Ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật phân tích thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam

81 478 0
Ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật phân tích thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 3.2.1. Số loại cổ phiếu niêm yết 7 3.2.3. Số loại trái phiếu 11 3.2.4. Số lượng tài khoản nhà đầu tư chứng khoán 11 3.4.1. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty 16 3.4.2. Tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường 16 3.5.1. Khối lượng giao dịch 19 3.5.2. Giá trị giao dịch 20 3.6.1. Thiếu tính minh bạch 23 3.6.2. Rủi ro chính sách 23 3.6.3.Tình trạng “làm giá” 23 3.6.4. Rủi ro hệ thống 23 3.6.5. Sản phẩm tài chính nghèo nàn 24 3.6.6. Trình độ chuyên môn và nhận thức của các bên liên quan chưa cao 24 2.1. Quan điểm xunh quanh đối tượng phản ánh của giá chứng khoán 25 2.2. Quan điểm xung quanh tốc độ phản ánh thông tin của giá chứng khoán 26 2.3. Quan điểm xung quanh phương pháp đầu tư 26 2.4. Quan điểm xung quanh khả năng dự đoán giá tương lai của chứng khoán28 4.1. PTKT là phương pháp phân tích quan trọng nhất nếu khung thời gian phân tích ngắn 31 4.2. Những nhà phân tích kỹ thuật là những người có kinh nghiệm, có kiến thức 33 4.3. Công ty nhỏ có xu hướng sử dụng PTKT nhiều hơn công ty lớn 34 4.4. Đa số các nhà quản lý quỹ cho rằng giá bị ảnh hưởng bởi tâm lý 34 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT PHÂN TÍCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 34 1 I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI VIỆC SỬ DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 35 1. Những bất lợi khi sử dụng phương pháp phân tích cơ bản và lý thuyết thị trường hiệu quả 35 2.1. Giai đoạn thị trường tăng mạnh 55 2.2. Giai đoạn thị trường đi ngang 55 2.3. Giai đoạn thị trường tăng nhẹ 55 2.4. Giai đoạn thị trường giảm mạnh 55  59 2. Đối với RSI 59 PHỤ LỤC 72 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 1. Danh mục các bảng: 2 Bảng Tên bảng Trang 1 Năm thành lập, tên quốc tế và tên viết tắt của HOSE VÀ HNX 8 2 Năm thành lập và hình thức sở hữu của một số sàn chứng khoán trên thế giới và khu vực Đông Nam Á 8 3 Số loại cổ phiếu niêm yết của HOSE và một số sàn chứng khoán trong khu vực năm 2009 10 4 So sánh số tài khoản đầu tư trong năm 2009 giữa HOSE và SET 13 5 Toàn cảnh các thị trường chứng khoán thế giới 2008 15 6 Tổng giá trị vốn hóa thị trường của một số TTCK trên thế giới năm 2009 21 7 So sánh tổng giá trị vốn hóa thị trường của HOSE và một số sàn chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á năm 2009 21 8 Tổng giá trị giao dịch của HOSE so với một số sàn chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á năm 2009 23 9 Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE giai đoạn 2000-2010 24 10 Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE giai đoạn 2000-2010 25 11 So sánh phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật 31 12 Định nghĩa, công thức và đặc điểm của MA, RSI và Stochastic 49 13 Thời điểm các chỉ báo MA, RSI và Stochastic đưa ra tín hiệu mua và bán 53 14 Kết quả phân tích 59 15 Những tín hiệu mua-bán Stochastic (9,3,3) đưa ra không được giao dịch 72 16 Những tín hiệu mua-bán Stochastic (20,3,3) không được giao dịch 72 17 Lợi nhuận do phương pháp Stochastic mang lại khi loại bỏ tín hiệu ngược với xu hướng thị trường 73 2. Danh mục các biểu đồ 3 Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1 Số lượng cổ phiếu, trái phiếu, số công ty chứng khoán và số lượng tài khoản nhà đầu tư sàn HOSE (hình ở trên) và HNX (hình ở dưới) 11 2 Diễn biến chỉ số VN-Index giai đoạn 1/2001 đến 4/2011 14 3 Diễn biến chỉ số HNX-Index (2005-2010) 17 4 Tổng giá trị vốn hóa thị trường của HOSE giai đoạn 2000-2009 20 5 Phân phối lũy kế mức độ sử dụng của phương pháp PTKT 36 6 Mức độ sử dụng phương pháp PTKT, PTCB và phân tích dòng tiền qua trong các khung thời gian dự đoán khác nhau 37 7 Tín hiệu sai của phương pháp PTKT 44 8 Mô hình thị trường tăng mạnh, tăng yếu và đi ngang 57 9 Tín hiệu sai của MA 65 10 Tín hiệu sai của RSI 67 11 Tín hiệu sai của Stochastic 69 12 Tín hiệu mua bán Stochastic đưa ra ngược với xu hướng của thị trường 74 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CAPM (Capital Asset Pricing Model): Mô hình định giá tài sản vốn CTCK: Công ty chứng khoán IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế GDP (Gross Dosmestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội HOSE: Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội MA (Moving Average): Trung bình động NYSE (New York Stock Exchange): Sàn Giao dịch chứng khoán New York OTC (Over the counter): Thị trường giao dịch qua quầy PTKT: Phân tích kỹ thuật PTCB: Phân tích cơ bản RSI (Relative Strength Index): Chỉ số sức mạnh tương đối SET (Stock Exchange of Thailand): Sàn Giao dịch chứng khoán Thái Lan