngàn xưa đến nay, có những người phá rừng chuyên nghiệp, có những người phá rừng trong thời gian nông nhàn họ vào rừng để khai thác lâm sản nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Từ khi nghị quyết liên tịch số 01/NQ-LT năm 2001 của Hội nông dân – đoàn thanh niên và Hạt Kiểm lâm Quế Sơn ra đời nhằm giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng này thì họ đã đứng ra vay vốn xoá đói

giảm nghèo và còn kết hợp với các ban ngành của Huyện cũng như các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm của Tỉnh mở các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng cải tạo vườn tạp…và về công tác PCCC, họ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của rừng đối với nông nghiệp và môi trường sống của con người. Từ đó giúp hội viên nắm những kiến thức chung về khoa học kỹ thuật, giải quyết công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập, giảm sự tác động của người dân vào rừng.

- Đoàn thanh niên:

Lực lượng thanh niên là lực lượng nòng cốt cho hiện tại và tương lai về công tác quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng tại địa phương. Đoàn thanh niên xã đã có những đóng góp to lớn như tuyên truyền, vận động người dân không tham gia vào phá rừng và học tập các kỹ năng về trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phối hợp với các ban ngành mở các cuộc thi tìm hiểu về rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng như công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Vì vậy Đoàn thanh niên là lực lượng hùng hậu nhất làm công tác quản lý rừng, BVR và PCCCR hiệu quả nhất ở cơ sở. Đoàn thanh niên ở xã là cơ sở vững mạnh của Đảng, góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, giáo giục cho công tác quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương.

- Hội phụ nữ:

+ Hội phụ nữ là lực lượng “ tay yếu, chân mềm” ít tham gia trực tiếp vào quản lý bảo vệ rừng bền vững nhưng đây là lực lượng chủ yếu tham gia quản lý, bảo vệ rừng gián tiếp có hiệu quả. Do bởi họ là những người thường xuyên vào rừng thu hái lâm sản ngoài gỗ như măng, nấm, rau rừng,...cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày, nên họ cũng có những am hiểu nhất định về rừng và cũng sẽ phát hiện ra những vấn đề bất cập khi họ đi vào rừng.

+ Nhờ chi hội chỉ đạo, thường xuyên là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân địa phương để họ hiểu rõ tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống con người, hiểu rõ nghĩa vụ và lợi ích của mình trong việc tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Thông qua các chương trình lồng ghép hợp lý trong các cuộc tuyên truyền của chi hội nên hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng của Đảng uỷ, UBND xã Quế Long thời gian qua có công rất lớn của chi hội phụ nữ.

- Các ban ngành đoàn thể khác:

Ngoài ra còn có các tổ chức đoàn thể khác cũng tác động trực tiếp vào công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn như: Văn hoá thông tin, quân sự, công an,...là cơ quan tư vấn cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, thực thi pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. Trong những năm qua sự phối hợp của các đoàn thể trên địa bàn nhịp nhàng và đồng nhất trong lĩch vực lâm nghiệp nói chung và quản lý bảo vệ rừng bền vững nói riêng, về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 35)

w