Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình”.. Là một giáo
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY TẬP VIẾT LỚP 1”
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ Năm đầu tiên cắp sách đến trường, trẻ
vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp Tiểu học, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính kỷ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người” Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các
em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình”
Tính đến nay, Bộ Giáo Dục đã nhiều lần ban hành những quy định về thay đổi chữ viết ở Tiểu học Sau nhiều lần thay đổi, chúng ta lại quay trở về với mẫu chữ mềm mại, thanh gọn trước kia nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp hơn và có thẫm mĩ hơn Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa làm được
Trực trạng chữ viết của học sinh Trường Tiểu học Thiện Hưng A nói chung, học sinh khối lớp 1 nói riêng hiện nay chữ còn xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng đều đó không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được Nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung Là một giáo viên dạy lớp
1, tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt.Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh lớp 1, lớp 2 lại càng quan trọng hơn Vậy nên tôi rất muốn giảng dạy môn Tập viết thật tốt để học sinh viết đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận
Trang 3hơn Đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở tiểu học nói chung và dạy - học chữ viết nói riêng
Chính vì thấy được tầm quan trọng của môn tập viết , tôi đi sâu tìm hiểu, học hỏi và
nghiên cứu ra “Một vài kinh nghiệm dạy Tập viết lớp 1” giúp học sinh viết chữ đẹp
mong các em trở thanh những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước
II PHẠM VI NHGIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu về các biện pháp dạy tốt môn Tập viết
1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập viết để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 1 viết đẹp hơn, đặc biệt viết chính tả sau này được tốt hơn
2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 1A2 Trườn tiểu học Thiện Hưng A-Bù Đốp - Bình Phước
3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 2 NĂM
Năm học 2011- 2012
Năm học 2012- 2013
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tham khảo tài liệu có liên quan đến môn Tập viết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: kiểm tra học sinh theo đinh kì
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: thống kê toán học
Trang 4B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I THỰC TRẠNG
1 Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi:
- Trong những năm trở lại đây việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục đặc biệt là Ban giám hiệu, các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm Chính vì thế, mục tiêu rèn chữ viết cho học sinh lớp 1,2 cũng như lớp 3 được đặt lên hàng đầu
- Mỗi giáo viên được trang bị bộ chữ dạy tập viết
- Giáo viên được tham dự các chuyên đề về Tập viết và cuộc thi “Viết chữ đẹp”,
“triển lãm bộ hồ sơ sạch đẹp”, để học hỏi và trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm b) Khó khăn:
- Vở tập viết của học sinh còn mỏng nên rất dễ bị quăn mép, bị nhoè
- Trình độ học sinh không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc kèm cặp các em học tập, đặc biệt là trong môn Tập viết
- Phụ huynh thường mua loại bút kém chất lượng, bảng mêca không thích hợp
- Mẫu chữ như các nét cơ bản, tiếng, từ, cụm từ không có mẫu sẵn trong bộ chữ Tập viết
2) Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong công tác giáo dục, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường thì cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời phải duy trì việc viết chữ cho học sinh ở từng lớp, từng trường Để làm tốt công tác này với trách
Trang 5nhiệm và lương tâm của một nhà giáo không muốn học sinh mình viết xấu, viết nguệch ngoạc Bản thân giáo viên đã không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, bạn bè, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thông qua hoạt động thực tiễn, kết hợp với tham khảo tài liệu sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng làm cơ sở cụ thể áp dụng vào nghiên cứu ở trường Tiểu học Thiện Hưng A nói chung và lớp 1A2 nói riêng Qua đó củng cố, rèn luyện và nâng cao những kiến thức, kĩ năng đã được trang bị ở trường Sư phạm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục, góp phầøn hạn chế tình trạng học sinh viết chữ xấu trong Trường
