1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án quan hệ sở hữu là cơ sở của quan hệ sản xuất lý luận và thực tiễn

25 531 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 133 KB

Nội dung

Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM Khoa Lí Luận Chính Trị ** ĐỀ ÁN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Đề tài : QUAN HỆ SỞ HỮU LÀ CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GVHD: ĐINH YÊN TÔN SVTH : ĐINH THỊ ÁNH HUYỀN MSSV : 107200515 LỚP : 005 KHÓA: 33 TPHCM , tháng 11 năm 2008 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… 02 MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN……………………………………………….01 MỤC LỤC……………………………………………………………………….02 LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 03 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG QUAN HỆ SẢN XUẤT 1.1 quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất………………………………………….05 a, chiếm hữu là gì……………………………………………………………05 b, sở hữu là gì……………………………………………………………… 05 c, quan hệ sở hữu là gì……………………………………………………….07 d, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất…………………………………………09 1.2 vai trò quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất………………….12 Chương 2 : THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU LÀ CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT 2.1 thực tiễn các nước………………………………………………………….15 2.2 thực tiễn ở Việt Nam………………………………………………………18 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT 3.1 Xây dựng và củng cố quan hệ sở hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa…21 3.2 Đổi mới tổ chức và quản lý ở nước ta……………………………………….23 LỜI KẾT……………………………………………………………………….26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………27 LỜI MỞ ĐẦU on người – với tư cách là một thực thể xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có những cơ sở vật chất nhất định. Ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, ý thức về xã hội, về cộng đồng người còn hạn chế C 03 nhưng người nguyên thủy đã biết chiếm giữ hoa quả tự nhiên, chim thú khi họ săn bắt được, những công cụ lao động giản đơn để phục vụ cho nhu cầu của mình. Hay nói cách khác, con người sinh ra từ tự nhiên, để tồn tại và phát triển con người phải dựa vào tự nhiên, chiếm hữu tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu nhất định. Sở hữu được hiểu là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động, những tư liệu sản xuất của xã hội loài người. Sở hữu là phạm trù cơ bản, phức tạp và hàm xúc của kinh tế - chính trị học, thường được bàn nhiều và cũng đang tồng tại không ít ý kiến khác nhau và đối lập nhau nhưng tựu chung đều dựa trên nguyên tắc phương pháp luận coi sở hữu như quá trình chiếm hữu và nhấn mạnh mặt pháp lý khi giải thích nội dung kinh tế của sở hữu khoa học kinh tế. Đổi mới đối với lý luận kinh tế học nói chung mà còn để có thể đánh giá được cái và thực chất của sở hữu tư sản hiện đại, về thực chất của mô hình xã hội chủ ng Do vậy, việc tìm hiểu nội dung kinh tế của sở hữu là cần thiết chẳng những hĩa kiểu cũ dựa trên chế độ công hữu thuần nhất, và về con đường tất yếu chuyển đổi nó sang thị trường. Đương nhiên sở hữu như một phạm trù kinh tế, khác sở hữu như một phạm trù của luật học và các khoa học xã hội khác, không phải là quan hệ chủ thể - khách thể, tuy rằng quan hệ chủ thể - khách thể là “ vật liệu xây dựng” cho sở hữu kinh tế và là xuất phát điểm cho mọi quá trình kinh tế. Hơn nữa, đã có sự chuyển hóa sở hữu thực tế thành sở hữu kinh tế được gây ra bởi quá trình phản ứng kinh tế - xã hội, trong điều kiện phân công lao động xã hội và có sự trao đổi sản phẩm lao động, mà điều kiện trao đổi là chiếm hữu tư nhân về các sản phẩm khác nhau và sự trao đổi là tương đương. Vậy các quan hệ kinh tế trong những điều kiện lịch sử nhất định đã bắt buộc sự chiếm hữu riêng lẽ của những người khác nhau về các điều kiện và kết quả sản xuất khác nhau, nói cách khác bắt buộc xuất hiện hình thái đối kháng của sự thống nhất xã hội, xuất hiện mâu thuẫn kinh tế giữa những đại diện các yếu tố sản xuất tức là các quan hệ sở hữu. Từ đây, có thể rút ra các kết luận chính trị về vấn đề sở hữu. 04 Sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế đầu tiên quyết định địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền. Sở hữu là cơ sở kinh tế và là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện các quyền năng pháp lý. Với tất cả sự hiểu biết của mình tôi xin được trình bày vấn đề đặt ra là “ quan hệ sở hữu là cơ sở của quan hệ sản xuất”, cùng với lòng mong muốn được học hỏi thêm về vấn đề này dưới sự chỉ dẫn của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn! Chương 1 : LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG QUAN HỆ SẢN XUẤT 1.1 Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là gì? a.Chiếm hữu là gì? Trong quá trình sản xuất, con người phải quan hệ với tự nhiên, chiếm hữu những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, biến đổi những vật liệu đó thành những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. Chiếm hữu là quan hệ giữa người với tự nhiên, chiếm hữu là phạm trù khách quan, tất yếu, vĩnh viễn, là điều kiện trước triên của hoạt động lao động sản xuất. Các chủ thể chiếm hữu không chỉ chiếm hữu tự 05 nhiên mà cả xã hội, tư duy, thân thể, cả cái vô hình và cái hữu hình. Trong kinh tế, chiếm hữu cả sản xuất, phân phối, trao đổi và tiên dùng. b. Sở hữu là gì? Theo quan điểm Mác xít khái niệm gốc của sở hữu là “ Sự chiếm hữu”. Theo đó: Sở hữu là hình thức xã hội lịch sử nhất định của sự chiếm hữu, cho nên có thể nói: sở hữu là phương thức chiếm hữu mang tính chất lịch sử cụ thể của con người, những đối tượng dùng vào mục đích san xuất và phi sản xuất. Sở hữu luôn gắn liền với vật dụng-đối tượng của sự chiếm hữu. Đồng thời sở hữu không chỉ đơn thuần là vật dụng, nó còn là quan hệ giữa con người với nhau về vật dụng. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ: Pháp luật của nhà nước chủ nô duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu của chủ nô đối với tất cả các tư liệu sản xuất của xã hội ngay cả sở hữu bản thân người nô lệ ( nô lệ là công cụ biết nói không được xem là người). Ở đây trình độ tư hữu còn thấp nhưng tính chất khắc nghiệt và bất bình đẳng là tuyệt đối. Trong xã hội phong kiến: sở hữu đẳng cấp phong kiến thể hiện rõ ở chế độ “ phong tước, phong điền” của các vua chúa phong kiến. Nhà nước và pháp luật phong kiến bảo vệ, duy trì chế độ sở hữu của địa chủ lãnh chúa phong kiến đối với ruộng đất và duy trì tình trạng nửa phong kiến của nông dân và giai cấp phong kiến. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa: Trên cơ sở tan rã dần của sở hữu phong kiến đã xuất hiện và phát triển quan hệ sở hữu tư sản. Đó là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất va bóc lột giá trị thặng dư ( do công nhân làm thuê sáng tạo ra bị giai cấp tư sản chiếm không). Ở đây là giai đoạn của trình độ tư hữu gắn với đặc trưng của xã hội tư bản. Chế độ tư hữu được quy định là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Giai cấp tư sản với phương pháp, thủ đoạn bóc lột mới với trình độ cao tư hữu trong xã hội tư bản chủ nghĩa nằm chủ yếu tập trung trong tay giai cấp tư sản, các tập đoàn tư bản, các nhà tư bản nắm trong tay tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac- lenin thì có hai phương thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đối với những nước như nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nghèo, lạc hậu chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, thì nhất thiết cần có một thời kỳ lịch sử với sự tồn tại của đa thành phần kinh tế với đa hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân để sử dụng sức mạnh và ưu thế của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa, tất cả nhằm tạo ra tiền đề xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho 06 chủ nghĩa xã hội. Mặc dù vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay nhẳm phát triển lực lượng sản xuất thì sở hữu nhà nước, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo để định hướng cho sở hữu tư nhân nói riêng và nền kinh tế nước ta theo đúng quỹ đạo. Đối tượng sở hữu: trong xã hội cộng sản nguyên thủy là cái sẵn có trong tự nhiên ( hiện vật). Đến xã hội nô lệ, cùng với sở hữu vật là sở hữu người nô lệ. Xã hội phong kiến đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất ( đất đai, công cụ lao động…). Trong xã hội tư bản đối tượng sở hữu không chỉ về mặt hiện vật mà quan trọng hơn về mặt giá trị, mặt tiền tệ. Ngày nay, cùng với sở hữu về mặt hiện vật và giá trị của tư liệu sản xuất, người ta chú trọng nhiều đến sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, giáo dục… c. quan hệ sở hữu là gì? Quan hệ sở hữu có thể là những quan hệ về kinh tế và pháp lý. Nói cách khác, quan hệ sở hữu về là hiện diện của bộ mặt pháp lý, theo nghĩa rộng quan hệ sở hữu kinh tế là tổng hòa các quan hệ sản xuất – xã hội, tức là các quan hệ của các giai đoạn tái sản xuất xã hội. Những phương tiện sống, bao gồm những quan hệ sản xuất trực tiếp, phân phối, trao đổi, lưu thông và tiêu dùng được xét trong tổng thể của chúng. Quan hệ sở hữu pháp lý là tổng hòa các quan hệ sở hữu, sử dụng và quản lý. Những quan hệ này tạo ra và ghi nhận các quan hệ kinh tế qua các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý. Để nêu bật sự thống nhất của các quan hệ sở hữu cả phương diện kinh tế và pháp lý. Sở hữu về mặt pháp lý được xem là quan hệ giữa người với người về đối tượng sở hữu. Thông thường về mặt pháp lý, sở hữu được ghi trong hiến pháp, luật của nhà nước, nó khẳng định ai là chủ thể của đối tượng sở hữu. Sở hữu về mặt kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập, thu nhập càng cao thì sở hữu về mặt kinh tế càng được thực hiện. Sở hữu luôn hướng tới lợi ích kinh tế, chính nó là động lực cho hoạt động kinh tế. Sự vận động và phát triển của quan hệ sở hữu về hình thức, phạm vi mức độ không phải là sản phẩm của chủ quan mà là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất. Hay là sự vận động của 07 quan hệ sở hữu là quá trình lịch sử tự nhiên. Sự biến động của quan hệ sở hữu xét cả về mặt chủ thể và đối tượng sở hữu. Nhưng chung quy lại có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Bên cạnh hai loại hình đó là hình thức sở hữu hỗn hợp. Mỗi loại hình sở hữu tư liệu sản xuất có thể bao gồm một số hình thức sở hữu. Chẳng hạn, loại hình sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất gồm có hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Sự xuất hiện của các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất do trình độ phát triển của các lực lực lượng sản xuất quy định. Sự thay thế sở hữu tư nhân bằng sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, mở đường cho sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất là tất yếu khách quan. Ở nước ta trong thời kỳ quá độ, trình độ của lực lượng sản xuất còn rất thấp kém và do đó sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn còn phù hợp là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vậy, trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chẳng những không xóa bỏ mà cần được tạo mọi điều kiện để phát triển. Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu cần thực hiện trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ở Châu Âu, vào đầu thế kỷ XIX, những nhà kinh tế học cổ điển dường như không bàn đến vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. Quyền sở hữu được cho là quyền tự nhiên. Ngay cả trong bản tuyên ngôn về quyền con người, quyền công dân sau cách mạng tư sản Pháp 1789 cũng viết: “ sở hữu là quyền không thể xâm phạm và thiêng liêng của mỗi con người”. Con người sinh ra là đã có quyền sở hữu. Lần đầu tiên quan niệm của Marx về sở hữu tư liệu sản xuất quyết định bởi tính chất, trình độ phat triển lực lượng sản xuất được trình bày trong tác phẩm “hệ tư tưởng Đức” (1846) : sở hữu tư nhân là phương thức quan hệ cần thiết ở một giai đoạn phát triển nào đó của lực lượng sản xuất, khi lực lượng sản xuất phát triển đếm một trình độ cao hơn thì quan hệ sở hữu sẽ thay đổi. Nhưng Marx cũng chỉ ra rằng tuy quan hệ sản xuất chịu sự quyết định trực tiếp của lực lượng sản xuất, nhưng với tư cách là thành tố quan trọng nhất, quyết định bản chất quan hệ sản xuất, quyết định bản chất chế độ kinh tế, quan hệ sở hữu là tiêu chí để phân biệt các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. 08 Như vậy, quan hệ sở hữu trong xã hội như thế nào thì kết cấu giai cấp, bản chất chính trị của xã hội sẽ như vậy. Sở hữu là một vấn đề kinh tế chính trị, phải có quan điểm chính trị khi bàn về vấn đề sở hữu chứ không chỉ thuần túy kinh tế khi xem xét vấn đề này. d. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất: Chủ nghĩa Mác đã khẳng định : “không thể xóa bỏ ngay tư hữu và thiết lập ngay chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” Sự bình đẳng về mặt xã hội của con người trong mối quan hệ qua lại của họ đối với tư liệu sản xuất tức là sự hữu mà tiêu chí duy nhất của nó là lao động sống. Sự khẳng định mình như là một chế độ sở hữu. Sự bất bình đẳng xã hội cho phép một số người này(người chủ sở hữu) chiếm đoạt lao động của những người khác ( những người không phải là chủ sở hữu ) được coi là chế độ sở hữu. Tùy thuộc vào khả năng chiếm đoạt lao động của mình hay của người khác mà phân ra hai kiểu chế độ sở hữu : chế độ tư hữu mang tính bóc lột dựa trên lao động của người khác và chế độ tư hữu lao động dựa trên lao động của chính bản thân mình. Kiểu chế độ tư hữu thứ hai, chẳng hạn như các điền chủ hiện nay không sử dụng hoặc hầu như không sử dụng lao động làm thuê, ngày nay có thể liên kết vào các hệ thống kinh tế cả tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trên phương diện chủ thể, chế độ tư hữu phân chia thành tư hữu cá nhân và tư hữu tập thể bao gồm cả sở hữu tập thể cổ phần- sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể lao động. Chế độ tư hữu được đem so sánh với chế độ công hữu. Thực chất của sự so sánh là ở chỗ: sở hữu nhà nước không phải mọi lúc mọi nơi đều có nghĩa là sở hữu công cộng. Vấn đề không chỉ ở chỗ chế độ công hữu có thể có hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, mà còn ở trong bản chất của chính các quan hệ xã hội. Quốc hữu hóa được coi là phương thức, biện pháp cải tạo chế độ tư hữu thành sở hữu nhà nước, là việc làm mang tính chất chính trị pháp lý. Việc làm này có ý nghĩa xã hội hóa sản xuất một cách hình thức, nghĩa là chỉ làm thay đổi các quan hệ sản xuất về mặt pháp lý sao cho phù hợp ý chí của nhà nước làm luật. Vì vậy, ngày nay quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa và quan hệ sở hữu tư bản chủ nghĩa đều có sở hữu nhà nước. Sở hữu nhà nước trở thành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa chỉ khi thực hiện được xã hội hóa sản xuất thực sự sẽ diễn ra một sự cải tiến tận gốc các quan 09 hệ sở hữu mà bản chất xã hội chủ nghĩa của chế độ sở hữu được thể hiện thông qua lợi ích của những người lao động ( công dân, nông dân trí thức…). Có thể nói rằng các mối quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở xóa bỏ lao động làm thuê là biểu hiện trực tiếp không chỉ riêng của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Qua phân tích trên ta có thể nhận xét như sau: Thứ nhất: cần phân biệt chế độ có tính chất bóc lột với chế độ sở hữu lao động không mang tính bóc lột. Thứ hai: không phải chế độ công tự nó, mà chính chế độ sở hữu cá nhân nảy sinh trên cơ sở những thành tựu của thời đại Tư Bản chủ nghĩa với sự tất yếu dẫn đến sự xóa bỏ chế độ tư hữu và khẳng định chế độ công hữu mới là sự phủ định trực tiếp chế độ tư hữu Tư Bản chủ nghĩa. Thứ ba: chế độ sở hữu cá nhân có thể xem là chế độ tư hữu manh mún, hay sở hữu cá nhân mang tính chất tiêu dùng và cũng có thể là chế độ sở hữu mang tính chất sản xuất phát sinh từ chế độ công hữu. Thứ tư: chế độ công hữu không thể phát triển nếu không có chế độ sở hữu cá nhân. Cũng như là việc quay trở lại sở hữu cá nhân trên cơ sở bổ xung lẫn nhau của sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân lao động đó, trước hết là trong hoạt động trí tuệ, tạo ra tiền đề cho sự hình thành cái mà theo C.Mac là “ nhân cách tự do” “sự phát triển toàn diện của con người”. Cũng cần phải phân biệt chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa ( biểu hiện tập trung của chế độ sở hữu xã hội ), với chế độ sở hữu công cộng của tất cả các thành viên xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy đối với mọi của cải xã hội ( không có sự phân biệt thành phần, không ai có đặc quyền đặc lợi, mọi người đều bình đẳng, hành vi của mọi người do các quy phạm xã hội điều chỉnh…). Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở của quan hệ sản xuất Sự hình thành phát triển và biến đổi của sở hữu là một quá trình lich sử tự nhiên gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hai mặt của nền sản xuất xã hội ( phương thức sản xuất xã hội). Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội. + Lực lượng sản xuất: Phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người, nó biểu hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tạo ra của cải vật chất. lực lượng sản xuất xã hội bao gồm: tư liệu sản xuất và người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo, và thói quen lao động của họ. Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất do công cụ lao động và trình độ khoa học kỹ thuật 010 [...]... nền sản xuất xã hội, vừa là điều kiện để thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển nhanh hơn + Quan hệ sản xuất: Là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội: Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ kinh tế - xã hội biểu hiện ở ba mặt (ba yếu tố cấu thành) Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức – quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm Trong đó quan hệ sở hữu. .. quyết định chi phối, theo C.Mác: “ sở hữu với tư cách là hình thái hiện thực của quan hệ sản xuất Giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của sản xuất, còn quan hệ sản xuất ( quan hệ sở hữu trong đó) là hình thức xã hội – pháp lý của sản xuất Lực lượng sản xuất không ngừng vận động, biến đổi và phát triển qua các giai đoạn... 2: THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU LÀ CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT Quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau 2.1 Thực tiễn các nước: Sự sụp đổ CN XÃ HộI ở Liờn Xụ, Đông Âu có quan hệ đến việc xác lập và thực hiện quan hệ sở hữu. .. HƯỚNG, NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT 3.1 Xây dựng và củng cố chế độ sở hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Xác lập quyền sở hữu về mặt pháp lý và thực hiện sở hữu về kinh tế là hai vấn đề khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau Sở hữu pháp lý là điều kiện, là tiền đề cho sở hữu kinh tế Nhưng chỉ dừng lại ở xác lập quyền sở hữu thụi thỡ chưa đủ Mục đích cơ bản, cuối cùng khi... tế quan hệ đến hai loại vấn đề: thứ nhất là các hình thức, cơ chế thực hiện sở hữu, và thứ hai là sự phân cấp trong quan hệ sở hữu Thực tiễn kinh tế nước ta đã qua cho thấy nếu chỉ xác lập sở hữu pháp lý mà không có những hình thức và cơ chế phù hợp để thực hiện sở hữu đó về mặt kinh tế thì quan hệ sở hữu sẽ bị méo mó, biến dạng Sở hữu toàn dân mà nhân dân không cảm nhận được gì từ đó là công hữu lại... phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Trong khi cần phải thúc đẩy lực lượng sản xuất còn thấp kém phát triển thì tất yếu phải nhận ra được rằng quan hệ sở 023 hữu chính là cơ sở của quan hệ sản xuất, để từ đó có những nhận định và phương hướng đúng đắn đưa nền kinh tế đi lên Hiện nay việc hoàn thiện cơ sở lý luận và tổng hợp thực tiễn của vấn đề sở hữu là vấn đề bức xúc cần... dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu” Nghĩa là tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về công hữu, cũn khụng chủ yếu có thể thuộc những hình thức sở hữu khác, kể cả sở hữu cá nhân ê V LỜI KẾT ấn đề sở hữu đặt ra là khách quan mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Với tính chất, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là thực hiện nền kinh... sống họ buộc phải bán “cái mình có” đó cho nhà tư bản Công nhân chỉ là người làm thuê, quản lý nhỏ cho “ khối tài sản khổng lồ” của nhà tư bản, chứ họ không được sở hữu gì ngoài vật phẩm tiêu dùng, sinh hoạt và tiền công 013 Trong xã hội Tư Bản ngoài sở hữu của giai cấp tư sản, còn có sở hữu nhà nước tư bản, sở hữu của người sản xuất nhỏ - cá thể, sở hữu của tiểu chủ…Song đều do sở hữu Tư Bản chủ nghĩa... chất và trình độ xã hội hóa ngày càng cao…Đòi hỏi tất yếu là quan hệ sở hữu xác lập tương ứng với nó phải phù hợp để mở đường thúc đẩy cho lực lượng sản xuất phát triển đi lên (trái lại là kìm hảm lực lượng sản xuất, ngay cả trường hợp quan hệ sở hữu đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất) Ở nước ta, trước khi tiến hành đổi mới toàn diện đã có tời kỳ quá nhấn mạnh quan hệ sản xuất, nhất là quan. .. là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, mà không xuất phát từ thực trạng của lực lượng sản xuất, dẫn đến nôn nóng, chủ quan duy ý chí muốn xóa bỏ ngay các hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, xây dựng và thúc đẩy cao sở hữu xã hội chủ nghĩa ( sở hữu toàn diện, và sở hữu tập thể) bằng việc tập trung cao độ, hợp tác cao độ, thậm chí cả bằng quốc hữu hóa cưỡng bức trong điều kiện lực lượng sản xuất thấp . hiện thực của quan hệ sản xuất . Giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của sản xuất, còn quan hệ sản xuất ( quan. tư liệu sản xuất ………………………………………09 1.2 vai trò quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất ……………….12 Chương 2 : THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU LÀ CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT 2.1 thực tiễn các. định. Chương 2: THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ SỞ HỮU LÀ CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT Quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề

Ngày đăng: 08/04/2015, 12:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w