1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài môn học KINH TẾ PHÁT TRIỂN CĂN BỆNH HÀ LAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

32 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 692,82 KB

Nội dung

Trước thực trạng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế không bền vững tại Việt Nam, kéotheo đó là những hệ lụy của việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khai thác tàinguyên thiên n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Đề tài môn học: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

CĂN BỆNH HÀ LAN

LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

GVHD: PGS.TS Nguyễn Chí Hải

Nhóm sinh viên thực hiện:

Mai Thiên Trang K104010083

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2013

Trang 2

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

CHƯƠNG 0 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CĂN BỆNH HÀ LAN 7

1 Định nghĩa 7

1.1 Đôi nét về đất nước Hà Lan 7

1.2 Lịch sử ra đời thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” 7

1.3 Định nghĩa thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” 8

1.4 Hoàn cảnh rơi vào căn bệnh Hà Lan 8

1.5 Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Hà Lan 8

1.6 Căn bệnh Hà Lan – căn bệnh chung của thế giới 9

2 Giải pháp khắc phục Căn bệnh Hà Lan 10

3 Mô hình và tác động của Căn bệnh Hà Lan 10

3.1 Mô hình cổ điển 10

3.1.1 Nội dung 10

2.1.2 Tác động 11

3.2 Mô hình 4 khu vực 12

3.2.1 Nội dung 12

3.2.2 Tác động 12

CHƯƠNG 2 CĂN BỆNH HÀ LAN – BÀI HỌC TỪ CÁC NƯỚC 14

1 Columbia và Căn bệnh Hà Lan 14

2 Anh quốc và căn bệnh Hà Lan 17

Chương 3 THỰC TẾ VIỆT NAM VÀ CĂN BỆNH HÀ LAN 21

1 Hiện trạng của Việt Nam 21

Trang 4

2.1 Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ViệtNam 23

2.2 Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng nguồn viện trợ ODA tại Việt Nam 272.3 Từ vấn đề quy hoạch đô thị 29

3 Biện pháp phòng ngừa “căn bệnh Hà Lan” tại Việt Nam 29

Trang 5

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tổng cục thống kê Việt Nam

2 Giáo trình Kinh tế phát triển, trường ĐHKTQD Hà Nội, chủ biên GS.TS Vũ ThịNgọc Phụng, NXB LĐXH 2005

3 Từ điển mở Wikipedia

4 Một số bài tiểu luận, đề tài của các nhóm nghiên cứu trước và một số bài viết trêncác báo vneconomy.com, vnexpress.vn, thời báo kinh tế sài gòn

Trang 6

CHƯƠNG 0 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước thực trạng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế không bền vững tại Việt Nam, kéotheo đó là những hệ lụy của việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khai thác tàinguyên thiên nhiên quá mức và nền kinh tế còn lệ thuộc nhiều vào nước ngoài, Việt Nam

có thể nói rằng đã và đang đứng trước một vết xe đổ của các nước phát triển đi trước đó

là “căn bệnh Hà Lan” Vậy liệu có hướng phát triển nào bền vững cho Việt Nam haykhông và làm thế nào để tránh được những vết xe đổ từ những bài học kinh nghiệm củacác nước phát triển đi trước Đó là một câu hỏi lớn và cũng chính là lý do mà nhómnghiên cứu chúng tôi chọn và thực hiện đề tài này

2 Mục đích nghiên cứu

Trang bị cho những quý độc giả quan tâm những kiến thức cơ bản về căn bệnh Hà Lan vànhững ảnh hưởng của căn bệnh Hà Lan trên thế giới: những đặc điểm, biểu hiện và ảnhhưởng, hệ lụy của căn bệnh Hà Lan đến các quốc gia đang phát triển Chỉ rõ ra rằng ViệtNam có nguy cơ mắc căn bệnh Hà Lan hay là không, nếu có thì hướng khắc phục như thếnào?