3 Biện pháp thực hiện
a Những căn cứ:
- Vị trí môn tập viết ở tiểu học (như đã trình bày ở phần I)
- Khả năng viết chữ và thực trạng dạy Tập viết của giáo viên Tiểu học
Về cơ bản, giáo viên viết chữ đẹp chưa cao Có những giáo viên còn viết theo thói quen của mình Việc chẩn bị cho giờ dạy Tập viết của giáo viên chưa được chu đáo ở các lớp Tiểu học phải được tiến hành theo hai khâu cơ bản sau:
- Soan giáo án Tập viết:
- Thực hiện giáo án trong giờ dạy trên lớp
Nhưng giáo án Tập viết giáo viên chưa hướng dẫn học sinh một cách cơ bản tỉ mỉ
về việc viết chữ đúng mẫu, cũng như trình bày theo từng loại văn bản
b Một số biện pháp:
Bước vào tiếp xúc với chương trình lớp 1, việc rèn luyện cho các em viết phải thật cẩn thận, đúng và đẹp là điều mà tôi suy nghĩ rất nhiều Vì vậy, tôi đã nghiên cứu, học
Trang 6hỏi đồng nghiệp để đưa ra những biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp Sau đây là một
số kinh nghiệm mà tôi đã làm:
3.1 Kiểm tra những điều kiện về cơ sỡ vật chất:
– Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh:
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh Hiện nay hầu hết các trường tiểu học trong toàn huyện đều đảm bảo các yêu cầu cơ bản Ánh sáng theo tiêu chuẩn học đường có bảng chống loá, bàn ghế đúng kích cỡ, tiêu chuẩn đối với học sinh lớp 1
- Đồ dùng của học sinh:
- Từng loại bút thích hợp, đến chách chọn bảng con và phấn viết cũng được tôi lưu tâm đến Hướng dẫn phụ huynh tìm mua bút, bảng, phấn có chất lượng tốt Thực tế dạy viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữ cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 vẫn là tối ưu nhất Có nhiều học sinh được bố mẹ mua cho bảng làm bằng chất liệu mêca màu trắng, dùng viết dạ viết bảng Dùng loại bảng và bút này có nhiều hạn chế: bảng trơn, học sinh không chủ động, mực ra đậm nhạt không đều, khi xoá dễ gây bẩn, mất vệ sinh Hơn nữa, do bút to quá cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đưa ra những loại bút, bảng, phấn để phụ huynh tham khảo rồi đi đến thống nhất trong toàn lớp tránh tình trạng bảng của em này thì ô li to của em kia thì ô li nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết
3.2 Sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy học Tập viết:
a) Những đồ dùng dạy tập viết hiện nay:
Trang 7Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh được tốt hơn nhằm mục đích khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nỗi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học” Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc cũng cố bài học
b) Đồ dùng tự làm đạt hiệu quả trong việc dạy - học Tập viết:
Để việc dạy Tập viết có hiệu quả, giáo viên có thể nghiên cứu làm các loại đồ dùng trực quan rất hữu ích và tiện lợi cho việc dạy Tập viết
* Mục đích sử dụng đồ dùng : Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ:
* Cấu tạo gồm những nét nào?
* Kích thước cao, rộng bao nhiêu ô?
* Cách làm đồ dùng:
- Giấy bìa cứng khổ A4 (số lượng 1/2 tờ)
- Bút dạ (2 cái, hai màu xanh đỏ)để kẻ lên tờ bìa sau đó ep plastic lại
* Cách sử dụng: Dùng trong phần giảng bài mới: Giáo viên dùng bút dạ xoá được viết chữ mẫu
- Giáo viên giới thiệu xong nét nào,yêu cầu học sinh nhắc lại tên nét chữ ấy và giáo viên chốt lại bằng câu hỏi “Để hoàn thành một con chữ thì các em cần viết mấy nét và
đó là những nét nào?”
* Tác dụng của đồ dùng
Trang 8- Dùng được hai mặt, sau khi dùng xong lấy khăn ướt lau sạch để lần sau sử dụng(sử dụng lâu dài)
- Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn
- Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo kích thước của con chữ cần viết
- Giáo viên có thể dùng đồ dùng này hướng dẫn học sinh cách viết một con chữ hoàn chỉnh
Ví dụ1 : Trong vở em tập viết, tập1 CGD giáo viên dùng que chỉ và đưa ra hệ thống câu hỏi:
(? ) Các em nhìn lên bảng và cho cô biết đây là chữ gì? (chữ a viết thường cỡ nhỡ) (?) Chữ a được viết bởi mấy nét ? (gồm 2 nét)
(?) Cho cô biết nét thứ nhất của chữ a là nét gì ? (nét cong kín)
(?) Nét thứ hai là nét gì ? (nét móc ngược phải )
Giáo viên chốt lại bằng một câu hỏi: Chữ a gồm mấy nét chữ ghép lại?
Ví dụ 2 :Dạy bài tập viết chữ ghi vần an
Giáo viên giảng: Từ điểm đặt bút dưới đường kẻ ngang thứ 3, viết nét cong kín sau
đó rê bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải dừng bút ở đường kẻ 2 (chữ a), viết luôn nét móc xuôi rồi rê bút lên đường kẻ 2 viết nét móc hai đầu điểm dừng bút ở đường
kẻ 2 (chữ n) Đến đây cô đã viết xong chữ ghi vần an chưa?
