Hình thức phân chia lâm sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 41)

Phân chia lâm sản giữa hộ gia đình với bên giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp được quy định trong quyết định giao hoặc hợp đồng khoán rừng và đất lâm nghiệp và áp dụng một trong 3 hình thức sau:

Đối với hộ gia đình được giao rừng và đất lâm nghiệp (Hình thức I)

Hộ gia đình được giao rừng và đất lâm nghiệp được quy định tại các Khoản 5 Điều 5, Khoản 5 Điều 6, Khoản 4 Điều 7, Khoản 2 Điều 8 Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, khi phân chia sản phẩm khai thác chính, hộ gia đình được nhận toàn bộ số lâm sản tại bãi giao và phải nộp vào Ngân sách Nhà nước khoản tiền tương ứng với số lâm sản được phân chia và các khoản thuế theo quy định hiện hành.

Khoản tiền phải nộp Ngân sách xã khi phân chia sản phẩm (không gồm các khoản thuế)

= Khối lượng lâm sản khai thác x Giá cây đứng x Tỷ lệ phải nộp Ngân sách xã Khoản tiền phải nộp Ngân sách xã khi phân chia sản phẩm: Là giá trị lâm sản phải nộp Ngân sách xã, không bao gồm các khoản thuế phải nộp theo quy định hiện hành như: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...

Khối lượng lâm sản khai thác tại bãi giao: Là khối lượng lâm sản thực tế đã khai thác tại bãi giao (hoặc kho) lâm sản.

Giá cây đứng: Là giá lâm sản đến tuổi thành thục công ghệ có thể khai thác sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định ở thời điểm khai thác lâm sản.

Tỷ lệ phải nộp Ngân sách xã: Là tỷ lệ phân chia phải nộp Ngân sách xã do UBND cấp tỉnh quy định trong khung tỷ lệ theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg. Tỷ lệ được áp dụng ở xã Quế Long là 20%.

Ngoài khoản tiền phải nộp Ngân sách xã khi phân chia sản phẩm, hộ gia đình còn phải nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Hiện thuế tài nguyên được áp dụng là 15% trên giá trị sản phẩm.

Đối với hộ gia đình nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp

Hình thức II: Bên Giao khoán (hoặc hộ gia đình) nhận toàn bộ số lâm sản tại bãi giao và trả cho hộ gia đình (hoặc bên Giao khoán) bằng tiền tương ứng với số lâm sản mà hộ gia đình (hoặc bên Giao khoán) được hưởng. Bên nhận toàn bộ số lâm sản tại bãi giao phải chịu trách nhiệm nộp thuế theo quy định hiện hành.

Hình thức III: Bên Giao khoán và hộ gia đình nhận sản phẩm được phân chia tại bãi giao theo tỷ lệ quy định. Các bên chịu trách nhiệm nộp thuế theo quy định hiện hành tương ứng với phần lâm sản mà mỗi bên được hưởng.

* Quản lý chi phí khai thác lâm sản

- Hộ gia đình được giao hoặc nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp khi được phép khai thác chính được tự tổ chức khai thác lâm sản hoặc thuê khai thác theo các quy trình, quy phạm và quy chế khai thác gỗ, lâm sản hiện hành.

- Hộ gia đình được giao rừng và đất lâm nghiệp phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến khai thác lâm sản, bao gồm cả chi phí khai thác liên quan đến phần lâm sản nộp Ngân sách Nhà nước.

- Hộ gia đình nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp chịu chi phí khai thác liên quan đến phần lâm sản mà hộ gia đình được hưởng.

* Quản lý và sử dụng sản phẩm được phân chia

- Đối với hộ gia đình: Được phép sử dụng và tiêu thụ phần sản phẩm được phân chia, bao gồm: Phần sản phẩm được hưởng khi phân chia sản phẩm khai thác chính; phần sản phẩm của bên giao khoán mà hộ gia đình đã trả cho bên giao khoán bằng tiền tương ứng với số sản phẩm đó; Phần sản phẩm thu hoạch được từ rừng: tỉa thưa, cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm nông - ngư nghiệp kết hợp.

