Phân công nhiệm vụ cán bộ HACCP trong Cty Chế Biến Thủy Sản

3 2.4K 22
Phân công nhiệm vụ cán bộ HACCP trong Cty Chế Biến Thủy Sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân công nhiệm vụ cán bộ HACCP trong Cty Chế Biến Thủy Sản 1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CHUNG 1.1. Giám đốc : Chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động của Công ty. Là người có thẩm quyền quyết định chính sách chất lượng của công ty, quyết định chọn lựa thành viên đội HACCP. Phê duyệt kế hoạch và chương trình triển khai HACCP. Điều phối hoạt động có liên quan để hỗ trợ cho đội HACCP. Phê duyệt chương trình HACCP của Công ty để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác nhận. 1.2. Phòng Kinh doanh : Cung cấp các yêu cầu của khách hàng về qui trình công nghệ nhằm giúp đội HACCP xây dựng và hiệu chỉnh kế hoạch HACCP phù hợp. .................................................................................

CÔNG TY TNHH ABC ĐỊA CHỈ : KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG CÁ TẮC CẬU – CHÂU THÀNH – KIÊN GIANG PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO HACCP (Đính kèm Quyết định số 01/QĐ-TC) 1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CHUNG 1.1. Giám đốc : - Chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động của Công ty. - Là người có thẩm quyền quyết định chính sách chất lượng của công ty, quyết định chọn lựa thành viên đội HACCP. - Phê duyệt kế hoạch và chương trình triển khai HACCP. - Điều phối hoạt động có liên quan để hỗ trợ cho đội HACCP. - Phê duyệt chương trình HACCP của Công ty để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác nhận. 1.2. Phòng Kinh doanh : - Cung cấp các yêu cầu của khách hàng về qui trình công nghệ nhằm giúp đội HACCP xây dựng và hiệu chỉnh kế hoạch HACCP phù hợp. 1.3. Phòng kỹ thuật : - Chịu trách nhiệm về từng kế hoạch HACCP cụ thể và đệ trình cho Giám đốc phê duyệt. - Tiếp nhận các báo cáo và thẩm tra hoạt động đã được ghi chép định kỳ hoặc đột xuất. - Chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng tại phân xưởng, kiểm tra và hướng dẫn cán bộ, công nhân về chương trình quản lý chất lượng theo HACCP. - Chịu trách nhiệm vận hành và bảo trì các trang thiết bị chế biến. - Ghi chép quá trình theo dõi một số nội dung có liên quan trong chương trình HACCP. - Tư vấn những vấn đề về vi sinh vật, biện pháp phòng ngừa và thực hiện kiểm nghiệm vi sinh theo yêu cầu của đội HACCP. - Cung cấp các văn bản pháp luật, các qui định của Nhà nước có liên quan đến chương trình quản lý chất lượng. - Hỗ trợ đội HACCP trong việc lưu trữ hồ sơ quản lý. 1.4. Ban Quản đốc phân xưởng : - Chịu trách nhiệm trực tiếp về sản xuất. - Phối hợp với ban KCS chỉ đạo và kiểm soát công nhân thực hiện các chỉ tiêu an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất theo đúng với kế hoạch HACCP. 1.5. Ban KCS : - Chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đề xuất ý kiến cập nhật các thông tin và sửa đổi chi tiết trong chương trình HACCP khi thấy cần thiết. - Giám sát thực hiện chương trình và xác nhận tính trung thực của các bảng biểu ghi chép theo dõi sản phẩm. - Đào tạo công nhân những kiến thức liên quan đến chương trình HACCP. CÔNG TY TNHH ABC ĐỊA CHỈ : KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG CÁ TẮC CẬU – CHÂU THÀNH – KIÊN GIANG 1.6. Công nhân : - Chịu sự chỉ đạo và kiểm soát trực tiếp của Ban Quản đốc phân xưởng. - Tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung được hướng dẫn và các qui định tại phạm vi hoạt động nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm và tính hiệu quả của chương trình HACCP. 