Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
237 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN, VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ở TRƯỜNG THPT" 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, triết học, kinh tế, văn hoá…Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định…Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết - khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ…” (Từ điển thuật ngữ Văn học - NXB Đại học Quốc Gia, 4/1999) Trên thế giới và Việt Nam văn chương nghị luận có lịch sử từ rất lâu đời, nó không chỉ có ý nghĩa đối với những vấn đề lớn lao của đất nước, thời đại như công cuộc giữ nước, dựng nước, canh tân đất nước mà cũng rất gần gũi và có ý nghĩa trong đời sống con người. Đã có rất nhiều áng văn trở thành mẫu mực, bất hủ của từng dân tộc và trên toàn thế giới. Trước đây do quan niệm phiến diện về văn học nên nhiều người cho rằng văn chương chỉ bao gồm những sáng tác bằng tưởng tượng, hư cấu mà ít nghĩ đến văn nghị luận. Hoặc có nghĩ đến thì lại cho rằng đây là thể loại thường đề cập đến những tư tưởng cao siêu, trừu tượng, lập luận khô, diễn đạt khó nên không hấp dẫn. Do vậy văn nghị luận rất ít được đưa vào chương trình phổ thông, có chăng chỉ một vài tác phẩm nghị luận trung đại (Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo) và hiện đại (Tuyên ngôn độc lập) ở cả hai cấp học (theo quan điểm đồng tâm mở rộng). 2 Hiện nay do thấy được vai trò quan trọng của văn nghị luận. Nên các nhà nghiên cứu và biên soạn sách đã tuyển chọn một số văn bản nghị luận hay, có giá trị vào dạy trong chương trình phổ thông với nhiều thể loại và đa dạng về đề tài…. đặc biệt là trong chương trình Ngữ văn bậc THPT. Đối với bản thân, do thấy được những giá trị to lớn của văn nghị luận, đặc biệt là văn nghị luận trung đại trong thực tế đời sống cũng như trong quá trình giảng dạy. Chính vì vậy tôi quyết định chọ vấn đề này để nghiên cứu và áp dụng 2. Mục đích nghiên cứu - Khi thực hiện đề tài này, mục đích tôi đặt ra là để tìm một hướng tiếp cận đơn giản, dễ hiểu nhưng sâu sắc, cuốn hút đối với giáo viên trong giảng dạy và với học sinh trong quá trình các em lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. Biến giờ dạy những tác phẩm nghị luận trung đại khô khan thành những giờ dạy văn hấp dẫn nhưng rất thực tế, sinh động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các tác phẩm văn nghị luận trung đại trong chương trình THPT. - Các loại tài liệu tham khảo có liên quan tới phần văn nghị luận trung đại - Đối tượng sử dụng đề tài: Các em học sinh lớp 11A6 và 11A9 năn học 2010 - 2011; lớp 10A9, 11A1, 11A2, 11A3 trường THPT Bá Thước năm học 2011 - 2012 4. Phương pháp nghiên cứu - Tổng kết kinh nghiệm - Nghiên cứu tài liệu: các loại sách tham khảo, tài liệu tham khảo về văn nghị luận trung đại, phương pháp dạy văn nghị luận ở trường THPT. - Xác định đối tượng học sinh áp dụng đề tài 3 - Kiểm tra sự tiếp thu của học sinh bằng bài tập về nhà và các đề ôn tập. - Đánh giá, đưa ra sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Phần 1: Cơ sở lí luận 4 Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy lôgic, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Văn chương trung đại là phần đã được đánh giá ổn định. Đó là những tác phẩm tiêu biểu có giá trị nhất trong lịch sử giữ nước, dựng nước thời phong kiến. Nó là “tiếng của cha ông thuở trước”, góp phần xứng đáng làm nên và hun đúc những truyền thống quý báu của