- Đối với giá trị lâm sản nộp Ngân sách Nhà nước: Giá trị lâm sản của hộ gia đình nộp Ngân sách Nhà nước khi phân chia lâm sản là nguồn thu của Ngân sách xã để sử dụng vào các công việc sau:

+ Hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng.

+ Trợ cấp cán bộ lâm nghiệp, cán bộ Kiểm lâm công tác trên địa bàn xã. Hỗ trợ công tác khuyến lâm.

4.6. Những chuyễn biến trong đời sống của người dân sau khi nhận rừng.

4.6.1. Thay đỗi trong sinh kế.

* Trồng trọt: Đa số những người dân được phỏng vấn đều cho biết sản xuất lương thực sau khi giao đất lâm nghiệp có nhiều thay đỗi. Nhất là về giống mới, cách thức sử dụng phân bón, cách thức dọn cỏ và làm đất. Lúa trước đây được coi là cây trồng chính nhưng sau khi giao đất lâm nghiệp thì cây sắn được coi là cây trồng chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp của xã vì trên địa bàn Huyện đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn. Sở dĩ như vậy là song song với việc giao đất, giao rừng, dự án 661 đã hỗ trợ giống. Trên thực tế thì sắn thu nhập không cao nên người dân phải làm sao để sử dụng đất có hiệu quả có thể trồng xen cây hàng năm hoặc Sao đen. Người dân ở đây sử dụng phân bón do các dự án cấp, Ngoài ra phân trâu, bò cũng là phân được bón nhiều.

* Chăn nuôi:

Người dân vẫn còn chăn nuôi thả rong theo phong tục của họ, song những hộ nhận rừng được khuyến kích nuôi nhốt một số vật nuôi như: lợn, thỏ, ... . Công tác tiêm phòng cho vật nuôi đã được thực hiện tốt. Do đó, nhiều hộ cho rằng tỷ lệ sống vật nuôi của họ đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa an tâm lắm về hình thức nuôi nhốt, họ cho rằng nuôi thả rong có thể tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên sẻ giảm được chi phí cho họ. Mặt khác vât nuôi nhốt giá bán ra không cao bằng vật nuôi thả rong. Đây là một trong những bất cập hiện nay của xã. Do điều kiện nuôi nhốt của người dân không được đầu tư, năng suất nuôi nhốt thấp, công tác khuyến nông còn mờ nhạt.

* Điều kiện sống của người dân:

- Trong những hộ được phỏng vấn thì có đa số các hộ trả lời rằng họ đủ lương thực để ăn và trang trải cuộc sống, có hộ còn nói là kinh tế gia đình họ khá lên hơn hẳn nhờ vào chính sách của nhà nước về trồng rừng, bảo vệ rừng. Còn lại chỉ một vài hộ cho rằng họ vẫn chưa đủ ăn và kinh tế gia đình vẫn còn khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi được hỏi về mong muốn về sau, thì hầu hết các hộ nhận rừng đều mong muốn UBND tổ chức một lực lượng bảo vệ trực thuộc tại rừng để bảo vệ rừng cho họ. Bởi lẽ những người phá rừng của họ đa số là người trong thôn do đó họ khó bảo vệ rừng của mình (vì sợ mất đoàn kết trong cộng đồng). Và tất cả các hộ đều mong muốn được Nhà nước giao thêm đất và hổ trợ kinh phí để họ có thể trồng thêm rừng nhằm đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống và bảo vệ môi trường.

4.6.2. Thay đổi về tài nguyên rừng.

Theo số liệu phỏng vấn được tại những người dân nhận rừng và số liệu thống kê của xã, cũng như quá trình khảo sát thực tế, cho thấy: Diện tích rừng tự nhiên của xã trong những năm qua có giảm nhưng không đáng kể, đã không còn tình trạng khai thác bừa bãi như trước đây nữa. Diện tích rừng trồng và rừng phòng hộ trong vài năm trở lại đây tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp. Diện tích rừng trồng của Dự án 661 những năm 1998, 1999 trong hai năm qua đã bắt đầu khai thác và trồng mới lại.

* Nguyên nhân:

- Do hoạt động canh tác nương rẫy của người dân, các hộ gia đìnhkhông được nhận rừng ở bên ngoài cũng như bên trong cộng đồng tiến hành

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 41)