Thực trạng chăm sóc khách hàng của ngân hàng vietcombank Bình Tây.
Trang 1THỰC TRẠNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VCB BÌNH
2.1.3 Khái niệm chăm sóc khách hàng 23
2.1.4 Đặc điểm khách hàng trong quan hệ tín dụng 24
2.1.5 Vai trò của khách hàng trong quan hệ tín dụng trong hoạt động của ngân hàng 24
2.1.6 Phương pháp hiểu được nhu cầu của khách hàng 25
2.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng 28
2.1.8 Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng 31
2.2 Sự cần thiết trong công tác chăm sóc khách hàng hiện nay 32
2.3 Thực tế hoạt động chăm sóc khách hàng tại VCB – Bình Tây trong thời gian qua: 41
Những điểm đã thực hiện tốt
Một số vấn đề còn tồn tại
2.4 Kết quả hoạt động chăm sóc khách hàng thực tế tại VCB – Bình Tây: 43
Trang 22.1 Lý thuyết chăm sóc khách hàng
2.1.1 Khái niệm khách hàng:
Mục tiêu hoạt động chính của các công ty hoặc các tổ chức kinh tế dù có quy mô lớn hay nhỏ đều là doanh thu và lợi nhuận, nhằm giữ vững sự tồn tại của công ty làm tăng giá trị của công ty Để đạt được mục tiêu này các công ty, tổ chức kinh tế này phải bán được những hàng hóa mà họ sản xuất, vì vậy cần phải có người mua, mà người mua này là những ai? Nếu không biết họ là ai thì không hiểu được họ, chứ chưa nói đến việc phát triển chiến lược bán hàng như mong muốn, và bán được hàng hóa Vì vậy chúng ta nên tìm hiểu khách hàng của chúng ta sẽ là ai? hoặc nên là ai ta bắt đầu với định nghĩa sau:
“Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào tham gia vào kênh phân phối hayquyết định (không phải đối thủ cạnh tranh) mà hành động của họ có thể tácđộng đến việc mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty”
Theo định nghĩa trên ta có thể hiểu khách hàng dưới hai cấp độ khác nhau-vĩ mô và vi mô Ở cấp độ vĩ mô, khách hàng có thể là một đơn vị tổ chức như doanh nghiệp, công ty Ở cấp độ vi mô, khách hàng có thể là một cá nhân với quyền ra quyết định mua sản phẩm dịch vụ, hoặc người có tầm ảnh hưởng trong đơn vị tổ chức Nhưng nói theo góc độ tiếp thị, khách hàng luôn luôn là những cá nhân Các tổ chức không đưa ra quyết định mà những cá nhân trong những tổ chức đó mới đưa ra quyết định Nếu nhận diện không đúng đối tượng khách hàng này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ: Một ngân hàng đầu tư có tiếng ở New York thất bại không đảm bảo được vị trí là Ngân hàng đầu trong việc bảo đảm phát hành cổ phiếu ra công chúng đầu tiên (IPO) Ngân hàng đã chú trọng việc bán hàng của mình đối với Giám đốc tài chính, Tổng giám đốc điều hành nhưng lại lãng quên một người mà thường không thường ở trong công ty khi ngân hàng đầu tư đến thăm- cổ đông lớn! Họ chưa nhận diện đúng khách hàng của mình là ai?
Trang 3Định nghĩa này bao hàm cả khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng mà công ty hoặc tổ chức kinh tế kiếm được trong tương lai.
Hay nói dể hiểu hơn khách hàng là người dùng dịch vụ, người cảm nhận đánh giá chất lượng dịch vụ Những người có những thông tin ngược chiều để nhân viên cung cấp có thể cá nhân hóa dịch vụ phù hợp nhu cầu riêng của khách hàng.
2.1.2 Phân loại khách hàng:
Có 3 loại khách hàng cần phân tích là khách hàng khách hàng quen,
khách hàng mới, và khách hàng tiềm năng 2.1.3 Khái niệm chăm sóc khách hàng:
Trong cuộc sống hàng ngày thuật ngữ "Chăm sóc khách hàng" thường được hiểu một cách không đầy đủ là sự chào đón nhiệt tình đối với khách hàng của các nhân viên bán hàng Tuy nhiên tiếp xúc với khách hàng chỉ là một phần trong chiến lược chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp Vậy theo nghĩa tổng quát nhất, chăm sóc khách hàng được hiểu là:
“ Chăm sóc khách hàng (hay dịch vụ khách hàng- Customer Care) là tất cảnhững gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợicủa khách hàng, tức phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn đượcphục vụ và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có”.
Như vậy chăm sóc khách hàng là một bộ phận quan trọng trong lý thuyết Marketing Chăm sóc khách hàng là một trong ba yếu tố then chốt trong việc làm thỏa mãn khách hàng đó là:
Yếu tố sản phẩm: Sự đa dạng
Chất lượng và quy cách Dịch vụ hậu mãi
Yếu tố thuận tiện: Địa điểm
Điều kiện giao hàng Điều kiện đổi hàng Giờ mở cửa
Thanh toán
Trang 4 Yếu tố con người: Kỹ năng Trình độ Thái độ Hành vi
Khi hai yếu tố sản phẩm và yếu tố thuận tiện trở nên giống đối thủ cạnh tranh, thì yếu tố con người trở nên rất quan trọng Khi đó khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm nào mà khi đến mua khách hàng được chào đón niềm nở, ân cần, chu đáo tức khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm nào có công tác chăm sóc khách hàng tốt hơn.
2.1.4 Đặc điểm của khách hàng trong quan hệ tín dụng:
Cũng như được giới thiệu ở phần khái niệm khách hàng Khách hàng trong quan hệ tín dụng cũng là “Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào tham gia vào kênh phân phối hay quyết định (không phải đối thủ cạnh tranh) mà hành động của họ có thể tác động đến việc mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty” nhưng trong quan hệ khách hàng còn được mở rộng hơn khách hàng của ngành Ngân hàng không chỉ có cá nhân, tổ chức kinh tế, mà còn có cả các đối thủ cạnh tranh, đó là những Ngân hàng bạn của chúng ta Khách hàng trong quan hệ tín dụng là những cá nhân, tổ chức kinh tế có nhu cầu về vốn, tức họ mua một sản phẩm đặc biệt là tiền để phát triển hoạt động kinh doanh của họ, có thể là bổ xung nguồn vốn huy động, mua sắm trang thiết bị, nhà xưởng Hoặc vay mua nhà ở, mua ô tô, hoặc vay để chi tiêu
2.1.5 Vai trò của khách hàng quan hệ tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Do vai trò quan trọng của công tác tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng, dẫn đến khách hàng trong hoạt động tín dụng cũng mang một vai trò quan trọng Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì phải tạo ra lợi nhuận, song song với việc thu hút tiền gởi để tăng nguồn vốn thì ngân hàng phải tìm đầu ra cho nguồn vốn đó sinh ra lợi nhuận Ngân hàng cho vay để thu được chênh lệch lãi suất, vì vậy khách hàng đi vay là rất quan trọng
Trang 52.1.6 Phương pháp hiểu được nhu cầu khách hàng:
Tất cả những nhu cầu của khách hàng chỉ xoay quanh về lợi ích có được từ việc mua hoặc sử dụng dịch vụ Để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thì ta chỉ cần chú trọng đến lợi ích mang lại Lợi ích mang lại có thể được phân biệt như sau:
Lợi ích chức năng: loại này phục vụ một lợi ích cụ thể nào đó Thông
thường những lợi ích loại này xoay quanh những chỉ số như: mức độ hiệu quả, tính an toàn, tính sẵn có vể thời gian và không gian, tính chính xác và tính dể sử dụng Ví dụ: Thức ăn giúp con người thõa mãn cơn đói
Quạt gió giúp làm mát.
Chương trình xử lý văn bản giúp giảm công việc của tác giả khi biên soạn sách.
Lợi ích kinh tế: phần này tập trung vào các khía cạnh kinh tế của hàng
hóa, dịch vụ được mua Chẳng hạn như: giá cả, số tiền tiết kiệm được, thời hạn tín dụng và lợi nhuận Một số khách hàng cho rằng đây là những lợi ích duy nhất có ý nghĩa quan trọng Đối với người làm kinh tế lợi ích cốt lõi của việc bán hàng và cung cấp dịch vụ là chênh lệch giữa giá mua và giá bán Còn đối với khách hàng thì lợi ích kinh tế chỉ là một trong số những lợi ích có được Hầu hết khách hàng đều thích trả ít cho những lợi ích chức năng và tâm lý mà họ nhận được hơn phải chi trả nhiều Mặc dù vậy đối với một số sản phẩm khách hàng lại thích giá cao hơn vì giá cao hơn báo hiệu lợi ích tâm lý như chất lượng, uy tín, và địa vị Như thuốc tây chữa bệnh khách hàng thích mua thuốc mắc tiền vì cho rằng hiệu quả mang lại của nó cao hơn, trị bệnh tốt hơn Hoặc là khách hàng thích đồ hiệu để khẳng định địa vị, giai cấp của mình.
Ngoài những lợi ích trên còn có các loại lợi ích khác đó là
Lợi ích phụ trội: một khách hàng cụ thể có thể tìm những lợi ích chức
năng, tâm lý và kinh tế Tuy nhiên khi sản phẩm trải qua chu kỳ sống của mình và khi áp lực cạnh tranh gia tăng thì mức độ chú trọng cạnh tranh dựa vào lợi ích chức
Trang 6năng và tâm lý thường dịch chuyển sang lợi ích kinh tế một khi khách hàng tìm kiếm một lợi ích chức năng và tâm lý họ đòi hỏi ở mức giá thấp nhất có thể có Công việc của nhà quản lý tiếp thị là xem xét nhu cầu của khách hàng đối với những lợi ích phụ trội tiềm năng sao cho giá trị mà công ty mang lại cho những khách hàng mục tiêu vượt quá giá trị mà đối thủ mang lại
Ví dụ: Tập đoàn Ngân hàng tư nhân Lehmann Brothers tổ chức các buổi hội thảo quản lý tiền bạc cho con cái của những khách hàng có lượng tài sản ròng cao của tập đoàn.
Giảm chi phí giao dịch: khi khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ, bên
cạnh mức giá mà họ phải trả, họ có thể chịu chi phí giao dịch Chi phí giao dịch chia làm sáu loại:
Chi phí tiềm kiếm : tìm kiếm người cung cấp hàng hóa dịch vụ thích hợp để cung cấp cho mình.
Chi phí thông tin : nắm bắt các đặc tính của sản phẩm, tính sẵn có của nó, chất lượng và uy tín của nhà cung cấp
Chi phí thương lượng : chấp thuận điều kiện bán hàng, bao gồm các cuộc gặp gỡ, các hình thức liên lạc, chi phí pháp lý,…
Chi phí quyết định : đánh giá các điều khoàn của người bán cạnh tranh, bảo đảm việc chấp thuận mua hàng từ phía các thành viên của tổ chức/ hộ gia đình.
Chi phí kiểm soát: bảo đảm các điều kiện đã thỏa thuận được thể hiện trong hàng hóa và dịch vụ thực tế, bao gồm kiểm soát và thương lượng đối với điều khoản giao hàng và thanh toán.
Chi phí thực thi : bảo đảm sửa đổi những dàn xếp không thỏa đáng, có thể bao gồm chi phí kiện tụng và trọng tài.
Các công ty có thể gia tăng giá trị đem lại cho khách hàng bằng cách làm giảm chi phí giao dịch Dĩ nhiên người bán cũng chịu chi phí giao dịch Nếu có thể làm giảm chi phí này thì họ có khả năng làm giảm giá bán và do đó đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích kinh tế hơn.
Trang 7 Lợi ích tiềm năng so với lợi ích thực tế:
Phần lớn các trường hợp, khách hàng mua hàng xuất phát từ những lợi ích mà sản phẩm mang lại Tuy nhiên, cũng có khi khách hàng có thể mua các sản phẩm của một công ty cung cấp với những cơ sở công nghệ đang ngày càng mở rộng không phải bởi vì hiện nay sản phẩm có ưu thế cạnh tranh vượt trội mà bởi vì mối quan hệ nhà cung cấp và khách hàng sẽ cho phép khách hàng tiếp cận tốt hơn đối với công nghệ mới.
Ví dụ: Tại một điểm mua hàng như siêu thị hay hội chợ, động cơ khách hàng mua một sản phẩm có thể là do có lợi ích phụ trội, chẳng hạn như một phần quà Tuy nhiên, nếu khách hàng phải thực hiện một hành động cụ thể nào đó mới có thể nhận quà, như gửi phiếu nhân quà, hoặc bốc thăm trúng thưởng, có thể khách hàng ít quan tâm nhiều đến đòi hay nhận quà hơn là tặng ngay quà kèm theo sản phẩm bán như mua sửa tắm tặng khăn tắm hoặc nước hoa nhỏ… Rõ ràng, ta thấy mức độ sử dụng lợi ích tiềm năng có nhiều ý nghĩa kinh tế đối với người cung cấp sản phẩm hay dịch vụ.
Khách hàng như là lợi ích: thông thường khi nghĩ về lợi ích
khách hàng, chúng ta tập trung vào tập hợp cụ thể những sản phẩm và dịch vụ mà công ty và đối thủ cạnh tranh của mình đưa ra Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lợi ích quan trọng của khách hàng lại là một nhóm khách hàng khác
Ví dụ: đối với công ty muốn mua không gian quảng cáo như một phương tiện để bán sản phẩm và dịch vụ của mình thì lợi ích mà họ tìm kiếm ở những công ty truyền thông không hẳn là những chương trình TV đặc biệt được phát sóng hay các câu chuyện mới viết mà chủ yếu là số lượng và loại khán giả hay độc giả Hoặc là những nhà quảng cáo trên các tranh web Internet ít quan tâm đến bản thân trang web đó hơn là số lượng và loại người truy cập tranh web đó Như trang
amazon.com lợi nhuận tối thiểu hay âm của công ty Internet gần như hoàn toàn dựa
vào số lượng lớn khách hàng của mình, trường hợp Amazon, khách hàng làm tăng giá trị thêm vào kinh nghiệm mua hàn bằng cách cung cấp các bài nhận xét cho
Trang 8người khác Hay đối với tổ chức tín dụng số lượng và loại khách hàng sử dụng thẻ tín dụng thường ấn định giá bán danh mục thẻ tín dụng và giá trị nhượng bản quyền truyền hình cáp dựa vào số lượng khách hàng hiện tại và tiềm năng tại khu vực nhượng quyền.
2.1.7 Những nhân tố ảnh hưởng quá trình ra quyết định mua sản phẩm củakhách hàng:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng:
Các ảnh hưởng của yếu tố môi trường:
Văn hóa: Là hệ thống những giá trị, đức tin, truyền thống và
chuẩn mực, hàng vi được hình thành, gắn liền với một xã hội, một chế độ, một tôn giáo hay một dân tộc nhất định và được lưu giữ từ thế hệ này đến thế hệ khác Văn hóa là nhân tố rất quan trọng trong quá trình xem xét thái độ mua hàng của khách hàng Chính nền văn hóa giúp cho con người biến đổi những nhu cầu tự nhiên thành những nhu cầu cụ thể Văn hóa có thể ở cấp độ vĩ mô, xã hội hay nhóm người trong xã hội Có thể là cư dân của một dân tộc, quốc gia hay một khu vực địa lý trong nội bộ quốc gia, dân tộc chẳng hạn như miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta Ở cấp độ vi mô, những tiểu văn hóa của những cá nhân thông qua ảnh hưởng của các tổ chức như gia đình, nhà trường, và các tổ chức tôn giáo, do đó cá cá nhân phát triển theo các chuẩn mực này và rất cố chấp đối với sự thay đổi Cũng như phong tục đốt vàng mã ở nước ta và một số nước Châu Á khác Trong lĩnh vực tín dụng cũng vậy, một ngân hàng được xây dựng tại một khu không có thói quen gởi tiết kiệm ngân hàng, đó cũng là văn hóa ở cấp độ vi mô.
Một ví dụ khác, hành vi ăn cá sống do ảnh hưởng vể mặt văn hóa nhưng Nhật là một thị trường hấp dẫn cho các sản phẩm của Mỹ như quần jean xanh Levi’s, thuốc lá Marlboro và Mcdonald….
Do những ảnh hưởng văn hóa đã có nguồn gốc lâu đời nên chúng có ý nghĩa quan trọng đối với tiếp thị cho cá nhân lẫn doanh nghiệp Các giá trị văn hóa và tiểu văn hóa cá nhân có thể cho phép đích danh trong quá trình tiếp thị Mặc khác văn hóa ở
Trang 9cấp độ vĩ mô hay vi mô điều có chuẩn mực hành vi của riêng mình nên người cung cấp phải cẩn thận với những vi phạm này.
Ví dụ: Tặng quà là một thông lệ tại nhiều quốc gia nhưng phải cẩn thận tại Trung Quốc: quà trắng, xanh da trời và đen liên tưởng đến các đám tang trong khi đó các đồ vật nhọn tượng trưng cho việc cắt đứt tình bạn hữu Do vậy mà trong công tác tiếp thị cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi nền văn hóa.
Xã hội: Tất cả các xã hội đều có một tập hợp những nhóm
người, là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ và cách ứng xử của một người nào đó Có thể là nhóm thân thuộc (membership), nhóm cân thiết (primary), nhóm sơ thiết (secondary), nhóm ngưỡng mộ (aspirational), hay nhóm không thích (dissociative).
Gia đình: các thành viên trong gia đình có thể tạo nên một
ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi của người mua Từng thành viên có vai trò khác nhau trong việc đưa ra các quyết định mua như thế nào.
Ví dụ: Ta xem xét ảnh hưởng của vợ chồng trong việc ra quyết định mua sản phẩm Bảng 4:
ẢNH HƯỞNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM
n v tính: ph n tr m Đơn vị tính: phần trăm ị tính: phần trăm ần trăm ăm
Gợi ý Thu thập thôngtinẢnh hưởngđến quyết
Nguồn: Purchase Influence: Measures of Husband/ Wife Influence on Buying Decisions, 1975
Vai trò và địa vị khác nhau trong xã hội, con người sẽ có những hành vi cũng rất khác biệt
Trang 10Ảnh hưởng cá nhân: ngoài những yếu tố môi trường nói trên, yếu tố
cá nhân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua sản phẩm dịch vụ Những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu:
Tuổi tác và giai đoạn cuộc đời: Ở những tuổi khác nhau người
tiêu dùng sẽ có những nhu cầu mong muốn khác nhau Tính chất tiêu dùng cũng phụ thuộc vào giai đoạn của chu kỳ sống gia đình, ở từng thời điểm của trạng thái mà người tiêu dùng có những nhu cầu, khả năng tài chính, sở thích khác nhau, do đó có những hàng vi và sự lựa chọn khác nhau trong mua sắm
Bảng 5: Các giai đoạn trong vòng đời của con người
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG VÒNG ĐỜIVIỆC MUA HAY KẾT CẤU HÀNH VI1/ Thời còn đi học: trẻ, độc thânÍt lo về chuyện tiền bạc, hướng về giải trí2/ Cặp vợ chồng son trẻ không con
Dư giả tiền bạc trước mắt, tốc độ mua sắm caonhất Mua sắm các loại hàng như tủ, bàn ghế lànhiều nhất.
3/ Con nhỏ nhất dưới 6 tuổi
Mua sắm đạt đỉnh cao, tiền bạc dư giả ít.không vừalòng với tình trạng tài chính hiện tại Chú ý đếnnhững sản phẩm mới, thích sản phẩm quảng cáo4/ con nhỏ nhất 6 tuổi hoặc hơn Tình hình tài chính khá hơn một số bà vợ đi làm.
Ít ảnh hưởng bởi quảng cáo
5/ đôi vợ chồng lớn tuổi có con cái độc lập Tình hình tài chính vẫn khá, một số con cái đi lam Không quan tâm nhiều đến quảng cáo6/ đôi vợ chồng già con cái không sống chung,
đứng đầu trong nhóm làm việc
Mọi thứ trong nhà hết sức đầy đủ, hết sức hàilòng về tình trạng tài chính và số tiền tiết kiệm,quan tâm du lịch, giải trí, tự học, đóng góp biếutặng Không quan tâm đến sản phẩm mới.7/ đôi vợ chồng già con cái không sống chung,
nghỉ hưu.
Lợi tức tuột giảm, trông coi nhà cửa Mua chủyếu dụng cụ y tế dược phẩm
8/đơn chiếc, còn làm việcLợi tức khá nhưng thích bán nhà.
9/ đơn chiếc, không còn làm việc được nữa.
Nhu cầu cũng như nhóm nghỉ hưu, lợi tức giảmnhiều có nhu cầu đặc biệt về sự quan tâm, tìnhcảm và sự yên ổn.
Nguồn: Bài giảng của Th.s Đinh Tiến Minh trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp: ảnh hưởng rất nhiều đến việc sử dụng hàng hóa
và dịch vụ, nên những nhà tiếp thị thường phân ra những nhóm nghề nghiệp, thậm
Trang 11chí còn chuyên môn hóa vào việc sản xuất các sản phẩm mà nhóm nghề nghiệp đặc thù nào đó cần đến.
Tình trạng tài chính: gồm thu nhập của một người và số tiền
mà họ sẵn sàng chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư.
Trình độ học vấn: người có trình độ học vấn càng cao có xu
hướng lựa chọn nhiều hơn, chú trọng đến thẩm mỹ và chất lượng Vì vậy họ thường bỏ nhiều công sức tìm tòi thông tin, so sánh trước khi đưa ra quyết định
Các khách hàng là tổ chức : thường là các doanh nghiệp mua sản
phẩm để sử dụng cho mục tiêu sản xuất ra các sản phẩm khác, cho mục tiêu bán lại nhằm sinh lợi, hoặc là các doanh nghiệp mua sản phẩm cho hoạt động của doanh nghiệp, không vì mục đích sinh lợi
Việc mua hàng của tổ chức có thể là một số người hay một hội đồng tham dự có 7 vai trò khác nhau của những người tham gia khác nhau Một người trong tổ chức có thể có một vài vai trò trong quá trình mua.
Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp như:
Sự thay đổi trong thái độ đối với việc mua sắm Thay đổi trong quá trình mua
Xu hướng cắt giảm số lượng nhà cung cấp của công ty Quan hệ giữa người mua và người bán: có thể là người bán thông thường với những hợp đồng ngắn hạn thường xuyên thay đổi Nhà cung cấp chất lượng cao, có mối quan hệ lâu dài và gắn bó hơn Và quan hệ đối tác dài hạn, theo đó cả hai công ty chia sẽ chiến lược và nguồn lực tương lai.
2.1.8 Quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng:
Có thể phân ra làm ba loại: hành vi mua hàng theo thông lệ (mua trực tiếp), giải quyết vấn đề có giới hạn (mua lại có sửa đổi) và giải quyết vấn đề mở rộng (mua mới)
Mua hàng theo thông lệ:
Trang 12Loại quá trình ra quyết định này xảy ra khi trước đây khách hàng đã mua loại sản phẩm tương tự (nếu không muốn nói là giống nhau) nhiều lần Đặc điểm chính của hành vi mua hàng theo thông lệ là tập hợp các tiêu chuẩn mua hàng với nhiều nhà cung cấp quen thuộc và các chào hàng sản phẩm của họ vừa có tính phổ biến vừa chỉ khác biệt nhau đôi chút những quyết định này tương đối đơn giản nên có thể được đưa ra khá nhanh chóng Ví dụ công ty mua các nguyên vật liệu cơ bản với mức độ rủi ro về tài chính và tâm lý xã hội ít Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là thể hiện tính ưu việt trong lời chào chung của mình so với đối thủ cạnh tranh bằng cách đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh ròng.
Giải quyết vấn để có giới hạn :
Loại quá trình ra quyết định này diễn ra khi có mức độ không chắc chắn nhất định trong quá trình ra quyết định Người mua có các tiêu chí mua hàng thiết lập từ lâu nhưng có một hay nhiều lựa chọn thay thế mới và không biết hoặc không chắc về yêu cầu đối với tiêu chuẩn hàng mua Trước khi có thể đi đến quyết định mua hàng đối với một trong số các lựa chọn thay thế mới thì khách hàng phải tiến hành việc thu thập
Giải quyết vấn đề mở rộng:
Mở rộng thêm cho khách hàng bằng những gợi ý để phát triển thêm cho quyết định ban đầu của họ Từ đó ta có thể bán thêm hàng hóa hay dịch vụ
2.2 Sự cần thiết trong công tác chăm sóc khách hàng hiện nay:
Sức ép cạnh tranh của ngành ngân hàng khi gia nhập WTO :
Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập ngôi nhà chung của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Khi gia nhập vào WTO, không những ngành Ngân hàng mà tất cả các ngành kinh tế liên quan ở nước ta đã nhận thức rõ cần phải đối mặt với những thách thức, khó khăn, và cả cơ hội của Việt Nam khi gia nhập tổ chức kinh tế mang tính toàn cầu này Hệ thống Ngân hàng, một trong những ngành nhạy cảm nhất trước những biến cố lớn của đất nước, và sau một năm gia nhập, ta có thể nhìn lại hiện trạng về tầm vóc và sức lực của ngành cũng như những chiến lược phát triển cạnh tranh của các Ngân hàng, nhằm rút ra những giải pháp thích
Trang 13hợp hơn trong điều kiện mới, nhất là khi Việt Nam trở thành một “Trọng tài quốc tế về các vấn đề nan giải của khu vực và trên bình diện toàn cầu” sau sự kiện Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (E-10) vào ngày 16/10/2007.
Những cam kết của Việt Nam về việc trở thành một thành viên bình đẳng đối xử với 149 quốc gia khác trong sân chơi WTO thực sự tạo nên một sức ép, dẫn đến cuộc chạy đua quyết liệt của các doanh nghiệp để giành và giữ lấy thị phần Đối với hệ thống Ngân hàng, đó là một cuộc chạy đua toàn diện trên tất cả các mặt: nhân sự, tài chính, sản phẩm, dịch vụ, kỹ thuật, PR, chiến lược hội nhập và tăng trưởng tất cả đều nhằm nâng cao thị phần của mình Khi phân tích về hoạt động Ngân hàng, các chuyên gia Kinh tế-Ngân hàng đã có những nhận định về cơ hội và thách thức như sau:
Cơ hội:
Nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh :
Đối với Ngân hàng nhà nước, hội nhập quốc tế tạo cơ hội nâng cao năng lưc và hiệu quả điều hành, thực thi chính sách tiền tệ độc lập, lãi suất, tỷ giá dựa trên cơ sở thị trường, tạo lực đẩy cho sự phát triển của thị trường tiền tệ.
Thúc đẩy cạnh tranh và kỹ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong huy động, phân bổ nguồn vốn mà còn trong hiệu quả kinh doanh của mỗi Ngân hàng Quá trình hội nhập sẽ tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh kinh doanh hiệu quả Khả năng cạnh tranh sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường Mở rộng khả năng tiếp cận của các Ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp.
Tạo sự gắn kết giữa Ngân hàng Nhà nước mà Ngân hàng thương mại, sẽ giúp tăng cường sự an toàn trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và đối phó những biến động của thị trường tài chính, tiền tệ trong nước
Trang 14 Học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị Ngân hàng.
Có điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng và các kỹ năng quản lý tiên tiến được các Ngân hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết, hợp tác kinh doanh, quá trình học hỏi và hổ trợ kỹ thuật của các Ngân hàng nước ngoài cho các Ngân hàng trong nước.
Ví dụ: Sự hợp tác của các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước như Á Châu bán cổ phần cho Standard Charatered Bank, đã từng bước nâng cao vị trí của mình trong quá trình hoạt động đã đứng ở vị trí thứ 4 trong năm 2007 Techcombank bán cổ phần cho ngân hàng HSBC, cả Sacombank bán cổ phần cho ngân hàng ANZ
Có cơ hội nhận được sự hổ trợ về tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế, hỗ trợ xây dựng năng lực quản trị ngân hàng tiên tiến, tăng cường khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ áp dụng công nghệ, kỹ năng quản trị, phát triển sản phẩm mới.
Khơi thông, thu hút nguồn vốn :
Có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và chi phí cơ hội Không chỉ có nguồn vốn quốc tế mà còn do tăng khả năng huy động các nguồn tiết kiệm nội địa nhờ tác động của tự do hóa tài chính và đầu tư.Ví dụ như sự thâm nhập của Franklin Templeton vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc mua lại 49% cổ phần của công ty quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) sự liên doanh của hai công ty này về lâu dài liên doanh này sẽ khai triển hình thức “Quỹ tương hổ” một trong những hình thức huy động vốn còn phôi phai ở Việt Nam
Quan hệ đại lý của Ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển rộng rãi Sự hiện diện của các thể chế tài chính quốc tế sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước tiếp cận được dể dàng hơn với thị trường vốn quốc tế Tự do hóa tài chính làm giảm chi phí vốn do giảm mức độ rủi ro trên thị trường nội địa, thị
Trang 15trường tài chính trong nước trở nên có tính thanh khoản lớn hơn, vì vậy, tất cả các trung gian tài chính và doanh nghiệp đều được hưởng lợi.
Động lực thúc đẩy cải cách Ngân hàng :
Thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính.
Động lực thúc đẩy các Ngân hàng thương mại Nhà nước tự cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh để tạo thế phát triển bền vững.
Thách thức:
Áp lực cạnh tranh từ phía các Ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Việc chia sẽ thị phần là không tránh khỏi Hiện nay, Ngân hàng thương mại trong nước chiếm 90% thị phần, trong đó 5 Ngân hàng quốc doanh chiếm 75% thị phần, các Ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 15% thị phần đều có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thông tin thấp chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của hội nhập Đó là nguyên nhân để các Ngân hàng trong nước mất dần lợi thế về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đã có sẳn mạng lưới từ nhiều năm
Nguồn nhân lực về Ngân hàng có chất lượng không đủ cung ứng cho thị trường và có xu hướng chuyển dịch từ các Ngân hàng trong nước sang Ngân hàng nước ngoài, nơi có chế độ ưu đãi tốt hơn và môi trường làm việc tốt hơn.
Hệ thống Ngân hàng cần đáp ứng chuẩn mực về an toàn theo thông lệ quốc tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Và kể từ ngày 01/04/2007 qua các Ngân hàng nước ngoài được phép thiết lập sự hiện diện thương mại của mình tại Việt Nam dưới các hình thức như: Văn phòng đại diện, chi nhánh Ngân hàng thương mại, các Ngân hàng thương mại liên doanh với nước ngoài có vốn nước ngoài dưới 50% vốn điều lệ, các công ty cho thuê tài chính liên doanh, các công ty tài chính cho thuê 100% vốn nước và Ngân hàng
Trang 16liên doanh với công ty chứng khoán Việt Nam Hướng Việt, đặt trụ sở tại Hà Nội Công ty Merill Lynch và Credit Suisse Group, cũng đã có giấy phép hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường Việt Nam
Không những các Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần trong nước còn phải chú ý đến việc cạnh tranh như thế nào Và so với các tổ chức khác thì cạnh tranh của ngành Ngân hàng có những đặc thù như thế nào? Sau đây là các nhân tố có thể tác động đến cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong nước với nhau:
Nhóm nhân tố khách quan:
Tác nhân từ phía những Ngân hàng thương mại mới tham gia thị trường Các Ngân hàng này có lợi thế quan trọng là:
Mở ra tiềm năng mới.
Có động cơ và ước vọng giành được thị trường.
Tham khảo kinh nghiệm từ những Ngân hàng đang hoạt động Có những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường.
Có những kế sách sức mạnh mà các Ngân hàng thương mại hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.
Như vậy, cho dù thực lực của các Ngân hàng mới là như thế nào thì các Ngân hàng đang hoạt động cũng thấy một mối đe dọa thị phần sẽ bị chia sẻ.
Tác nhân là các đối thủ Ngân hàng thương mại hiện tại trong nước, đây là các mối lo thường trực của các Ngân hàng thương mại trong kinh doanh Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh giúp Ngân hàng thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng Hiện nay xét về sự đa dạng các Ngân hàng thương mại trong nước đã và đang cung ứng đầy đủ các nhóm sản phẩm dịch vụ: bao gồm nhóm sản phẩm tiền gởi, nhóm sản phẩm tiền vay, sản phẩm thẻ như thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế nội địa, các sản phẩm thẻ liên kết, chuyển tiền, sản phẩm Ngân hàng điện tử hầu hết các Ngân hàng đều cung cấp được tất cả