Tiến trình xây dựng Quy ước quản lý, bảo vệ rừng thôn bản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 32)

- Hiệu quả của dự án:

4.4.2.1. Tiến trình xây dựng Quy ước quản lý, bảo vệ rừng thôn bản.

* Căn cứ pháp lý

Căn cứ Thông tư 56/1999/TT-BNN-KL ngày 30/03/1999 hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng thôn, bản.

Căn cứ luật tổ chức HĐND&UBND ngày 26/11/2003. Căn cứ luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

Căn cứ nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Căn cứ pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH 11 ngày 20/04/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Xét đề nghị của UBND xã Quế Long và ý kiến đề nghị của Phòng tư pháp huyện Quế Sơn.

- Từ khi có Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng chính phủ ra đời, Chủ tịch UBND xã đã thấy được vai trò trách nhiệm của mình về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn xã quản lý.

- UBND xã Quế Long trong thời gian qua đã phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mang tính cộng đồnng toàn xã hội. Xã Quế Long tiến hành xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng đã được đông đảo nhân dân trong xã đồng tình hưởng ứng.

Thôn Lãnh An, Lộc Sơn, Trung Thượng và Lộc Thượng 2 đã tổ chức họp dân và thông qua quy ước bảo vệ và phát triển rừng của các thôn.

* Các bước xây dụng Quy ước.

Qua quá trình chỉ đạo, điều tra, thu thập thông tin tại một số địa phương cho thấy: do đặc thù của từng vùng và điều kiện KTXH của tỉnh đầu tư với mức độ khác nhau, nên các bước triển khai, các bước tiến hành và nội dung Quy ước bảo vệ và phát triển rừng có khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản việc xây dựng và thực hiện Quy ước gồm 5 bước.

- Bước 1: Công tác chuẩn bị.

Trên cơ sở chủ trương và kế hoạch của Tỉnh về công tác xây dựng Quy ước, Chi cục Kiểm lâm và các Hạt Kiểm lâm tổ chức triển khai, chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn với các nội dung sau:

+ Lập kế hoạch, xây dựng chương trình triển khai xuống xã.

+ Thu thập các văn bản liên quan, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quán sinh sống, của từng dân tộc sống trong cộng đồng.

+ Phối hợp với cán bộ khuyến nông-khuyến lâm, địa chính, chủ rừng làm việc và giới thiệu chương trình với cán bộ xã. Bàn bạc thảo luận và đưa ra những định hướng cơ bản, chọn một hoặc hai thôn điển hình trong công tác quản lý bảo vệ rừng để làm điểm rút kinh nghiệm.

+ Trao đổi thống nhất với trưởng thôn những nội dung cơ bản cần đưa ra bàn bạc trong cuộc hộp thôn.

+ Cùng trưởng thôn(có sự chứng kiến của chính quyền xã) triệu tập cuộc họp thôn và hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ rừng, đưa ra các nội dung để người dân trao đổi, thảo luận.

+ Thành lập nhóm đại diện để xây dựng quy ước ( gồm: trưởng thôn và các tổ chức quần chúng như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh,...) Nhóm đại diện được cung cấp các tài liệu liên quan cần thiết như:

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và các nội dung về hương ước (nếu có), các phong tục tập quán của cộng đồng.

Vai trò tác động của rừng, những tác động xấu gây ảnh hưởng đến rừng và môi trường.

Tình hình dân sinh kinh tế, xã hội, rừng và đất rừng, thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương( mặt được, chưa được)

Nhóm đại diện thường xuyên liên lạc hai chiều với người dân.

+ Giới thiệu dự thảo bản Quy ước: Quy ước phải đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ các bên tham gia. Ví dụ quy định các sản phẩm được phép khai thác, khai thác ở đâu? Khai thác cái gì, khi nào? Ai cho phép? Số lượng bao nhiêu, thưởng, bồi thường thế nào?..

+ Ở giai đoạn này, Kiểm lâm địa bàn phải có năng lực chuyên môn và kỹ năng tạo lập mối quan hệ, tạo cơ hội cho mọi người dân được tham gia bình đẳng, hiểu rõ mục tiêu, nội dung, chính sách đầu tư, hưởng lợi, kết quả mong muốn...

- Bước 3: Tổ chức họp thôn, bản thông qua Quy ước.

+ Tiến hành tổ chức họp dân, giới thiệu bản dự thảo Quy ước để người dân trực tiếp thảo luận. Thành phần họp có đại diện các gia đình có nam, có nữ. + Các nhóm đại diện tham dự và cử một người có trình độ giới thiệu( thường là KLĐB). Biểu quyết công khai thông qua nội dung từng phần và toàn bộ.

+ Các nội dung Quy ước được 2/3 số người tham gia tán thành thì mới được thông qua.

+ Lập biên bản họp thôn( có chữ ký của trưởng thôn và đại diện các tổ chức quần chúng, các trưởng họ tộc..) và danh sách thành viên dự họp.

- Bước 4: Phê duyệt và thông báo Quy ước.

+ Quy ước và biên bản họp thôn gởi lên UBND xã xem xét thông qua và trình UBND huyện phê duyệt ( sau khi thẩm định và trình của phòng Tư pháp Huyện)

+ UBND xã tổ chức họp thôn, bản công bố quyết định phê duyệt của huyện và thông báo nội dung Quy ước, bàn biện pháp thực hiện.

- Bước 5: Tổ chức thực hiện Quy ước.

+ Ghi tóm tắt nội dung bản Quy ước và sao nhiều bản gửi cho các hộ gia đình, các tổ chức trong thôn, bản đồng thời xây dựng bản Quy ước lớn ở vị trí nhiều người qua lại. Lập tổ kiểm tra, giám sát thực hiện Quy ước( do thôn bầu ra).

+ Lập sổ theo dõi thực hiện Quy ước, quá trình theo dõi nếu có vấn đề nào phát sinh không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tập quán của cộng đồng thì có thể sửa đổi, bổ sung bản quy ước.

+ Các Quy ước ra đời đi vào cuộc sống của cộng đồng nhằm lập lại kỹ cương về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại địa bàn xã Quế Long, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w