3 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp lịch sử: sử dụng những hiểu biết lịch sử về căn bệnh Hà Lan cũngnhư thu thập những dữ liệu trong quá khứ để phục vụ cho việc thực hiệnnghiên cứu đề tài

Phương pháp logic: trong quá trình nghiên cứu về căn bệnh Hà Lan, nhómnghiên cứu phân tích những cái bẫy “vết xe đổ” mà các nước đang phát triển

dễ mắc phải theo căn bênh Hà Lan và từ đó có cái nhìn tổng quát hơn nhằm đềxuất được hướng giải quyết cho thực trạng tại Việt Nam

Trang 7

Phương pháp phân tích: Nhóm tập trung phân tích nguyên nhân của căn bệnh

Hà Lan và ảnh hưởng của nó

Phương pháp tổng hợp: Thông qua việc phân tích căn bệnh Hà Lan và ảnhhưởng của nó đến các nước đang phát triển thì nhóm nghiên cứu đưa ra bài họckinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất hướng giải pháp cho Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Nền kinh tế Việt Nam, Columbia, Anh quốc

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CĂN BỆNH HÀ LAN

1 Định nghĩa

1.1 Đôi nét về đất nước Hà Lan

Hà Lan có diện tích: 41.528 km2, hơn một phần tư lãnh thổ thấp dưới mực nước biển, cónơi nằm thấp hơn mặt biển gần 7 mét, dân số hơn 16 triệu người trong đó 90% là người

Hà Lan Hà Lan là một quốc gia ở châu Âu có nền kinh tế phát triển từ lâu đời và tốc độtăng trưởng GDP cao từ 5 đến 7%/năm; đất nước Hà Lan có một cơ cấu kinh tế rất hợp

lý, nền nông nghiệp của Hà Lan phát triển rất mạnh và là nước xuất khẩu hang nôngnghiệp lớn ở châu Âu với những mặt hàng nổi tiếng như bò sữa, sữa, hoa Tulip,… bêncạnh đó nền công nghiệp của Hà Lan cũng rất phát triển đặc biệt là ở lĩnh vực cơ khí chếtạo, Hà Lan nổi tiếng thế giới với thương hiệu Philips Không chỉ dừng lại ở đó đất nước

Hà Lan cũng là đất nước du lịch rất nổi tiếng với những công trình kiến trúc và vẻ đẹpkiệt tác của thiên nhiên, ngàng thủ công mỹ nghệ ở đây cũng khá phát triển

1.2 Lịch sử ra đời thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan”

Vào những năm 1960, sau khi phát hiện một mỏ khí gas lớn ở vùng biển phía Bắc, HàLan đã tập trung khai thác và xuất khẩu một lượng khí đốt lớn Điều này đã mạng lại chonước này nguồn ngoại tệ khổng lồ và nền kinh tế Hà Lan giàu lên nhanh chóng

Tuy nhiên, cũng chính nguồn ngoại tệ ấy đã đẩy giá đồng nội tệ của Hà Lan tăng cao, làmgiảm xuất khẩu và sức cạnh tranh của các ngành sản xuất khác trong nước Để chỉ tìnhtrạng kinh tế đó ở Hà Lan, năm 1977, tạp chí Economist lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ

“Căn bệnh Hà Lan”

1.3 Định nghĩa thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan”

Có nhiều định nghĩa về căn bênh Hà Lan nhưng để hiểu đơn giản về căn bệnh này nhómnghiên cứu xin trích dẫn định nghĩa căn bệnh Hà Lan của PGS.TS Nguyễn Chí Hải,

Trang 9

trưởng khoa kinh tế, trường đại học Kinh Tế Luật, Đại học quốc gia thành phố Hồ ChíMinh

Theo đó, căn bệnh Hà Lan là những hậu quả không mong muốn xuất phát từ việc sử dụng

và khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý làm trì trệ nền kinh tế và ảnh hưởng xấuđến phát triển bền vững trong tương lại Vậy vấn đề cốt lõi ở đây là tài nguyên thiênnhiên

Có thể thất rẳng “Căn bệnh Hà Lan” là thuật ngữ dùng để phản ánh tình trạng suy giảmmạnh của khu vực sản xuất khi một quốc gia tập trung khai thác nguồn tài nguyên thiênnhiên để xuất khẩu Mở rộng ra, thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng giảm sút của nềnkinh tế do sự gia tăng dòng ngoại tệ nói chung như sự tăng nhanh giá tài nguyên thiênnhiên xuất khẩu hay nguồn viện trợ từ nước ngoài, nguồn vốn FDI Căn bệnh Hà Lan làhiện tượng phổ biến thường xuyên xảy ra ở các quốc gia đang phát triển

1.4 Hoàn cảnh rơi vào căn bệnh Hà Lan

Ba nguồn lực cơ bản tưởng chừng như chỉ mang lại cho quốc gia nguồn lực trùphú như:

 Việc khám phá ra mỏ quặng quý

 Việc tăng vọt giá xuất khẩu của một vài mặt hàng xuất khẩu sơ chế chủ lực

 Dòng vốn đầu tư (FDI, ODA) đi vào trong nước dồi dào

Chính những điều này đã mang lại các khoản thu nhập cao bất ngờ mà người tagọi là “của từ trên trời rơi xuống” (Winfall) Nếu nền kinh tế không kèm theo các chínhsách điều hành kinh tế hữu hiệu và sử dụng các nguồn lực kinh tế này một cách hiệu quảthì rất dễ bị cuốn vào 2 tác động đặc trưng của Căn bệnh Hà Lan là: Tác động chi tiêu vàtác động lôi kéo nguồn lực

1.5 Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Hà Lan

Trang 10

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Hà Lan nhưng nhóm nghiên cứu xin nêu ra 3nguyên nhân chính như sau:

- Do tỷ giá hối đoái của Hà Lan kém linh hoạt Hà Lan tập trung vào việc khai thác

tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu làm cho lượng xuất khẩu tăng vọt chính vì vậylượng ngoại tệ đổ về Hà Lan nhiều, do tỷ giá hối đoái kém linh hoạt nên giá trị củađồng tiền Hà Lan giảm hay nói cách khác là tỷ giá giảm làm cho giá các mặt hàngxuất khẩu tăng lên trong khi giá các loại hang hóa nhập khẩu lại giảm sút chínhđiều này đã tạo nên những bất lợi trong quá trình phát triển của Hà Lan

- Đầu tư lệch Về cơ bản chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu kinh tế của Hà Lan trong

giai đoạn mắc bệnh là không hợp lý, các khoản đầu tư chỉ tập trung vào lĩnh vựckhai khoáng tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu, đây chính là hiện tượng đầu tưlệch làm cho suy giảm quá trình phát triển kinh tế Hà Lan

- Hiệu ứng tiêu dùng Do việc xuất khẩu tăng mạnh nên chính phủ Hà Lan có được

nguồn thu lớn làm cho nguồn ngân sách tăng cao, chính phủ và người dân đều cóthem những khoản thu nhập khổng lồ từ việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên nênviệc chi tiêu cũng diễn ra mạnh mẽ hơn trong khi đó giá các mặt hàn nhập khẩugiảm cùng với tâm lý có tiền nên thích tiêu xài nhiều hơn làm tổng cầu gia tăng rấtmạnh tuy nhiên lượng tăng của tổng cung sản xuất trong nước không đáp ứng kịp,điều này là mâu thuẫn rất lơn và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Hà Lan tronggiai đoạn này

1.6 Căn bệnh Hà Lan – căn bệnh chung của thế giới

Có thể nói rằng căn bệnh Hà Lan xuất phát từ đất nước Hà Lan nhưng không phải làchuyện của riêng Hà Lan mà hiện nay tất cả các quốc gia đã và đang dẫm vào vết xe đổcủa Hà Lan trước đó Thực tế cho thấy căn bệnh Hà Lan đã lan ra diện rộng trên toàn thếgiới từ các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ đến châu Á, Phi và ảnh hưởng của nóngày càng trầm trọng hơn Điển hình là các quốc gia như Anh quốc, Colombia, Nigieria,

Trang 11

… Không dừng lại ở đó, căn bệnh Hà Lan không chỉ bó hẹp phạm vi trong lĩnh vực dầu

mỏ mà còn mở rộng ra lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung cũng như cácnguồn lực từ nước ngoài như FDI, ODA

2 Giải pháp khắc phục Căn bệnh Hà Lan

Về mặt khoa học chúng ta có thể thấy rằng muốn khắc phục được căn bệnh Hà Lan thìcác quốc gia cần giải quyết được tận gốc vấn đề, có nghĩa là đi giải quyết được từngnguyên nhân gây ra căn bệnh Hà Lan Vậy giải pháp chung trên lý thuyết cho tất cả cácquốc gia nên được áp dụng ở đây là:

- Các quốc gia cần phải có chiến lược khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợplý

- Cần có chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt

- Tiết kiệm và hiệu quả trong trong sử dụng thu nhập từ tài nguyên thiên nhiên

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý tránh tình trạng quá nghiêng về 1 ngành khaikhoáng

- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện tăng trưởng

- Sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả

- Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý, các nhà quản lý cần

có kiến thức về căn bệnh Hà Lan để từ đó ra chính sách một cách phù hợp và đúngđắn

