Giá trị giao dịch tăng nhẹ từ năm 2000 đến năm 2005, tăng rất mạnh vào năm 2006 và biến động tăng và giảm mạnh trong giai đoạn 2007 đến 2010.(Bảng 10) Trong 5 năm đầu tiên, giống như hầu hết các yếu tố khác, giá trị giao dịch cũng tăng nhưng đạt giá trị nhỏ. Năm 2006 diễn ra sự tăng đột biến của giá trị giao dịch, tăng từ 35,3 nghìn tỷ năm 2005 lên 200,5 nghìn tỷ năm 2006 gấp 13,07 (1307%) lần so với năm 2005, do cả giá năm 2006 và lượng 2006 đều tăng đáng kể.
Mặc dù khối lượng giao dịch tăng mạnh và tăng liên tục trong giai đoạn 2006 cho đến năm 2010 nhưng do giá giảm mạnh vào năm 2008 và giảm vào năm 2010 nên khiến cho giá trị giao dịch cũng giảm tương ứng bất chấp sự tăng đáng kể của lượng giao dịch. Đồng thời giá trị giao dịch năm 2007 và 2009 đều tăng là do tác động của cả việc chỉ số VN-Index tăng. Năm 2009, giá trị giao dịch đạt mức cao nhất ở 422,5 nghìn tỷ VND (tương đương 19 tỷ USD). Tuy nhiên, giá trị này vẫn là thấp so với các sàn chứng khoán khác trong khu vực và trên thế giới. (Bảng 8)
Bảng 8: Tổng giá trị giao dịch của HOSE so với một số sàn chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á năm 2009
Tỷ USD Sàn Giá trị giao dịch SET 129,02 Burse Malaysia 90,7 HOSE 21,6 Nguồn: [3, tr.60], [20, tr.23], [12, tr.8]
Tỉ trọng của tổng giá trị giao dịch theo phương thức khớp lệnh vẫn cao, chiếm 80%-98% tổng giá trị giao dịch. Qua đó, có thể thấy, giao dịch khớp lệnh vẫn là
Bảng 9: Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE giai đoạn 2000-2010
Đơn vị: triệu đơn vị
Phương thức 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khớp lệnh (tr) 3,6 18 29,5 23,5 63 79 491,5 1714 2752 9919 10486 Tỉ trọng KL (1) 100 93,26 83,01 83,92 86,3 93,5 91,27 94,51 92,42 95,35 90,06 Thỏa thuận 0 1,3 6 4,5 10 15,5 47 99,5 225,5 483 1156,5 Tổng cộng 3,6 19,3 35,5 28 73 84,5 538,5 1813,5 2977,5 10402 11642,5 Tỉ lệ tăng % (2) 536 184 79 261 116 637 337 165 349 112 Nguồn: [3], [7] Chú thích:
(1) Tỉ trọng phương thức khớp lệnh = Giá trị (khối lượng) phương thức khớp lệnh/ Tổng giá trị (khối lượng) x 100% (2) Tỉ lệ tăng % = Giá trị (khối lượng) năm (n+1)/ Giá trị (khối lượng) năm (n) x 10
Bảng 10: Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE giai đoạn 2000-2010 Đơn vị: Nghìn tỷ VND Phương thức 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khớp lệnh 0,1 0,9 0,8 0,5 1,7 2,2 32,3 190 114 401 335 Tỉ trọng KL (1) 100 95,74 80 98 87,17 82 91 94,76 92,36 95 89 Thỏa thuận 0 0,04 0,2 0,01 0,25 0,5 3 10,5 10,5 21,3 41 Tổng 0,1 0,94 1 0,51 1,95 2,7 35,3 200,5 124,5 422,3 376 Tỉ lệ tăng % (2) 940 106 51 382 138 1307 568 62 339 89 Nguồn: [3], [7] Chú thích:
(1) Tỉ trọng phương thức khớp lệnh = Giá trị (khối lượng) phương thức khớp lệnh/ Tổng giá trị (khối lượng) x 100% (2) Tỉ lệ tăng % = Giá trị (khối lượng) năm (n+1)/ Giá trị (khối lượng) năm (n) x 100%
3.6. Những thử thách đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngoài những yếu tố trên, một thị trường chứng khoán non trẻ như TTCK Việt Nam còn có nhiều bất cập phải kể đến.
3.6.1. Thiếu tính minh bạch
Ở Việt Nam, tình trạng tùy tiện công bố thông tin của các doanh nghiệp, thông tin công bố không có lịch trình công bố rõ ràng. Khác với ở thị trường Mỹ và một số thị trường các quốc gia phát triển, thông tin được bố cáo một cách có lịch trình và rộng rãi. Thậm chí những thông tin được coi là thông tin mật lại xuất hiện ở nơi công cộng và được rao bán một cách tùy tiện. Điều này sẽ gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ.
3.6.2. Rủi ro chính sách
Các chính sách ở Việt Nam thường xuyên thay đổi và rất khó dự đoán. Điều này gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Mặc dù luật chứng khoán ra đời góp phần thúc đẩy thị trường phát triển một cách lành mạnh hơn. Nhưng khung pháp lý điều chỉnh thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung còn chưa hoàn thiện.
3.6.3.Tình trạng “làm giá”
Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều lỗ hổng để cho một số người lợi dụng “làm giá”. Một trong số những nguyên nhân là phương thức khớp lệnh định kỳ và việc thông tin phải chuyển qua sở giao dịch trước khi công bố rộng rãi ra công chúng. Hơn nữa, một số cổ phiếu có vốn hóa lớn chiếm một tỉ lệ quan trọng trong tổng vốn hóa thị trường khiến cho việc giá những cổ phiếu này thay đổi sẽ tác động lớn đến chỉ số chung. Đã xảy ra nhiều trường hợp, một loại cổ phiếu tăng giá đột ngột rồi lại bất chợt giảm mạnh khiến cho nhiều nhà đầu tư chót mua cổ phiếu này bị thua lỗ nặng.
3.6.4. Rủi ro hệ thống
Khi thị trường phát triển nóng, nhiều người thậm chí không hề có kiến thức kinh tế và tài chính cũng tham gia đầu tư. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, tâm lý đám
đông thể hiện khá rõ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam tăng nhanh hơn các TTCK khác khi thị trường toàn cầu đi lên và giảm nhanh hơn các TTCK khác khi thị trường toàn cầu đi xuống. Mặt khác, lãi suất ở Việt Nam khá cao so với mức trung bình của thế giới và rủi ro lãi suất khá cao, lãi suất thường xuyên thay đổi trong năm, đặc biệt trong những năm gần đây đã tác động tiêu cực đến TTCK. Bên cạnh đó, rủi ro lạm phát cũng đặt áp lực lên thị trường này, khi mà lạm phát ở Việt Nam gần đây liên tục ở mức cao.
3.6.5. Sản phẩm tài chính nghèo nàn
Tính riêng thị trường cổ phiếu, Việt Nam mới chỉ có 2 chỉ số duy nhất là chỉ số VN-Index và HNX- Index trong khi các quốc gia khác có rất nhiều chỉ số. Như Mỹ có Chỉ số công nghiệp Dow Jones, chỉ số đường sắt Dow Jones, chỉ số S&P 500, chỉ số S&P 100, chỉ số NasDaq-100 Index