Ưu đãi xã hội
Câu 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước bên cạnh việc chú trọng đẩy mạnh về kinh tế thì Việt Nam cũng quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo bình ổn xã ội trong đó chăm lo đến lực lượng lớn những người đa cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, bảo vệ tổ quốc là vấn đề cấp thiết hiện nay.Có thể nói ưu đãi xã hội là một vấn đề quan trọng thu hút sự quạn tâm của Đảng và nhà nước ta, nó không những đa thể hiện trách nhiệm của các cấp các ngành mà còn phản ánh truyền thống đạo lý cao đẹp của nhân dân ta đối với những người có công đóng góp cho đất nước.Vì vậy nên ưu đãi xã hội(ƯĐXH) giữ vai trò rất quan trọng trong xã hội hiện nay .GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Một số vấn đề lí luận về Ưu đãi xã hội 1.Khái niệm ưu đãi xã hội Dưới góc độ kinh tế, ưu đai xã hội là sự đai ngộ về mặt vật chất cũng như tinh thần của nhà nước đối với người có công. Dưới góc độ pháp lý, ưu đai xã hội là hệ thống các quy định của nhà nước về các hình thức, nội dung, biện pháp chăm sóc, đai ngộ và đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần của những người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đinh liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công. Vì vậy,có thể nói rằng Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tập thể có nhưng cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội 2.Pháp luật ưu đãi xã hội Pháp luật ưu đai xã hội là một bộ phận nằm trong hệ thống pháp luật bảo đảm xã hội. Cùng với pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật cứu trợ xã hội thì pháp luật ưu đai xã hội góp phần vào việc ổn định chính trị, xây dựng và bảo vệ đất nước.Pháp 1 luật ưu đai xã hội là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về điều kiện được hưởng ưu đai, các lĩnh vực cụ thể được ưu đai, các chế độ trợ cấp cho những người có công đối với đất nước. II.Vai trò của ưu đãi xã hội 1.Vai trò đối với đạo đức 1.1.Ưu đãi xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc Ưu đãi xã hội là sự thể hiện truyền thống “đến ơn đáp nghĩa” là sự báo đáp công ơn những người xả thân vì đất nước, vì dân tộc.Đây không chỉ là sự biết ơn,kính trọng mà còn là trách nhiệm,nghĩa vụ của Nhà nước,cộng đồng,toàn xã hội đối với những người đã cống hiến sức lực,tuổi trẻ,hi sinh tính mạng mình cho đất nước,thể hiện được sự quan tâm của xã hội với những người có công với cách mạng,ưu đãi xã hội cũng chính là tinh thần” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,luôn luôn biết ơn những cố gắng, đóng góp xương máu mà cha ông đãi để lại 1.2.Vai trò quan trọng trong việc giáo dục thức,đạo đức của thế hệ trẻ ngày nay Ưu đãi xã hội đã thể hiện sự quan tâm, biết ơn sâu sắc của toàn xã hội tới những người có công,để cho mỗi thế hệ trẻ sau này luôn luôn tự hào về dân tộc của mình góp phần khơi dậy tinh thần yeu nước,xây dựng nên nhân cách sống của con người về: tinh thần thương thân thương ái,sự sẻ chia trách nhiệm với cộng đồng ,phát huy được truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tốc ta.đồng thời giáo dục đạo đưvs của thế hệ trả rằng” uống nước nhớ nguồn”,phát huy tốt hơn nữa truyền thống yêu nước tốt đẹp của dân tộc ta 2.Vai trò trong lĩnh vực chính trị 2.1 Ưu đãi xã hội có vai trò to lớn trong việc góp phần ổn định xã hội,giữ vững thể chế 2 Qua việc ghi nhận và tri ân những cá nhân tập thể đã có những cống hiến vĩ đại cho đất nước,nêu cao những đóng góp lớn lao của những thế hệ đi trước cũng chính là tạo niềm tin tưởng vào một xã hội tốt đẹp,là nguồn động viên khích kệ lớn đối với các thành viên khác trong xã hội,để rồi là nguồn khích lệ động viên lớn tạo nên sức mạnh sẵn sàng xả thân vì đất nước khi đất nước gặp khó khăn.Chúng ta có thể thấy rằng để một đất nước phát triển về kinh tế thì chính trị phải ổn định,nhất là trong lúc này các thế lực chống phá vẫn đang sẵn sàng chờ thời cơ thì việc thực hiện chính sách ưu đãi nếu không được quan tâm đến thì đồng nghĩa với việc đánh mất niềm tin không những của thế hệ đi trước mà cả những thế hệ sau này vào đất nước.Điều đó ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của một quốc gia 2.2.tạo điều kiện giúp đất nước phát triển ổn định và bền vững .