Những điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp xúc cử tri được thực hiện có hiệu quả

Một phần của tài liệu hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội (Trang 50 - 54)

thực hiện có hiệu quả

Cần mở rộng và đa dạng hóa hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác TXCT đối với đông đảo quần chúng nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vai trò, trách nhiệm của ĐBQH, của cử tri và các cơ quan hữu quan trong công tác TXCT; đồng thời có chế tài bảo đảm việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Nâng cao năng lực, trình độ cho các đại biểu Quốc hội. Về lâu dài, cần đổi mới cách thức bầu đại biểu Quốc hội, chuyển từ cách thức bầu cử nặng về cơ cấu sang bầu cử kết hợp giữa cơ cấu với trình độ năng lực của những người ứng cử nhằm đảm bảo cử tri chọn được những đại biểu có đủ năng lực và phẩm chất đại diện cho nhân dân thực thi quyền lực của nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất [23, tr15].

Tăng cường số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách và hướng tới một Quốc hội chuyên nghiệp. Thực tiễn cho thấy việc tăng thêm ĐBQH hoạt động chuyên trách đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Quốc hội cần một đội ngũ đông đảo các đại biểu chuyên trách, dành toàn bộ thời gian và trí tuệ của mình cho hoạt động của Quốc hội và không kiêm nhiệm công tác khác.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng TXCT cho ĐBQH Để thực hiện nhiệm vụ đại biểu nói chung và nhiệm vụ TXCT nói riêng, ĐBQH phải sử dụng nhiều kỹ năng như: kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năng xây dựng chương trình kế hoạch, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ghi chép, kỹ năng diễn thuyết…

Tiếp tục củng cố và kiện toàn Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH theo hướng tăng tính chuyên nghiệp, bảo đảm về số lượng và chất lượng biên chế cán bộ chuyên môn và quy định rõ hơn về trách nhiệm bảo đảm các điều kiện như về nhân lực, vật lực phục vụ hoạt động TXCT của ĐBQH. Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn, hướng dẫn thường xuyên về công tác phục vụ TXCT cho cán bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND.

Bổ sung kinh phí cho công tác tổ chức TXCT; nghiên cứu về việc khoán kinh phí để ĐBQH chủ động trong việc tổ chức thực hiện khi cần. Có thể thí điểm thành lập văn phòng cử tri của ĐBQH chuyên trách đặt tại khu vực bầu cử của đại biểu đó. Đặt văn phòng này tại các địa điểm sẵn có, dễ đến như nhà văn hóa, trường học, câu lạc bộ…Văn phòng có nhân viên giúp việc giúp đại biểu các công việc liên quan đến tổ chức, ví dụ thuê sinh viên luật làm công việc này, vừa tiết kiệm chi phí hơn, vừa giúp sinh viên có kinh nghiệm, làm quen sớm với môi trường chính trị. Để tiết kiệm kinh phí, có thể các đại biểu cùng một khu vực bầu cử sử dụng chung một văn phòng.

KẾT LUẬN

Hoạt động TXCT của ĐBQH là một trong những hình thức quan trọng để ĐBQH giữ mối liên hệ với cử tri và ngày càng đổi mới, đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động này, khóa luận đã cố gắng đi sâu nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề từ lí luận đến quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện hoạt động TXCT của ĐBQH trong thời gian qua. Đồng thời khóa luận cũng bước đầu kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tiếp xúc cử tri. Qua nội dung đã trình bày, có thể tóm tắt một số điểm cơ bản sau đây:

1. Về mặt lí luận TXCT là một hình thức để ĐBQH giữ mối liên hệ với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân qua đó phản ánh đến Quốc hội và cơ quan hữu quan. Như vậy, hoạt động này là cầu nối ĐBQH với cử tri cả nước, giữa cử tri với nhà nước. TCXT là nhiệm vụ quan trọng của ĐBQH được Hiến pháp và pháp luật quy định. Trong một số nhiệm kì qua, Quốc hội đã đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động từ đó chất lượng và hiệu quả hoạt động của ĐBQH nói chung và hoạt động TXCT nói riêng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đứng trước đòi hỏi thực tiễn của hoạt động TXCT và yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện NNPQXHCN của dân, do dân và vì dân đặt ra thì việc tiếp tục đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội là yêu cầu khách quan mà cụ thể hơn là nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐBQH, trong đó có hoạt động TXCT.

2. Qua các giai đoạn phát triển của Nhà nước ta, tùy thuộc vào từng điều kiện hòan cảnh lịch sử cụ thể, những quy định của Hiến pháp và pháp luật về hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH luôn được kế thừa và phát triển. Các văn bản pháp luật cũng quy định cụ thể hơn về quyền lợi, trách nhiệm của cử tri, của ĐBQH, về hình thức TXCT tạo ra một hành lang pháp lí thuận lợi cho

việc thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, những quy định về hoạt động TXCT còn bị phân tán trong nhiều văn bản như Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Qui chế hoạt động của ĐBHQ và Đoàn ĐBQH, Nội quy kì họp Quốc hội. Vì vậy, cần có một văn bản có hiệu lực pháp lí cao quy định một cách hệ thống và tập trung về vấn đề này.

3. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội. Tư tưởng xuyên suốt của Đảng là ngày càng nâng cao vị thế của Quốc hội và vị trí vai trò của ĐBQH trong hoạt động của bộ máy nhà nước là hai mặt của một vấn đề cần được củng cố và tăng cường. Quán triệt tư tưởng này cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TXCT của ĐBQH. Trước hết là nâng cao chất lượng ĐBQH, cần đảm bảo nguồn lựa chọn ĐBQH, cơ cấu, thành phần, tiếp đến là nâng cao năng lực trình độ của ĐBQH, và tăng cường số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, tăng cường đội ngũ giúp việc và cơ sở vật chất, hướng tới tính chuyên nghiệp của Quốc hội. Để hoạt động TXCT thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi cần phải có một cơ chế xem xét trách nhiệm của ĐBQH khi không thực hiện đầy đủ các hình thức TXCT...cũng như quy định cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc duy trì và thúc đẩy mối liên hệ giữa đại biểu và cử tri.

4. Để hoạt động của ĐBQH nói chung, hoạt động TXCT của ĐBQH nói riêng thực sự hiệu quả cần phải đổi mới cả trong tư duy lý luận và cả trong việc thực hiện. Mọi biện pháp đưa nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Quốc hội đều không thể thực hiện được nếu không lấy yếu tố con người làm trung tâm. Vì vậy, cần phải có sự đổi mới trong nhận thức thì mới có thể đổi mới trong hoạt động, vì thể để đạt được hiệu quả đã đặt ra của hoạt động TXCT thì mỗi cá nhân tham gia quy trình này phải thực hiện trên tinh thần đổi mới tư duy nhận thức của chính mình.

Một phần của tài liệu hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w