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA ĐỘI HACCP: 2.1. Chức năng : - Đội HACCP gồm nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực liên quan đến sản xuất (công nghệ chế biến, hoá học, vi sinh, kỹ thuật thiết bị,…), là một bộ phận hoạt động độc lập thực hiện chức năng giám sát toàn bộ hoạt động quản lý chất lượng theo HACCP mà nhà máy áp dụng 2.2. Nhiệm vụ : - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, thực hiện các yêu cầu đề ra của Ban Giám đốc. - Thiết lập và tổ chức thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP. - Các kế hoạch triển khai phải thống nhất với Ban KCS và được Ban Giám đốc phê duyệt. - Thu thập ý kiến của Ban KCS, Ban Quản đốc PX và các phòng ban có liên quan khác để cập nhật thông tin hoặc sửa đổi các chi tiết trong chương trình khi cần thiết và đệ trình Ban Giám đốc phê duyệt. - Tham mưu cho BGĐ về những vấn đề có liên quan đến chính sách chất lượng của Công ty. - Tổng hợp các báo cáo định kỳ và bản biểu ghi chép các chỉ tiêu theo dõi hàng ngày để lập hồ sơ HACCP. - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch với BGĐ, giải trình hồ sơ HACCP khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. 2.3. Quyền hạn : - Được quyền yêu cầu Giám đốc Công ty những vấn đề cần thiết nhằm triển khai thực thi kế hoạch HACCP có hiệu quả. - Yêu cầu nhân viên, công nhân thực hiện đúng qui định mà đội đề ra và đã được BGĐ phê duyệt. - Tham gia các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn theo hướng dẫn chỉ đạo của Giám đốc. - Đề xuất với Giám đốc trong việc đề bạt, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật các thành viên trong đội. 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN : - Toàn đội HACCP tiến hành thực hiện quản lý chất lượng theo chương trình biên soạn sau khi đã được Giám đốc phê duyệt. - Cử cán bộ chủ chốt tham dự các khoá học về chương trình quản lý chất lượng do các cơ quan chức năng tổ chức. - Tổ chức phổ biến và hướng dẫn lại cho công nhân nắm được chương trình quản lý chất lượng theo HACCP của Công ty, đồng thời nghiên cứu theo dõi sản xuất để sửa đổi, bổ CÔNG TY TNHH ABC ĐỊA CHỈ : KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG CÁ TẮC CẬU – CHÂU THÀNH – KIÊN GIANG sung chương trình được hoàn chỉnh và phù hợp với thực tế sản xuất. - Đội HACCP phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng để lấy thông tin, tài liệu hoặc văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến chương trình HACCP. 4. THẨM TRA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HACCP 4.1. Nội dung thẩm tra : - Người có quyền hạn thẩm tra chương trình HACCP là Trưởng đội HACCP. - Xem xét tất cả hồ sơ có liên quan đến hoạt động HACCP. - Đối chiếu các biểu mẫu báo cáo với thực tế để kiểm tra tính chính xác và chân thực của dữ liệu. - Kiểm tra và hoàn chỉnh dụng cụ, thiết bị. - Lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên nguyên liệu , bán thành phẩm và trên sản phẩm cuối cùng. - Tất cả các hoạt động thẩm tra và tu chỉnh HACCP đều được lập biên bản để lưu giữ trong hồ sơ. 4.2. Tần suất thẩm tra : - Lần đầu tiên khi đưa chương trình HACCP vào hoạt động. - Một tháng sau khi thực hiện tiến hành thẩm tra sửa đổi và phê chuẩn lại. - Định kỳ hàng tháng thẩm tra biểu mẫu, cập nhật và lưu hồ sơ HACCP. - Thẩm tra đột xuất khi có sự thay đổi về nguyên liệu, các điều kiện chế biến, hoặc xét thấy có điểm nghi ngờ về an toàn vệ sinh thực phẩm trên dây chuyền sản xuất. - Hàng năm thẩm tra lại toàn bộ chương trình HACCP, SSOP, GMP, các kế hoạch thẩm tra, thủ tục, hồ sơ, cập nhật các tài liệu có liên quan. Ngày xét duyệt: 30/12/2009 GIÁM ĐỐC Nơi nhận : + Đội HACCP + Các Phòng ban trong Cty + Lưu hồ sơ HACCP

Ngày đăng: 07/04/2015, 15:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CHUNG

    • 1.1. Giám đốc :

    • 1.2. Phòng Kinh doanh :

    • 1.3. Phòng kỹ thuật :

    • - Chịu trách nhiệm về từng kế hoạch HACCP cụ thể và đệ trình cho Giám đốc phê duyệt.

      • 1.4. Ban Quản đốc phân xưởng :

      • 1.5. Ban KCS :

      • 1.6. Công nhân :

      • 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA ĐỘI HACCP:

        • 2.1. Chức năng :

        • 2.2. Nhiệm vụ :

        • 2.3. Quyền hạn :

        • 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

        • 4. THẨM TRA THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HACCP

          • 4.1. Nội dung thẩm tra :

          • 4.2. Tần suất thẩm tra :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan