Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tiếp xúc cử tr

Một phần của tài liệu hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội (Trang 42 - 47)

Các quy định pháp luật về TXCT là cơ sở cho hoạt động này được thực hiện và có tác dụng hình thành khuôn khổ và duy trì mối quan hệ giữa cử tri với người đại diện của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Bên cạnh những mặt được, những quy định của pháp luật về hoạt động TXCT và quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng của hoạt động này. Chính vì vậy mà yêu cầu trước mắt là phải tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể các quy định về công tác TXCT, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định còn chung chung, chưa cụ thể, các quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi đáp ứng yêu cầu công tác này trong giai đoạn mới. Cụ thể:

Đối với đại biểu Quốc hội

- Trước mắt, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật theo hướng như

vừa tăng cường các hình thức để ĐBQH liên hệ với cử tri, vừa bảo đảm cơ chế thuận lợi để đại biểu có thể trực tiếp tiếp xúc với cử tri và cần bổ sung các quy định cụ thể để “ràng buộc” trách nhiệm thực hiện đối với đại biểu bởi việc quy định ĐBQH “có thể” hoặc “cần” thực hiện TXCT ở nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực và gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri, nên chưa bảo đảm tính khả thi của quy định này.

- Cần quy định cụ thể về trách nhiệm của ĐBQH trong việc liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với cử tri bằng nhiều hình thức để nắm bắt tốt hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri; đồng thời, đại biểu chủ động thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua các hình thức liên hệ như: tiếp xúc trực tiếp với cử tri, liên hệ với cử tri qua điện thoại, thư, internet, báo, đài...

- Tăng cường cơ chế xem xét trách nhiệm của cá nhân đại biểu khi không thực hiện đầy đủ các hình thức TXCT theo quy định của pháp luật.

Về nội dung, chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri

Theo quy định hiện hành thì về nội dung, chương trình hội nghị TXCT còn bất cập so với yêu cầu và chưa phù hợp với từng hình thức cũng như phạm vi TXCT. Vì vậy, cần sửa đổi quy định về chương trình hội nghị TXCT sao cho phù hợp với từng hình thức và phạm vi tiếp xúc của ĐBQH. Đối với nội dung TXCT cần quy định theo hướng đại biểu chủ động chuẩn bị, lựa chọn nội dung phù hợp với mỗi cuộc tiếp xúc, bảo đảm nội dung thông tin đáp ứng được nhu cầu của cử tri.

Để đảm bảo tính rộng rãi, bình đẳng, dân chủ, công khai trong các buổi TXCT, cần quy định rõ cử tri nào muốn tham dự thì liên hệ và đăng ký với UBMTTQ để được nhận giấy mời. Đồng thời, cần quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của cử tri khi tham dự buổi tiếp xúc cũng như cần quy định cụ thể về quyền được gặp gỡ, tiếp xúc với ĐBQH ngoài hình thức hội nghị tiếp xúc; quy định cử tri có quyền giám sát hoạt động của đại biểu, có thể trực tiếp hoặc thông qua MTTQ yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để cử tri thực hiện quyền này.

Về hình thức tiếp xúc cử tri

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác TXCT nhằm khắc phục tính hình thức của hội nghị TXCT, cần sửa đổi hình thức TXCT theo hướng tăng tính chủ động, linh hoạt của đại biểu trong hoạt động TXCT, tạo điều kiện thuận lợi hơn

để đại biểu có thể tiến hành các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri, cụ thể:

- Về tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp:

Cần tiếp tục duy trì hình thức TXCT trước và sau kì họp. Vì qua nghiên cứu cho thấy, việc TXCT của ĐBQH không chỉ là hoạt động một chiều để “thu thập, phản ánh” ý kiến, kiến nghị của cử tri mà ĐBQH còn phải thực hiện việc “thông tin lại” cho cử tri về tình hình giải quyết kiến nghị, báo cáo hoạt động của đại biểu, tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật mới được ban hành...Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng TXCT cần tạo điều kiện để tất cả người dân ai có nguyện vọng đều có thể tới dự và cần thông báo trước trên các phương tiện thông tin đại chúng về ngày, giờ và địa điểm tổ chức.

- Về TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu quan tâm: cần tăng cường

hoạt động TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực để phát huy hiệu quả, thu thập được nhiều thông tin có tính chuyên sâu phục vụ hoạt động của đại biểu. Theo đó cần quy định theo hướng tạo cơ hội để đại biểu có thể chủ động, linh hoạt thực hiện TXCT theo hình thức hội nghị hoặc trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hay nhóm cử tri ở các ngành, lĩnh vực, các giới để lắng nghe, thu thập ý kiến, kiến nghị.

- Về TXCT ở nơi cư trú và TXCT ở nơi làm việc, cần sửa đổi, quy định

theo hướng đại biểu có trách nhiệm chủ động tiến hành việc gặp gỡ, tiếp xúc với từng cá nhân hoặc nhóm cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc, mà không nhất thiết phải tổ chức dưới hình thức hội nghị TXCT. Mặt khác, cần quy định rõ phạm vi nơi cư trú, nơi làm việc của ĐBQH chuyên trách và ĐBQH kiêm nhiệm.