TTCK: Thị trường chứng khoán TTGDCK: Trung tâm Giao dịch Chứng Khoán UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UPCOM (Unlisted Public Company Market) Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết VCCI (The Vietnam Chamber of Commerce &Industry): Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua chặng đường hơn 10 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước đầu có những thành công đáng khích lệ và thu hút ngày càng nhiều những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, số lượng nhà đầu tư, nhân viên, chuyên viên sử dụng các phương pháp phân tích đầu tư cổ phiếu để tiến hành giao dịch cũng ngày một tăng lên. Phương pháp phân tích kỹ thuật cùng với phương pháp phân tích cơ bản là những phương pháp phân tích đầu tư chứng khoán phổ biến trên các thị trường chứng khoán từ hàng thế kỷ nay. Cả hai trường phái phân tích này đều đang được các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích kỹ thuật ngày càng được ứng dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, tính hiệu quả và tính đúng đắn khi ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật trong phân tích đầu tư chứng khoán hiện còn là vấn đề được giới học giả, các chuyên gia và nhà đầu tư bàn luận. Vì thế, phương pháp phân tích kỹ thuật cần phải được ứng dụng và nghiên cứu một cách cụ thể nhằm xác định tính hiệu quả của nó khi sử dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của nó. Qua đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có thể nhìn nhận đúng hơn về phương pháp này, về thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra những quyết định chính xác hơn. Và cũng chính vì những lý do đó mà em đã chọn đề tài: “Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong việc phân tích thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm xác định tính hiệu quả của phương pháp phân tích kỹ thuật và đề ra biện pháp nâng cao tính hiệu quả của phương pháp này. 2. Mục đích nghiên cứu Với lý do đó, bài khóa luận tập hướng đến đánh giá tính hiệu quả của phân tích kỹ thuật khi ứng dụng nó với dữ liệu thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tìm ra những nhược điểm của phân tích kỹ thuật sau khi ứng dụng, từ đó đề ra biện pháp khắc phục các nhược điểm và bổ sung về mặt lý luận cho phương pháp 1 này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu tính hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có 5 nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể được đưa ra. Thứ nhất, khái quát đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam qua chặng đường 10 năm phát triển. Thứ hai, khái quát các quan điểm ủng hộ và phản đối phân tích kỹ thuật. Thứ ba, xây dựng cách thức ứng dụng phân tích kỹ thuật để phân tích trong bài khóa luận. Thứ tư, ứng dụng phân tích kỹ thuật phân tích thông tin tài chính trên thị trường một cách khách quan. Thứ năm, đánh giá tính hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm của phân tích kỹ thuật. Và cuối cùng, đề xuất biện pháp khắc phục những nhược điểm của phân tích kỹ thuật 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu vì thế là đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số VN-Index thông qua các dữ liệu, số liệu và thông tin thu thập được. 5. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng, ứng dụng phân tích trên số liệu thực tế, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích kỹ thuật Về thời gian: Bài khóa luận đã sử dụng dữ liệu về thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 để phân tích thực trạng thị trường; dữ liệu về thị trường chứng khoán thế giới và trong khu vực từ 2008-2010 để so sánh tương quan với thị trường chứng khoán Việt Nam, dữ liệu quá khứ của chỉ số Vn-Index từ năm 2006 đến năm 2010 để làm dữ liệu phân tích của phân tích kỹ thuật. 5. Phương pháp nghiên cứu Bài khóa luận chủ yếu sử dụng 3 phương pháp sau: Phương pháp thống kê: thu thập số liệu từ các Sở Giao dịch chứng khoán trong và ngoài nước, Quỹ tiền tệ quốc tế, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Tổng Cục Thống Kê và trình bày số liệu. Phương pháp so sánh: so sánh giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với các 2 thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới, so sánh các quan điểm của trường phái phân tích kỹ thuật, trường phái phân tích cơ bản và trường phái thị trường hiệu quả, so sánh các công cụ khác nhau của phân tích kỹ thuật và so sánh phương pháp sử dụng phân tích kỹ thuật với phương pháp mua và nắm giữ Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu về thị trường chứng khoán Việt Nam, về tình hình ứng dụng phân tích kỹ thuật trên thế giới, sử dụng phân tích kỹ thuật để phân tích dữ liệu quá khứ của chỉ số VN-Index. 