hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội có vịtrí đặc biệt quan trọng Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơquan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhândân cả nước Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyếtđịnh các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao toàn bộ hoạt độngcủa Nhà nước
Trong hơn hai mươi năm qua, kể từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổimới, cùng với những thay đổi nhanh chóng về mặt kinh tế - xã hội, bộ máy nhànước Việt Nam nói chung và Quốc hội nói riêng, đã có nhiều thay đổi tích cực
về tổ chức và hoạt động Tổ chức và hoạt động của Quốc hội từng bước đượckiện toàn và đổi mới, nhất là từ nhiệm kì Quốc hội khóa VII đến nay ngày càngthực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn cuả mình theo quy định của Hiếnpháp và pháp luật Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước trên mọilĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế xã hội, tiến hành công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, hoạt động của Quốc hội còn có những hạn chế, chưa đáp ứngđược yêu cầu hoàn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namtrong giai đoạn mới Những hạn chế này không chỉ bắt nguồn từ cơ cấu, tổ chức
và phương thức hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội mà còn cónguyên nhân nội tại từ chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đại biểu Quốchội, trong đó có hoạt động tiếp xúc cử tri Do vậy cần nghiên cứu về mặt lý luậncũng như thực tiễn hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong điềukiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt độngcủa đại biểu Quốc hội nói chung và hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng, tạo điềukiện để đại biểu Quốc hội thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ củamình
Trang 22 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cùng với sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong nhữngnăm qua đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu khoa họccấp Bộ và Nhà nước, nhiều bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau về Quốchội, các cơ quan của Quốc hội và hoạt động của đại biểu Quốc hội, trong đó có
đề cập ít nhiều đến hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội Đó là “ Đề
án đổi mới công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội” do Ban Dân nguyệncủa Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện; hoặc một số nội dung về hoạt độngcủa đại biểu Quốc hội trong đề tài cấp Nhà nước do Văn phòng Quốc hội chủ trì
về “ Luận cứ khoa học để xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt độngcủa Quốc hội” Riêng việc tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tiếp xúc
cử tri của đại biểu Quốc hội còn hạn chế, ít công trình nghiên cứu mang tính hệthống, đề cập một cách toàn diện về vấn đề này
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng trongviệc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầuxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương phápkết hợp lí luận và thực tiễn, phương pháp lịch sử, phân tích tổng hợp so sánh…
4 Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
Mục đích của khóa luận làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động tiếp xúc cử tricủa đại biểu Quốc hội, trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đã đạt được, nhữnghạn chế và những nguyên nhân từ đó tìm ra giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy cácquy định pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tiếp xúc cử tricủa đại biểu Quốc hội
Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ sau:
Trang 3Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động tiếp xúc cử tri của đạibiểu Quốc hội.
Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội,rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó
Ba là, kiến nghị các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt độngtiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
5 Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương, cùng với đó là phần mở đầu, kết luận, mục lục,phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ
TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1.1 Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
Theo Hiến pháp năm 1992, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(CHXHCNVN), tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Nhưng nhân dânkhông thể trực tiếp, thường xuyên sử dụng quyền lực nhà nước cho nên phải bầu
ra các cơ quan đại biểu là Quốc hội ở trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp
ở địa phương để thay mặt mình sử dụng quyền lực nhà nước Vì vậy, các cơquan này được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước Quốc hội là cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất ở nước ta Quốc hội nước ta đại diện cho ý chí, lợi ích củanhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Đây là một tổchức chính quyền thể hiện rất rõ tính chất đại diện và tính chất quần chúng Cơcấu tạo nên Quốc hội chính là các đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là những công dân ưu tú trong các lĩnh vựchoạt động của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằngtổng tuyển cử tự do Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân Các ĐBQH
là những người được bầu ra để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất [18,tr355] Theo quy định của các bản Hiến pháp từ trước đến nay, đặcbiệt là Hiến pháp 1992, ĐBQH nước ta có địa vị pháp lí rất quan trọng Địa vị
đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:
ĐBQH là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nướcCHXHCNVN - cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định cácvấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt độngcủa bộ máy nhà nước
ĐBQH do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp
và bỏ phiếu kín Qua bầu cử, nhân dân ủy nhiệm quyền lực của mình để ĐBQHthay mặt nhân dân quyết định các công việc quan trọng của đất nước Dù được
Trang 5bầu cử ở một đơn vị hành chính theo đơn vị bầu cử, nhưng trong hoạt động củamình, ĐBQH phải xuất phát từ lợi ích của đất nước, lợi ích của nhân dân.
ĐBQH có những thẩm quyền đặc biệt mà các cá nhân khác trong bộ máynhà nước không có được Đó là các quyền gắn với quyền lực của Quốc hội vàcác quyền miễn trừ do pháp luật quy định
ĐBQH có địa vị pháp lí rất đặc biệt Đó là người đại diện của nhân dânđồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Vì vậy,ĐBQH có vai trò là cầu nối quan trọng giữa chính quyền nhà nước với nhân dân.ĐBQH vừa chịu trách nhiệm trước cử tri vừa chịu trách nhiệm trước cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất ĐBQH là người thay mặt nhân dân thực hiệnquyền lực nhà nước trong Quốc hội Khi làm nhiệm vụ, đại biểu phải xuất phát
từ lợi ích chung của cả nước đồng thời cũng phải quan tâm thích đáng đến lợiích của địa phương đã bầu ra mình, phải căn cứ vào pháp luật của Nhà nước vànhững quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương [18,tr355]
Để ĐBQH thực hiện tốt vai trò đại diện cho ý chí cho và nguyện vọng củanhân dân, thể hiện đầy đủ trách nhiệm to lớn trước nhân dân Hiến pháp và phápluật quy định ĐBQH phải đi sâu đi sát, liên hệ chặt chẽ với cử tri, tiếp xúc với
cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh đúng ý kiếncủa cử tri với Quốc hội, với các cơ quan nhà nước hữu quan Đại biểu là tế bàosống, là yếu tố cấu thành của Quốc hội, có vai trò quyết định đến quá trình thựchiện các chức năng của Quốc hội hay nói cách khác hiệu quả hoạt động của đạibiểu Quốc hội quyết định hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất ở Việt Nam
1.2 Tầm quan trọng của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội
Vị trí của ĐBQH được xác định trong mối liên hệ giữa Nhà nước với nhândân; là người đại diện cho nhân dân, phản ánh ý chí, tâm tư, nguyện vọng củanhân dân đồng thời cũng là người biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thànhcác quy định pháp luật của nhà nước Trong hoạt động của nhà nước, ĐBQH là
Trang 6người đại diện cho nhân dân xem xét, quyết định các vấn đề của đất nước về lậphiến, lập pháp, các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại và giám sát tối caođối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước Mọi hoạt động của ĐBQH phảigắn với nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, sự tham gia của nhân dânvào hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và mỗi ĐBQH
Là hạt nhân cấu thành cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, các ĐBQH
có trách nhiệm thường xuyên giữ mối liên hệ với cử tri, tiếp xúc với cử tri đã tínnhiệm bầu ra mình Đối với các ĐBQH, đây là hoạt động có tính thực tiễn rấtcao Tính thực tiễn đó được thể hiện thông qua hoạt động đối thoại trực tiếp đểđại biểu nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Các kiến nghịchính đáng của cử tri là hình thức phản ánh bản chất của quyền làm chủ trực tiếp
và gián tiếp của nhân dân đối với công việc của đất nước Chỉ có thể xây dựngđược mối quan hệ máu thịt với nhân dân, ĐBQH mới có khả năng hòa cùng nhịpđập của cuộc sống, đem hơi thở cuộc sống, đem được tiếng nói của nhân dânvào các nghị quyết, các đạo luật và giám sát có hiệu quả việc thực hiện các nghịquyết các đạo luật đó Nếu không giữ mối liên hệ gắn bó với cử tri, ĐBQH sẽ xarời thực tiễn, trở nên quan liêu, không thể đại diện cho ý chí, nguyện vọng vàquyền làm chủ của nhân dân, không thể thay mặt nhân dân quyết định các côngviệc quan trọng của đất nước Vì vậy, không thể phản ánh đúng bản chất củaNhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân [20, tr228]
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện ba chức nănggiám sát tối cao và chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.Với chức năng lập pháp, Quốc hội có nhiệm vụ xây dựng một hệ thống phápluật hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đồng thờixây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN Với chức năng giám sát, Quốc hộigiám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảonhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình vì lợi ích của nhân dân, phùhợp với các quy định của pháp luật Đối với chức năng quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước, Quốc hội là cơ quan quyết định về chính sách ngoại
Trang 7giao, các vấn đề chiến tranh và hòa bình, và những vấn đề có ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống của đông đảo người dân trong xã hội Để thực hiện tốt cácchức năng này, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và mỗi ĐBQH cần rất nhiềuloại thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn thông tin trực tiếp từ cử tri
là nguồn thông tin không thể thiếu được giúp cho pháp luật do Quốc hội banhành mang hơi thở cuộc sống; giám sát của Quốc hội mới có hiệu quả thiết thực;các quyết định của Quốc hội mới có ý nghĩa thực tiễn và cuối cùng, Quốc hộimới thực sự là cơ quan đại diện của dân, ĐBQH mới thực sự là người đại diệncho quyền lợi, ý chí và nguyện vọng của người dân
Như vậy, để thực thi tốt nhiệm vụ đại biểu của mình nói riêng và chức năngcủa Quốc hội nói chung, các ĐBQH cần phải giữ mối quan hệ thường xuyên vàmật thiết với các cử tri Chính vì lẽ đó, TXCT là một trong những nhiệm vụ quantrọng của ĐBQH đã được Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chếhoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội quy định khá cụ thể
1.3 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội ở nước ta
Quá trình hình thành và hoàn thiện những quy định về hoạt động TXCT củaĐBQH ở nước ta gắn liền với quá trình hình thành và hoàn thiện của bộ máy nhànước, đặc biệt là gắn với sự ra đời của bốn bản Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946,
1959, 1980, 1992) Có thể nói mỗi bản Hiến pháp là một bước phát triển của quyđịnh về hoạt động TXCT của ĐBQH ở nước ta Ngay từ Hiến pháp 1946 đã ghirõ: “Nghị viên không phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặtcho toàn thể nhân dân” [5, đ25] Năm 1957, nhằm nâng cao chất lượng và hiệuquả hoạt động của đại biểu Quốc hội, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá I đã raNghị quyết về vấn đề kiện toàn tổ chức của Quốc hội, trong đó quy định cụ thểmột số nhiệm vụ của ĐBQH như “Để hiểu rõ tình hình nhân dân đề đạt ý kiến,nguyện vọng của nhân dân lên Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải giữ sự liên
hệ với nhân dân ở địa phương đã bầu ra mình hay là ở một nơi thuận lợi vớihoàn cảnh cư trú Chính quyền các cấp có trách nhiệm giúp đỡ các đại biểu hiểu
Trang 8rõ tình hình nhân dân Tuỳ theo nhu cầu công tác Ban Thường trực Quốc hội tổchức những đoàn đại biểu đi tiếp xúc với nhân dân” [3, tr833].
Cũng tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá I, Ban Thường trực Quốc hội đãquyết định tăng thêm các Uỷ viên thường trực và thành lập 3 Tiểu ban, mỗi Tiểuban do một Uỷ viên thường trực phụ trách, trong đó có Tiểu ban Dân nguyện(hoạt động hết nhiệm kỳ Quốc hội khoá I) Nhiệm vụ của Tiểu ban Dân nguyện
là phụ trách việc nghiên cứu các đơn, thư, nguyện vọng, các ý kiến của nhân dân
đề đạt lên Quốc hội[3, tr895] Với cách thức tổ chức này, các đơn thư phản ánhtình hình, nguyện vọng, kiến nghị…của nhân dân gửi lên Quốc hội, Ban Thườngtrực Quốc hội đã được Tiểu ban Dân nguyện nghiên cứu và xử lý, tuỳ từngtrường hợp cụ thể Tiểu ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan của Chínhphủ giải quyết thích đáng Các báo cáo của Ban thường trực Quốc hội tại các kỳhọp đều có kiểm điểm về công tác này trong mục “Vấn đề liên hệ với nhân dân”.Năm 1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp thay thế Hiến pháp 1946 Năm 1960,Quốc hội ban hành Luật tổ chức Quốc hội, trong đó đã cụ thể hóa một bước quyđịnh về trách nhiệm của ĐBQH “phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân,tuân theo Hiến pháp và pháp luật, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, hết lòng hết sứcphục vụ nhân dân” [7, đ41]
Đến Hiến pháp năm 1980 đã quy định rõ hơn trách nhiệm của ĐBQH vàđược Luật tổ chức Quốc hội năm 1981 cụ thể hóa, theo đó trách nhiệm tiếp xúc
cử tri của ĐBQH đã được quy định: “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽvới cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với
cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiếnnghị của cử tri Sau mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội báo cáo với cửtri về kết quả kỳ họp, phổ biến và giải thích các luật và nghị quyết đã được Quốchội thông qua” [9,đ43]
Hiến pháp năm 1992 ra đời một lần nữa khẳng định rõ bản chất Nhà nước
ta Điều 97 Hiến pháp 1992 quy định “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ýchí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử
Trang 9ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước Đại biểu Quốc hội phải liên hệchặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ýkiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan;thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và củaQuốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theodõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dânthực hiện các quyền đó”[10, đ97].
Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 đã cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 vềviệc ĐBQH liên hệ chặt chẽ với cử tri, ngoài việc quy định trách nhiệm củaĐBQH tiếp xúc cử tri “thường xuyên”, còn nêu rõ ĐBQH phải “thu thập vàphản ánh trung thực ý kiến của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nướchữu quan” [11,đ43]
Ngày 10/9/2004, UBTVQH khóa XI và Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQ ViệtNam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/ UBTVQH11-ĐCTUBTWMTTQVN quy định và hướng dẫn cụ thể về các hình thức tổ chứcTXCT
Nói chung, các quy định pháp luật liên quan đến công tác TXCT củaĐBQH đã được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhưLuật Tổ chức Quốc hội (2001), Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội vàĐoàn đại biểu Quốc hội (2002), Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốchội (2004), Nội quy kỳ họp Quốc hội (2002) và được quy định cụ thể tại Nghịquyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11-ĐCTUBTWMTTQVN ngày10/9/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI và Đoàn Chủ tịchUBTWMTTQ Việt Nam (gọi tắt là Nghị quyết liên tịch) ban hành hướng dẫn vềviệc ĐBQH tiếp xúc cử tri
1.4 Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội
Từ nhiệm kì Quốc hội khóa IX đến nay về tổ chức và phương thức hoạtđộng của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, các hình thức hoạt động của Quốc hội
Trang 10cũng được cải tiến, Quốc hội ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyền hạncủa mình theo quy định của pháp luật Vị trí pháp lí của ĐBQH trong Hiến pháp
1992 về cơ bản vẫn tiếp tục kế thừa các quy định trong Hiến pháp 1980 Tiếpxúc cử tri là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ĐBQH đã được Hiếnpháp năm 1992, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoànđại biểu Quốc hội quy định khá rõ Thời kì này, các văn bản pháp luật quy định
về hoạt động TXCT của ĐBQH khá đầy đủ, cụ thể và toàn diện làm cơ sở choĐBQH thực hiện hoạt động này một cách có hiệu quả
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội 1992 quyđịnh: ” Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của
cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri,thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơquan nhà nước hữu quan [11,đ51]
Như vậy, Luật tổ chức Quốc hội đã phát triển mối quan hệ giữa ĐBQHvới cử tri, theo đó ĐBQH phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nhưng cũng phải
thường xuyên TXCT Về cơ bản hoạt động TXCT được thể hiện khá cơ bản
trong các quy định nêu trên Ngoài các văn bản trên, Quốc hội còn ban hành cácNghị quyết quy định hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH, Nghị quyết quyđịnh về nội quy kì họp của Quốc hội…nhằm cụ thể hóa một cách cụ thể và đầy
đủ về hoạt động TXCT
Nghị quyết Quốc hội số 08/2002/QH11 ban hành quy chế hoạt động củaĐBQH và Đoàn ĐBQH có quy định:” Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếpxúc cử tri theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội Trongtrường hợp không thể tham gia tiếp xúc cử tri thì đại biểu Quốc hội phải báo cáovới trưởng đoàn đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội có thể tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc Đại biểuQuốc hội liên hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương nơi cư trú hoặc Banchấp hành Công đoàn nơi làm việc để tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri”[16,đ12]
Trang 11Nghị quyết Quốc hội số 08/2002/QH11 ban hành Quy chế hoạt động củađại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội có quy định:” Mỗi năm một lần,kết hợp với việc tiếp xúc cử tri trong thời gian cuối năm đại biểu Quốc hội báocáo với cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình.
Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phươngyêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiệnnhiệm vụ của đại biểu Quốc hội”[16,đ13]
Cùng với thực tiễn hoạt động của ĐBQH và các Đoàn ĐBQH, nhất làtrước đòi hỏi ngày càng cao hơn, cụ thể hơn về hoạt động TXCT, để đáp ứngmong đợi của đại đa số cử tri và thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội giao, ngày10/9/2004, UBTVQH khóa XI và Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam đãban hành Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11-ĐCTUBTWMTTQVN (gọi tắt là Nghị quyết liên tịch) quy định và hướng dẫn
cụ thể về các hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri Nghị quyết cũng đã quy định vềtrách nhiệm của ĐBQH, cơ quan tổ chức hữu quan trong TXCT; quy định vềtrình tự, thủ tục tiến hành hội nghị TXCT; việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiếnnghị của cử tri và giám sát, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri Theo Điều 6 của Nghị quyết 06 thì việc TXCT của ĐBQH được thực hiệntheo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai
Thời điểm TXCT là trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội khoảng hai mươingày và trong khoảng hai mươi ngày kể từ sau ngày bế mạc kỳ họp Quốc hội,ĐBQH có trách nhiệm TXCT ở địa phương mình ứng cử để thu thập ý kiến,nguyện vọng của cử tri về những vấn đề thuộc chương trình, nội dung kỳ họpQuốc hội và những ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ,ngành, cơ quan tổ chức ở trung ương và địa phương và báo cáo kết quả kì họpQuốc hội và kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri Và mỗi năm một lần,vào cuối năm, kết hợp với việc TXCT, ĐBQH phải báo cáo với cử tri ở đơn vịbầu cử nơi bầu ra mình về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chươngtrình hành động của mình đã hứa trước cử tri [17,đ1]
Trang 12Hình thức tiếp xúc cử tri bao gồm: Hội nghị TXCT và gặp gỡ, tiếp xúc cá
nhân hoặc nhóm cử tri Hội nghị TXCT bao gồm: tiếp xúc theo định kỳ trước vàsau kỳ họp Quốc hội tại địa phương nơi đại biểu Quốc hội ứng cử; tiếp xúc theonơi cư trú, nơi làm việc và tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực nà đại biểu Quốchội quan tâm [17, đ4]
Về thành phần hội nghị tiếp xúc cử tri bao gồm: Đại diện cấp ủy Đảng,
HĐND, UBND, UBMTTQ, các tổ chức thành viên của MTTQ và các cơ quan,
tổ chức, đơn vị hữu quan ở mỗi cấp; cử tri trực tiếp làm việc, học tập tại các cơquan, tổ chức, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinhtế; cử tri thôn, buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố [17,đ5]
Việc tiếp xúc cử tri nơi cư trú được quy định như sau: Văn phòng phục vụ
Đoàn ĐBQH giúp ĐBQH hoặc ĐBQH tự liên hệ với Thường trực HĐND,UBND, Ban thường trực UBMTTQ xã, phường, thị trấn nơi đại biểu cư trú để tổ
chức Hội nghị tiếp xúc cử tri…[17, đ12]
Việc tiếp xúc cử tri nơi làm việc được quy định như sau: Văn phòng phục
vụ Đoàn ĐBQH giúp ĐBQH hoặc ĐBQH tự liên hệ với Thủ trưởng cơ quan,Ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị để tổ chức Hội nghị tiếp xúc
cử tri… [17, đ13].
Việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực mà ĐBQH quan tâm được
quy định như sau: Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH giúp ĐBQH hoặc ĐBQH tựliên hệ với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tổ chức Hội nghịTXCT theo chuyên đề, lĩnh vực mà ĐBQH quan tâm Thủ trưởng cơ quan, tổchức, đơn vị có trách nhiệm giúp ĐBQH thực hiện các cuộc tiếp xúc nói trên…[17, đ14]
Việc tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri của ĐBQH đượcquy định trong Nghị quyết liên tịch Theo đó, ĐBQH có thể trực tiếp gặp gỡ với
cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề mà đại biểuQuốc hội quan tâm, chuyển những kiến nghị chính đáng của cử tri đến Đoàn
Trang 13ĐBQH để tổng hợp, báo cáo UBTVQH hoặc gửi tới cơ quan có thẩm quyền
xem xét, giải quyết [17, đ15]
Mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri là gắn bó hữu cơ, nhưng để mối quan hệnày thực chất và có hiệu quả thì vai trò tổ chức, giúp đỡ của các cơ quan, tổchức hữu quan là rất quan trọng, có tính chất cầu nối để thúc đẩy mối quan hệnày cả về chiều rộng và chiều sâu Nghị quyết 06/2004 đã khẳng định:”ĐoànĐBQH, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQ các cấp vàcác cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo các hội nghị tiếp xúc
cử tri của ĐBQH”[17, đ3] Về nhiệm vụ của các cơ quan phối hợp được quyđịnh cụ thể tại các Điều 7, 8, 9, 10 của Nghị quyết liên tịch
Về chương trình tiếp xúc cử tri định kỳ diễn ra theo trình tự sau: “ĐBQH
báo cáo với cử tri về Chương trình, nội dung kỳ họp Quốc hội (đối với các hộinghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội); Kết quả kỳ họp Quốc hội và kết quảgiải quyết các kiến nghị của cử tri (đối với các hội nghị tiếp xúc sau kỳ họpQuốc hội); Việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương trình hànhđộng của mình (ở Hội nghị TXCT sau kỳ họp cuối năm của Quốc hội) Cử triphát biểu và trao đổi ý kiến với ĐBQH Sau đó, ĐBQH phát biểu giải trình, tiếpthu ý kiến, kiến nghị của cử tri ”[17,đ11]
Về việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri ở địa phương, Nghị quyết
quy định: Sau mỗi đợt TXCT, Đoàn ĐBQH chủ trì phối hợp với Ban thườngtrực UBMTTQ cấp tỉnh tập hợp, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộcthẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở trung ươnggửi UBTVQH và ĐCTUBTWMTTQ; đồng thời chuyển những ý kiến, kiến nghịcủa cử tri thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan
ở địa phương để xem xét, giải quyết và trả lời cử tri [17, đ16]
Về báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri các địa phương giữa 2 kỳhọp, Nghị quyết cũng chỉ rõ:” Đoàn ĐBQH cấp tỉnh cần tổng hợp nhanh nhữngvấn đề bức xúc nhất liên quan đến cả nước và địa phương thuộc thẩm quyền giải
Trang 14quyết của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành gửi đến UBTVQH và Đoàn Chủtịch UBTWMTTQ chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kì họpQuốc hội”[17,đ17]
Bên cạnh đó, Nghị quyết quy định về việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến
nghị của cử tri và giám sát, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử kỳ tri cảnước Theo đó, Đoàn chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam chủ trì phối hợp vớiUBTVQH xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước đểtrình ra kỳ họp Quốc hội Trên cơ sở đó, UBTVQH chỉ đạo Ban dân nguyện tậphợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri để gửi tới các cơ quan, tổ chức hữuquan nghiên cứu giải quyết và báo cáo với UBTVQH và Đoàn Chủ tịchUBMTTQVN Bên cạnh đó, HĐDT, các Ủy ban của Quốc hội giám sát đôn đốcviệc giải quyết các kiến nghị của cử tri thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy banphụ trách; UBTVQH chỉ đạo Ban dân nguyện theo dõi, đôn đốc việc trả lời giảiquyết các kiến nghị khác của cử tri [17,đ18]
Có thể khẳng định rằng, các quy định pháp luật về công tác TXCT củaĐBQH đã đi vào cuộc sống, có tác dụng hình thành và duy trì mối quan hệ giữa
cử tri với người đại diện của mình ở Quốc hội
1.5 Tham khảo kinh nghiệm tiếp xúc cử tri của Nghị sỹ các nước
Thực tiễn hoạt động của các nghị sỹ nước ngoài cho thấy có rất nhiềuphương tiện, cách thức phong phú đa dạng để nghị sỹ giữ mối liên hệ với dânchúng Tại các quốc gia phát triển và nghị viện có truyền thống lâu đời, các nghị
sỹ đã được cung cấp các điều kiện cần thiết như văn phòng, ngân sách, trangthiết bị và chuyên viên giúp việc để giúp họ xây dựng và giữ mối quan hệ vớicác cử tri nói chung và hoạt động TXCT nói riêng
Ở Singapore, công cụ mà đảng chính trị sử dụng để đảm bảo sự liên hệ giữacác nghị sỹ với cử tri là các cuộc họp theo định kì với nhân dân Từ Thủ tướngđến các nghị sỹ có vị trí thấp hơn đều tổ chức các cuộc họp định kì ở khu vựcbầu cử Tại đây dân chúng có thể chia sẻ các tâm tư nguyện vọng với các vị đạibiểu của mình với mong muốn nghị sỹ đó sẽ đại diện cho mình tìm cách giải
Trang 15quyết thỏa đáng Khuôn khổ chính thức này giúp cho dân chúng biết được rất rõthời gian và địa điểm họ có thể bàn luận với các đại biểu của mình Ngược lại,điều này cũng cho phép các nghị sỹ tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thúc đẩycác công việc mà đảng mình đang theo đuổi để đại diện cho nhân dân.
Đối với các nghị sỹ, việc cân bằng giữa công việc tại nghị viện và côngviệc tại các khu vực bầu cử không phải là điều dễ dàng Sri Lanka và Chilê làhai quốc gia đã áp dụng một thời gian biểu làm việc tại nghị viện rất hợp lí nhằmcho phép các nghị sĩ có thời gian quay trở lại khu vực bầu cử của mình một cáchthường xuyên để gặp mặt và tham vấn cử tri:“Tại Sri Lanka, các phiên họp củaNghị viện diễn ra vào tuần thứ nhất và thứ ba mỗi tháng, trong tuần thứ hai vàthứ tư nghị sĩ làm việc tại khu vực bầu cử của họ, nơi người dân có thể tiếp cận
và gặp gỡ nghị sĩ của mình Tại Chilê, các phiên làm việc của cả hai viện đềudiễn ra trong vòng 3 tuần mỗi tháng, do đó vào tuần thứ tư, các nghị sĩ có thểlàm việc tại khu vực cử tri của mình để tiếp tục gặp gỡ đối thoại với các cử tri.”[19, tr70]
Bên cạnh đó, một công cụ thông dụng khác để các nghị sỹ giữ mối liên hệvới cử tri, nâng cao hiệu quả của hoạt động TXCT là thành lập các văn phòngTXCT Nếu như ở Việt Nam ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới
có 1 văn phòng giúp việc cho cả Đoàn ĐBQH và HĐND thì tại Hoa Kì, Anh,
Úc cho thấy hầu hết các nghị sĩ đều có văn phòng TXCT ở hình thức này hoặchình thức khác Những văn phòng này có thể là do một hoặc một số nghị sĩ, mộtđảng chính trị hoặc do chính nghị viện điều hành tại một địa bàn rộng (các thànhphố, tỉnh hoặc các bang) là địa điểm để người dân địa phương có thể tiếp cậnthông tin và gặp gỡ với đại biểu của mình Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tếcủa từng quốc gia mà chi phí duy trì hoạt động của những văn phòng này là khácnhau Một số văn phòng được đặt ngay tại nhà riêng của nghị sỹ và chính họ làngười chi trả các chi phí liên quan Một số khác do các đảng chính trị cấp kinhphí từ nguồn quyên góp và gây quỹ Trong khi đó, nhiều nghị viện đảm bảo chiphí cho các văn phòng TXCT bao gồm cả các khoản lương cho nhân viên, trang
Trang 16thiết bị và ngân sách dành cho công nghệ thông tin và truyền thông Bên cạnh
đó, tại những văn phòng này đều có một đội ngũ nhân viên giúp việc rất chuyênnghiệp, có kiến thức chuyên môn và cả kĩ năng xử lí các kiến nghị của ngườidân một cách khoa học và hiểu biết Rất nhiều văn phòng sử dụng đội ngũ nhânviên là sinh viên luật Đây là một kinh nghiệm rất hay mà Việt Nam có thể thamkhảo Bởi lẽ khi sử dụng đội ngũ này thì sẽ tiết kiệm chi phí và rất thuận lợi bởisinh viên luật là những người có kiến thức pháp lý và ngược lại điều này cũnggiúp cho sinh viên luật có điều kiện củng cố kiến thức đã được trang bị tại cáctrường đại học cũng như kinh nghiệm thực tế để khi ra trường có thể thành thạo
công việc
Bên cạnh đó, các nghị sỹ nước ngoài cũng rất chủ động trong việc gặp gỡ
cử tri một cách thân mật Đây cũng là một công cụ quan trọng đối với các nghị
sĩ trong việc giữ mối liên hệ với cử tri Hiểu một cách đơn giản, “chủ động tiếpxúc cử tri” là quá trình mà qua đó nghị sĩ tìm hiểu tâm tư và các vấn đề cử triquan tâm một cách chủ động Thay vì việc đợi người dân nêu lên những vấn đềbức xúc, việc chủ động tiếp xúc cử tri cho phép nghị sĩ tìm hiểu về ý kiến,nguyện vọng của công chúng hoặc một nhóm cử tri chịu tác động của một dựluật hoặc một chính sách nào đó Nếu như ở Việt Nam các ĐBQH chủ độngTXCT qua hình thức là thông báo kết quả kỳ họp Quốc hội thì ở Vương quốcAnh, các nghị sĩ có phương pháp tiếp xúc rất gần gũi đó là tiếp xúc với ngườidân trên đường phố[31, tr333-341] Phương pháp này có thể được thực hiệndưới nhiều cách thức, tuy nhiên, cách thông thường nhất là hình thức nghị sĩtrực tiếp đến gặp người dân để tìm hiểu về ý kiến và nguyện vọng của họ Dướihình thức đơn giản nhất, tiếp xúc với người dân trên phố là khi nghị sĩ thu xếpthời gian để đến một trung tâm sinh hoạt cộng đồng hoặc một địa điểm côngcộng nào đó Người dân quanh đó sẽ được thông báo trước (bằng tờ rơi hoặc quathông báo trên phương tiện truyền thông của địa phương) rằng nghị sĩ đó sẵnsàng gặp mặt người dân tại trung tâm sinh hoạt cộng đồng vào khoảng thời gianxác định Một số nghị sĩ đến từng nhà dân để lắng nghe và thảo luận với họ về
Trang 17các vấn đề người dân quan tâm Số khác lại khuyến khích người dân gặp họ tạicác cửa hàng hoặc trung tâm thương mại có đông người qua lại để đảm bảo rằngnhững nỗ lực của nghị sĩ đó được đông đảo cử tri ghi nhận
Kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng, thời gian làm việc của một Nghị
sỹ luôn được cân đối hài hòa giữa công việc tại Nghị viện và ở đơn vị bầu cửcủa họ Giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, cụ thể là tiếp xúc với cử tri là nhiệm
vụ thường xuyên của mỗi Nghị sỹ, mà mỗi Nghị sỹ phải chủ động về mặt hìnhthức và công cụ thực hiện Để thực hiện hoạt động TXCT có hiệu quả, các Nghị
sỹ được trang bị tốt các nguồn lực cần thiết như con người, văn phòng, cácphương tiện cần thiết bao gồm cả tài chính
Trang 18CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI
BIỂU QUỐC HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Tổng quan về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
trong giai đoạn hiện nay
Quốc hội khóa XII nước CHXHCNVN đã bầu ra được 493 đại biểu, trong
đó có 144 đại biểu chuyên trách, còn lại là đại biểu kiêm nhiệm [29] Hoạt độngcủa ĐBQH trong những năm gần đây có nhiều đổi mới Nhìn chung, công tácTXCT trong những năm qua đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được những kếtquả đáng ghi nhận Nhận thức của ĐBQH, của cử tri và của các cơ quan hữuquan về công tác TXCT của ĐBQH từng bước được nâng lên ĐBQH ngày càngtăng cường vai trò trách nhiệm, cử tri ngày càng có ý thức cao hơn trong việctham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị góp phần vào việc hoạch định chính sách,xây dựng đất nước Qua hoạt động TXCT, ĐBQH đã phản ánh được tâm tư,nguyện vọng của cử tri đến diễn đàn Quốc hội, góp phần thúc đẩy Chính phủ,các Bộ, ngành trung ương giải quyết nhiều kiến nghị của cử tri, đóng góp tíchcực, thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở trung ương vàđịa phương Các cơ quan phối hợp cũng đã thể hiện và làm khá tốt trách nhiệmtheo quy định của pháp luật Hiệu quả đạt được trong hoạt động TXCT được thểhiện cụ thể qua kết quả thực hiện các hình thức TXCT, qua nội dung TXCT, quatrách nhiệm của ĐBQH, cử tri và các cơ quan hữu quan
2.1.1 Về việc thực hiện các hình thức tiếp xúc cử tri
Hiện nay có hai hình thức TXCT, bao gồm: hội nghị TXCT và gặp gỡ, tiếpxúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri Về hội nghị TXCT gồm có hội nghị TXCTtrước và sau kỳ họp Quốc hội, hội nghị TXCT ở nơi cư trú, hội nghị TXCT nơilàm việc và hội nghị TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực Trên cơ sở quy định củapháp luật, trong những năm qua, các Đoàn ĐBQH đã tích cực phối hợp với Banthường trực UBMTTQ cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan ở địa phương tổ chức
để ĐBQH tiếp xúc cử tri Qua báo cáo tình hình TXCT của các Đoàn ĐBQH
Trang 19cho thấy, hình thức hội nghị TXCT là khá phổ biến mà chủ yếu là tiếp xúc định
kì trước và sau kì họp Nhìn chung các Đoàn ĐBQH tổ chức cho các đại biểuTXCT trước và sau kì họp khá nề nếp Và cứ mỗi kỳ họp thì chúng ta lại thunhận được hàng nghìn ý kiến, kiến nghị của cử tri tập hợp lại để báo cáo tại kìhọp Những ý kiến, kiến nghị đó là cơ sở để Quốc hội thảo luận, đánh giá tìnhhình kinh tế - xã hội của đất nước, xem xét ban hành chính sách, chỉnh sửa phápluật cũng như thực hiện việc giám sát, đánh giá về những hoạt động của Chínhphủ và các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội[24, tr581] Theo số liệu thống kê được của 59/63 Đoàn ĐBQH thì trong 04 năm(2004-2008), ĐBQH đã thực hiện được tổng số là 14.599 cuộc tiếp xúc với tổng
số là 1.432.282 lượt cử tri, trong đó chủ yếu là tiếp xúc cử tri dưới hình thức hộinghị [21] Như vậy, tính bình quân mỗi năm, ĐBQH của 59/63 Đoàn triển khaiđược gần 3.650 cuộc tiếp xúc, với 355.820 lượt cử tri trong tổng số trên dưới 56triệu cử tri cả nước (lấy số liệu cử tri năm 2007 làm mốc), đạt khoảng 0,6% tổng
số cử tri Qua hoạt động TXCT, các ĐBQH đã thu thập, phản ánh hàng chụcngàn ý kiến, kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Theo số liệuthống kê được của 33 Đoàn ĐBQH thì trong 4 năm qua, ĐBQH đã thu thập vàchuyển 23.151 ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền để nghiên cứu, giải quyết [21]
Về hội nghị tiếp xúc cử tri
Hội nghị TXCT là hình thức chủ yếu được triển khai thực hiện và đây cũng
là hình thức thu hút được sự quan tâm của đông đảo cử tri Theo báo cáo của 59Đoàn ĐBQH thì trong 04 năm qua, ĐBQH đã thực hiện được 14.341 cuộc vàtiếp xúc được 1.429.159 lượt cử tri (chiếm 98,23% số cuộc và 99,78% số lượt
cử tri của các hình thức tiếp xúc)[21] Theo báo cáo điều tra xã hội học về côngtác TXCT do Vụ Dân nguyện, Văn phòng Quốc hội thực hiện thì trong tổng số2.000 cử tri được lấy ý kiến, có đến 72% cho rằng họ đã từng tham gia tiếp xúcvới ĐBQH dưới hình thức hội nghị TXCT (xem phụ lục 4) [25]
Trang 20- Việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội đã được pháp luật quy
định cụ thể, mang tính bắt buộc và đây là hình thức được các Đoàn ĐBQH rấtchú trọng và triển khai thường xuyên Các Đoàn ĐBQH đã chủ động xây dựng
kế hoạch TXCT trước và sau kỳ họp Quốc hội, đồng thời phối hợp với Banthường trực UBMTTQ cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan tổ chức để đại biểuTXCT Theo báo cáo của 59 tỉnh, thành phố, trong 4 năm qua, ĐBQH đã triểnkhai được 13.579 cuộc tiếp xúc trước và sau kỳ họp Quốc hội, tiếp xúc được với1.385.955 lượt cử tri [21] (chiếm 93% số cuộc và 97,37% số lượt cử tri của cáccuộc tiếp xúc) Như vậy việc triển khai TXCT trước và sau kỳ họp Quốc hội đã
có sự phối hợp tham gia khá tốt của các cơ quan hữu quan; quy mô và cách thức
tổ chức khá chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở ĐBQH chuẩn bị nội dung tiếpxúc thuận lợi hơn, như thông báo dự kiến chương trình kỳ họp (trước mỗi kỳhọp) để cử tri tham gia đóng góp ý kiến cũng như việc báo cáo kết quả (sau kỳhọp Quốc hội)
Tuy nhiên, việc TXCT trước và sau kỳ họp Quốc hội còn gặp những khókhăn nhất định như: Do phải phụ thuộc vào thời gian nhận dự kiến chương trình,nội dung kỳ họp; việc thu thập thông tin chuyên sâu còn hạn chế; cơ sở vật chất
để phục vụ cuộc tiếp xúc còn yếu kém nên chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp xúcrộng rãi với các thành phần cử tri Đối với việc TXCT sau kỳ họp Quốc hội cũng
có những kiến nghị trái ngược nhau về việc có nên duy trì hình thức này haykhông
Việc tiếp xúc cử tri của ĐBQH ở nơi làm việc hoặc nơi cư trú có ý nghĩaquan trọng, vì đây là những nơi mà đại biểu dành nhiều thời gian gắn bó với cáchoạt động của bản thân mình
- Việc tiếp xúc cử tri nơi cư trú cũng đã được một số địa phương triển khai
thực hiện và thu được kết quả nhất định Theo số liệu thống kê được của 25Đoàn ĐBQH thì trong 04 năm qua, ĐBQH thực hiện được 250 cuộc và tiếp xúcđược 11.954 cử tri ở nơi cư trú (chiếm 1,7% số cuộc và 0,83% số lượt cử tri củacác cuộc tiếp xúc)[21] Kết quả trên cho thấy việc ĐBQH thực hiện TXCT ở nơi
Trang 21cư trú trong thời gian qua còn rất hạn chế cả về số cuộc tiếp xúc và số lượt cử triđược tiếp xúc Cũng theo kết quả điều tra xã hội học thì có 50% trong tổng số
300 ĐBQH đánh giá hình thức này phát huy tốt và khá tốt, còn 50% lại cho rằnghình thức này chưa được phát huy (xem phụ lục 2)[25] Qua theo dõi cho thấyviệc TXCT tại nơi cư trú mới chỉ được thực hiện một cách cá biệt Tuy nhiênhiệu quả và tác dụng của hình thức tiếp xúc này là rất rõ rệt Những cử tri tại nơiĐBQH cư trú qua tiếp xúc đều rất phấn khởi, bày tỏ những tâm tư, nguyện vọngcủa mình với mong muốn ĐBQH sẽ là cầu nối để cử tri thực hiện quyền làm chủcủa mình Từ đó cho thấy việc đa dạng hóa các hình thức TXCT là rất cần thiết.Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động TXCT ở nơi cư trú là do nhậnthức của ĐBQH về TXCT ở nơi cư trú còn chưa rõ và chưa thống nhất Ở một
số địa phương, đại biểu coi việc gặp gỡ của ĐBQH với công dân ở nơi cư trúcũng là hoạt động TXCT của ĐBQH Mặt khác, việc xác định nơi cư trú của đạibiểu là đơn vị thôn, làng, tổ dân phố hay đơn vị cấp xã còn chưa rõ ràng, trongkhi đó, nơi cư trú của ĐBQH này lại thuộc đơn vị bầu cử của ĐBQH khác nênviệc TXCT của các ĐBQH rất dễ bị trùng lặp Bên cạnh đó, theo quy định hiệnhành về nội dung chương trình hội nghị TXCT ở nơi cư trú được áp dụng nhưnội dung chương trình TXCT trước và sau kỳ họp Quốc hội là không phù hợpvới thực tế
- Việc tiếp xúc cử tri nơi làm việc cũng đã được một số địa phương triểnkhai thực hiện tuy nhiên chưa đạt hiệu quả như mong đợi Theo số liệu thống kêcủa 18 Đoàn ĐBQH, trong 04 năm qua, ĐBQH đã thực hiện được 127 cuộc vàtiếp xúc được 5.053 cử tri ở nơi làm việc [21] (chiếm 0,87% số cuộc và 0,35%
số lượt cử tri được tiếp xúc).Qua kết quả điều tra xã hội học thì có đến 51%trong tổng số 300 ĐBQH đánh giá hình thức này chưa được phát huy và khó trảlời ( xem phụ lục 2) [25] Theo thống kê trên đây thì kết quả TXCT ở nơi làmviệc còn rất hạn chế cả về số cuộc và số lượt cử tri được tiếp xúc với ĐBQH
- Việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực mà ĐBQH quan tâm đượcnhiều Đoàn ĐBQH triển khai thực hiện và thu được kết quả bước đầu Theo
Trang 22đánh giá của nhiều Đoàn ĐBQH thì việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực
là hoạt động rất thiết thực, giúp đại biểu thu thập được nhiều thông tin chuyênsâu có giá trị và cần được tăng cường Theo số liệu thống kê được của 32 ĐoànĐBQH thì trong 04 năm qua, ĐBQH đã triển khai được 385 cuộc và tiếp xúcđược 17.406 cử tri (chiếm 2,63% số cuộc và 1,22% số lượt cử tri so với tổng sốcác cuộc tiếp xúc) [21] So với TXCT ở nơi cư trú, nơi làm việc thì hoạt độngTXCT theo chuyên đề, lĩnh vực đạt kết quả cao hơn cả về số cuộc và số lượt cửtri Tuy nhiên, so với TXCT trước và sau kỳ họp thì kết quả TXCT theo chuyên
đề, lĩnh vực còn rất thấp, trong khi đó, nhu cầu của đại biểu trong việc thu thập,nắm bắt các thông tin thực tiễn, chuyên sâu để phục vụ hoạt động của đại biểucàng ngày càng lớn Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động TXCT theochuyên đề, lĩnh vực là thiếu các quy định cụ thể về nội dung, chương trình Hơnnữa, pháp luật quy định phải tổ chức chặt chẽ theo chế độ “hội nghị“ nên chưa tạođược sự linh hoạt của đại biểu trong việc gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm
cử tri có kinh nghiệm ở ngành, lĩnh vực để thu thập các thông tin chuyên sâu Bêncạnh đó, một số ĐBQH cũng chưa thật sự chú trọng, quan tâm dành nhiều thờigian, công sức cho hoạt động tiếp xúc này
Tóm lại, hình thức hội nghị TXCT trong thời gian qua đã được nhiều ĐoànĐBQH quan tâm triển khai và thu được những kết quả bước đầu quan trọng,trong đó số cuộc tiếp xúc, số cử tri được tiếp xúc và số ý kiến, kiến nghị thu thậpđược chủ yếu được thực hiện qua hoạt động TXCT trước và sau kỳ họp Quốchội Qua thực tiễn các cuộc TXCT của ĐBQH cho thấy thời lượng các cuộc tiếpxúc thường diễn ra trong một buổi Khoảng thời gian đó chỉ đủ để các ĐBQH và
cơ quan làm nhiệm vụ tổ chức trình bày những vấn đề có tính chất nội dung vàthủ tục, cử tri không đủ điều kiện bày tỏ đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của mình.Hơn nữa, đối tượng tiếp xúc thường được cơ cấu dưới hình thức đại cử tri nênchưa phản ánh đúng thành phần của các buổi tiếp xúc Trong khi đó, các kiếnnghị của cử tri là rất đa dạng và phần nhiều tập trung vào những vụ việc rất cụthể, trong những trường hợp cần thiết đòi hỏi phải có thời gian để trình bày hoặc
Trang 23trao đổi Mặt khác, hình thức TXCT ở nơi cư trú, nơi làm việc, tiếp xúc theochuyên đề, lĩnh vực từ trước đến nay tuy đã được tiến hành, song chưa đượcquan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế, bất cập Điều này có nhiều lý do chủquan và khách quan, song một phần bởi trách nhiệm của ĐBQH Nếu các đạibiểu không chủ động đề xuất thì các cơ quan hữu quan không thể tự tổ chứcTXCT được Một số Đoàn ĐBQH chưa đề cao trách nhiệm trong việc tổ chức,đôn đốc các đại biểu triển khai thực hiện các hình thức TXCT này; vai trò của
cơ quan tham mưu, đề xuất với ĐBQH thực hiện TXCT nơi cư trú, nơi làm việc,theo chuyên đề, lĩnh vực cũng chưa được tăng cường; các điều kiện về kinh phí,phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ ĐBQH thực hiện các hình thức TXCT nàycòn rất hạn chế, khó khăn Một nguyên nhân khác là đại đa số các đại biểu làkiêm nhiệm, cho nên ít thời gian cho hoạt động này Mặt khác, một số quy địnhcủa pháp luật còn chưa thật sự rõ ràng, cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức tổchức và chưa “ràng buộc” trách nhiệm của ĐBQH trong việc thực hiện Theoquy định hiện hành thì đại biểu “có thể” hoặc “cần” thực hiện nên dễ dẫn đếntình trạng đại biểu có thể thực hiện hoặc không thực hiện
Về gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri
Có thể nói đây là hình thức tiếp xúc ít được ĐBQH triển khai thực hiện.Qua kết quả khảo sát thực tế và báo cáo của các Đoàn ĐBQH cho thấy, việc đạibiểu tiếp xúc cử tri dưới hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tricòn nhiều hạn chế cả về số cuộc và số lượt cử tri Theo báo cáo của 09 ĐoànĐBQH thì trong 04 năm qua, ĐBQH đã thực hiện được 258 cuộc tiếp xúc, với3.123 lượt cử tri (chiếm 1,76% số cuộc và 0,22% tổng số lượt cử tri của các
hình thức tiếp xúc) [21] Qua kết quả điều tra xã hội học thì có 58% trong tổng
số 300 đại biểu nhận định việc đại biểu gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cửtri chưa được phát huy và khó trả lời Đối với 2.000 cử tri được lấy ý kiến, chỉ
có 11% xác nhận được tiếp xúc với đại biểu dưới góc độ cá nhân cử tri, 14% xácnhận được tiếp xúc với đại biểu dưới góc độ nhóm cử tri (xem phụ lục 2) [25]
Trang 24Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do nhận thức về hình thứctiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri còn chưa rõ và chưa thống nhất; còn lúng túngtrong việc xác định cuộc gặp gỡ nào giữa ĐBQH với công dân thì được coi làcuộc gặp gỡ và cuộc nào tiếp xúc cử tri, trong khi hiện nay, cả nước có tới trên70% ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm
2.1.2 Về nội dung tiếp xúc cử tri
Có thể nói các quy định pháp luật về nội dung TXCT đã bước đầu tạo cơ sở
để ĐBQH thông báo, trao đổi với cử tri, nhưng trên thực tế, nội dung TXCTtrong thời gian qua còn bất cập so với yêu cầu của đại biểu và nhu cầu của cử tri.Việc đại biểu thông báo nội dung, chương trình kỳ họp Quốc hội với cử tri còngặp khó khăn do việc gửi tài liệu, chương trình kỳ họp Quốc hội đến đại biểuthường quá gấp so với thời gian TXCT, làm cho đại biểu bị động trong việcchuẩn bị nội dung để tiếp xúc Bên cạnh đó, đa số các ý kiến, kiến nghị của cửtri phản ánh với ĐBQH thường đề cập đến những vấn đề, vụ việc cụ thể, thuộcthẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở địa phương, cử tri ít đề cậpđến những vấn đề lớn, tầm vĩ mô thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan,
tổ chức ở trung ương Về sự quan tâm của cử tri đối với những vấn đề bức xúc,nổi cộm trong xã hội, qua kết quả điều tra xã hội học thì có đến 96% trong tổng
số 300 đại biểu được xin ý kiến đều cho rằng cử tri quan tâm nhiều (xem phụ lục1)[25]; về phía cử tri, có đến 70% trong tổng số 2.000 cử tri được lấy ý kiến đãxác nhận rằng họ quan tâm nhiều đến những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xãhội (xem phụ lục 3)[25] Về sự quan tâm của cử tri đối với nội dung chươngtrình kỳ họp Quốc hội, theo báo cáo điều tra xã hội học, trong tổng số 300ĐBQH được xin ý kiến thì chỉ có 37% đại biểu cho rằng cử tri quan tâm nhiều
và có đến 63% đại biểu cho rằng cử tri ít quan tâm đến nội dung trên (xem phụlục 1)[25] Còn đối với 2000 cử tri được xin ý kiến thì có 59% cử tri quan tâmnhiều, 41% cử tri ít quan tâm đến nội dung chương trình kỳ họp Quốc hội (xemphụ lục 3)[25] Tại các cuộc TXCT, hầu hết các ĐBQH chưa thực hiện đượcviệc báo cáo cử tri về kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện chương
Trang 25trình hành động của đại biểu tại hội nghị TXCT sau kỳ họp cuối năm Việc traođổi và thu thập ý kiến của cử tri về nội dung các dự án luật trong thực tiễn còngặp khó khăn, bởi vì, để thực hiện được việc này đòi hỏi phải gửi trước các dự
án luật đến cử tri, trong khi các dự án luật gửi đến ĐBQH thường chậm hơn sovới thời gian TXCT
Có thể lấy một ví dụ điển hình, đó là mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh,một tổ ĐBQH đi TXCT tại quận 7, quận 8 để lấy ý kiến về những vấn đề trọngtâm ở kỳ họp tới Hai nội dung được đề nghị cử tri tập trung phát biểu là góp ýxây dựng văn bản pháp luật và về vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước Tuy nhiên
cả buổi có gần hai mươi người phát biểu thì hết quá nửa là những bức xúc cánhân liên quan đến chính sách bồi thường, giải tỏa, dự án “treo”…tại địaphương Với những bức xúc của cử tri, ĐBQH cũng chỉ có thể lắng nghe chứkhông thể giải đáp hết còn ĐBQH không được nghe những góp ý chất lượng chocác dự luật cần lấy ý kiến, còn người dân cũng không nhận được câu trả lời thỏađáng cho những bức xúc của mình Trên thực tế, tình hình TXCT như trênkhông hiếm gặp Rõ ràng là TXCT kiểu này không làm thỏa mãn chính nhữngngười trong cuộc [26]
2.1.3 Về tập hợp, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri
- Việc tập hợp, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc trách
nhiệm của các Đoàn ĐBQH Các Đoàn ĐBQH đã phối hợp triển khai việc tập
hợp, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri và kịp thời báo cáo theo quy địnhcủa pháp luật Ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền nghiên cứu, giảiquyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương đã được các Đoàn ĐBQH tổng hợpbáo cáo UBTVQH và gửi ĐCTUBTWMTTQVN và Ban Dân nguyện củaUBTVQH để chuyển tới các bộ, ngành nghiên cứu giải quyết, trả lời Các ý kiếnthuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương thì được gửi cho các cơ quan nhànước, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết Nhìnchung, các bộ ngành đều nghiêm túc trả lời bằng văn bản và trúng vấn đề mà cửtri quan tâm Văn bản trả lời của các bộ ngành là cơ sở để các Đoàn ĐBQH kiến
Trang 26nghị với cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, điều hành công việc ở địaphương; đồng thời cung cấp thông tin để ĐBQH báo cáo với cử tri Tuy nhiên,vẫn có một số văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri còn chung chung, chưa đápứng được vấn đề cử tri kiến nghị, cá biệt có vấn đề không được trả lời, để cử trikiến nghị nhiều lần; nhiều kiến nghị của cử tri chậm được giải quyết hoặc nhữngđiều đã hứa với cử tri chưa được các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết mộtcách đầy đủ, kịp thời, còn tình trạng hứa mà không giải quyết Về ý kiến, kiếnnghị thuộc thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết của cơ quan, tổ chức ở địaphương, các Đoàn đã tập hợp và gửi yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu,giải quyết
- Về báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trình ra kỳ họpQuốc hội trong thời gian qua là do Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN chủ trì phốihợp với UBTVQH thực hiện Qua khảo sát thực tế, nhiều đại biểu đã nhận địnhnội dung báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trình ra Quốc hộitrong thời gian qua không thể phản ánh được tất cả các ý kiến, kiến nghị của cửtri mà chủ yếu đề cập đến một số vấn đề thật sự bức xúc của cử tri cần được các
cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết ngay Mặt khác, các ý kiến, kiến nghị của
cử tri thu thập qua hoạt động TXCT của ĐBQH chỉ là một trong 05 nguồn đượcphản ánh trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước mà đạidiện của Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN đã trình ra kỳ họp Quốc hội Việc giảiquyết ý kiến, kiến nghị của cử tri là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan,
tổ chức hữu quan, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác TXCT, tác độnglớn đến mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri Luật và các văn bản hướng dẫn chỉquy định ĐBQH có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri vàgiám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri
Nhìn chung, công tác tập hợp, tổng hợp và xử lý các ý kiến, kiến nghị cử tritrong những năm qua tuy đã có nhiều tiến bộ và đạt được kết quả bước đầu quantrọng song vẫn còn những hạn chế nhất định Công tác tập hợp, tổng hợp, chuyểncác ý kiến, kiến nghị của cử tri có lúc, có nơi chưa kịp thời và chưa thường xuyên,
Trang 27một số trường hợp còn trùng lặp trong việc chuyển cùng một ý kiến, kiến nghị của
cử tri đến cùng một cơ quan, tổ chức Theo đánh giá của một số Bộ, ngành trungương, việc phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri để chuyển đến cơ quan có thẩmquyền có lúc, có nơi chưa chính xác nên có những kiến nghị thuộc thẩm quyềngiải quyết của cơ quan, tổ chức ở địa phương lại chuyển đến cơ quan, tổ chức ởtrung ương Một số ý kiến, kiến nghị chưa cụ thể, thông tin chưa chính xác, chấtlượng thấp
2.1.4 Về công tác theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
- Trong thời gian qua, công tác theo dõi, đôn đốc việc giải quyết ý kiến,kiến nghị của cử tri đã được một số Đoàn ĐBQH quan tâm triển khai thực hiện.Sau khi chuyển các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền ở địa phương, một số Đoàn ĐBQH cũng đã theo dõi, đôn đốc các cơquan, tổ chức này nghiên cứu, giải quyết và trả lời cử tri, đồng thời tập hợp kếtquả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền cơ quan, tổchức ở trung ương và địa phương để báo cáo với cử tri tại các buổi tiếp xúc cửtri gần nhất Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều Đoàn ĐBQH thì kết quả giảiquyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri còn nhiều hạn chế, như việc giải quyết cònchậm, hiệu quả thấp, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của cử tri
- Về theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩmquyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương theo quy định hiện hànhthuộc trách nhiệm của UBTVQH và do Ban dân nguyện giúp UBTVQH thựchiện Trên cơ sở tập hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri do Đoàn ĐBQHgửi đến, Ban dân nguyện giúp UBTVQH chuyển các ý kiến, kiến nghị của cử triđến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở trung ương và đôn đốc các cơ quan, tổchức này giải quyết, trả lời Hầu hết các ý kiến, kiến nghị của cử tri do Ban dânnguyện chuyển đều được các cơ quan, tổ chức ở trung ương nghiên cứu, giảiquyết và trả lời bằng văn bản gửi đến Ban dân nguyện và các Đoàn ĐBQH
Trang 28Công tác theo dõi, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trongthời gian qua tuy đạt được kết quả bước đầu, song nhìn chung còn nhiều hạnchế, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vụ việc trong thực tế Việc rà soát,theo dõi, đôn đốc cơ quan có thẩm quyền giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
ở nhiều địa phương chưa được triển khai thường xuyên và làm chưa quyết liệt,triệt để nên tiến độ giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nhìn chung còn chậm,chất lượng không cao Nguyên nhân của hạn chế trên là do pháp luật hiện hànhchưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết ý kiến, kiến nghịcủa cử tri, về trách nhiệm pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giảiquyết kiến nghị của cử tri Bên cạnh đó, nhận thức về trách nhiệm xem xét, giảiquyết kiến nghị cử tri của cơ quan quản lý nhà nước có lúc, có nơi còn bất cậpnên việc giải quyết, trả lời kiến nghị còn mang tính chiếu lệ, nặng về giải trình,tiếp thu, chưa chú trọng đến các giải pháp và thời hạn giải quyết nên chưa thật sựđáp ứng được nguyện vọng của cử tri
- Công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan của
Quốc hội trong những năm qua còn hạn chế Đối với các cơ quan của Quốc hội,
theo quy định tại Quy chế hoạt động của UBTVQH và Nghị quyết liên tịch số
06 thì UBTVQH, HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm giám sátviệc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri Tuy nhiên, trên thực tế, UBTVQH,HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa tổchức giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giảiquyết của các cơ quan, tổ chức ở trung ương Việc nhận xét, đánh giá việc giảiquyết ý kiến, kiến nghị của cử tri chủ yếu vẫn dựa vào báo cáo giải quyết của các
cơ quan chức năng UBTVQH chưa thực hiện được việc báo cáo kết quả giám sátgiải quyết các kiến nghị của cử tri, theo quy định tại Điều 45 Nội quy Kỳ họpQuốc hội
Nguyên nhân của hạn chế trong công tác giám sát của UBTVQH, HĐDT vàcác Ủy ban của Quốc hội là do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về trình
tự, thủ tục, phạm vi để các cơ quan này thực hiện giám sát việc giải quyết ý
Trang 29kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức ở trungương Theo quy định tại Nghị quyết liên tịch số 06 thì Ban dân nguyện có tráchnhiệm giúp UBTVQH tập hợp, phân loại và chuyển ý kiến, kiến nghị, cònHĐDT, các Ủy ban của Quốc hội giám sát, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghịcủa cử tri thuộc lĩnh vực HĐDT, các Ủy ban phụ trách”, chưa có quy định cụ thể
về việc chuyển các kiến nghị đó đến cơ quan của Quốc hội để theo dõi, giám sátviệc giải quyết Trên thực tế cũng khó có thể phân định được rõ ràng ý kiến,kiến nghị thuộc từng lĩnh vực để phân công theo dõi, đôn đốc và giám sát việcgiải quyết
- Về giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền cơ quan,
tổ chức ở địa phương đến nay hầu như chưa thực hiện được là do pháp luật hiệnhành chưa quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để Đoàn ĐBQH thựchiện giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri Về ĐBQH giám sátviệc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tuy chưa có quy định cụ thể, song đãđược thể hiện một phần trong quá trình ĐBQH sử dụng ý kiến, kiến nghị của cửtri làm câu hỏi chất vấn trong các phiên họp chất vấn của Quốc hội
2.1.5 Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và quyền, trách nhiệm của cử tri
- Đối với đại biểu Quốc hội: Trong thời gian qua đa số ĐBQH đã thực hiện
việc TXCT để lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, đồng thời, thôngqua Đoàn ĐBQH phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơquan, tổ chức có thẩm quyền để nghiên cứu, giải quyết Qua hoạt động TXCT,ĐQBH cũng đã làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng,pháp luật của Nhà nước đến cử tri, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhậnthức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật trong nhân dân Tuy nhiên, việcthực hiện trách nhiệm của ĐBQH trong công tác TXCT trong thời gian qua cũngcòn có những hạn chế nhất định Nhiều đại biểu chưa thật sự chủ động đi sâu sátđịa bàn cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri Đại biểu thực hiệnTXCT chủ yếu trên cơ sở kế hoạch và sự phân công của Đoàn ĐBQH mà chưa
Trang 30chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tiếp xúc phù hợp với điều kiện hoạtđộng của mình Một số ĐBQH giữ chức vụ chủ chốt ở các cơ quan Trung ương
do điều kiện công tác nên vắng mặt nhiều trong các cuộc TXCT theo chươngtrình, kế hoạch của Đoàn ĐBQH Nhiều đại biểu chưa quan tâm đến việc gặp
gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri, chưa thực hiện được việc báo cáo với
cử tri ở đơn vị bầu ra mình về việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm và chươngtrình hành động đã hứa trước cử tri Mặt khác, kỹ năng TXCT và xử lý các kiếnnghị cử tri của một số đại biểu còn hạn chế, nên việc tập hợp, tổng hợp ý kiến,kiến nghị tại buổi TXCT chủ yếu do cán bộ của Văn phòng phục vụ ĐoànĐBQH và MTTQ thực hiện Hơn nữa, một số đại biểu chưa quan tâm đến những
ý kiến, kiến nghị mà cử tri đã phản ánh được tập hợp, tổng hợp, chuyển đến cơquan chức năng có đầy đủ, kịp thời hay việc xử lý có đáp ứng được yêu cầu củanhân dân hay chưa
- Đối với cử tri: Theo đánh giá của các Đoàn ĐBQH thì nhiều cử tri ở địa
phương đã có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức chấp hành các quy định củahội nghị tiếp xúc và cũng có nhiều cử tri tâm huyết đã dành thời gian theo dõihoạt động của Quốc hội và ĐBQH, tích cực đóng góp nhiều kiến nghị và giảipháp Tuy nhiên, việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cử tri cũng còn nhữnghạn chế nhất định Hầu hết các cuộc TXCT của đại biểu lại được thực hiện theochế độ hội nghị và trong giờ hành chính nên mặc dù nhiều cử tri là nông dân,công nhân, sinh viên, cán bộ, công chức có thời gian và điều kiện tiếp xúcnhưng không tiếp xúc được với ĐBQH Về quyền của cử tri, do ít được thôngbáo kịp thời, rộng rãi về kế hoạch TXCT của ĐBQH nên có nhiều cử tri tuy cóđiều kiện và quan tâm nhưng không được tiếp xúc với ĐBQH Điều này dẫn đếntình trạng đại đa số cử tri trong các cuộc TXCT là cán bộ hưu trí hoặc nhữngngười “được cử” của các cơ quan, tổ chức ở địa phương và họ thường được gọi
là “cử tri chuyên nghiệp” Đánh giá về mức độ quan tâm của nhân dân đối vớicông tác TXCT của ĐBQH, trong tổng số 300 ĐBQH xin ý kiến thì có 50% đạibiểu nhận định nhân dân rất quan tâm, 43% quan tâm có mức độ, 5% ít quan
Trang 31tâm và 2% không quan tâm Còn đối với 2.000 cử tri được lấy ý kiến thì có 53%rất quan tâm, 36% quan tâm có mức độ, 10% ít quan tâm và 1% không quan tâmđến công tác này [25] Điều đáng chú ý là, khi tổ chức bầu cử ĐBQH khóa XII,thì số cử tri đi bầu cử là 56.252.516 người đạt tỷ lệ 99,64%, trong khi bình quânhàng năm chỉ có khoảng gần 400.000 lượt cử tri được tiếp xúc với ĐBQH,chiếm tỷ lệ dưới 1% so với tổng số cử tri cả nước [29] Đây là những con số thểhiện số cử tri được tiếp xúc với ĐBQH còn quá thấp so với tỉ lệ tổng cử tri đibầu cử.
2.1.6 Trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan phối hợp
- Đối với Đoàn ĐBQH: Với tính chất là đầu mối hoạt động, sinh hoạt của
các ĐBQH trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thực tiễnnhững năm qua cho thấy các Đoàn ĐBQH đã ngày càng phát huy tác dụng vàthực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là đã quantâm tổ chức để ĐBQH tiếp xúc cử tri theo kế hoạch, đồng thời chú trọng việcphân công từng đại biểu hoặc nhóm ĐBQH tiếp xúc cử tri luân chuyển trong vàngoài đơn vị bầu cử với mục tiêu vừa bảo đảm đại biểu TXCT được nhiều xã,phường, thị trấn, đồng thời vẫn bảo đảm TXCT ở đơn vị bầu cử theo quy địnhcủa pháp luật Sau mỗi đợt TXCT, các Đoàn ĐBQH đã phối hợp chỉ đạo chặtchẽ công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi UBTVQH và các cơ quan,
tổ chức có trách nhiệm ở địa phương
Việc thực hiện trách nhiệm của Đoàn ĐBQH thời gian qua tuy đạt đượcnhững kết quả nhất định song vẫn còn có những bất cập Hầu hết các ĐoànĐBQH chưa chú trọng đến việc phân công, đôn đốc ĐBQH thực hiện TXCT ởnơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặcnhóm cử tri Chính vì vậy, số cuộc tiếp xúc và số lượt cử tri được tiếp xúc vớiđại biểu còn rất thấp; hình thức tiếp xúc thực hiện chưa phong phú, đầy đủ theoquy định của pháp luật; việc thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri chưađược kịp thời, chưa thường xuyên nên có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri chậm
Trang 32được chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, hiệu quả xử lý ý kiến, kiếnnghị còn bị hạn chế
- Đối với Thường trực HĐND, UBND cấp tỉnh, trong những năm qua đã
phối hợp khá chặt chẽ với Đoàn ĐBQH trong công tác TXCT; đã cử đại diệntham dự nhiều cuộc TXCT của ĐBQH; tích cực tiếp thu, chỉ đạo giải quyết hàngnghìn ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền, trách nhiệm Ở nhiều địa phương,UBND cấp tỉnh cũng đã chỉ đạo chính quyền cấp dưới tăng cường trách nhiệm,tạo điều kiện thuận lợi để ĐBQH tiếp xúc cử tri và cử đại diện tham gia các cuộctiếp xúc để trực tiếp giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của cử tri
Nhìn chung, vai trò, trách nhiệm của Thường trực HĐND, UBND các cấp ởđịa phương tuy được đề cao ở một số địa phương nhưng vẫn chưa đáp ứng đượcđòi hỏi thực tế Tại nhiều địa phương, việc cử đại diện tham gia các buổi TXCTcủa ĐBQH chưa đều, chưa bình đẳng giữa các ĐBQH trong Đoàn và chỉ mớitập trung chủ yếu ở các cuộc TXCT mà ĐBQH là cán bộ, lãnh đạo chủ chốt;việc trả lời, giải quyết ý kiến, kiến nghị có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa đápứng được nguyện vọng của cử tri
- Đối với Ban thường trực UBMTTQ, trong những năm gần đây đã phát huy
được vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp, tổ chức để ĐBQH tiếp xúc cử tri.Với vai trò là người chủ trì hội nghị TXCT, Ban thường trực UBMTTQ ở một sốđịa phương đã phổ biến nội quy buổi tiếp xúc, định hướng nội dung để cử tri phátbiểu ý kiến và xử lý các tình huống nhạy cảm, phức tạp phát sinh tại hội nghịTXCT Sau các cuộc TXCT, Ban thường trực UBMTTQ các tỉnh, thành phố đãphối hợp với Đoàn ĐBQH trong việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử trigửi các cơ quan chức năng ở trung ương và ở địa phương
Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm của Ban thường trực UBMTTQ ở địaphương còn nhiều hạn chế, bất cập Công tác phối hợp, tổ chức để ĐBQH tiếpxúc cử tri có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa tích cực tuyên truyền, vận động cửtri tham dự tiếp xúc với ĐBQH nên có những cuộc tiếp xúc, cử tri tham dự rất ít,thành phần cử tri không rộng rãi, đa dạng nên làm cho cuộc tiếp xúc nhàm chán,