3 Mô hình và tác động của Căn bệnh Hà Lan

3.1 Mô hình cổ điển

3.1.1 Nội dung

Mô hình cổ điển của căn bệnh Hà Lan được công bố bởi 2 nhà Kinh tế học làW.Max Corden và J.Peter Neary vào năm 1982 Mô hình này dựa trên giả thuyết rằngnền kinh tế quốc dân được chia ra làm 2 khu vực: Khu vực xuất khẩu và khu vực khôngxuất khẩu Trong đó khu vực xuất khẩu được chia ra làm 2 khu vực nhỏ

Trang 12

 Khu vực “bùng nổ”: Khu vực khai thác tài nguyên

 Khu vực “trì trệ”: Khu vực sản xuất

Các giả thiết khác là tổng lực lượng lao động không đổi, nền kinh tế trong trạng thái toàndụng lao động, và tỉ giá hối đoái danh nghĩa cố định

=> W Max Corden và J.Peter Neary gọi đây là hiệu ứng di chuyển nguồn lực của cănbệnh Hà Lan

2.1.2 Tác động

Hiệu ứng di chuyển nguồn lực.

Khi các ngành khai thác tài nguyên bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này tănglên, lao động từ khu vực sản xuất sẽ chuyển sang khu vực khai thác này làm cho khu vựcsản xuất bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái Quá trình này được gọi là phi côngnghiệp hóa trực tiếp

Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực khai thác đã làm tăng thu nhập của người lao độngtrong khu vực này Nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế cũng tăng lên Đây là nguyên nhândẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực không xuất khẩu Sự tăng trưởng này lạikéo theo sự di chuyển nguồn lực từ khu vực sản xuất và khiến cho khu vực này ngàycàng trì trê hơn Quá trình này được gọi là phi công nghiệp hóa gián tiếp

Hiệu ứng tiêu dùng.

Theo lý thuyết của Migara, thị trường có 2 thành phần tham gia:

 Hàng phi ngoại thương (kí hiệu là N): Những loại hàng hóa và dịch vụ sản xuấttrong nước chỉ phục vụ nhu cầu trong nước như dịch vụ, xây dựng…và không tham giaxuất khẩu hay nhập khẩu

 Hàng ngoại thương (kí hiệu là T): Những loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuấttrong nước để phục vụ hoạt động xuất và nhập khẩu cũng như là cầu nội địa

Trang 13

Hiệu ứng tiêu dùng xảy ra khi những người có thu nhập từ việc khia thác tài nguyên tănglên, lượng thu nhập này sẽ được chi cho cả 2 mặt hàng là mặt hàng ngoại thương và mặthàng phi ngoại thương Nếu cầu của 2 mặt hàng phi ngoại thương so với thu nhập là codãn thì thu nhập tăng sẽ đẩy giá mặt hàng phi ngoại thương tăng Khi giá mặt hàng phingoại thương tăng nghĩa là đầu vào của mặt hàng ngoại thương cũng tăng theo như giácủa nguyên, nhiên liệu hay lương nhân công Tuy nhiên giá của mặt hàng ngoại thươnglại cố định, do nó là những mặt hàng được giao dịch quốc tế và bị áp dụng nguyên tắc 1giá Do vậy, khhi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận của các nhà sản xuất hàng ngoại thương

sẽ bị giảm Do đó, cầu mặt hàng ngoại thương tăng sẽ được thay thế bằng các mặt hàngnhập khẩu Khi tỉ giá danh nghĩa là cố định, thu nhập tăng nhưng sẽ không kéo theo giácủa mặt hàng xuất khẩu tăng theo Khi đó, cầu tăng của mặt hàng không xuất khẩu sẽ làmgiá tăng và do đó mà tỉ giá hối đoái thực tế tăng theo

Điểm khác biệt là khu vực không xuất khẩu cũng được chia thành khu vực sản xuất hàng

tư bản và khu vực sản xuất hàng tiêu dùng Bên cạnh đó, thay vì nghiên cứu nông nghiệpnhư một khu vực đơn nhất giống mô hình 2 khu vực, mô hình 4 khu vực xem khu vựcnông nghiệp gồm khu vực sản xuất nhằm xuất khẩu thu lợi nhuận và khu vực sản xuấtlương thực tiêu dùng trong nước thay vì một khu vực đơn nhất

3.2.2 Tác động

Hiệu ứng di chuyển nguồn lực.