6. Bố cục bài khóa luận Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và phương pháp phân tích kỹ thuật Chương II: Ứng dụng phân tích kỹ thuật phân tích thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương III: Biện pháp nâng cao tính hiệu quả của phương pháp phân tích kỹ thuật Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: ThS. Lê Thành Công đã chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Dù đã cố gắng rất nhiều, song bài khóa luận vẫn không tránh khỏi nhiều sai sót. Kính mong các thầy cô giáo xem xét và góp ý để bài luận văn được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I: 3 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Định nghĩa thị trường chứng khoán Trên thế giới, TTCK đã hình thành từ thế kỷ 15 và đã trải qua một chặng đường dài phát triển. Hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển đều có các TTCK. TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính. Hiện nay có nhiều định nghĩa về thị trường tài chính, nhưng các quan điểm về thị trường tài chính đều thống nhất rằng “Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra sự di chuyển vốn từ người có thừa vốn đến người thiếu vốn”. [16, tr.3] Nếu dựa vào đối tượng được giao dịch, thị trường tài chính lại chia thành các thị trường nhỏ hơn như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường hợp đồng tương lai, thị trường hợp đồng quyền chọn. Trên thế giới tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TTCK. Tuy nhiên, quan điểm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của thị trường chứng khoán hiện nay được viết trong Giáo trình Thị trường chứng khoán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân là: “thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán”. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập hoặc tài sản của tổ chức phát hành hay quyền sở hữu. Ngoài giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, đa số các TTCK trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á đều cung cấp các dịch vụ chứng khoán phái sinh và thực hiện trao đổi các loại giấy tờ có giá khác. TTCK Việt Nam là một trong những TTCK ra đời muộn nhất. Hiện nay, TTCK Việt Nam đã thực hiện các giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, nhưng các giao dịch chứng khoán phái sinh chưa phát triển. Trong đó, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các giao dịch cổ phiếu đã niêm yết và trái phiếu doanh nghiệp. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và sàn UPCOM thực hiện giao dịch các cổ phiếu đã niêm yết, cổ phiếu đăng ký và trái phiếu Chính Phủ. Bên cạnh đó, TTCK phi tập trung bao gồm cả thị trường OTC thực hiện giao dịch cổ phiếu niêm yết, chưa niêm yết, trái phiếu và các chứng khoán khác. Tuy nhiên, các công cụ 4 phái sinh chưa phát triển như ở trên thế giới. Hiện nay, cả nước chỉ có một số sàn giao dịch kỳ hạn như sàn giao dịch cà phê kỳ hạn, sàn vàng, sàn giao dịch gạo. 2. Vai trò của thị trường chứng khoán TTCK đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của bất kì một quốc gia nào. Theo Eugene Fama – người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết thị trường hiệu quả thì “vai trò quan trọng nhất của thị trường vốn là sự phân bổ sự sở hữu những cổ phiếu trong nền kinh tế. Nói một cách chung nhất là, thị trường lý tưởng là nơi mà giá cả cung cấp những tín hiệu chính xác để phân bổ nguồn lực: doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư sản xuất và nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa những cổ phiếu phản ánh sự sở hữu đối với một doanh nghiệp”.[11] Đối với từng đối tượng tham gia thị trường, TTCK lại có các vai trò khác nhau. Nhìn chung, TTCK đóng vai trò là kênh huy động vốn trực tiếp của các doanh nghiệp, là môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư, là nơi mà chính phủ căn cứ để đưa ra các chính sách, và là phong vũ biểu của nền kinh tế. Do đó, TTCK có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những hoạt động trên TTCK có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của nhà đầu tư, hành vi của người tiêu dùng, hành vi của các doanh nghiệp và các hoạt động mang tính chu kỳ của nền kinh tế.[16, tr.4] 3. Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1. Sự ra đời của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội Quá trình phát triển của TTCK Việt Nam được đánh dấu bởi sự thành lập UBCKNN vào ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính Phủ. UBCKNN là đơn vị có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của một cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán.Việc thành lập UBCKNN là điều cần thiết đối với hoạt động của các TTCK. Trên thế giới, các Ủy ban Chứng khoán đều đóng vai trò quản lý và điều hành TTCK mặc dù cơ cấu tổ chức và cách quản lý ở các quốc gia có thể khác nhau. Đó là Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ, Cơ quan dịch vụ Tài chính Anh, Ủy ban Chứng khoán Malaysia, Ủy ban Chứng khoán và Sàn chứng khoán Philipines và trên 5 [...]