Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam

28 1.2K 4
Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam MỤC LỤC Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 1 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: hi nhắc đến Hà Lan, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một vương quốc của hoa Tulip, cối xay gió và những cánh đồng rau quả bạt ngàn, một quốc gia nhỏ bé nhưng rất thịnh vượng ở Tây Âu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế hàng trăm năm của mình, Hà Lan cũng đôi lần mắc phải những sai lầm. Tiêu biểu một trong những sai lầm đó là vào những năm 60 của thế kỉ trước, khi “Căn bệnh Hà Lan” - một “căn bệnh” của nền kinh tế xuất hiện và lây lan nhanh chóng sang nhiều nước trong khu vực, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nó làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh chóng nhưng lại vô cùng mong manh, dễ vỡ và khiến chính phủ các nước này phải đổ biết bao công sức để hồi phục lại nền kinh tế. Hiện nay, “Căn bệnh Hà Lan” là một trong những trở ngại mà các nước đang phát triển hay vấp phải do chính sách kinh tế thiếu khôn ngoan và cầu mong một sự tăng trưởng nhảy vọt trong ngắn hạn.Do đó, không phải vô lý khi các nhà họach định chính sách hiện nay luôn phải gắn liền tăng trưởng kinh tế với bền vững. Nếu chúng ta có thành ngữ “Của thiên trả địa” thì các nhà kinh tế trên thế giới lại có thuật ngữ “Lời nguyền của tài nguyên”, tức là những nước giàu tài nguyên thường có nền kinh tế kém phát triển, phụ thuộc. Việt Nam, một nước được đánh giá là trong giai đọan phát triển khá nóng,đã xuất hiện một vài biểu hiện của “Căn bệnh Hà Lan”. Vậy liệu ta có thể khéo léo tránh được căn bệnh này, thoát được lời nguyền này hay chịu chung số phận với Hà Lan những năm 1960, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo và ứng xử khôn ngoan của chúng ta. Chính từ những băn khoăn trên nhóm chúng em đã tiến hành tìm hiểu đề tài tiểu luận “Căn bệnh Hà Lan – Nguy cơ mắc phải ở Việt Nam” để phân tích rõ hơn “Căn bệnh Hà Lan” cũng như những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh này ở nước ta hiện nay, thời điểm nền kinh tế đang có nhiều bước đột phá nhanh chóng. K Khi thực hiện đề tài nhưng thiết nghĩ cũng không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Vì vậy, tập thể nhóm rất mong nhận được những nhận xét góp ý chân thành của Thầy và các bạn! 2. Đối tượng nghiên cứu: - Lý thuyết “ Căn bệnh Hà Lan” - Liên hệ thực tiễn Việt Nam và giáp pháp. Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 2 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, mô hình hóa… 4. Mục đích nghiên cứu: Bài tiểu luận này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn và hiểu rõ hơn về “ Căn bệnh Hà Lan” của các nước đang phát triển và liên hệ thực tiễn Việt Nam thông qua việc phân tích các lý thuyết. Từ đó có thể định hướng được một số giải pháp. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận bài tiểu luận còn có 4 chương : - Chương 1: Giới thiệu về “ Căn bệnh Hà Lan”. - Chương 2: Mô hình và tác động của “ Căn bệnh Hà Lan”. - Chương 3: Các nước với “ Căn bệnh Hà Lan”. - Chương 4: Liên hệ Việt Nam – thực tiễn, nguy cở mắc phải và giải pháp phòng tránh. Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 3 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ “ CĂN BỆNH HÀ LAN” 1.1 Lịch sử ra đời “ Căn bệnh Hà Lan” Trong suốt thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 1960, Hà Lan đã đạt được sự thành công đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực, nạn lạm phát ít khi vượt quá 3% một năm. Tốc độ tăng GNP thường trên 5% và nạn thất nghiệp dao động xung quanh tỉ lệ 1%. Bí quyết của những thành công này là ở chỗ khu vực xuất khẩu truyền thống của nước nay có sức cạnh tranh mạnh so với những đối thủ của mình trên toàn thế giới, như sản phẩm nông nghiệp và hàng điện tử. Vào những năm 1960, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn ở vùng biển Bắc. Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này, từ năm 1973 đến năm 1978 Hà Lan xuất khẩu một lượng khí đốt lớn làm tăng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng 4% GNP. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (Winfall) rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục tập trung đầu tư cho nông nghiệp và điện tử… Nhưng khi nguồn khí đốt được khai thác hết, nguồn tiền không đủ để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, đồng thời nền kinh tế Hà Lan gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng, xuất khẩu các ngành sản xuất truyền thống như sản phẩm nông nghiệp và hàng điện tử giảm sút, chi phí sản xuất trong nước tăng lên, đồng đôla trên thị trường trong nước bị sụt giá, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng… Những điều này làm cho tỉ lệ lạm phát tăng từ 2% năm 1970 lên 10% năm 1975 và tốc độ tăng GNP giảm từ 5% xuống còn 1%. Điều này làm cho nền kinh tế Hà Lan trì trệ và để lại những hậu quả nặng nề. Bằng những chính sách hợp lý, chính phủ Hà Lan đã vực dậy và đưa nền kinh tế đi lên. Thuật ngữ “ căn bệnh Hà Lan”được The Economist đặt ra vào năm 1977 để miêu tả sự suy giảm của khu vực chế tạo của Hà Lan khi nước này đẩy mạnh xuất khẩu khí thiên nhiên. Sau đó, đến năm 1982, hai nhà kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary đã mô hình hóa hiện tượng nói trên. 1.2 Quá trình hình thành “ Căn bệnh Hà Lan” Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 4 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam Như chúng ta đã biết căn bệnh Hà Lan không chỉ xảy ra đối với riêng nước này mà nó còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mầm mống gây bệnh chủ yếu là các nước này là phát hiện ra một nguồn tài nguyên lớn hay giá một số mặt hàng xuất khẩu tăng lên đột ngột hoặc nguồn vốn đầu tư quá lớn được đổ vào nền kinh tế. Tuy nhiên vì không có chính sách sử dụng hữu hiệu nên những nguồn lợi to lớn đó lại trở thành con dao hai lưỡi làm thương tổn nền kinh tế. Sự phát hiện ra trữ lượng tài nguyên lớn (khí đốt) của người Hà Lan, ví như người nhặt được “của từ trên trời rơi xuống” làm cho giá trị ngành xuất khẩu khí đốt tăng vọt lên, ngành khai thác phát triển mạnh, tỷ trọng xuất khẩu được nâng cao đáng kể, đóng góp cho GDP tăng lên rất nhiều. Đây là mở đầu tốt đẹp cho ngành xuất khẩu nhưng liệu đối với các ngành khác thì sao? Xuất khẩu tài nguyên tăng kéo theo giá mặt hàng xuất khẩu tăng đồng thời nội tệ tăng giá. Điều này làm tăng tỷ giá hối đoái và tăng mức lương chung, từ đó tạo ra áp lực đối với năng lực cạnh tranh của các ngành thương mại khác trong nền kinh tế. Khi mức lương chung tăng lên thì thu nhập người dân tăng lên cùng lúc tỷ giá tăng nên giá hàng ngoại nhập hạ xuống. Với tâm lý của người tiêu dùng thì lựa chọn hàng ngoại nhập lúc bấy giờ là tối ưu. Tiêu dùng trong nước tăng lên nhưng không phải cho hàng hóa trong nước mà là hàng hóa nhập khẩu ( giá rẻ hơn trước). Các nhà sản xuất đứng trước nguy phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Điều này đòi hỏi họ phải giảm chi phí đầu vào, nâng cao kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Muốn như vậy cần có sự đầu tư thích đáng nhưng doanh thu của họ không những không tăng lên mà còn giảm xuống thì lấy đâu ra để đầu tư. Tỷ giá hối đoái tăng mang đến nguy cơ rủi ro cao cho các ngành công nghệ sử dụng vốn nhiều, từ đó gây ra nguy cơ thất nghiệp cao cho xã hội. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách phát triển khu vực dịch vụ có thể giúp bù đắp số việc làm đã mất của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều cơ hội việc làm tiềm năng trong ngành dịch vụ lại có năng suất tương đối thấp, đồng nghĩa với mức lương thấp, dẫn tới làm tăng những căng thẳng xã hội. Sự gia tăng khu vực xuất khẩu tài nguyên ngày càng gây ra nhiều tác động xấu cho nền kinh tế. Đến khi nguồn tài nguyên cạn kiệt, lợi thế so sánh không còn thì giá hàng hóa xuất khẩu rớt giá, nguồn thu ngoại tệ sụt giảm đột ngột, trong khi các ngành Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 5 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam khác bị bỏ bê, chưa kịp thay đổi để thích nghi. Nền kinh tế đi đến chỗ khủng hoảng, từ từ tê liệt như một cơ thể mà hệ miễn dịch bị tiêu diệt, không còn sức đề kháng. Từ trường hợp của Hà Lan, chúng ta có thể khái quát toàn bộ triệu chứng của “căn bệnh Hà Lan” như sau: NGUỒN THU LỚN TÁC ĐỘNG LÔI KÉO NGUỒN LỰC CƠ CẤU KINH TẾ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CĂN BỆNH HÀ LAN VIỆC LÀM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG CHI TIÊU HOẠT ĐỘNG XNK Có thể nói một quốc gia khi thu được nguồn ngoại tệ lớn sẽ có thể dẫn đến 2 tác động lớn: tác động về chi tiêu và tác động về lôi kéo nguồn lực. *Tác động chi tiêu (Resource Spending Effect) Khi nguồn ngoại tệ chảy vào trong nước một cách nhanh chóng ồ ạt sẽ làm cho lượng cung ngoại tệ trở nên dồi dào trong khi cầu vẫn không đổi, tất yếu làm cho tỷ giá thay đổi. Kết quả: đồng nội tệ lên giá, đồng ngoại tệ giảm giá, hàng hóa trong nước tăng giá tương đối so với thế giới. Ngành công nghiệp xuất khẩu bị giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới; hàng hóa nhập khẩu trở lên rẻ hơn bao giờ hết, xuất hiện tràn ngập ở thị trường trong nước và người dân đổ xô đi mua hàng nhập khẩu, nền sản xuất trong nước bị thất bại do không cạnh tranh được ngay trên chính thị trường của mình. Kết quả là lượng nhập khẩu tăng mạnh; ngành hàng xuất khẩu phi tài nguyên giảm xuống rõ rệt. Đây là triệu chứng thứ nhất của “căn bệnh Hà Lan”. *Tác động lôi kéo nguồn lực (Resource Movement Effect) Do thu nhập từ nguồn ngoại tệ lớn, nền kinh tế tập trung nguồn lực vào ngành khai thác tài nguyên đó, không chú trọng đến các ngành công nghiệp – nông nghiệp vốn là thế mạnh trước đây của mình nữa. Nông nghiệp ít được chú trọng làm cho chất lượng và năng suất giảm. Công nghiệp khai khoáng tài nguyên phát triển, thu nhập từ các ngành này tăng lên thu hút một bộ phận lớn lao động từ các khu vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 6 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam chuyển sang. Mặc dù cung lao động trong một số ngành công nghiệp khai thác tài nguyên tăng lên nhưng do những lao động này không có trình độ tay nghề cao, chưa có tác phong làm việc (do một phần lớn là lao động từ nông thôn chuyển sang), chính vì vậy ngành công nghiệp khai khoáng chưa phải là hoạt động một cách hiệu quả. Kết quả là làm cho một số ngành thì cung lao động quá nhiều, một số ngành thì thiếu hụt lao động trầm trọng. Nền kinh tế bị mất ổn định, sản xuất trì trệ. Đây chính là triệu chứng thứ hai của “căn bệnh Hà Lan”. Như vậy, một quốc gia khi mắc vào “căn bệnh Hà Lan” thì nền kinh tế sẽ bị rơi vào tình trạng lạm phát gia tăng (cung lương thực không đủ, cầu về lương thực gia tăng do thu nhập tăng lên làm cho giá nông sản tăng, tất yếu làm cho các hàng hóa khác tăng giá); thu nhập quốc dân (GDP) giảm xuống (do thu nhập chủ yếu chỉ là các ngành khai thác khoáng sản, các ngành sản xuất khác không tạo ra được thu nhập hoặc thu nhập không đáng kể); tỷ trọng xuất khẩu giảm xuống - nhập khẩu tăng lên; áp lực việc làm gia tăng, nền kinh tế đình đốn, tiêu điều… Một khi tài nguyên cạn kiệt, nguồn thu ngoại tệ không còn, nhà nước sẽ không có đủ ngoại tệ để duy trì nền kinh tế như lúc trước nữa, quả thật đây chính là thảm họa với những nước đó. 1.3 Định nghĩa “Căn bệnh Hà Lan” chỉ tình trạng suy giảm mạnh của khu vực sản xuất khi một quốc gia tập trung khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Mở rộng ra, thuật ngữ này cũng dùng để chỉ tình trạng giảm sút của nền kinh tế do có sự gia tăng dòng ngoại tệ nói chung, cũng như sự tăng nhanh giá tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu hay nguồn viện trợ từ nước ngoài, nguồn vốn FDI… CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA “ CĂN BỆNH HÀ LAN” 2.1 Mô hình cổ điển 2.2.1 Giả thuyết của mô hình. Mô hình cổ điển của Căn bệnh hà Lan được công bố bởi hai nhà kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary vào năm 1982. Mô hình này dựa trên giả thiết rằng nền kinh tế quốc dân được chia ra làm 2 khu vực: khu vực xuất khẩu (tradable sector) và khu vực không xuất khẩu (non-tradable). Trong đó, khu vực xuất khẩu được chia làm 2 khu vực nhỏ.  