1. Những bất lợi khi sử dụng phương pháp phân tích cơ bản và lý thuyết thị
2.4. Giai đoạn thị trường giảm mạnh
Giai đoạn thị trường giảm mạnh (01/12/2007-30/10/2008), tất cả các chỉ báo đều đem lại những khoản lỗ hoặc mức lợi nhuận bằng 0. Trong đó MA 20 làm thiệt
hai 36,8 đơn vị cho nhà đầu tư. RSI 9 mang lại khoản lỗ nặng nền nhất đến tận 427,09, sau đó là RSI 20 với 300,39 và Stochastic (20,3,3) là 230,1. Các chỉ báo MA 50 và MA 100 do không cắt VN-Index trong giai đoạn này nên không mang lại lợi nhuận và lỗ.
3. Đồ thị phân tích kỹ thuật đưa ra cả tín hiệu đúng và cả những tín hiệu sai
Đối với cả 3 chỉ báo MA, RSI và Stochastic, cả 3 chỉ báo này đều đưa ra cả những tín hiệu đúng và những tín hiệu sai. Tức là không có chỉ báo nào là hoàn toàn chính xác trong mọi tình huống. Một điều thú vị là, lý do tại sao các chỉ báo này lại đưa ra những tín hiệu đúng thì đã nằm trong mục đích của việc xây dựng những chỉ báo này. Vấn đề được đưa ra là tại sao những chỉ báo này lại đưa ra cả những tín hiệu sai?
II. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TÍN HIỆU SAI 1. Đối với MA
+) Khi xu hướng thị trường tăng nhẹ thì tín hiệu mua thường đưa ra khi giá đã gần chạm đỉnh khiến giá mua là cao, khi thị trường giảm nhẹ thì tín hiệu bán đưa ra khi giá đã gần đáy khiến giá bán là rẻ
Khi thị trường tăng nhẹ, điểm mà ở đó đường giá cắt đường MA rồi giá đi lên (dấu hiệu mua) lại cao hơn điểm mà tại đó đường giá cắt đường MA rồi giá đi xuống (dấu hiệu bán).Đó chính là giai đoạn được thể hiện trong hình vuông trên đồ thị. Đường MA 20 đưa ra 2 dấu hiệu sai khi mua vào ngày 21/9/2007 và bán vào ngày 16/11/2007 (lượt mua bán số 4) lỗ 48,14. Dấu hiệu sai thứ 2 (lượt mua bán số 5) khi mua ngày 15/8/2008 và bán ngày 13/10 năm 2008, lỗ 36,8. Do MA 20 cắt đường giá nhiều hơn nên nó đưa ra nhiều dấu hiệu sai hơn đường MA 50 và MA 100.
Khi thị trường giảm nhẹ, điểm mà ở đó đường giá cắt đường MA và đi xuống –tín hiệu bán lại thấp hơn điểm mà đường giá cắt đường MA và đi lên –tín hiệu mua
Đường MA 20 còn đưa ra dấu hiệu sai theo cách này nhiều hơn cách đầu tiên. Với 3 lần đưa ra dấu hiệu sai. Ví dụ là lượt bán vào ngày 25/4/2007 tại giá 923,89 và mua lại vào ngày 11/5/2007 tại mức giá 1039,63, khi đó giá mua cao hơn giá bán tới
115,74. Hai dấu hiệu sai sau xảy ra vào năm 2010.
Giá luôn tăng trước khi nó cắt đường MA và đi lên một khoảng thời gian và giá luôn giảm trước khi nó cắt đường MA và đi xuống trong một khoảng thời gian. Do sự trễ đó mà MA sẽ không bao giờ cho tín hiệu bán tại điểm giá cao nhất và tín hiệu mua tại điểm giá thấp nhất, mà luôn chệch xuống dưới hoặc lên trên một đoạn. Nhà đầu tư nếu chỉ sử dụng MA sẽ bị mất khoảng lợi nhuận đó.
Một điều quan trọng có thể suy ra rằng, nếu xu hướng tăng giá là mạnh thì đường giá sẽ cắt đường MA sau đó sẽ còn tăng trong một giai đoạn lâu nữa. Khi này, sau khi đường giá bắt đầu giảm và đi xuống, rồi đường MA đi xuống tiếp, thì giá bán lúc sau vẫn cao hơn giá mua lúc đầu. Nếu giá chỉ tăng nhẹ thì đường giá sẽ cắt đường MA rồi đi lên trên đường MA một đoạn nhỏ rồi lại giảm giá. Khi đó, vì đường giá sẽ giảm giá trước đường MA cho nên phải sau một thời gian thì đồ thị mới cho dấu hiệu bán. Trường hợp này rất có thể dẫn đến việc giá bán thấp hơn giá mua, đây chính là trường hợp mà MA đưa ra tín hiệu mua và bán sai. Có thể thấy trên đồ thị MA 20, những lần tín hiệu MA đưa ra sai (hình mũi tên và hình chữ nhật) như đã nói ở trên đều xảy ra hiện tượng trên.
Từ đó, nên sử dụng MA khi thị trường đang có xu hướng mạnh và không nên sử dụng khi thị trường đi ngang dao động với biên độ nhỏ hoặc xu hướng yếu.
Biểu đồ 9: Tín hiệu sai của MA