... công bố thông tin của mình Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các dịch vụ chứng khoán được thực hiện một cách chuyên môn hơn Một điểm cần lưu ý nữa về TTCK Việt Nam là việc hạn chế về biên độ và hạn chế thời gian giao dịch II TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Phân tích kỹ thuật cùng với phân tích cơ bản là những phương pháp phân tích chứng khoán. .. các ứng dụng khác nhằm đưa ra các dấu hiệu mua và bán Bảng 11: So sánh phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật Đối tượng Mục đích Khả năng ứng dụng Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuật Nguyên nhân- Các thông Kết quả- Dữ liệu quá khứ tin Sử dụng trong quá trình Dùng trong cả quá trình dự dự đoán đoán và xác định thời điểm ra và vào thị trường Từng chuyên gia chuyên Có thể ứng dụng. .. lượng chứng khoán và số lượng hợp đồng tương lai đang lưu hành (open interest) Theo đó, phân tích kỹ thuật là sự kết hợp của kinh tế hành vi (bao gồm cả tài chính hành vi) và phân tích định lượng [17, tr.1] 2 So sánh quan điểm của các trường phái phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và lý thuyết thị trường hiệu quả Có 3 trường phái lý thuyết phổ biến xung quanh vấn đề “dự đoán giá tương lai của chứng khoán ... chính sách Các chính sách ở Việt Nam thường xuyên thay đổi và rất khó dự đoán Điều này gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mặc dù luật chứng khoán ra đời góp phần thúc đẩy thị trường phát triển một cách lành mạnh hơn Nhưng khung pháp lý điều chỉnh thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung còn chưa hoàn thiện 3.6.3.Tình trạng “làm giá” Thị trường chứng khoán. .. PTKT lại cho rằng những thông tin mới trên sẽ được phản ánh một cách từ từ và tạo nên cái gọi là xu thế Sự xuất hiện của xu thế trên thị trường chứng khoán chính là một bằng chứng sắc bén chống lại thuyết thị trường hiệu quả 2.3 Quan điểm xung quanh phương pháp đầu tư Mỗi trường phái ủng hộ một phương pháp đầu tư khác nhau Trường phái theo lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nhà đầu tư không thể... Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thì lượng trái phiếu giao dịch trên sàn HOSE giảm mạnh (Biểu đồ 1) Cho đến thời điểm đầu năm 2011, trên sàn HOSE chỉ còn 49 trái phiếu doanh nghiệp Giống như các thị trường khác trên thế giới, quy mô thị trường trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với quy mô của thị trường cổ phiếu [8] 3.2.4 Số lượng tài khoản nhà đầu tư chứng khoán Tăng đáng... lại, những nhà PTKT sẽ dựa vào các phân tích và tín hiệu mua và tín hiệu bán từ đồ thị đưa ra để tiến hành giao dịch Phương pháp này có thể giúp dự đoán giá trong tương lai cũng như xác định thời điểm vào và ra khỏi thị trường Phân tích kỹ thuật dựa vào phân tích dữ liệu quá khứ (giá, lượng và open interest) của đối tượng sử dụng các ứng dụng kỹ thuật như chỉ báo kỹ thuật, xu hướng, hỗ trợ và kháng cự,... lĩnh vực cho nhiều loại thị trường cổ phiếu, vàng, bất động sản, tài sản phái sinh nên 27 khó dùng chung một kiến thức ứng dụng cho nhiều loại thị trường Khó thay đổi thị trường Linh động trong việc chọn thị trường đang có xu hướng mạnh nhất để kiếm lợi nhuận cao nhất Khả năng liên kết thông Tận dụng được lợi thế liên tin giữa các thị trường kết thông tin giữa các thị hạn chế trường Cần một lượng lớn... trọng phương thức khớp lệnh = Giá trị (khối lượng) phương thức khớp lệnh/ Tổng giá trị (khối lượng) x 100% (2) Tỉ lệ tăng % = Giá trị (khối lượng) năm (n+1)/ Giá trị (khối lượng) năm (n) x 100% 22 3.6 Những thử thách đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Ngoài những yếu tố trên, một thị trường chứng khoán non trẻ như TTCK Việt Nam còn có nhiều bất cập phải kể đến 3.6.1 Thiếu tính minh bạch Ở Việt Nam, ... sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới từ hàng thế kỷ nay Tìm hiểu những lý luận xung quanh trường phái PTKT sẽ tạo tiền đề cho việc ứng dụng phương 24 pháp PTKT một cách chính xác hơn 1 Định nghĩa “PTKT là việc nghiên cứu các hoạt động thị trường (market action), chủ yếu thông qua việc sử dụng đồ thị, nhằm mục đích dự đoán xu hướng giá trong tương lai.” Các hoạt động thị trường bao gồm giá chứng khoán, . tắt HOSE HNX 6 Bảng 2: Năm thành lập và hình thức sở hữu của một số sàn chứng khoán trên thế giới và khu vực Đông Nam Á Sàn Tên viết tắt Quốc Gia Năm thành lập Hình thức sở hữu SGDCK New York NYSE. BIỂU, HÌNH VẼ 1. Danh mục các bảng: 2 Bảng Tên bảng Trang 1 Năm thành lập, tên quốc tế và tên viết tắt của HOSE VÀ HNX 8 2 Năm thành lập và hình thức sở hữu của một số sàn chứng khoán trên thế giới. sàn chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á năm 2009 21 8 Tổng giá trị giao dịch của HOSE so với một số sàn chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á năm 2009 23 9 Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE

Ngày đăng: 08/04/2015, 21:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.2.1. Số loại cổ phiếu niêm yết

  • 3.2.3. Số loại trái phiếu

  • 3.2.4. Số lượng tài khoản nhà đầu tư chứng khoán

  • 3.4.1. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty

  • 3.4.2. Tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường

  • 3.5.1. Khối lượng giao dịch

  • 3.5.2. Giá trị giao dịch

  • 3.6.1. Thiếu tính minh bạch

  • 3.6.2. Rủi ro chính sách

  • 3.6.3.Tình trạng “làm giá”

  • 3.6.4. Rủi ro hệ thống

  • 3.6.5. Sản phẩm tài chính nghèo nàn

  • 3.6.6. Trình độ chuyên môn và nhận thức của các bên liên quan chưa cao

  • 2.1. Quan điểm xunh quanh đối tượng phản ánh của giá chứng khoán

  • 2.2. Quan điểm xung quanh tốc độ phản ánh thông tin của giá chứng khoán

  • 2.3. Quan điểm xung quanh phương pháp đầu tư

  • 2.4. Quan điểm xung quanh khả năng dự đoán giá tương lai của chứng khoán

  • 4.1. PTKT là phương pháp phân tích quan trọng nhất nếu khung thời gian phân tích ngắn

  • 4.2. Những nhà phân tích kỹ thuật là những người có kinh nghiệm, có kiến thức

  • 4.3. Công ty nhỏ có xu hướng sử dụng PTKT nhiều hơn công ty lớn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan