Chính sách sản phẩm của công ty Beiersdof cho nhãn hiệu NIVEA
Trang 1TIỂU LUẬN MARKETING CĂN BẢN
Đề tài: Chính sách sản phẩm của công ty Beiersdof cho nhãn hiệu NIVEA
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Trang 2Mục lục
Trang
Lời nói đầu 2
Chương 1 Cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm của công ty Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA 3
1 Khái niệm 3
2 Nội dung 4
• Quyết định về nhãn hiệu 4
• Quyết định về bao gói 5
• Quyết định về dịch vụ 6
• Chủng loại và danh mục sản phẩm 6
• Thiết kế và marketing sản phẩm mới 7
• Chu kỳ sống của sản phẩm 8
Chương 2 Thực trạng chính sách sản phẩm của công ty Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA 10
1 Khái quát doanh nghiệp 10
2 Thực trạng chính sách sản phẩm NIVEA 12
• Quyết định về nhãn hiệu 12
• Quyết định về bao gói 13
• Quyết định về dịch vụ 14
• Chủng loại và danh mục sản phẩm 15
• Thiết kế và marketing sản phẩm mới 18
3 Đánh giá thực trạng 19
• Ưu điểm 19
• Nhược điểm 20
Chương 3 Giải pháp cho chính sách sản phẩm NIVEA 21
Lời kết 22
Tài liệu tham khảo 23
Trang 3Lời nói đầu
Quảng cáo-Marketing luôn là công cụ rất quan trọng đối với nhà sản xuất khi muốn tung sản phẩm của mình ra thị trường Nhưng muốn điều đó được thực hiện thành công thì các nhà sản xuất cần lập cho mình những chiến dịch
marketting hợp lý và cụ thể Việc xây dựng được chiến lược cho sản phẩm là một công việc rất khó khăn, là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu: lợi nhuận,vị thế và an toàn
Để lập được kế hoạch marketting cụ thể thì nguời lập ra kế hoạch marketing phải trả lời được các câu hỏi, như:
- Đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới là gi?
- Sản phẩm nằm ở phân khúc nào của thị trường?
- Sản phẩm có những ưu thế gì?
- Thời gian để tung sản phẩm ra thị trường là khi nào?
- Khi sản phẩm tung ra thị trường thì lụa chọn hình thức quảng cáo-Marketing nào cho phù hợp?
Để làm rõ hơn nhận định trên, em xin được trình bày bài tiểu luận về chính sách sản phẩm của công ty Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA Beiersdorf là tập đoàn mỹ phẩm Đức chuyên phát triển, sản xuất và phân phối toàn cầu các sản phẩm chăm sóc da và sắc đẹp với sản phẩm chủ lực là NIVEA Đã có mặt trên thế giới được hơn 100 năm nhưng công ty Beiersdorf gia nhập và giới thiệu nhãn hiệu NIVEA trên thị trường Việt Nam chưa lâu Dù vậy nhãn hiệu NIVEA đã nhanh chóng đem lại thành công lớn cho công ty Beiersdorf Việt Nam và trở thành một trong những nhãn hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam Đạt được thành công to lớn dó chính là bởi chất lượng tuyệt hảo, sản phẩm luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại mọi thời điểm và phương pháp tiếp thị quảng cáo không ngừng được cải tiến Đó là những yếu tố góp phần vào thành công của thương hiệu NIVEA và giúp giữ cho thương hiệu luôn trẻ trung, hấp dẫn và quen thuộc với mọi người, đồng thời cũng giúp củng cố những giá trị nền tảng của thương hiệu như sự dịu dàng, nhẹ nhàng, và đáng tin cậy
Trong những yếu tố dẫn đến thành công của công ty thì chiến lược sản phẩm giữ vai trò rất quan trọng hay có thể nói chính chiến lược sản phẩm là chìa khóa dẫn đến thành công cho nhãn hiệu NIVEA Chính bởi lý do trên nên em đã chọn chính sách sản phẩm của công ty Beiersdorf cho nhãn hiệu NIVEA làm đề tài cho bài tiểu luận của mình
Em xin cảm ơn ThS.Lê T đã hướng dẫn giúp em hoàn thành bài tiểu luận này
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BEIERSDORF CHO NHÃN HIỆU NIVEA
I.Khái niệm:
1 Sản phẩm theo quan điểm marketing
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng
2 Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm:
Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng Sản phẩm theo ý tưởng có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi :về thực chất, sản phẩm này thỏa mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Và chính đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thể thay đổi tùy những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá nhân của các khách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định Điều quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp là nhà quản trị marketing phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ
Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực Đó là những yếu tố phản ảnh sự có mặt trên thực tế hàng hóa Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói Và cũng nhờ những yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ phân biệt hàng hóa của hãng này so với hãng khác
Cuối cùng là sản phẩm bổ sung Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng Chính nhờ những yếu tố này đã tạo ra sự đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau, trong sự nhận thức của người tiêu dùng, về mặt hàng hay nhãn hiệu cụ thể Khi mua những lợi ích cơ bản của một hàng hóa bất
kỳ khách hàng nào cũng thích mua nó ở mức độ hoàn chỉnh nhất Vì vậy, từ góc
độ nhà kinh doanh, các yếu tố bổ sung trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh của các nhãn hiệu hàng hóa
3 Phân loại sản phẩm
3.1 Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại:
- Hàng hóa lâu bền: là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần
- Hàng hóa sử dụng ngắn hạn: là những vật phẩm được sử dụng một lần hay một vài lần
Trang 5- Dịch vụ: là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động, ích lợi hay sự thỏa mãn.
