Đổi mới việc tổ chức thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội (Trang 47 - 50)

đại biểu Quốc hội

Bên cạnh sự bất cập về cơ sở pháp luật liên quan đến hoạt động TXCT của ĐBQH, trong quá trình thực hiện còn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như quy định về thời gian, thời lượng mỗi đợt TXCT; địa điểm, thành phần tham gia TXCT; vì vậy trong quá trình thực hiện hoạt động TXCT cần chú ý một số giải pháp sau:

- Đối với đại biểu Quốc hội

Để các cuộc TXCT thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, trước hết ĐBQH phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của người đại biểu; tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động TXCT; thực hiện đầy đủ, tích cực các hình thức TXCT và cần bố trí sắp xếp thời gian công tác để tham dự đầy đủ.

ĐBQH cần phải chủ động trong công tác TXCT: “Mục đích quan trọng của TXCT là để gần dân, hiểu dân. Nhưng nếu chỉ gần dân mà không mang lại lợi ích cho dân thì chỉ tốn kém tiền của của Nhà nước, tốn kém thời gian và phụ lòng mong mỏi của cử tri. Muốn phục vụ tốt lợi ích của cử tri qua tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội phải rất chủ động trong việc tiếp xúc cử tri, chủ động trong đề xuất địa điểm, đối tượng và nội dung cần báo cáo...Đại biểu không ngại đến các

điểm nóng trên địa bàn” [30, tr8]. Chủ động ở đây thể hiện trong việc chuẩn bị trước các vấn đề thuộc nội dung của các buổi TXCT, đặc biệt là nắm đầy đủ các thông tin liên quan đến các mặt của đời sống kinh tế xã hội ở nơi mà mình TXCT. Đối với TXCT trước kỳ họp Quốc hội, đại biểu cần nghiên cứu, nắm bắt các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, nội dung chương trình công tác của Quốc hội hàng năm, nhất là các nội dung mà Quốc hội sẽ bàn thảo tại kỳ họp tới để báo cáo với cử tri. Đại biểu có thể báo cáo và xin ý kiến của cử tri về những vấn đề mà đại biểu quan tâm như xây dựng luật, công tác giám sát, những vấn đề về kinh tế, xã hội...để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu. Về TXCT sau kỳ họp Quốc hội, đại biểu có thể lựa chọn những nội dung của kỳ họp Quốc hội mà cử tri quan tâm để báo cáo, trao đổi với cử tri. Đối với các cuộc TXCT ở nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực thì đại biểu cần lựa chọn những nội dung, chuyên đề phù hợp. Khi cử tri trình bày, đại biểu cần tỏ thái độ lắng nghe, ghi chép đầy đủ những vấn đề mà cử tri kiến nghị và đến lượt mình, đại biểu phải biết trình bày từng vấn đề theo bố cục rõ ràng, mạch lạc. Có như vậy, ĐBQH mới chủ động thâm nhập vào các vấn đề của đời sống và giải đáp tốt hơn các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Trong hoạt động của mình các ĐBQH cũng cần thực hiện việc báo cáo với cử tri nơi bầu ra mình về kết quả hoạt động hàng năm và thực hiện chương trình hành động đã hứa trước cử tri nhằm tạo điều kiện để cử tri giám sát hoạt động của đại biểu, góp phần nâng cao trách nhiệm của từng ĐBQH. Để việc báo cáo được triển khai tốt thì cần cải tiến phương pháp báo cáo tại hội nghị và đa dạng hóa các hình thức báo cáo như ngoài việc báo cáo trực tiếp tại buổi TXCT, ĐBQH cần phải báo cáo trên đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Sau khi chuyển các kiến nghị của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đại biểu cũng cần chú ý đến việc đôn đốc và theo dõi kết quả giải quyết giải quyết kiến nghị của cử tri và kịp thời báo cáo lại kết quả cho cử tri.

- Bố trí thời gian hợp lí cho hoạt động tiếp xúc cử tri: Để khắc phục có hiệu

quả tính hình thức trong các hội nghị TXCT, cần dành thời gian thỏa đáng cho các cuộc tiếp xúc và thành phần tham gia rộng rãi của cử tri. Thời gian TXCT không chỉ giới hạn trong giờ hành chính mà có thể tăng cường tiếp xúc vào buổi tối để có điều kiện gặp gỡ các cử tri là cán bộ, công chức, người lao động phải làm việc vào ban ngày. Các cơ quan hữu quan và ĐBQH cần có sự kết hợp chặt chẽ trong việc xây dựng chương trình và xác định cụ thể nội dung trọng tâm của các buổi tiếp xúc để cử tri có điều kiện có thể tham gia đóng góp ý kiến một cách tích cực. Những vấn đề cụ thể có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hữu quan ở địa phương, nên bố trí để cử tri trình bày ở các buổi tiếp xúc khác theo chuyên đề, theo nhóm hoặc cá nhân đối với các ĐBQH.

- Đối với Đoàn ĐBQH và các cơ quan quan, tổ chức hữu quan

Đối với Đoàn ĐBQH: Xây dựng kế hoạch TXCT phù hợp với thực tiễn của từng địa phương; chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu thực hiện tốt nhiệm vụ. Để việc thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri được thực hiện tốt, mỗi Đoàn ĐBQH nên có hòm thư góp ý kiến và kiến nghị của cử tri đặt tại trụ sở Đoàn ĐBQH. Ngoài việc thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri để xử lý theo quy định thì định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm, Đoàn ĐBQH có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến nhận xét của cử tri đối với hoạt động của từng đại biểu trong Đoàn và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Đối với MTTQ: Cần tăng cường phối hợp thường xuyên với các Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND và UBND cùng cấp trong việc chủ trì, tổ chức để ĐBQH tiếp xúc cử tri. Cần tổ chức tập huấn cho Thường trực UBMTTQ cấp dưới phương pháp điều hành cũng như nội dung cần thiết của hội nghị TXCT và cách thức tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Đối với Thường trực HĐND, UBND các cấp: Cử đại diện tham gia đầy đủ khi cần thiết. Sau khi nhận được kế hoạch TXCT của Đoàn cần nghiên cứu, xem xét các vấn đề thuộc nội dung của buổi tiếp xúc để có thể trả lời thấu đáo các ý kiến, kiến nghị của cử tri theo thẩm quyền tại cuộc tiếp xúc.

- Đẩy mạnh việc tiếp xúc cử tri theo giới, ngành. Tuỳ theo nội dung cuộc

tiếp xúc mà xác định đối tượng theo giới tiếp xúc nhằm ghi nhận, thu thập những kiến nghị chuyên sâu. Ngoài việc TXCT ở quận, huyện, ĐBQH cần tăng cường tiếp xúc trực tiếp với cử tri ngay tại cơ sở, phường, xã, khu phố, tổ dân phố

Một phần của tài liệu hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội (Trang 47 - 50)