dân tộc. Nó là quyền tự hào chính đáng của mỗi người Việt Nam chúng ta. Sách Ngữ văn 10 và Ngữ văn 11, phần văn học trung đại đã tăng một số lượng đáng kể những văn bản nghị luận. Coi trọng đúng mức những tác phẩm văn học chính luận, những tác phẩm có màu sắc học thuật để tăng cường, tô đậm bản chất văn hoá của văn học. Đưa thêm văn nghị luận, tăng cường bản chất văn hoá của văn học là để giúp học sinh vận dụng văn học vào cuộc sống. Văn nghị luận gắn với học sinh giúp các em về phương pháp tư duy, cách lập luận đến cách viết bài văn nghị luận… Phần 2: Thực trạng của vấn đề 2.1. Thực trạng chung: Về cơ bản văn nghị luận là sản phẩm của tư duy lôgíc. Nhưng vẻ đẹp của một áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc mà còn ở hình thức lập luận phong phú, lý lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục. Hiện nay mặc dù những tác phẩm văn nghị luận trung đại đưa vào chương trình học đều là những tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, nhưng thực tế trong quá trình giảng dạy cả giáo viên và học sinh mới chỉ đi đúng, hiểu đúng những quan điểm tư tưởng của tác giả (chú ý khai thác nội dung) mà chưa chú ý đến vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật của các tác phẩm. 5 Vì thế việc dạy các tác phẩm nghị luận, đặc biệt là nghị luận xã hội thường khó, không mấy hấp dẫn đối với cả giáo viên và học sinh. 2.2. Thực trạng đối với giáo viên: - Thực tế cho thấy, không ít giáo viên có tâm lí không mặn mà, ít hứng thú khi dạy văn bản nghị luận. Nhiều giáo viên cho rằng văn bản nghị luận khô khan, khó cảm nhận, khó truyền được hứng thú cho học sinh. Do đó, dẫn đến việc dạy sơ sài, thiếu tìm hiểu sâu, thiếu đầu tư cho tiết dạy này. Với thực tế đó, hiệu quả giờ dạy văn bản nghị luận khó đạt được như yêu cầu đặt ra. - Khi thực hiện chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới, nhiều đồng chí giáo viên còn cảm thấy lúng túng về phương pháp dạy đọc - hiểu một số văn bản nghị luận trung đại vì có nhiều bỡ ngỡ khi gặp một số thể loại mới như : chiếu, văn bia, tựa, thư, cáo…với nhiều tác phẩm khác nhau về thời điểm ra đời, khác nhau về loại hình văn hoá. Nhưng những tác phẩm ấy đều có sức hấp dẫn đặc biệt bởi tính trí tuệ uyên bác và tình cảm sâu sắc của người cầm bút. Để vừa dạy đúng, lại vừa hay, biến những tác phẩm nghị luận thiên về lý lẽ, lập luận trở thành một văn bản văn học lôi cuốn, hấp dẫn học sinh là một điều không phải dễ đối với nhiều giáo viên. Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp tích cực phục vụ cho quá trình giảng dạy các tác phẩm nghị luận trung đại là điều vô cùng cần thiết. 2.3. Thực trạng đối với học sinh: Về phía học sinh, do chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá các tác phẩm; bởi việc đọc - hiểu văn bản văn học trung đại đã khó thì việc đọc - hiểu một văn bản nghị luận trung đại càng khó hơn. Vì trong văn bản nghị luận trung đại, tư tưởng của tác giả khó nắm bắt bởi cách viết hàn lâm, với hệ thống điển tích, điển cố dày đặc Điều đó, càng đọc học sinh càng không hiểu bởi vốn kiến thức hạn chế, từ ngữ “xa lạ”. 6 Đặc biệt là khả năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh hiện nay rất yếu, nhiều em khi viết bài văn tỏ ra rất lúng túng, thậm chí chưa xác lập được một hệ thống luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng và xác đáng, biến bài văn của mình thành một “rừng văn”, “bè văn”. Trong khi những bài văn nghị luận trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn có thể coi là những bài văn nghị luận mẫu mực trong cách lập luận. Việc dạy đọc - hiểu tốt các văn bản nghị luận trung đại sẽ góp phần rất lớn vào việc rèn luyện và nâng cao kĩ năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh, giúp học sinh có hứng thú học tập và tác phẩm sẽ không còn bị đóng băng trong lớp sương nghệ thuật trung đại. Phần 3: Giải pháp và tổ chức thực hiện: 3.1. Giải pháp: - Văn nghị luận trung đại ra đời trong bối cảnh văn hoá - xã hội phong kiến chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng chính thống cũng như quan niệm văn chương của thời đại. Trong quá trình dạy học, giáo viên một mặt phải tôn trọng tính chỉnh thể của văn bản, bám sát văn bản để hướng dẫn học sinh đọc – hiểu, mặt khác để hiểu thấu đáo các luận điểm và cách thức lập luận của tác giả trung đại, giáo viên phải trau dồi tri thức văn hoá đọc cho bản thân và hướng dẫn cho học sinh cách đọc tác phẩm của tiền nhân đúng với thi pháp của một thời đại, phù hợp với ngữ cảnh sản sinh văn bản. Do đó, phương pháp dạy tích hợp trở thành nguyên tắc quan trọng không thể thiếu. Để dạy - đọc hiểu các văn bản nghị luận trung đại theo hướng tích hợp, tôi đã làm như sau : a. Xác định trọng tâm kiến thức cần đạt trong bài dạy. b. Xác định đặc điểm nổi bật của thể loại. 7 c. Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp (Xác định kiến thức của bài có liên quan đến bài nào học sinh đó học và sắp học). d. Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp. - Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của các văn bản nghị luận là hệ thống luận điểm, luận cứ hết sức rõ ràng, mạch lạc, lập luận rất chặt chẽ thế nhưng khi đọc xong văn bản, học rất mơ hồ về điều này. Vậy khi dạy, chúng ta phải làm thế nào để khắc phục được hiện tượng trên? Theo tôi giải pháp là sử dụng sơ đồ hoá nội dung bài học theo cấu trúc tầng bậc. Làm như vậy, vừa khái quát hoá nội dung bài học một cách ngắn gọn, khoa học vừa khiến cho học sinh dễ nhớ, khắc sâu được kiến thức. - Các văn bản nghị luận trung đại thường mang đặc điểm của văn học trung đại: sử dụng điển tích, điển cố, ngôn từ mang tính ước lệ, tượng trưng, hệ thống từ Hán Việt xuất hiện dày đặc. Học sinh sẽ rất khó khăn khi đọc hiểu văn bản nếu không hiểu được các điển tích, điển cố và những từ khó mà tác giả đó sử dụng. Do vậy khi dạy đọc - hiểu các văn bản nghị luận trung đại, cần yêu cầu và hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu phần chú thích ở cuối mỗi trang của văn bản. 3.2. Tổ chức thực hiện: 3.2.1. Dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại theo hướng tích hợp 3.2.1.1. Thế nào là dạy đọc - hiểu theo hướng tích hợp? - Tích hợp ngang: Tích hợp theo cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong một đơn vị bài học. - Tích hợp dọc: Tích hợp theo từng vấn đề – vấn đề đang dạy ở phần này có liên hệ đến các nội dung khác để dạy hoặc sẽ dạy ở hai phần kia hoặc vấn đề đó trong cả một giai đoạn văn học. 8 3.2.1.2. Vận dụng nguyên tắc dạy đọc – hiểu tích hợp vào một số văn bản nghị luận trung đại. */ Vì nghệ thuật đặc sắc nhất của các văn bản nghị luận chính là hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc và cách lập luận chặt chẽ nên khi dạy đọc - hiểu các văn bản nghị luận trung đại, tôi đặc biệt chú trọng tới việc tích hợp với phân môn Làm văn. Từ đó nhằm củng cố, rèn luyện và nâng cao khả năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh - Điều này trước hết được thể hiện ở việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục của văn bản nghị luận trung đại. Nếu trong các loại văn bản khác ta thường hỏi: “Sau khi tìm hiểu văn bản, em thấy văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?” thì đối với các văn bản nghị luận không nên hỏi như vậy vì không khai thác được đặc điểm nổi bật của thể loại nghị luận. Vậy giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào đây? Khi dạy văn bản: “Trích diễm thi tập” của tác giả Hoàng Đức Lương, tôi đặt câu hỏi như sau: Theo em, văn bản “Trích diễm thi tập” gồm mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? Có thể lúc đầu học sinh còn bỡ ngỡ trước cách hỏi như vậy nhưng nếu giáo viên có sự gợi dẫn tốt và thường xuyên sử dụng kiểu câu hỏi như vậy khi dạy đọc hiểu các văn bản nghị luận thì các em sẽ trả lời được. - Việc tích hợp với phân môn Làm văn còn thể hiện ở bước hướng dẫn học sinh đọc hiểu chi tiết văn bản. + Để làm được điều này khi dạy văn bản “Trích diễm thi tập”, tôi sử dụng một hệ thống câu hỏi sau: • Câu hỏi 1: Theo em, vấn đề nêu ra ở luận điểm một là gì? 9 Sau khi học trả lời : “Vấn đề mà tác giả Hoàng Đức Lương nêu ra ở luận điểm một là: Những nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời”, ta sẽ đưa ra tiếp các câu hỏi sau: • Câu hỏi 2: Ở luận điểm một, tác giả Hoàng Đức Lương đã đưa ra những lí do nào khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời ? (Với câu hỏi này, giáo viên đã giúp học sinh phát hiện được: ở luận điểm một tác giả đã nêu ra sáu lí do làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời. * Bốn lí do chủ quan: + Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca. + Người có học thì ít để ý đến thơ ca. + Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và kiên trì. + Chính sách in ấn của nhà nước còn hạn chế. * Hai lí do khách quan: + Thời gian làm huỷ hoại sách vở. + Chiến tranh, hoả hoạn làm sách vở rách nát, mai một.) • Câu hỏi 3: Từ việc tìm hiểu các lí do trên, em thấy tác giả chọn cách lập luận nào để luận chứng? (Tác giả phân tích những luận cứ cụ thể về các mặt khác nhau để lí giải bản chất của hiện tượng, vấn đề.) • Câu hỏi 4: Tại sao tác giả không bắt đầu bài tựa bằng cách trình bày những công việc sưu tầm của mình mà lại giải quyết trước luận điểm: Nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời? 10 [...]... hin phn cng c bi hc VD: Sau khi dy xong cỏc bi vn ngh lun trung i, tụi thng s dng cõu hi: Em hóy vit li dn ý ca bi Ta (Chiu, Vn bia)? */ Tớch hp vi phõn mụn Ting Vit - Mt trong nhng c im ca vn hc trung i núi chung v vn ngh lun trung i núi riờng l dựng cỏch núi uyn ng, cỏch núi hỡnh nh vi nhiu in tớch, in c Vỡ vy khi dy c hiu vn bn ngh lun trung i, giỏo viờn cn phi giỳp hc sinh thy rừ c iu ny Dy bi... biu cm ca vn bn ngh lun trung i 12 VD: Phõn tớch ý ngha nhan Chiu cu hin, cn lm ni bt tỏc dng biu t, biu cm ca t cu: Ti sao tỏc gi li s dng t cu ch khụng phi l t mi hoc gi? Cõu hi ny giỳp hc sinh thy c giỏ tr biu t ca t ng: Cu th hin s mong mi ng thi l thỏi trõn trng v cao i tng m vua Quang Trung mun hng ti, cũn mi hay gi mang sc thỏi tỡnh cm bỡnh thng - Trong vn ngh lun trung i cng s dng nhiu th... trờn lp, ta cú th t cõu hi: Qua bi Chiu di ụ ó c hc Lp 8, em hiu nh th no l th chiu? + VD2: Sau khi dy xong cỏc vn bn ngh lun trung i, giỏo viờn s yờu cu hc sinh rỳt ra nhng kt lun khỏi quỏt nht v c trng vn ngh lun trung i sau ú yờu cu: T nhng c trng c bn ca vn ngh lun trung i ó hc, em hóy so sỏnh vi cỏc vn bn ngh lun hin i ó hc chng trỡnh THCS T ú rỳt ra mt s kt lun cn thit khi vit mt vn bn ngh... v hon 2) Tỏc phm cnh ra i Mc ớch vit Chiu cu hin? i tng hng ti ca a- Hon cnh sỏng tỏc: - 1788 Quang Trung tin quõn ra Bc, tiờu dit quõn Thanh v bn tay sai.Nh 18 Chiu cu hin l nhng ai? Lờ sp - B tụi nh Lờ mang nng t tng trung quõn, phn ng tiờu cc: bt hp tỏc, thm chớ chng li phong tro Tõy Sn - Quang Trung giao cho Ngụ Thỡ Nhm thay li mỡnh vit Chiu cu hin- kờu gi nhng ngi ti c ra giỳp dõn giỳp - Thao... vua b- Lun im 2: Trc õyln trỏnh + GV: Theo em, vn bn sut i: ng x ca ngi hin khi Chiu cu hin gm my Quang Trung ra Bc lun im? Vn m tỏc gi c- Lun im 3: Nay trmhay sao?: nờu ra tng lun im l gỡ? Tm lũng ca Quang Trung vi hin ti d- Lun im 4: phn cũn li: Cỏch cu - Hc sinh theo dừi vn bn v hin ca Quang Trung tr li Thao tỏc 2: Phõn tớch vn bn + GV: i n kt lun mang 2 Phõn tớch: ý ngha im ta cho lp lun: a-... mang tm chin lc ca vua 22 +GV: Tỏc gi cú núi thng ra Quang Trung. ) nhng iu trờn khụng? Núi + T ra ngi cú kin thc sõu rng -> nh vy cú ý ngha gỡ? ngi nghe phi n trng (Gv: Trong tõm lớ ca nho s + Ngi nghe khụng t ỏi m cũn t Bc H, cú mt s coi thng ci v thỏi ng x cha ỳng ca Quang Trung khụng bit nghi chớnh mỡnh l, ch thỏnh hin.) c- Tm lũng ca Quang Trung - Hỡnh nh ghộ chiu (ngi bờn mộp chiu ch khụng ngi chớnh... dõng s tu by cụng vic - T mỡnh dõng s tu by, cỏc quan li vn vừ t tin c +GV: Quang Trung ú a ra => Cỏch cu hin rng m, t do, dõn cỏch cu hin nh th no ch, tin b lun im tip theo? C th, d thc hin Em cú nhn xột gỡ v cỏch cu hin ú? +GV: Theo em nhng bc hin III/ Tng kt ti thi Quang Trung s cú thỏi - Chiu cu hin ca vua Quang Trung ra sao sau khi c Chiu th hin mt chin lc phỏt hin v s cu hin? dng ngi ti xõy... Cỏc em nm c c im ni bt ca loi vn bn ngh lun trung i + Kt qu c chng minh qua bi kim tra: im Gii Khỏ Trung bỡnh Yu 11A2 10% 50% 35% 5% 11A3 11% 46% 39% 4% 10A9 14,5% 55% 27 % 3,5% Lp 27 C KT LUN V XUT 1 Kt lun - Vic nghiờn cu v bn v phng phỏp dy c hiu vn chng núi chung ó c nhiu ti liu, nhiu ngi núi ti song nghiờn cu v bn riờng v phng phỏp dy c hiu vn bn ngh lun trung i thỡ cũn rt hn ch Trong khi loi vn... đức, tài cao, đức lớn * Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật -> Mi quan hệ giữa hiền tài với sự thịnh suy của đất nớc Son bi mu 16 Tit: 23+24 c vn: CHIU CU HIN (Cu hin chiu) - Ngụ Thỡ Nhm A- Mc tiờu bi hc 1 Kin thc: - Hiu c tm t tng mang tớnh chin lc, ch trng tp hp nhõn ti xõy dng t nc ca vua Quang Trung, mt nhõn vt kit xut trong lch s nc ta Qua ú HS nhn thc c tm... 1792 vua Quang Trung ó bng h t ngt Triu i Tõy Sn ch tn ti n nm 1802 trong cnh hn chin Vỡ th chiu cu hin ch mang ý ngha nh mt vn kin lch s, mt t liu lch s ca mt triu i vang búng) 25 E Cng c v hng dn v nh - Cng c: GV yờu cu Hs lp s h thng cỏc lun im ca bi chiu - V nh : + Cõu hi: Qua tỏc phm Chiu cu hin - Ngụ Thỡ Nhm, theo em ngy nay chỳng ta cú cũn cn chớnh sỏch cu hin nh vua Quang Trung na khụng? . KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN, VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ở TRƯỜNG THPT& quot; 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn. tô đậm bản chất văn hoá của văn học. Đưa thêm văn nghị luận, tăng cường bản chất văn hoá của văn học là để giúp học sinh vận dụng văn học vào cuộc sống. Văn nghị luận gắn với học sinh giúp các. hiểu văn bản văn học trung đại đã khó thì việc đọc - hiểu một văn bản nghị luận trung đại càng khó hơn. Vì trong văn bản nghị luận trung đại, tư tưởng của tác giả khó nắm bắt bởi cách viết