* Tác dung của hướng dẫn kĩ :
- Giúp học sinh biết cách viết liền nét từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc mà không nhấc bút
Trang 9- Giúp học sinh hình dung rõ quy trình viết hoàn chỉnh một con chữ
3.3 Tư thế ngồi viết và cách cầm bút:
Để giúp các em viết được những nét chữ, đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết “em phải ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25- 30cm” Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng bị lệch dòng Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: sẽ bị cận nếu cúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng, trước mỗi giờ tập viết tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết với câu hỏi: Muốn viết đẹp các em phải ngồi như thế nào? Dần dần các em sẽ
có thói quen ngồi đúng tư thế Một việc hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và cách đặt vở trên bàn Điều này được tôi hướng dẫn kỹ càng “Khi viết, các em cầm bút bằng 3 ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa” của bàn tay Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón cái phía bên trái, phía bên phải là ngón giữa bút tựa vào đầu đốt ngón tay cái và ngón trỏ, tôi cũng lưu ý các em không cầm bút sát ngòi hoặc quá xa ngòi thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực
dễ bị dây ra tay, ra vở Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh
3.4 Rèn kỹ năng viết cho học sinh
a) Trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các dòng kẻ trong bảng con và trong vở Việc này góp phần nâng cao chất lượng dạy viết chữ
Có những chữ cái cao hơn một đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới: a,c,o,…
Có những chữ cái cao hơn 2 đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới: b,g,h,
Trang 10* Vở tập viết:
Vở tập viết của các em đã có sẵn đường kẻ, giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm được một số quy ước về cách gọi
b) Giúp học sinh cũng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản:
Từ những nét cơ bản này, các chữ cái sẽ được tạo thành Với một số kinh nghiệm của bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy: nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không thể tránh khỏi Vì vậy tôi sẽ củng cố lại cho các em cách viết các nét cơ bản Chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút
Chẳng hạn với nét khuyêt xuôi, nét khuyết ngược, học sinh không được rèn viết ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như: h,k,g,y,…cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường lúng túng khi viết
Chú ý nét khuyết phải tròn, thon, không to quá, cũng không nhỏ quá hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ 2 từ dưới lên (với nét khuyết xuôi), đường kẻ1 (với nét khuyết ngược)
Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi thường cho các em luyện viết lên bảng con nhiều lần, đến khi nào học sinh viết tương đối đều thì lúc
đó mới viết vào vở Những học sinh nào viết xấu, chậm, tôi thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng
c) Phân loại chữ cái theo nhóm :
Để thuận tiện cho công việc giảng dạy và cho học sinh dễ dàng hơn trong Tập viết tôi đã phân loại chữ cái theo nhóm như sau:
Trang 11- Nhóm 1 gồm các chữ: u,ư,x,y
- Nhóm 2 gồm các chữ: a,ă,â,m,n
- Nhóm 3 gồm các chữ: p,r,b,d,đ
- Nhóm 4 gồm các chữ: i,k,h,v
- Nhóm 5 gồn các chữ: c,e,ê,g,l,s,t
- Nhóm 6 gồm các chữ: o,ô,ơ,q
Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau Từ đó, học sinh nắm chắc được cách viết và các
em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn Vì vậy tôi, cũng cho các em luyện thêm cách viết theo nhóm trong các tiết rèn viết
d) Hướngdẫn viết nối nét:
Khi học sinh đã viết tốt các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng rất quan trọng Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới được rõ ràng đều và đẹp được hơn nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên Tôi hướng dẫn kỹ cho học sinh cách điều tiết điểm bắt đầu của chữ đứng trước sao cho hợp lý Ví du chữ “uê” Cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ ê đi sau thấp xuống một chút và kéo dài
- Ngoài ra giáo viên cần nhắc nhở học sinh viêt các chữ sát quá, xa quá cũng không được
- Tầm quan trọng của việc viết dấu thanh:
Dấu thanh không được viết to quá, bé quá và phải viết đúng vị trí Thực tế trong những năm gần đây tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng viết dấu thanh cao quá, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết Tôi thường nhắc nhở các em dấu viết vừa phải và
Trang 12gần chữ nhưng không được dính vào chữ Và đặc biệt lưu tâm đến những em viết dấu sai vị trí thường gọi lên bảng viết nhiều lần để các bạn nhận xét
* Với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp, thường hiếu động,
thiếu kiên trì nên nhiều em không tự giác khi viết bài Các em muốn viết thật nhanh chóng hết bài để chơi Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh: viết từng dòng theo hiệu lệnh của cô Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh, viết ẩu trong quá trình viết của học sinh Đặc biệt, với những em viết đẹp, có nhiều cố gắng thì tôi sẽ cho điiểm động viên, tuyên dương trước lớp để các bạn khác nhì và noi theo
* Với học sinh, việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên cần tiến hành theo cách sau để thu hút học sinh đến với các giờ Tập viết:
- Cho học sinh nhận xét bài của bạn và bài của chính mình để các em nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa
- Cho học sinh luyện viết lại chữ chưa đạt yêu cầu
- Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh: Thi viết chữ đẹp, thi viết nhanh,…
- Sau khi viết xong bài giáo viên cần chấm bài ngay một số vở, sửa lỗi sai cho học sinh: tuyên dương những bài viết đẹp
* Với những bài viết chưa đẹp, viết ẩu thì ngoài việc kèm thêm ở lớp tôi còn trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cũng đem ra hướng giải quyết hay thống nhất, cách dạy giúp học sinh tiến bộ hơn
Với việc làm này cùng với sự chỉ bảo của giáo viên ở trên lớp mà những em viết xấu, viết ẩu ở lớp hiện nay cũng tiến bộ nhiều