Trang 14

Về cơ bản, mô hình 4 khu vực cũng thừa nhận tác động di chuyển nguồn lực như mô hình

2 khu vực Tuy nhiên, do có sự phân chia khu vực chi tiết hơn, mô hình này phân tích cáctác đông chi tiết hơn

Cụ thể, đối với khu vực nông nghiệp, hiệu ứng di chuyển nguồn lực chỉ ra rằng, do đồngnội tệ tăng giá làm giảm sức cạnh tranh, khu vực sản xuất xuất khẩu thu lợi nhuận sẽ bịthu hẹp lại trong lúc khu vực sản xuất hàng tiêu dùng trong nước lại có xu hướng mởrộng hơn

Hiệu ứng di chuyển nguồn lực cũng diễn ra tương tự như vậy trong khu vực công nghiệp.Một số ngành sản xuất như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng tư bản… phục vụ chonhu cầu trong nước có xu hướng phát đạt hơn doi dòng ngoại tệ làm cầu tăng Trong lúccác ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có dấu hiệu suy thoái do mức độ cạnhtranh giảm Ngoài ra, mô hình 4 nhân tố cũng chỉ ra rằng, các ngành sản xuất hàng tư bảnthường có mức tăng trưởng cao hơn các ngành hàng tiêu dùng, do dòng ngoại tệ thườngđược ưu tiên cho việc đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng

Hiệu ứng tiêu dùng.

Về hiệu ứng tiêu dùng, mô hình 4 khu vực không có nhiều khác biệt với mô hình 2 khuvực Thu nhập cao hơn tạo xu hướng tiêu dùng cao hơn trong nước và do đó thúc đẩy cácngành sản xuất cho tiêu dùng trong nước phát đạt hơn trong lúc nền kinh tế có nguy cơlạm phát

Trang 15

CHƯƠNG 2 CĂN BỆNH HÀ LAN – BÀI HỌC TỪ CÁC NƯỚC

1 Columbia và Căn bệnh Hà Lan

Cộng hoà Colombia (República de Colombia) là một quốc gia tại Nam Mỹ.

Colombia giáp Venezuela và Brazil về phía đông; giáp Ecuador và Peru về phía nam;giáp Đại Tây Dương phía bắc, qua Biển Caribbea; và phía tây giáp Panama và Thái BìnhDương Năm 2007, GDP Colombia đạt 149.869 tỷ dollar với các mặt hàng xuất khẩuchính gồm hàng chế tạo (41.32% xuất khẩu), dầu mỏ (28.28%), than (13.17%), và cà phê(6.25%)

Những năm 1970, sự mất màu cà phê ở Braxin vào đã châm ngòi cho sự tăng lên mạnh

mẽ của giá cà phê ở Columbia vào đầu những năm này, đồng thời làm cho lượng cà phêxuất khẩu của quốc gia này tăng vọt

Hình 2.1 Giá cà phê tại Colombia giai đoạn 1975-77 (Nguồn: IMF)

Qua biểu đồ chúng ta thấy rằng từ năm 1967-1975 giá cà phê là đã tăng vọt từ 80$ lêngần 250$, đỉnh điểm là vào năm 1977, mức tăng hơn 300%, trung bình mỗi năm giá càphê tăng trên 40%

Trang 16

Giá cao đã làm giá trị lượng cà phê xuất khẩu của Columbia đáng giá hơn trước rất nhiều.Một dòng ngoại tệ mạnh ồ ạt đổ vào trong nước Kết quả tỷ giá hối đoái (USD/peso) đãtăng rất mạnh trong giai đoạn này Nếu lấy năm 1970 làm mốc thì trong suốt giai đoạn từ

1971 đến 1983, tỷ giá hối đoái đã tăng gần 40%

Hình 2.2 Đồ thị tỷ giá hối đoái dollar/ peso giai đoạn 1967-1983 Nguồn: IMF

Sự gia tăng đột biến giá trị cafe đã làm ngành nông nghiệp nhiệt đới này phát triển mạnh

mẽ Nếu như trong giai đoạn 1970-1975 tốc độ tăng trưởng của khu vực này chỉ khoảng

4%/năm thì trong giai đoạn 1976-1981 tốc độ này đã được nhân lên gấp 3 lần- khoảng12%/năm

Hình 2.3 Tình trạng “bùng nổ” ở khu vực sản xuất cà phê 1967-1983 (Nguồn: IMF)

Sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu cafê nhanh chóng kéo theo sự tăng trưởng củacác khu vực hỗ trợ nó hay khu vực tiêu dùng thu nhập phát sinh từ nó bao gồm khu vựcxây dựng, khu vực cho thuê nhà và khu vực tiêu dùng của chính phủ

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w