Ưu đãi xã hội cũng chĩnh là sự đánh gia,s ghi nhận đúng mức những cống hiến của thế hệ trước ,để họ luôn luôn là những tấm gương ,là nguồn cổ vũ manh mẽ đối với những thế hệ tương lai- thế hệ bảo vệ và làm giàu đất nước,củng cố niềm tin cho thế hệ sau để giúp đất nướ ohát triển ổn định và bền vưng 3.Vai trò trong đời sống xã hội 3Ưu đãi xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội,đảm bảo quyền lợi của những người có công với đất nước Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh và tiến bộ,một xã hội công bằng.Công bằng ở đây thể hiện ở sự tôn vinh,thể hiện ở những chính sách ưu đãi về vật chất cũng như tinh thần của Đảng và nhà nước đối với những người đã công hiến cho xã hội.Thông qua những chính sách ưu đãi, những trợ cấp nhằm bù đắp những thiệt thòi mà họ bỏ ra đồng nghĩa với việc tạo nên một xã hội công bằng thể hiện qua sự ghi nhận,góp phần xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa những người có công với các thành viên khác trong xã hội.Công bằng ở đây thể hiện trước hết ở sự bình đẳng giữa những người có công,không phân biệt nam,nữ, vùng miền,tất cả đều bình đẳng.bình đẳng ở đây còn là sự bình đằng giữa những người có công với các thành viên khác trong cộng đồng,cân bằng cũng có nghĩa là tránh sự phân biệt đối xử 3 4.Vai trò trong lĩnh vực kinh tế 4.1,Ưu đãi xã hội có vai tro trong việc ổn định và nâng cao đời sống vật chất cho người được ưu đãi Thông qua các khoản tiền ưu đãi cho những người có công hoặc thân nhân,nhằm nâng cao đời sống vật chất của họ, đảm bảo được đời sống vật chất ,điều đó ảnh hưởng đến cả một quốc gia 4.2.Ưu đãi xã hội đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế quốc gia Những con người có công với cách mạnh đều là những người giàu nghị lực và có tâm huyết,khả năng với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.”Tàn nhưng không phế” họ là những con người như vậy,cho dù ở thời đại nào thì họ luôn biết cách vươn lên để sống.Thông qua những chính sách ưu đãi xã hội của nhà nước như tạo việc làm,nhà ở,giáo dục đã phát huy tac dụng to lớn trong việc nâng cao đời sống kinh tế nhưng con người có công với cách mạnh,đó cũng chính là cách khơi dậy và phát nuy hiệu quả những tài năng của họ tạo nên một nguồn lực trong sự phát triển kinh tế cua quốc gia 5.Vai trò trong lĩnh vực pháp luật 5.1.Uư đãi xã hội đảm bảo về mặt pháp lí cho các quyền lợi của những người có công Sự kinh trọng, biết ơb,những ưu đãi dành cho người có công không chỉ ở tấm lòng của mõi người dân mà còn là sự đảm bảo về mặt pháp lí cho các quyền ưu đãi của người có công được thực hiện trên thực tế,điều đó được quy định trong các văn bản pháp luật,đồng thời cũng là trách nhiệm của Nhà nước và các cấp chính quyền trong việc quy định quyên lợi của họ.Một khi được quy định thành quyên lợi và nghĩa vụ thì những con người có công với cách mạng có thể tự hào khi hưởng các quyền của mình,không tạo ra cơ chế xin-cho trong thực hiện 5,2, Ưu đãi xã hội nhằm nâng cao thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan, công chức nhà nước Ưu đãi một khi là sự thể chế hóa pháp luật cũng chính là sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia,đó cũng là nghĩa vụ của các cơ quan,công 4 chức nhà nước trong việc nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đúng, đầy đủ chế độ đối với người có công III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ ƯĐXH là một hệ thông chính sách quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính sách ASXH, là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của nhà nước và xã hội nhằm ghi nhớ đền đáp công lao của cá nhân, tổ chức có cống hiến hy sinh đặc biệt cho tổ quốc. Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong hệ thống ASXH Việt Nam.Nhận thức được vai trò quan trọng của nó,mỗi cá nhân cần phải có thức hơn nữa để có thể thực hiện tốt trong đời sống. Câu2: 1.Giải quyết quyền lợi của chị A khi chị sinh con thứ ba vào tháng 8 năm 2007 Xét theo chế độ Bảo hiểm xã hội Theo điểm a khoản 2 Điều 1 Luật bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng đóng BHXH bắt buộc:“ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên” Theo khoản b điều 4 quy định về Các chế độ bảo hiểm xã hội thì thai sản thuộc chế dộ bảo hiểm xã hội Xét theo khoản 2 Điều 28 quy định về Điều kiện hưởng chế độ thai sản . “2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. “ Theo tình huống trên,ta thấy vào ngày 12.4.2007 chị A vào làm việc tại công ty X theo HĐLĐ không xác định thời hạn nên chị là đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội(BHXH) bắt buôc. 5 Tháng 8 năm 2007 chị sinh con thứ 3 Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 đã quy định trên thì chị A không thuộc điều kiện hưởng chế độ thai sản theo BHXH bởi vì thời gian chị làm việc ở công ty X là4 tháng, không đáp ứng được yêu cầu là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên Xét theo chế độ BHYT Căn cứ theo Điều 12.Nghị định63/2005 Nghị định của chính phủ ban hành điều lệ bảo hiểm y tế quy định Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế :” 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động). Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế 1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:” Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con” Chị A sinh con thứ 3 năm 2007 vì vậy, chị sẽ được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo điều 7 tại nghị định 63/2005 trong quán trình mang thai chị sẽ được BHYT chi trả chi phí khám thai và chi phí sinh con. Căn cứ điều 8 của nghị định này chị A sẽ được Qũy BHYT thanh toán toàn bộ chi phí sinh con theo hiện hành của nhà nước Điều 8. Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc 1. Chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ này được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ theo giá viện phí hiện hành của nhà nước, trừ những trường hợp sử dụng những dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn được thanh toán theo quy định tại khoản 2 của Điều này. 6 2.Tháng 6 năm 2009 chị bị tai nạn lao động phải vào viện điều trị mất 1 tháng.Sau khi ra viện,chị được xác định suy giảm 40%khả năng lao động Giai quyết quyền lợi liên quan đến tai nạn lao động tháng 6 năm 2009 1.1.Trợ cấp tai nạn lao động Theo quy định tại điều 105 Bộ luật lao động thì “tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thức hiện công việc nhiệm vụ lao động” Người lao động bị tai nạn lao động sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình lao động của bản thân, điều đó có nghĩa việc xảy ra tai nạn lao động sẽ làm giảm hoặc mất đi thu nhập từ lao động, trong khi đó nhu cầu sinh hoạt và đời sống của họ lại càng ngày tăng cao. Do đó bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động lại càng trở nên cần thiết và mang lại ý nghĩa nghĩa vô cùng quan trong đối với bản thân người lao động và gia định họ cũng như sự ổn định của xã hội. Theo quy định tại khỏa 1 Điều 143 Luật lao động thì : “Trong thời gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải trả đủ lương và chi phí cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật này.” Theo tình huống trên,chị A bị tai nạn lao động và phải vào viện điều trị 1 tháng nên trong thời gian nghỉ việc 1 tháng trên,chị A sẽ được NSDLĐ chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí cho đến khi điều trị ổn định thương tật,bao gồm: +Tiền khàm, chữa bệnh,tiền viện phí bồi thường theo bệnh lí +Tiền lương tra trong thời gian chữa trị Sau khi ra viện chị A được xác định suy giảm 40% khả năng lao động nên căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật BHXH “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng”.Như vậy, với trường hợp của chị A bị tai nạn lao động suy giảm 40% nên chị A được nhận trợ cấp hàng tháng Điều 43. Trợ cấp hằng tháng 7 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. 2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động+mức trợ cấp tính theo số năm đống BHXH Trợ cấp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính theo công thức sau: Trong đó: - L min : mức lương tối thiểu chung. - m : mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100). - L : mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó. 8 Mức trợ cấp hằng tháng Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH = + {0,3 x L min + (m – 31) x 0,02 x L min } = + {0,005 x L + (t – 1) x 0,003 x L} - t : số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội. Như chúng ta biết thời điểm chị A bị tai nạn lao động là năm 2009 , mức lương tối thiểu của năm 2009 là 650 000 tính từ ngày 1/5 vì vậy tính ra như sau: Mức trợ cấp hàng tháng = 0.3x 650 000+(40 – 31)x 0.02 x 650 000 +{0.005 x L+ (t-1) x 0.003 xL Ngoài được hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng,A còn được hưởng 100% lương trong qúa trình điều trị lần đầu và được NSDLĐA chi trả các chi phí điều trị Tuy nhiên đến tháng6 năm 2009 do vết thương tái phát nên chị A phải vào viện điều trị mất 15 ngày.Sau khi ra viện chị được xác định suy giảm 53% khả năng lao dộng.Theo quy định tại Điều 41 Luật BHXH về giám định mức suy giảm khả năng lao động “1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định; b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.” Như vậy, sau khi giám định lại sức khỏe do vết thương bị tai nạn lao động tái phát, Chị Ađược hội đồng giám định kết luận mức suy giảm khả năng lao động không phải ở mức 40 % nữa mà tăng lên 53%.Do pháp luật cho phép việc được giám định lại sức khỏe do tai nạn lao động nên theo quy định tại điều 44 Luật BHXH Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa Vì vậy cho nên chị A sẽ được thay đổi mức trợ cấp do tai nạn lao động theo khoản 1 điều 43 thì mức trợ cấp do tai nạn lao động của chị sẽ được tính với tỉ lệ là 53% Theo quy định tại khỏa 1 Điều 143 Luật lao động thì : “Trong thời gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao 9 động phải trả đủ lương và chi phí cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật này.” Như vậy chị A sẽ được thanh toán đầy đủ lương trong những ngày điều trị tai nạn lao động,và cơ quan bảo hiểm không có trách nhiệm thanh toán lương cho chị mà chỉ có trách nhiệm chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội với cơ sở tính là tiền lương.Nhưng trong tình huống hơn 1 năm sau vết thương tái phát nên chị phải vào viện điều trị 15 ngày,đây là do vết thương tái phát chứ không phải là do chị bị tai nạn lao động.Vì vậy, chị sẽ không điều ntrị theo chế độ tai nạn lao động mà vết thương tái phát sẽ hưởng theo chế độ ốm đâu Căn cứ vào phân tích trên thì cơ quan bảo hiểm hoàn toàn không có nghĩa vụ thanh toán tiền lương cho chị A trong quá trình 15 ngày chị nằm viện Như đã nói, do vết thương tái phát chị A sẽ được hưởng các chế độ như đối với chế độ ốm đau: + Về thời gian hưởng chế độ ốm đau: Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định: “Điều 23. Thời gian hưởng chế độ ốm đau 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.”Trường hợp chị A số năm đong bảo hiểm là 3năm 2 tháng (từ 12.4.2007 đến tháng 6 năm 2009) 10 [...]... đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; Điểm c khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội quy định sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội thì mới được nhận Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần... an sinh xã hội, Nxb.CAND, Hà Nội, 2009 2.Khoa luật – đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật dân sự, Phần chung, Nxb.ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2002 3.Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 4 Nghị Định 152 Hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc 6.website: www.google.com.vn www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com Bài tập 10 15 Câu1 :Ưu đãi xã hội và vai trò của ưu đãi xã hội Câu2:... bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới... hiểm xã hội quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội Sau 12 tháng ngừng đóng Bảo hiểm xã hội mới có thể nhận trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần Vậy chị A sẽ được hưởng hưu một lần quy định cho Điều 56 Luật BHXH.Tính ra 13 là 6 tháng lương.Mức trợ cấp 1 lần = 1.5... 2 Điều 82của Luật Bảo hiểm xã hội Ta thấy rằng thời điểm đóng BH Thất nghiệp là từ ngày 1.1.2009 nên mức hưởng căn cứ vào khoản 1 Điều 82 Luật BHXH nê trên Và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng theo khoản 2 điều 82 Luật BHXH TH2:A sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu Căn cứ theo Điều 55 Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu c) Sau một năm nghỉ việc...Về mức trợ cấp bảo hiểm xã hội chị A được hưởng trong thời gian 15 ngày điều trị: Điều 25 Luật BHXH quy định mức hưởng chế độ ốm đau như sau: “Điều 25 Mức hưởng chế độ ốm đau 1 Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ... Luật này mức hưởng chế độ ốm đau sẽ là 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Ngoài ra nếu sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điều 23 Luật BHXH mà sức khỏe chịA còn yếu thì còn được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định tại điều 26 luật bảo hiểm xã hội “Điều 26 Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau 11 1 Người lao động sau... người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có Điều 15 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội “1 Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt... khoản 2 Điều này.” Vì vậy,có thể thấy chị A có điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp và cách tính mưvs trợ cấp như sau,căn cứ theo điều 16 như sau Điều 16 Trợ cấp thất nghiệp theo Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 12 2 Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động... trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm 3 Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc 4 Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.” Theo . ưu đãi xã hội( ƯĐXH) giữ vai trò rất quan trọng trong xã hội hiện nay .GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Một số vấn đề lí luận về Ưu đãi xã hội 1.Khái niệm ưu đãi xã. và xã hội 2.Pháp luật ưu đãi xã hội Pháp luật ưu đai xã hội là một bộ phận nằm trong hệ thống pháp luật bảo đảm xã hội. Cùng với pháp luật về bảo hiểm xã