Đối với hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri nên tiếp tục duy trì nhưng cần quy định rõ hơn, ràng buộc hơn về trách nhiệm của đại biểu trong việc thực hiện. Ví dụ như quy định hàng năm, mỗi ĐBQH phải tiến hành được số cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các cá nhân hoặc nhóm cử tri nhất định và báo cáo kết quả thực hiện về Đoàn ĐBQH.

Đối với Đoàn ĐBQH và các cơ quan, tổ chức hữu quan

Cần sửa đổi, bổ sung các quy định về thực hiện trách nhiệm của cơ quan, tổ chức hữu quan để làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Đoàn ĐBQH, Ban thường trực UBMTTQ các cấp và Thường trực HĐND, UBND cấp tỉnh, Văn phòng phục vụ Đoàn ĐBQH trong việc phối hợp tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về công tác TXCT của ĐBQH. Cụ thể:

- Đối với Đoàn ĐBQH, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của Đoàn ĐBQH trong việc phân công, đôn đốc các đại biểu thực hiện các quy định của pháp luật về công tác TXCT.

- Đối với MTTQ, cần quy định cụ thể hơn về vai trò, trách nhiệm của Ban thường trực UBMTTQ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc phối hợp tổ chức và chủ trì các hội nghị TXCT của ĐBQH.

- Đối với Thường trực HĐND, UBND các cấp: cần nghiên cứu, sửa đổi quy

định về trách nhiệm của Thường trực HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng mềm dẻo hơn vì trên thực tế, các cơ quan này cũng phải dành nhiều thời gian cho công tác quản lý, điều hành công việc ở địa phương. Việc cử đại diện tham gia của các cơ quan nêu trên chỉ nên đặt ra trong trường hợp đại biểu tiếp xúc ở địa bàn phức tạp, cử tri có nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc liên quan đến công tác quản lý ở địa phương mà ĐBQH có yêu cầu và chỉ nên áp dụng đối với UBND cấp huyện, cấp xã nơi đại biểu tiến hành TXCT theo hình thức hội nghị.

Về trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cần quy định một cách thống nhất. Cụ thể Điều 4 Nội quy Kỳ họp Quốc hội quy định “Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước”, như vậy được hiểu Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan chủ trì, nhưng tại khoản 1, Điều 18 Nghị quyết liên tịch số 06 lại quy định ngược lại “Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước để trình ra kỳ họp Quốc hội”. Bên cạnh

đó, các quy định pháp luật về cơ quan chủ trì xây dựng báo cáo tổng hợp và về nguồn của báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước để trình bày tại kỳ họp Quốc hội cũng cần được quy định sao cho thống nhất.

- Cần bổ sung các quy định điều chỉnh một số hoạt động liên quan đến

công tác TXCT. Ví dụ như việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri để trình ra kỳ họp Quốc hội, pháp luật mới chỉ quy định tổng hợp từ báo cáo TXCT trước và sau kỳ họp (Điều 29 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội và Điều 16 Nghị quyết liên tịch số 06), mà chưa bao gồm việc tổng hợp các ý kiến, kiến nghị cử tri qua các báo cáo của ĐBQH trong tiếp xúc tại nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề, lĩnh vực. Hơn nữa, pháp luật hiện hành quy định Đoàn ĐBQH tổng hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương giải quyết và trả lời nhưng lại chưa quy định Đoàn ĐBQH có thẩm quyền giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Vì vậy, pháp luật cần bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để Đoàn ĐBQH có cơ sở thực hiện giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền cơ quan, tổ chức ở địa phương.

- Pháp luật cũng cần phải quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện và

trách nhiệm của các cơ quan phối hợp để tổ chức TXCT khi ĐBQH có yêu cầu nhằm không gây lúng túng và khó khăn cho ĐBQH. Do vậy cần cụ thể hóa các quy định của pháp luật về vấn đề này, như tiếp xúc cử tri nơi cư trú được xác định trong phạm vi nào, tổ dân phố, thôn, bản hay ở phạm vi cấp xã, phường, thị trấn; tiếp xúc trong các mối quan hệ hàng ngày có được coi là tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri không; việc tiếp nhận các kiến nghị thông qua công tác tiếp dân có được coi là TXCT không. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng cần quy định cụ thể về thời hạn chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền; trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết; trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri để bảo đảm việc chuyển và giải quyết kịp thời các kiến nghị của cử tri và về trách nhiệm pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết.

- Cần hệ thống lại các quy định của pháp luật về hoạt động theo dõi, đôn

đốc và giám sát của các cơ quan của Quốc hội về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, cụ thể là cần quy định trong Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Hiện nay các quy định của pháp luật về hoạt động này còn phân tán và “cắt khúc” trong tổ chức thực hiện (Điều 24 Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và khoản 3 Điều 18 của Nghị quyết liên tịch số 06 quy định không thống nhất)..

- Cần sửa đổi quy định hiện hành về thời hạn TXCT, thời hạn gửi báo cáo

tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri sao cho phù hợp với yêu cầu xây dựng và trình báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước tại phiên khai mạc kì họp Quốc hội.

Một phần của tài liệu hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội (Trang 42 - 47)