3.2 Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quen mua hàng:
- Hàng hóa sử dụng thường ngày: đó là hàng hóa mà người tiêu dùng mua cho việc sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt
- Hàng hóa mua ngẫu hứng: đó là những hàng hóa được mua không có kế hoạch trước và khách hàng cũng không chủ ý tìm mua
- Hàng hóa mua khẩn cấp: đó là những hàng hóa mà việc mua diễn ra lâu hơn, đồng thời khi mua khách hàng thường lựa chọn, so sánh, cân nhắc về công dụng, kiểu dáng, chất lượng, giá cả của chúng
- Hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù: đó là những hàng hóa có những tính chất đặc biệt hay hàng hóa đặc biệt mà khi mua người ta sẵn sàng bỏ thêm sức lực, thời gian để tìm kiếm và lựa chọn chúng
- Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động: đó là những hàng hóa mà người tiêu dùng không hay biết và thường cũng không nghĩ đến việc mua chúng
3.3 Phân loại hàng tư liệu sản xuất
- Vật tư và chi tiết: đó là những hàng hóa được sử dụng thường xuyên và toàn bộ vào cấu thành sản phẩm được sản xuất ra bởi nhà sản xuất
- Tài sản cố định : đó là những hàng hóa tham gia toàn bộ, nhiều lần vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sử dụng chúng tạo ra
- Vật tư phụ và dịch vụ: đó là những hàng hóa dùng để hỗ trợ cho quá trình kinh doanh hay hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp
II Nội dung:
A Nhãn hiệu:
1 Nhãn hiệu sản phẩm và các bộ phận cấu thành:
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản là:
- Tên nhãn hiệu: đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được
- Dấu hiệu của nhãn hiệu: Đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, nhưng không thể đọc được
- Dấu hiệu hàng hóa: là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng ký tại cơ quản quản lý nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lý
- Quyền tác giả: là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và bán nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật
2 Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu:
- Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?
- Ai là người chủ nhãn hiệu sản phẩm?
- Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc trưng gì?
Trang 6- Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Khi quyết định đưa ra một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm ra thị trường, gắn nhãn hiệu cho chúng người sản xuất còn gặp phải vấn đề đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm như thế nào?
- Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không?
- Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm
có những đặc tính khác nhau?
Trong những tình huống trên có thể có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu
- Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng, nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều
- Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty
- Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm
- Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm do công ty sản xuất
Nhưng dù lựa chọn cách nào khi đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm cũng phải đảm bảo 4 yêu cầu:
- Phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm
mô tả sản phẩm trên bao gói
Bao gói đang dần trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing:
- Sư phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng
- Mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng tăng
- Bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu
- Tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm
Để tạo ra bao gói có hiện quả cho một sản phẩm, nhà quản trị marketing phải thông qua hàng loạt quyết định kế tiếp nhau:
- Xây dựng quan niệm về bao gói: bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào? Nó đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Nó phải cung cấp những thông tin gì về sản phẩm?
- Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không? Khi thông qua các quyết định này phải gắn với các công cụ khác của marketing
- Quyết định về thử nghiệm bao gói bao gồm: thử nghiệm về kỹ thuật, thử nghiệm về hình thức, thử nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả năng chấp nhận của người tiêu dùng
- Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của bản thân công ty
- Quyết định về các thông tin trên bao gói Tùy vào những điều kiện cụ thể
mà các nhà sản xuất bao gói quyết định đưa thông tin gì lên bao gói và
Trang 7đưa chúng như thế nào? Thông thường những thông tin chủ yếu được thể hiện qua bao gói là:
• Thông tin về sản phẩm
• Thông tin về phẩm chất sản phẩm
• Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của sản phẩm
• Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng
• Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thích tiêu thụ
• Các thông tin do luật qui định
C Dịch vụ
Các nhà quản trị marketing phải quyết định bốn vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịnh vụ cho khách hàng:
- Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng công
ty có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối tương đối từng yếu tố dịch vụ đó
- Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng đến mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh
1 Khái niệm chủng loại sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau
do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá
2 Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm:
Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất đinh, ví dụ như theo kích cỡ, công suất Hiện tại, các công ty đều gặp phải vấn đề đặt ra là mở rộng và duy trì bề rộng của những loại sản phẩm bằng cách nào? Giải quyết vấn đề này thường có hai hướng lựa chọn:
- Phát triển chủng loại:
• Phát triển hướng xuống dưới
• Phát triển hướng lên trên
• Phát triển theo cả hai hướng trên
- Bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm Việc bổ sung xuất phát từ những mục đích sau:
Trang 8• Mong muốn có thêm lợi nhuận
• Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có
• Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa
• Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ
3 Quyết định về danh mục sản phẩm:
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các đơn vị sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua Danh mục sản phẩm được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó
- Bề rộng của danh mục sản phẩm là tổng số các chủng loại sản phẩm do công ty sản xuất
- Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm là tổng số những mặt hàng thành phần của nó
- Bề sâu của danh mục sản phẩm là tổng số các đơn vị sản phẩm cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của một chủng loại
- Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm phản ánh mức độ gần gũi của sản phẩm thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích
sử dụng cuối cùng, hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó
E Thiết kế và marketing sản phẩm mới
1 Khái quát sản phẩm mới:
Theo quan niệm marketing, sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới về nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm mới hiện có hoặc những nhãn hiệu mới do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm của công ty Nhưng dấu hiệu quan trọng nhất đánh giá sản phẩm đó là sản phẩm mới hay không phải
Trang 9b, Lựa chọn ý tưởng
Mục đích: cố gắng phát hiện sàng lọc và thải loại những ý tưởng không phù hợp, kém háp dẫn, nhằm chọn lọc những ý tưởng tốt nhất Để làm được điều này, mỗi ý tưởng về sản phẩm mới cần được trình bày với những nội dung như:
mô tả sản phẩm, thị trường mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh, chi phí
c, Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới:
Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các tham số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng
Sau khi đã có dự án về sản phẩm, cần phải thẩm định dự án Thẩm định dự
án là thử nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với các phương án sản phẩm được mô tả
d, Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới:
Chiến lược marketing sản phẩm mới gồm các phần:
- Mô tả qui mô, cấu trức thị trường và thái độ của khách hàng trên thị trường mục tiêu, dự kiến xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần và lợi nhuận trước mắt
- Trình bày quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phí marketing cho năm đầu
- Trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu thụ, lợi nhuận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố marketing – mix
e, Thiết kế sản phẩm mới.
f, Thử nghiệm trong điều kiện thị trường.
g, Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị
trường:
Trong giai đoạn này công ty phải thông qua bốn quyết định:
- Khi nào thì tung ra sản phẩm mới chính thức vào thị trường?
- Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu?
- Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng nào?
- Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ trợ nào để xúc tiến việc bán?
F Chu kỳ sống của sản phẩm
1 Định nghĩa:
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ
kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường Chu kỳ sống của sản phẩm có thể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, từng nhóm chủng loại, thậm chí từng nhãn hiệu sản phẩm
2 Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Trang 10a, Giai đoạn tung ra thị trường:
Hướng chiến lược của hoạt động marketing trong giai đoạn này:
- Tập trung nỗ lực bán vào nhóm khách hàng có điều kiện sẵn sàng mua nhất
- Động viên khuyến khích các trung gian marketing
- Tăng cường quảng cáo và xúc tiến bán
b, Giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn này, các công ty có thể thực hiện các chiến lược sau:
- Giữ nguyên giá hoặc giảm chút ít để thu hút khách hàng
- Giữ nguyên hoặc tăng chi phí kích thích tiêu thụ
- Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng
- Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo cho nó tính chất mới, sản xuất những mẫu mã mới
- Xâm nhập vào những phần thị trường mới
- Sử dụng kênh phân phối mới
- Thay đổi đôi chút về thông điệp quảng cáo để kích cầu khách hàng
c, Giai đoạn bão hòa
Khi nhịp độ tăng mức tiêu thụ bắt đầu chững lại, việc tiêu thụ sản phẩm bước vào giai đoạn chín muồi Sản phẩm tiêu thụ chậm có nghĩa là chúng tràn đấy trên các kênh lưu thông, điều đó hàm chứa cuộc cạnh tranh gay gắt Để cạnh tranh, các đối thủ dùng một số thủ thuật như: bán hạ giá, bán giá thấp, tăng quảng cáo Tình hình đó dẫn đến sự giảm sút của lợi nhuận Để tiếp tục tồn tại, các nhà quản trị marketing có các phương án sau:
- Cải biến thị trường, tìm thị trường mới cho sản phẩm
- Cải biến sản phẩm
- Cải biến công cụ marketing – mix
d, Giai đoạn suy thoái
Giai đoạn này xuất hiện khi mức tiêu thụ các loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm giảm sút Khi mức tiêu thụ giảm sút, dẫn đến lợi nhuân giảm sút, một
số công ty có thể rút khỏi thị trường, số còn lại có thể thu hẹp chủng loại sản phẩm chào bán, từ bỏ phần thị trường nhỏ, những kênh thương mại ít hiệu quả Nhưng việc giữ lại sản phẩm đã suy thoái có thể gây ra khó khăn cho công ty, giảm uy tín cho toàn công ty.Để hạn chế ảnh hưởng xấu của hiện tượng này công ty cần quan tâm tới các khía cạnh:
- Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái
- Đối với từng mặt hàng phải nhanh chóng thông qua quyết định tiếp tục lưu giữ hay thải loại chúng ra khỏi danh mục sản phẩm công ty
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY BEIERSDORF CHO NHÃN HIỆU NIVEA
Trang 11I Khái quát về doanh nghiệp:
Beiersdorf là tập đoàn mỹ phẩm Đức chuyên phát triển, sản xuất và phân phối toàn cầu các sản phẩm chăm sóc da và sắc đẹp, trong đó các dòng sản phẩm NIVEA là chủ lực
Năm 1890, Giáo sư Oscar Tropowitz mua lại Beiersdof tại Hamburg từ tay nhà sáng lập Paul C Beiersdorf Dưới sự lãnh đạo tài tình của Tropowitz, công
ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công các loại dược phẩm Cố vấn về khoa học của Tropowitz là giáo sư Unna đã hướng sự chú ý của Tropowitz vào một loại chất chuyển thể sữa mới có tên Eucerit - chính là nền tảng để tạo nên kem dưỡng ẩm NIVEA Crème
1911 được coi là “năm sinh” của Kem dưỡng ẩm NIVEA Creme Tiền thân của sản phẩm này chính là “Eucerit” Giáo sư Oscar Troplowitz đã ứng dụng Eucerit - trước kia chỉ ứng dụng trong y học - làm nền tảng để tạo nên một loại
mỹ phẩm dạng kem hoàn toàn mới đầu tiên trên thế giới - NIVEA CREME.Công ty Beiersdorf trụ sở tại Hamburg (Đức), đã không những thành công với kem dưỡng ẩm NIVEA Cream mà còn nổi tiếng với những phát minh như băng dính kỹ thuật, băng dán y tế và băng dính cao su Năm 1914, công ty đã mở rộng hoạt động tới 34 quốc gia trên thế giới và thu được 42% lợi nhuận từ các quốc gia này
Năm 1919, phạm vi chủng loại sản phẩm NIVEA được mở rộng đầu tiên bằng sự ra đời của xà phòng NIVEA Soap
Trong thập niên 20 và 30, chủng loại ngành hàng của NIVEA được mở rộng với loạt sản phẩm chăm sóc tóc và da đầu
Năm 1922, sản phẩm NIVEA dành cho Nam đầu tiên được phát triển: Xà bông cạo râu Nivea, tiền thân của bọt và gel cạo râu sau này Cùng với kem dưỡng ẩm NIVEA Creme đóng vai trò là sản phẩm dưỡng da sau khi cạo, NIVEA đã hình thành bộ sản phẩm chăm sóc cho nam đầu tiên
Năm 1924, một mẫu quảng cáo phong cách hoàn toàn mới lạ của NIVEA ra mắt Hai màu xanh và trắng trở thành màu chủ đạo của NIVEA Họa tiết trang trí theo phong cách Art Nouveau trên hộp thiếc được thay đổi cô động hơn Hộp thiếc xanh với logo NIVEA màu trắng ra mắt lần đầu năm 1925 Hộp kem NIVEA Crème nguyên thủy cùng với màu xanh độc đáo trở thành dấu ấn trong ngành thiết kế cổ điển
Năm 1931, Beiersdorf, công ty đứng đằng sau nhãn hiệu NIVEA, đã có trên
20 trung tâm sản xuất sản phẩm trên toàn thế giới với hơn 1400 nhân lực
Đầu thập niên 30, chủng loại sản phẩm NIVEA mở rộng với Dầu NIVEA Oil
Năm 1963, sữa dưỡng thể NIVEA Milk được tung ra trên thị trường, đại diện cho sản phẩm NIVEA Crème ở dạng lỏng
Năm 1972, dòng sản phẩm “NIVEA Baby fine” gồm phấn, dầu tắm, kem, xà bông và bông ráy tai Sau đó vào năm 1996, dòng sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh
mở rộng thành một chương trình chăm sóc và làm sạch toàn diện cho làn da nhạy cảm của bé