MỤC LỤC
Sri Lanka và Chilê là hai quốc gia đã áp dụng một thời gian biểu làm việc tại nghị viện rất hợp lí nhằm cho phép các nghị sĩ có thời gian quay trở lại khu vực bầu cử của mình một cách thường xuyên để gặp mặt và tham vấn cử tri:“Tại Sri Lanka, các phiên họp của Nghị viện diễn ra vào tuần thứ nhất và thứ ba mỗi tháng, trong tuần thứ hai và thứ tư nghị sĩ làm việc tại khu vực bầu cử của họ, nơi người dân có thể tiếp cận và gặp gỡ nghị sĩ của mình. Bởi lẽ khi sử dụng đội ngũ này thì sẽ tiết kiệm chi phí và rất thuận lợi bởi sinh viên luật là những người có kiến thức pháp lý và ngược lại điều này cũng giúp cho sinh viên luật có điều kiện củng cố kiến thức đã được trang bị tại các trường đại học cũng như kinh nghiệm thực tế để khi ra trường có thể thành thạo công việc.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng phục vụ ĐBQH tiếp xúc cử tri, giúp Đoàn đại biểu tập hợp, tổng hợp, chuyển, theo dừi, đụn đốc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri nhưng cụng tỏc phục vụ của văn phòng còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu tập hợp văn bản trả lời, giải quyết của các cơ quan chức năng. - Hoạt động TXCT của ĐBQH trong những năm gần đây đã góp phần tạo được không khí dân chủ trong xã hội, tăng cường mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri; giữa chính quyền với nhân dân và giữa nhân dân với Quốc hội, nâng cao năng lực đại diện cho các vị đại biểu dân cử, tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước, góp phần làm sâu sắc thêm bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một bộ phận cử tri nói chung, cử tri ở vùng sâu, vùng xa nói riêng chưa thấy hết quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia giám sát Nhà nước thông qua người mà mình đã trao quyền đại diện nên chưa thực sự quan tâm đến việc tiếp xúc với ĐBQH; quan niệm ĐBQH là người có khả năng giải quyết “mọi việc trên đời” còn khá phổ biến.
Tình trạng “đại biểu cử tri”, “cử tri chuyên nghiệp, đại biểu kiêm nhiệm”..diễn ra còn khá phổ biến, nội dung tiếp xúc còn đơn điệu; thông tin chuyển tải đến cử tri chưa đáp ứng được nhu cầu của cử tri; chưa dành nhiều thời gian để cử tri phát biểu tâm tư, nguyện vọng; việc giải trình, tiếp thu, giải quyết trực tiếp ý kiến, kiến nghị của ĐBQH và cơ quan chức năng ở địa phương có lúc, có nơi còn lúng túng, hiệu quả thấp. - Đa số (70%) ĐBQH nước ta hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, một lúc gánh ít nhất hai vai, có khi phải gánh ba bốn vai, phần lớn các vai đó là các vị trí trong bộ máy hành pháp và tư pháp ở trung ương cũng như địa phương nên thời gian dành cho hoạt động đại biểu nói chung và cho công tác TXCT không nhiều.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì đó không phải là kênh TXCT và nguồn để ĐBQH thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri; điều đó đòi hỏi pháp luật cần phải đổi mới, quy định rộng rãi hơn về hình thức tiếp xúc, các kênh giữ mối liên hệ với cử tri và các nguồn thu thập ý kiến cử tri, qua đó đảm bảo sự “thường xuyên” trong mối liên hệ giữa đại biểu và cử tri. Xuất phát từ quan điểm đó, Báo cáo chính trị tại Đại hội VII của Đảng cũng đã đặt ra phương hướng và nhiệm vụ phát huy nền dân chủ XHCN, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước và vai trò của các đoàn thể nhân dân, trong đó nhấn mạnh việc “Cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội để làm đúng trách nhiệm là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”. Nghị quyết số 03/NQ-HNTƯ ngày 18/6/1997 của Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước CHXHCNVN trong sạch, vững mạnh đã nêu rừ: “Quy định nhiều hỡnh thức thớch hợp để duy trỡ sự liờn hệ thường xuyờn giữa đại biểu dân cử và cử tri, để các đại biểu luôn luôn sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của dân.
Bên cạnh đó, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII, số 13/NQ-TƯ ngày 16/8/1999) đã giao cho Đảng đoàn Quốc hội nhiệm vụ “chỉ đạo việc quy định những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các đại biểu Quốc hội”[4, tr223]. Như vậy, nội dung đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội cần phải được thực hiện toàn diện, trong đó đổi mới hoạt động TXCT của ĐBQH, bởi vì, đây là một hoạt động quan trọng để các ĐBQH thực sự liên hệ mật thiết với cử tri, nắm bắt đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri, qua đó thu thập được nhiều thông tin bổ ích, và vì vậy đại biểu sẽ tham gia thực hiện có hiệu quả thiết thực hơn nhiệm vụ đại biểu của mình nói chung và các chức năng của Quốc hội.
- Trước mắt, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật theo hướng như vừa tăng cường các hình thức để ĐBQH liên hệ với cử tri, vừa bảo đảm cơ chế thuận lợi để đại biểu có thể trực tiếp tiếp xúc với cử tri và cần bổ sung các quy định cụ thể để “ràng buộc” trách nhiệm thực hiện đối với đại biểu bởi việc quy định ĐBQH “có thể” hoặc “cần” thực hiện TXCT ở nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực và gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri, nên chưa bảo đảm tính khả thi của quy định này. - Cần quy định cụ thể về trách nhiệm của ĐBQH trong việc liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với cử tri bằng nhiều hình thức để nắm bắt tốt hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri; đồng thời, đại biểu chủ động thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua các hình thức liên hệ như: tiếp xúc trực tiếp với cử tri, liên hệ với cử tri qua điện thoại, thư, internet, báo, đài. Cụ thể Điều 4 Nội quy Kỳ họp Quốc hội quy định “Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước”, như vậy được hiểu Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan chủ trì, nhưng tại khoản 1, Điều 18 Nghị quyết liên tịch số 06 lại quy định ngược lại “Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước để trình ra kỳ họp Quốc hội”.
Ví dụ như việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri để trình ra kỳ họp Quốc hội, pháp luật mới chỉ quy định tổng hợp từ báo cáo TXCT trước và sau kỳ họp (Điều 29 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội và Điều 16 Nghị quyết liên tịch số 06), mà chưa bao gồm việc tổng hợp các ý kiến, kiến nghị cử tri qua các báo cáo của ĐBQH trong tiếp xúc tại nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề, lĩnh vực. Do vậy cần cụ thể hóa các quy định của pháp luật về vấn đề này, như tiếp xúc cử tri nơi cư trú được xác định trong phạm vi nào, tổ dân phố, thôn, bản hay ở phạm vi cấp xã, phường, thị trấn; tiếp xúc trong các mối quan hệ hàng ngày có được coi là tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri không; việc tiếp nhận các kiến nghị thông qua công tác tiếp dân có được coi là TXCT không.