Khu vực “bùng nổ” (booming sector) : khu vực khai thác tài nguyên Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 7 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam  Khu vực “trì trệ” (non-booming sector): khu vực chế tạo (manufacturing sector) Các giả thiết khác là tổng lực lượng lao động không đổi, nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng lao động, và tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định. THE ECONOMY TRADABLE SECTOR khu vực xuất khẩu NON-TRADABLE SECTOR khu vực không xuất khẩu BOOMING SECTOR Khu vực “bùng nổ” NON- BOOMING SECTOR Khu vực “trì trệ” 2.2.2 Nội dung của mô hình • Hiệu ứng di chuyển nguồn lực: Khi các ngành khai thác tài nguyên bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này tăng lên, lao động từ khu vực sản xuất (manufacturing sector) sẽ chuyển sang khu vực khai thác này làm cho khu vực sản xuất bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái. Quá trình này được gọi là phi công nghiệp hóa trực tiếp (Direct Reindustrialize). Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực khai thác đã làm tăng tăng thu nhập của người lao động trong lĩnh vự này. Nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế cũng tăng lên. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực không xuất khẩu (non- tradable sector). Sự tăng trưởng này lại kéo theo sự di chuyển nguồn lực từ khu vực chế tạo và khiến cho khu vực này ngày càng trì trệ hơn. Quá trình này được gọi là phi công nghiệp hóa gián tiếp (Indirect Reindustrialize). W. Max Corden và J. Peter Neary gọi đây là hiệu ứng di chuyển nguồn lực của căn bệnh Hà Lan (resource movement effect) • Hiệu ứng tiêu dùng Theo thuyết của Migara, thị trường có hai thành phần tham gia là Nontrable (N) và Tradable (T). Trong đó, N là những loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 8 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam chỉ phục vụ nhu cầu trong nước như dịch vụ, xây dựng…và không tham gia xuất khẩu hay nhập khẩu; T là tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước để phục vụ hoạt động xuất và nhập khẩu cũng như là cầu nội địa. Hiệu ứng tiêu dùng xảy ra khi những người có thu nhập từ yếu tố bùng nổ tăng lên, và lượng thu nhập này sẽ được chi cho cả hai mặt hàng là N và T. Nếu cầu của N so với thu nhập là co dãn thì thu nhập tăng sẽ đẩy giá N tăng. Khi giá N tăng nghĩa là đầu vào của T cũng tăng theo như giá của nguyên, nhiên liệu hay lương nhân công. Tuy nhiên giá của T lại cố định bởi đó là những mặt hàng được giao dịch quốc tế và bị áp dụng nguyên tắc một giá. Do vậy, khi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận của các nhà sản xuất T sẽ bị giảm. Do đó, cầu T tăng sẽ được thay thế bằng các mặt hàng nhập khẩu. Khi tỉ giá danh nghĩa là cố định, thu nhập tăng nhưng sẽ không kéo theo giá của T tăng theo. Khi đó, cầu tăng của N sẽ làm giá tăng và do đó mà tỷ giá hối đoái thực tế tăng theo. Với tỷ giá hối đoái được định nghĩa như sau: Q = e (Pt/Pn) Trong đó: - Q là tỉ gía hối đoái thực tế - e là tỉ giá hối đoái danh nghĩa giữa nội tệ và ngoại tệ. - Pt, Pn là giá của N và T. - Pn tăng sẽ làm giá trị Q giảm. Hiện tương này được gọi là sự tăng tỉ giá hối đoái thực tế bởi giá trị nội tệ tăng so với ngoại tệ. Khi đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ sẽ làm sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu giảm, cùng với đó lại làm nhập khẩu tăng. Tức là hiệu ứng tiêu dùng trên không những sẽ làm tăng giá các mặt hàng N trong nước, gây áp lực lạm phát; đồng thời nó còn làm các ngành sản xuất các mặt hàng T xuất khẩu khác bị suy yếu và lượng nhập khẩu lại gia tăng. 2.2 Mô hình bốn khu vực 2.2.1 Giả thuyết của mô hình.  Khu vực xuất khẩu (tradable) được chia thành khu vực có sự bùng nổ (Booming sector) và khu vực không có sự bùng nổ (Non-Booming sector).  Khu vực không xuất khẩu (non-tradable) được chia thành khu vực sản xuất hàng tư bản (Capital goods) và khu vực sản xuất hàng tiêu dùng (Consumer goods). Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 9 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam  Bên cạnh đó, thay vì nghiên cứu nông nghiệp như một khu vực đơn nhất giống mô hình 2 khu vực, mô hình 4 khu vực xem khu vực nông nghiệp gồm khu vực sản xuất nhằm xuất khẩu thu lợi nhuận (cash crops) và khu vực sản xuất lương thực tiêu dùng trong nước (food crops). THE ECONOMY TRADABLE SECTOR NON-TRADABLE SECTOR BOOMING SECTOR Ex: Petrolium sector CAPITAL GOODS Ex: Building & Construction sector CONSUMER GOODS Ex: Food sector NON- BOOMING SECTOR Ex: Agricultural export Manufacturing Public Utility 2.2.3 Nội dung của mô hình • Hiệu ứng di chuyển nguồn lực: Về cơ bản, mô hình 4 khu vực cũng thừa nhận tác động duy chuyển nguồn lực như mô hình 2 khu vực. Tuy nhiên, do có sự phân chia khu vực chi tiết hơn, mô hình này phân tích các tác động chi tiết hơn. Cụ thể, đối với khu vực nông nghiệp, hiệu ứng di chuyển nguồn lực chỉ ra rằng, do đồng nội tệ tăng giá làm giảm sức cạnh tranh mà khu vực sản xuất xuất khẩu cash crops sẽ bị thu hẹp lại trong lúc khu vực food crops lại có xu hướng được mở rộng hơn. Nghiên cứu cụ thể của Benjamin, Devarajan và Weiner năm 1989 đã cho thấy rõ tác động này. Đó là sự sụt giảm mạnh mẽ của cash crops trong khi food crops lại phản ứng tích cực với sự bùng nổ của khai thác dầu ở Camoroon những năm 1979-1985. Hiệu ứng di chuyển nguồn lực cũng diễn ra tương tự như vậy trong khu vực công nghiệp. Một số ngành sản xuất như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng tư Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 10 [...]... hàng được tái cấu trúc trên cơ sở có cơ chế, chính sách để những ngân hàng thương mại có đủ điều kiện phát triển nhanh và cạnh tranh có hiệu quả trong nước và quốc tế; đồng thời, khuyến khích các Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 25 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn Bên cạnh đó, thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng... đúng cách và hiệu quả nó sẽ dẫn đến tác dụng ngược, đặc biệt đó là dẫn đến những triệu chứng của căn bệnh Hà Lan như tăng trưởng kinh tế chậm, ,lạm phát tăng, và tăng giá trị của đồng tiền cũng như tỷ giá hối đoái thực tăng gây hại đến khu vực xuất khẩu Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 21 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam Mục tiêu của ODA để giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng và xây... vốn đăng ký Thu hút đầu tư của Việt Nam giảm dần là do môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng mất điểm trong mắt các nhà đầu tư Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 20 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam nước ngoài, sự cạnh tranh của các nước trong khu vực Trong khi FDI vào Việt Nam đã sụt giảm thì FDI vào các quốc gia khác trong khu vực lại tăng trưởng với tốc độ nhanh ( Nguồn: tapchitaichinh.vn... bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam 4.1 Nguy cơ từ hiện tượng hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Việt Nam (FDI) Một trong những nguy n nhân gây ra căn bệnh Hà Lan ở một số quốc gia là sự gia tăng ào ạt của dòng ngoại tệ (vốn) nước ngoài vào một số khu vực kém bền vững (như khu vực khai thác khoáng sản) Khi đó, những tác động của Căn bệnh Hà Lan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh... và lạm phát gia tăng cao; nợ nước ngoài chồng chất ( từ việc thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách); tỷ lệ nghèo đói không có sự cải thiện;…đã đẩy nền kinh tế Nigeria lâm vào tình trạng trì trệ kéo dài Đó là những biểu hiện của căn bệnh Hà Lan CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ VIỆT NAM – THỰC TIỄN, NGUY CƠ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 18 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc. .. giai đoạn 79 – 80 : giá dầu lại tăng thêm gấp đôi) Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 13 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam 3.2.2 Những chuyển biến trong nền kinh tế từ sau 1970 và Căn bệnh Hà Lan Tình hình nông nghiệp của Nigeria và thế giới Bảng 1: Tình hình nông nghiệp của Nigeria và sự phát triển của thế giới giai đoạn 1969-1983 TABLE 1: THE PERFORMANCE OF NIGERIAN AND DEVELOPING... trong khi cung không đổi do hàng hóa phi ngoại thương không nhập khẩu Đến lượt nó, việc tăng giá đầu ra của mặt hàng phi thương mại dẫn đến giá đầu vào như lương cũng tăng Khi giá đầu vào tăng vơi mặt hàng thương mại, xuất nhập khẩu mà giá đầu ra của Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 23 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam các mặt hàng này được quy định bởi giá quốc tế , do đó lợi nhuận... Nhóm 4 K10401 Trang 12 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam • Về tỷ lệ nghèo đói của quốc gia, theo thống kê của Ngân hàng thế giới thì năm 1985, tỷ lệ nghèo đói là 43% thì đến năm 2004 đã tăng lên 54,7% Có thể thấy rằng đất nước này vẫn là một đất nước rất nghèo so với khu vực và trên thế giới 3.2 Tình hình kinh tế Nigeria từ sau 1956 và diễn biến của Căn bệnh Hà Lan 3.2.1 Lĩnh vực kinh... ra Không những vậy, một khi tài nguy n cạn kiệt, nhân công rẻ không còn là lợi thế, những nhà đầu tư này sẽ rút vốn về nước để lại phía sau một Việt Nam với nền công nghiệp vẫn lạc hậu và kém phát triển Khi ấy, Căn bệnh Hà Lan sẽ “bùng phát” 4.2 Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng nguồn viện trợ ODA tại Việt Nam Ở các nước đang phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, nguồn vốn nước ngoài... từ việc khai thác tài nguy n, xuất nhập khẩu hàng sơ chế hay các nguồn viện trợ từ nước ngoài một cách có hiệu quả bằng cách - xây dựng các chiến lược khai thác, sử dụng và phát triển hợp lý Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài Tái cơ cấu lại nền kinh tế Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 24 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam Trong thời kỳ hiện nay, tái cơ cấu chinh là từ được . Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam MỤC LỤC Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 1 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn. căn bệnh Hà Lan. CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ VIỆT NAM – THỰC TIỄN, NGUY CƠ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH Kinh tế phát triển – Nhóm 4 K10401 Trang 18 Căn bệnh Hà Lan và nguy cơ mắc phải ở Việt Nam 4. 1Nguy cơ. chúng em đã tiến hành tìm hiểu đề tài tiểu luận Căn bệnh Hà Lan – Nguy cơ mắc phải ở Việt Nam để phân tích rõ hơn Căn bệnh Hà Lan cũng như những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh này ở nước ta hiện

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài:

  • 2. Đối tượng nghiên cứu:

  • 3. Phương pháp nghiên cứu:

  • 4. Mục đích nghiên cứu:

  • 5. Kết cấu đề tài:

  • B. PHẦN NỘI DUNG

    • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ “ CĂN BỆNH HÀ LAN”

      • 1.1 Lịch sử ra đời “ Căn bệnh Hà Lan”

      • 1.3 Định nghĩa

      • CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA “ CĂN BỆNH HÀ LAN”

        • 2.1 Mô hình cổ điển

        • 2.2 Mô hình bốn khu vực

        • 3.1 Tổng quan về đất nước Nigeria

        • 3.2 Tình hình kinh tế Nigeria từ sau 1956 và diễn biến của “Căn bệnh Hà Lan”

        • 3.2.1 Lĩnh vực kinh tế chính

        • 3.3 Kết luận.

        • 4.2 Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng nguồn viện trợ ODA tại Việt Nam.

        • 4.2.1 Tác động đến kinh tế

        • 4.3 Giải pháp phòng tránh

        • C. PHẦN KẾT LUẬN:

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan