Nghiên cứu xung quanh những tố chất cần có của người lãnh đạo trong doanh nghiệp. Phân tích thông qua ví dụ minh họa cụ thể, điển hình về những người lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới, từ đó rút ra bài học thực tế sâu sắc trong lý thuyết và thực nghiệm. Giám đốc, giám đốc trong công ty, giám đốc trong doanh nghiệp, tìm hiểu về giám đốc.
PHẦN 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHỈ HUY TRONG DOANH NGHIỆP 3.1, Giám đốc doanh nghiệp 3.1.1. Khái niệm a, Theo quan niệm truyền thống - Giám đốc doanh nghiệp vừa là người đại diện cho nhà nước, vừa là người đại diện cho tập thể những người lao động, quản lý doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. b, Khái niệm mới về giám đốc doanh nghiệp - Một cách định nghĩa ngắn gọn nhất: Giám đốc doanh nghiệp là người thủ trưởng cấp cao nhất trong doanh nghiệp. - Theo quan điểm tại Nhật Bản: Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hang ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội động quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. - Tại Mỹ: Giám đốc là người được ủy quyền đầy đủ quyền hạn để điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và có quyền hoạt động nhân danh công ty trong mọi trường hợp. - Tại Pháp: Đứng đầu một tổ chức công ty là ban giám đốc, có trách nhiệm tập thể trong việc quản lý công ty. Về mặt pháp lý, các giám đốc được bầu qua một cuộc họp của các cổ đông. Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu của doanh nghiệp giao cho quyền quản lý điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước người chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như kết quả của các hoạt động đó. Đồng thời, được hưởng thù lao với kết quả mang lại. 3.1.2. Đặc điểm lao động của giám đốc doanh nghiệp a, Giám đốc là một nghề - Lao động của giám đốc là lao động chất xám, lao động quản lý, lao động phức tạp và lao động sáng tạo. - Nghề giám đốc đòi hỏi quy trình đào tạo hết sức khắt khe nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về kiến thức khoa học công nghệ, kinh tế, quản lý, giao tiếp xã hội, ngoại ngữ. b, Lao động của giám đốc là lao động quản lý kinh doanh mà trước hết là quản lý và sử dụng vốn. - Người giám đốc không chỉ biết tạo vốn mà còn phải biết sử dụng hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. 1 - Vốn là thứ cần phải có đối với bất cứ một nhà kinh doanh nào. Vốn đó sẽ giúp doanh nghiệp trang trải tất cả các khoản chi phí. Nhiệm vụ của giám đốc là phải xác định được số vốn cần thiết để có biện pháp giải quyết và xử lý. c, Lao động của giám đốc như là lao động của nhà sư phạm - Biết viết và truyền đạt ý kiến chính xác, biết thuyết phục, động thời cũng là nhà quản lý con người, bảo đảm thu nhập cho người lao động, phát triển nghề nghiệp, và khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm giàu cho doanh nghiệp cho xã hội và cho cá nhân theo pháp luật, biết kiên định trong mọi tình huống, khắc phục khó khăn, thắng không kiêu, bại không nản, biết lường trước mọi hậu quả. - Người giám đốc không phải gương mẫu có đạo đức không chỉ trong đời sống cá nhân mà cả trong kinh doanh, giữ chữ tín với khách hang, tôn trọng cấp trên, thủy chung với bạn bè, đồng nghiệp, độ lượng, bao dung với cấp dưới. - Giám đốc còn phải biết sống công bằng, đãi ngộ đúng mức, biết lắng nghe, quyết đoán mà không độc đoán, sáng tạo mà không tùy tiện, ngẫu hứng mà không tùy hứng. d, Lao động của giám đốc như là lao động của nhà hoạt động xã hội. - Biết tuân thủ, hiểu thấu đáo những vấn đề luật pháp, nhất là luật kinh tế, các chính sách chế độ quy định của nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biết tham gia vào công tác xã hội. e, Sản phẩm lao động của giám đốc - Sản phẩm lao động của giám đốc khá đặc biệt đó là các quyết định - Quyết định của giám đốc là hành vi sáng tạo mang tính chỉ thị, tác động vào đối tượng quản lý, nhằm giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở nắm vững các quy luật vận động của đối tượng. - Quyết định đúng là chính phẩm và ngược lại quyết định sai là phế phẩm. Quyết định đúng, kịp thời mang lại hiệu quả cao, quyết định sai và không kịp thời thì mang lại hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, nhiệm của của giám đốc là phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quyết định như: Bản thân giám đốc phải thực sự dân chủ trong quá trình nghiên cứu ra quyết định , phỉa thu hút trí tuệ của tập thể, của các chuyên gia để chọn phương án tối ưu. Cần áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào việc lựa chọn quyết định để giúp giám đốc có cơ hội lựa, so sánh nhiều phương án hơn, tính toán nhanh và chính xác hơn, từ đó có quyết định tối ưu. Sau khi đã có quyết định, người giám đốc phải nắm giữ được các thông tin và xử lý thông tin chính xác, xác định được chức năng nhiệm vụ của từng người trong quá trình thực hiện quyết định, đồng thời phải có chế độ kiểm tra và thường xuyên chỉ đạo quá trình thực hiện quyết định. 2 Ngoài ra, chất lượng của quyết định còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, vận dụng các quy luật kinh tế, xã hội khách quan vào doanh nghiệp, và kinh nghiệm của giám đốc. 3.1.3. Vai trò của giám đốc, phương pháp quản lý và phong cách lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp 3.1.3.1. Vai trò của giám đốc doanh nghiệp Giám đốc doanh nghiệp là người có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vai trò của Giám đốc doanh nghiệp được thể hiện qua 5 nét chính: - Tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trong doanh nghiệp, bảo đảm có quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Tổ chức bộ máy quản trị đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. - Chịu trách nhiệm về cuộc sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn hóa cho người lao động, tạo cho họ cơ hội để thăng tiến. - Là người quản lý, chủ quản của hàng trăm, triệu, tỷ đồng. - Giám đốc là người làm ra của cải. Doanh nghiệp như một con tàu mà giám đốc doanh nghiệp là người cầm lái. 3.1.3.2. Phương pháp quản lý của giám đốc doanh nghiệp Có 5 phương pháp cơ bản: a, Phương pháp phân quyền Có 4 hình thức phân quyền: - Phân quyền dọc: quyền định đoạt được chia theo các cấp dưới theo phương pháp quản lý trực tuyến. - Phân quyền ngang: quyền định đoạt được chia theo các cấp chức năng cho phù hợp với các phòng ban khác. - Phân quyền chọn lọc: một số công việc quan trọng do giám đốc quyết định, còn lại một số do các bộ phận khác đảm nhận. - Phân quyền toàn bộ: một cấp quản trị nào đó có quyền quyết định toàn bộ công việc trong khung giới hạn nhất định. b, Phương pháp hành chính: Quản lý dựa vào việc sử dụng những chỉ tiêu mệnh lệnh mang tính chất bắt buộc, cưỡng bức, biều hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. c, Phương pháp kinh tế: - Phương pháp kinh tế là sử dụng tiền lương, tiền thưởng và những công cụ động viên vật chất khác làm đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động thực hiện mục tiêu của quản lý mà không cần sử dụng mệnh lệnh hành chính từ cấp trên đưa xuống. - Áp dụng phương pháp kinh tế không chỉ chú ý đến thưởng mà còn phải chú ý đến cả phạt. Đồng thời phải tính toán được hiệu quả của phương pháp kinh tế mang lại. Mặt khác phải đảm bảo kết 3 hợp hài hòa 3 lợi ích nhưng cần lấy kích thích lợi ích cá nhân của những người lao động làm trọng tâm. Trên cơ sở kích thích lợi ích cá nhân mà thúc đẩy lợi ích tập thể và xã hội. d, Phương pháp tổ chức – giáo dục: - Phương pháp tổ chức – giáo dục là sử dụng hình thức liên kết những cá nhân và tập thể theo những tiêu chuẩn và mục tiêu đã đề ra trên cơ sở phân tích và động viên tính tự giác, khả năng hợp tác của từng cá nhân. - Tổ chức ở đây thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức lao động, tổ chức liên kết giữa các cá thể của quản lý, tổ chức thông tin trong quản lý. - Giám đốc không nên khoán trắng vai trò tổ chức cho một bộ phận nào mà cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện ra những ách tắc trong khâu tổ chức. Điều quan trọng là đừng để một cá thể nào đứng ngoài tổ chức. - Giáo dục tuy không phải là phương pháp cơ bản nhưng không được xem nhẹ. Có nhiều hình thức động viên người lao động nhưng có 2 hình thức động viên chính: + Động viên vật chất + Động viên tinh thần e, Phương pháp tâm lý – xã hội: - Phương pháp tâm lý – xã hội là hướng những quyết định đến các mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mục tiêu của doanh nghiệp ngày càng phù hợp với mục tiêu của cá nhân người lao động. - Sử dụng phương pháp này đòi hỏi người giám đốc phải đi sâu tìm hiểu để nắm được tâm tư nguyện vọng, sở trường của những người lao động. Trên cơ sở đó sắp xếp, bố trí, sử dụng họ đảm bảo phát huy hết tài năng, sáng tạo của họ. 3.1.3.3. Phong cách lãnh đạo của giám đốc Có 3 tác phong lãnh đạo cơ bản: Tác phong mệnh lệnh, tác phong dễ dãi, tác phong dân chủ quyết định. a, Phong cách mệnh lệnh: - Đặc trưng cơ bản: Trong quá trình hình thành và ra quyết định, giám đốc không cần thăm dò ý kiến của người giúp việc và những người dưới quyền, không do dự trước các quyết định của mình. Khi tổ chức thực hiện quyết định, giám đốc luôn luôn sử dụng những chỉ thị mệnh lệnh: theo dõi nghiêm túc, khen chê chính xác, đánh giá đúng đắn… - Người có tác phong này thường am hiểu sâu sắc công việc của mình, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhưng ở một số trường hợp dễ sa vào độc đoán. b, Phong cách dễ dãi (tự do): 4 - Đặc trưng cơ bản: Trong quá trình hình thành và ra quyết định, giám đốc luôn theo đa số, dễ do dự trước quyết định của mình. Khi cần đánh giá người giúp việc, đánh giá cấp dưới, giám đốc thường vin vào ý kiến của tổ chức cấp trên, ý kiến quần chúng. Không theo dõi chỉ đạo sát sao việc thực hiện các quyết định, thường là phó mặc cho cấp dưới. - Người có tác phong này không có tính chất quyết đoán, dễ xuề xoa, đại khái. c, Phong cách dân chủ - quyết định: - Phong cách này khắc phục được nhược điểm của 2 tác phong trên và ở một chừng mực nhất định tận dụng được ưu điểm của cả 2 tác phong đó. - Đặc trưng: Trong quá trình hình thành quyết định, người giám đốc thường thăm dò ý kiến của nhiều người, đặc biệt của những người có liên quan đến thực hiện quyết định. Khi ra quyết định rất cương quyết, không dao động trước quyết định của mình. - Người có tác phong này quyết đoán các vấn đề nhưng không độc đoán, luôn theo dõi, uốn nắn, động viên, tổ chức cho cấp dưới thực hiện quyết định của mình, đánh giá, khen chê đúng mực. PHẦN 2: STEVE JOBS VÀ TẬP ĐOÀN APPLE I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN APPLE VÀ STEVE JOBS 1.1. Giới thiệu về Tập đoàn Apple: • Apple Inc. là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, tiểu bang California. • Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer Inc. và đổi tên vào đầu năm 2007. • Cho đến nay, Apple có tới 80.000 nhân viên và 424 chuỗi cửa hàng bán lẻ Apple Store trên toàn thế giới. • Nhà sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak, Ronald Wayne • Trang chủ: Apple.com • Hiện nay, Apple được coi là hãng công nghệ giá trị nhất thế giới (với giá thị trường khoảng 500 tỷ USD). • Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2014 của hãng nghiên cứu Millward Brown công bố, Apple để trở thành thương hiệu giá trị thứ 2 thế giới ( với mức 147,66 tỷ USD) sau Google. • Bên cạnh đó, Apple cũng nổi tiếng về sức hút tài năng, dòng tiền mặt lớn và phong cách lãnh đạo. • Ngoài ra, nhờ hoạt động bề vững và luôn đem đến cho khách hàng thứ họ cần, Apple luôn duy trì vị trí công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới trong 7 năm liền. • Lĩnh vực kinh doanh: - Nghiên cứu chế tạo: phần cứng, phần mềm, điện tử dân dụng 5 - Dịch vụ: cửa hàng/dịch vụ trực tuyến, phân phối sản phẩm - Các sản phẩm chủ chốt: Mac ( Pro, Mini, iMac, MacBook, Air, Pro – Xserve), iPad, iPhone, iPod (Shuffle, Nano, Classic, Touch), Apple TV, Cinema Display, AirPort, iLife, iWork,… 1.2. Giới thiệu về Steve jobs: • Steven Paul Jobs (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955 tại San Francisco, California, Hoa Kỳ và mất ngày 5 tháng 10 năm 2011) là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. • Với cương vị là CEO và người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs được xem như người lãnh đạo không thể thay thế của Apple, những sự đóng góp của ông đã đưa ông trở thành một trong những nhân vật then chốt nhất trong ngành công nghệ máy tính, là một trong những nhà doanh nhân vĩ đại nhất của thời đại và được nhiều người ngưỡng mộ vì sự tận tâm sáng tạo các sản phẩm mới đưa công ty của ông thống lĩnh trên thị trường. 1.2.1. Các dấu mốc sự nghiệp của Steve Jobs: - Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh học tại Reed College, một trong số 10 đại học mỹ thuật hàng đầu của Hoa Kỳ ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Mặc dù Steve Jobs bỏ học sau chỉ một học kì bán niên (semester) vì học phí đại học tư quá cao, ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed trong khi phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna. - Năm 1974, Ông làm kĩ sư cho hãng Atari, một nhà sản xuất trò chơi điện tử, đồng thời tích góp tiền bạc cho chuyến đi thần thánh sang Ấn Độ. - Năm 1976, khi Jobs 21 tuổi và Wozniak 26 tuổi, họ sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. - Năm 1980 Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu. - Những năm 1981-1982, Steve Jobs hợp tác với Bill Gates với một số phần mềm và chứng kiến sự ra đời của máy tính IBM đầu tiên. 6 - Năm 1983, Steve Jobs mời John Scully từ Pepsi về làm lãnh đạo. Thời gian này, Steve Jobs để lại dấu ấn lớn về cách thiết kế và sáng tao công nghệ tại Apple, nhưng lại bị rất nhiều người phê phán phong cách lãnh đạo rất độc tài. - Năm 1984, Steve Jobs giới thiệu máy tính Mac đầu tiên, với mong muốn trở thành một sản phẩm đột phá, kết thúc sự độc quyền của máy tính IBM. Tuy nhiên, Mac không được chào đón nồng hậu cho lắm vì còn nhiều bất cập về kỹ thuật và sự khan hiếm phần mềm. - Năm 1985, Jobs và Woz được tổng thống Ronald Raegan trao huân chương về sự cống hiến đối với ngành công nghệ. Cũng vào thời điểm này Jobs bị thất sủng, ông bị hội đồng quản trị, lãnh đạo bởi chính John Scully -người mà ông mời về, buộc phải rời khỏi vị trí lãnh đạo. - Từ 1985-1995, Steve Jobs tham gia vào nhiều công việc khác nhau, đáng kể là việc lập nên công ty máy tính của riêng mình - NexT computer và mua lại Pixar từ Lucas Art. Trong khoảng thời gian này, Apple liên tục gặp rắc rối bởi các vụ kiện, sản phẩm bán không chạy và thậm chí còn xem xét việc cho phép Windows NT chạy trên máy của mình. NexT Computer ra đời máy tính riêng của mình, Pixar làm phim hoạt họa 3D đầu tiên Toy Story và đạt thành công lớn. - Năm 1996, Apple mua lại NexT và mời Jobs quay lại làm lãnh đạo tạm thời. Sự trở lại của Steve Jobs đánh dấu thời kỳ hoàng kim của Apple. Steve Jobs thay đổi khỏi cách lãnh đạo độc tài và biết lắng nghe hơn. - Từ 2000-2005, mặc dù vật lộn với bệnh ung thư, Steve Jobs tiếp tục cho ra đời nhiều sản phẩm liên tiếp gặt hái thành công cho Apple như iPod nano, Shuffle và PowerMac G5. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư gan và thay thận, Steve Jobs tiếp tục giới thiệu những dòng sản phẩm như Macbook, Macbook Pro - Nhưng thành tựu lớn nhất của Steve Jobs là vào năm 2007, khi ông giới thiệu iPhone với toàn thế giới, mở đầu cho một cuộc cách mạng về công nghệ điện thoại thông minh (smartphone). iPhone trở thành sản phẩm bán chạy nhất trong lịch sử Apple. App Store được xem là hệ thống bán phầm mềm đầu tiên và đạt thành công tuyệt đối, trở thành một tiêu chuẩn mà các hệ điều hành khác chạy theo. - Tháng 8 năm 2011, Jobs rút khỏi chức vị tổng giám đốc điều hành của Apple, nhưng vẫn hoạt động tại công ty trên danh phận chủ tịch hội đồng quản trị. Vài giờ sau tuyên bố này, giá cổ phiếu của Apple trên thị trường giảm 5% 7 - Ngày 5 tháng 10, 2011, Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56. 1.2.2. Thành tựu: • Năm 1984, Steve Jobs được Tổng thống trao tặng Huân chương Quốc gia về Công nghệ • Ngày 27 tháng 11 năm 2007, Jobs được tạp chí Fortune mệnh danh là người có quyền lực nhất trong giới kinh doanh. • Tháng 8 năm 2009, Jobs được bầu là doanh nhân được giới trẻ ngưỡng mộ nhiều nhất theo một cuộc khảo sát của tổ chức thanh thiếu niên phi lợi nhuận Junior Achievement. • Tháng 11 năm 2009, Jobs được xếp hạng thứ 57 tronng danh sách những người quyền lực nhất thế giới của công ty truyền thông và xuất bản Forbes. • Tháng 12 năm 2010, thời báo tài chính Financial Times gọi Jobs là nhân vật tiêu biểu của thời báo này trong năm 2010 II. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHONG CÁCH QUẢN LÝ CỦA STEVE JOBS 2. 1. Các phương pháp quản lý của Steve Jobs 2.1.1. Phương pháp hành chính: Điều lệ và kỷ luật của doanh nghiệp • Thời hạn cho công việc Jobs luôn đặt thời hạn hoàn thành khắt khe với nhân viên. Nhân viên của Jobs khi còn tại công ty NeXT luôn có cảm nhận ban đầu ông là người cực kỳ thông minh, có khả năng thúc đầy người khác nhưng trong công việc ông luôn là người khủng khiếp. • Tạo sự tự do cho nhân viên trong việc xây dựng và cải tiến sản phẩm Tại Apple, nếu 1 nhân viên phát hiện ra những vấn đề thiếu sót của 1 sản phẩm nào đó thì anh ta hoàn toàn có thể tự do nghiên cứu và khắc phục lỗi này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin ý kiến của người quản lý. • Trực tiếp chịu trách nhiệm cá nhân Đây là một cụm từ rất quan trọng với Apple. Nó có nghĩa là mỗi một sản phẩm hay một tính năng nào đó sẽ có một người phải chịu trách nhiệm cho sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm hay tính năng đấy. Tại Apple không có sự chịu trách nhiệm của một tập thể. 8 • Bản nội quy Bản nội quy của Apple dài khoảng hơn 200 chữ, gồm 7 điều mọi nhân viên đều phải tuân thủ. Đó là: Nhân viên không được dùng bất cứ trang mạng nào khi giao tiếp nội bộ; không được lập web riêng để nói về công ty; tuyệt đối không loan tin đồn, mọi câu hỏi từ báo chí chỉ do một đầu mối chính thức phát ngôn; không tiếp xúc với khách hàng vì mục đích ngoài; không dùng email công ty cho việc riêng; giữ bí mật, không phát tán các tài liệu, chính sách của công ty ra ngoài. 2.1.2. Phương pháp kinh tế • Phân loại nhân viên Đây có thể coi là chìa khóa cho tầm nhìn xa trông rộng của SJ. Ông phân loại nhân viên thành 2 loại: “thông mình” – “ngu dốt” và công việc của họ có thể là xuất sắc hoặc bỏ đi. Ông là người rất tinh tế và có thể nắm bắt được điểm mạnh – yếu của họ. Từ đó ông có thể nhanh chóng nhận định ai là người phù hợp với những chiến lược và dự án của mình. Trong những dự án ban đầu của mình, tiêu biểu là quá trình phát triển máy tính Mac hay thành lập công ty NeXT, SJ là người trực tiếp lựa chọn ra những nhân sự chủ chốt như Andy Hetzfeld, Burell Smith… và sau này là Tim Cook của đế chế APPLE. Bên cạnh đó, ông sẵn sàng sa thải một ai đó khi họ không được đánh giá cao trong quá trình làm việc. Việc hàng ngàn nhân viên bị sa thải là chuyện bình thường khi dự án của họ không hiệu quả hoặc không có tính khả thi. • Không thăng chức bừa bãi cho nhân viên Tại hầu hết các công ty, khi một nhân viên hoàn thành tốt công việc của họ, họ sẽ dễ dàng được thăng chức. Nhưng với Apple thì không bởi công ty này sẽ cố gắng để nhân viên của mình làm việc ở vị trí mà họ làm tốt nhất. Chẳng hạn như bạn là một nhà thiết kế giỏi nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ một nhà quản lý giỏi. Ở một công ty bình thường, bạn sẽ có thể được thăng chức lên những vị trí cao hơn nhưng tại Apple thì điều đó hầu như không xảy ra, bạn chỉ có thể được trả nhiều lương hơn để vẫn làm công việc đó. Đây là một trong những triết lý hay của Apple mà các công ty khác nên áp dụng. 9 Apple là nơi làm việc vô cùng khắc nghiệt. Nhân viên tại đây thường xuyên phải làm việc điên cuồng dưới áp lực để luôn là những người dẫn đầu. Nhưng làm việc tại Apple cũng mang lại cho họ những lợi ích đáng mơ ước. • Mức lương khá tốt đối với nhiều vị trí Nhiều nhân viên, từ kỹ sư tới quản lý, đều đưa ra nhận xét tích cực về mức lương thưởng tại Apple (ngoại trừ những nhân viên làm việc tại cửa hàng bán lẻ). Phân tích trên trang Payscale.com chỉ ra rằng nhiều vị trí tại Apple có mức lương cao hơn so với trung bình của ngành. • Phương tiện di chuyển thuận tiện Apple cung cấp dịch vụ xe bus vận chuyển nhân viên từ Bay Area tới trụ sở công ty tại Cupertino. Công ty này cũng trả trợ cấp đi lại cho những nhân viên di chuyển bằng xe bus, tàu hay các phương tiện công cộng khác. • Kinh nghiệm làm việc Với kinh nghiệm làm việc cho Apple, bạn có thể dễ dàng xin được việc ở bất kỳ nơi khác. Một kỹ sư phần mềm chia sẻ, nhân viên Apple “có tương lai sự nghiệp khá rộng mở nếu họ có thể làm được điều gì đó lớn lao”. 2.1.3. Phương pháp phân quyền • Giới hạn ban giám đốc Apple không cho phép nhân viên của mình làm một việc gì đó mà không phải là việc của Apple. Tim Cook là người duy nhất được ngồi vào vị trí giám đốc của cả hai công ty là Apple và Nike. Khi Andy Miller, trưởng nhóm iAds đã hỏi Steve Jobs về việc liệu mình có thể ngồi vào ghế giám đốc của một công ty khác, Jobs đã nói rằng, "Cậu không thể bỏ một phần công việc ở đây để đi lo chuyện của một công ty khác được." Văn hóa của Apple là luôn luôn bắt mọi người làm tròn trách nhiệm của họ. • Giới hạn số lượng nhân viên 10 [...]... tốt nhất cho mỗi nhân viên 2.1.6 Kết hợp các phương pháp Sự kết hợp các phương pháp quản lý của APPLE thể hiện qua văn hóa doanh nghiệp của họ SJ đã xây dựng nên nét văn hóa doanh nghiệp hết sức đặc biệt so với các doanh nghiệp khác: “Bí mật tuyệt đối” Trong khi tất cả những doanh nghiệp khác ngày hàng muốn được xích lại gần với khách hàng của mình hơn thông qua cả những “kênh” giao tiếp không chính... đồng nghiệp mà Jobs rất tin tưởng, trở thành giám đốc điều hành Apple Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Jon Rubinstein, phụ trách mảng phần cứng của Appleliên tiếp xung đột với Avie Tevanian và Steve Jobs về các ý tưởng sản phẩm và các lýdo khách quan khác - Thứ bảy, vào cuối những tháng cuối năm 2005 mức tiêu thụ iPod tăng vọt Hai triệu chiếc iPod, một con số đáng kinh ngạc, được bán ra thị trường trong. .. khu vực trong trụ sở của hãng đều được theo dõi bằng camera an ninh Chỉ một số nhân viên rất hạn chế được phép làm việc trong bộ phận kiểm thử của hãng có cơ hội chạm tay vào sản phẩm trước khi chúng chính thức được tung ra thị trường Trong phòng kiểm thử, mỗi nhân viên chỉ có thể biết được bộ phận hay chi tiết mà họ đang làm việc chứ không bao giờ được biết tất cả Mỗi chi tiết đều phải được bọc trong. .. các dòng máy tính khác, gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm Ở các đơn vị kinhdoanh bán lẻ, các nhân viên bán hàng không thể nào giải thích được cho khánh hàng phân biệt được sự khác nhau của các dòng máy Apple với các sản phẩm HP hay Dell.Điều này khiến cho khách hàng không lựa chọn các sản phẩm của Trái Táo vì giá quácao, khiến cho doanh số ngày càng giảm sút trong khi các đối thủ lien tục gia... và học hỏi được nhiều thứ”.Anh đã được đề bạt lên vị trí quản lý dự án chỉ trong vòng sáu tháng kể từ thời điểm bước chân vào Apple Apple thực sự có tài trong việc phát triển các nhân viên của mình cũng như trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân trong công ty • Apple luôn giống như một công ty mới khởi nghiệp chứ không phải một tập đoàn khổng lồ Apple hoạt động giống như một nhóm... “và các người đang làm hỏng bét mọi sự!” Bản tính nỏng nảy cũng dễ nhận thấy khi Lee Clow - giám đốc sáng tạo của Chiat/Day, đã chuẩn bị một loạt các mẫu quảng cáo đầy màu sắc trên tạp chí và khi ông gửi cho Jobs các trang in thử, Lee Clow đã nhận hồi đáp là một cuộc điện thoại điên cuồng tức giận Màu xanh dương trong mẫu quảng cáo, Jobs khẳng định, khác với màu xanh của chiếc iMac và Jobs đã hét vào... 2 Môi trường ra quyết định của Steve Jobs tại Apple Steve Jobs là một trong những biểu tượng tối cao về sức sáng tạo, trí tưởngtượng, và nhất là phong cách lãnh đạo độc đoán của mình Mặc dù vậy, để có được sự thành công như vậy, Jobs đã phải trải qua khoảng thời gian khó khăn khi gặp liên tiếp những khó khăn trong cuộc sống và sự nghiệp tại công ty Apple khi mới trở lại Tuy nhiên, với tính cách của... -Thứ nhất, sự trở lại của ông năm 1997 là trong tình cảnh công ty đang trên bờ vực phá sản, công ty đang sản xuất máy tính và những thiết bị ngoại vi khác, bao gồmnhững phiên bản khác nhau của Macintosh Bên cạnh đó, với sự điều hành của ban quản trị yếu kém đã khiến công ty mất đi nhiều kĩ sư và nhân viên quản lý giỏi Tình hình lúc đó có thể khiến cho vị trí giám đốc điều hành của công ty như một vị trí... được chú trọng Từ chính sách chăm sóc sức khỏe tuyệt vời đến sự phóng khoáng trong các ngày nghỉ lễ trong năm Agarwal - Một nhân viên của APPLE kể lại: “Chúng tôi thích làm việc tại đây, chúng tôi làm việc vất vả nhưng được tận hưởng cuộc sống của mình” 12 Điều này được thực hiện ngay từ những ngày đầu phát triển công ty APPLE Trong quá trình phát triển máy Mac, cứ 6 tháng 1 lần, SJ lại đưa cả đội đi... màu đen trong quá trình làm việc Nếu có lúc nào đó, sản phẩm cần phải được bỏ ra ngoài túi, nhân viên làm việc với sản phẩm đó phải bấm một chiếc đèn đỏ để cảnh báo mọi người không được để ý Đó cũng chính là lý do vì sao hầu hết tất cả nhân viên của Apple cũng đều ngạc nhiên và háo hức với sản phẩm mới của họ không kém gì những người đang xếp hàng chờ mua sản phẩm của hãng Phó chủ tịch kiêm giám đốc marketing . vào doanh nghiệp, và kinh nghiệm của giám đốc. 3.1.3. Vai trò của giám đốc, phương pháp quản lý và phong cách lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp 3.1.3.1. Vai trò của giám đốc doanh nghiệp Giám đốc. triệu, tỷ đồng. - Giám đốc là người làm ra của cải. Doanh nghiệp như một con tàu mà giám đốc doanh nghiệp là người cầm lái. 3.1.3.2. Phương pháp quản lý của giám đốc doanh nghiệp Có 5 phương. PHẦN 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHỈ HUY TRONG DOANH NGHIỆP 3.1, Giám đốc doanh nghiệp 3.1.1. Khái niệm a, Theo quan niệm truyền thống - Giám đốc doanh nghiệp vừa là người đại diện cho nhà nước,