Là một sinh viên ngành công tác xã hội, trước thực trạng và lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ
Trang 1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe tâm thần của trẻ em là nguồn lực giúp các em sống khỏe mạnh, là nền tản cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân ứng phó một cách tự tin và hiệu quả trước những thách thức, nguy cơ trong cuộc sống Sức khỏe tâm thần giúp các
em có một sinh khí để hoạt động tích cực, thành đạt trong cuộc và trong các mối quan hệ xã hội trên nền tảng công bằng và tôn trọng lẫn nhau
Ngày nay chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em là một trong ba chương trình lớn của chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (Tai nạn, Nhiễm khuẩn và Sức khỏe tâm thần) Cùng với những biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội, đô thị hóa nhanh, quá trình toàn cầu hóa về thông tin … đã tác động nhiều đến tâm lý con người nói chung và đặc biệt là trẻ em nói riêng Tỷ lệ trẻ em bị rối loạn tâm thần và các bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần ngày càng tăng cao tạo gánh nặng phải giải quyết cho xã hội Tại các trường học, do áp lực học tập và các vấn đề về tâm lý lứa tuổi mới lớn nên học sinh gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, như: stress, lo âu, ám ảnh, trầm cảm, rối loạn hành vi, tự sát, các biểu hiện suy nhược và rối loạn dạng cơ thể khác
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên chưa được nhà nước và các ban ngành quan tâm, đặt ngang tầm quan trọng mà nó cần có Nên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế trong việc chăm sóc nâng cao sức khoẻ tâm thần nói riêng và sức khoẻ nói chung
Trường THCS Tân Trường – Cẩm Giàng – Hải Dương là một trường nằm ở trung tâm của Huyện Cẩm Giàng có điều kiện kinh tế phát triển Ở địa bàn của trường có các khu công nghiệp, dịch vụ mới được xây dựng và phát triển đã khiến đời sống của người dân ngày càng khá giả, tuy nhiên họ cũng phải đối mặt với một
số vấn đề xã hội cấp bách: tệ nạn xã hội nảy sinh, nhiều lao động dư thừa… Điều này ảnh hưởng đến quá trình giáo dục cho thế hệ trẻ của Huyên Trường THCS Tân Trường là ngôi trường có truyền thống dạy tốt – học tốt của tỉnh Hải Dương
Trang 2Trong những năm qua, nhà trường đã có những hoạt động thi đua học tốt, phát động học sinh tham gia tích cực các hoạt động ngoại khoá, các phong trào Đoàn – Hội, thông qua những hoạt động này đã bồi đắp tinh thân hiếu học, và nâng cao sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần cho các em học sinh trong trường Nhưng do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, xã hội, áp lực học tập, thi cử, hiện tượng thương mại hoá giáo dục… điều này đã tạo nên những áp lực đối với học sinh và nảy sinh các vấn đề về sức khoẻ tâm thần của học sinh tại trường Tỷ lệ học sinh trong trường có những biểu hiện về sức khoẻ tâm thần như trầm cảm, lo âu hoặc bị rối loạn hành vi: bạo lực, nghiện game … ngày càng tăng lên Điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như sức khoẻ, tương lai của các em Vấn đề này được nhà trường rất quan tâm và đã có nhiều biện pháp khắc phục, nhưng đều chưa đạt hiệu quả
Là một sinh viên ngành công tác xã hội, trước thực trạng và lý do trên nên tôi
chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương” nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần cho
các em học sinh tại trường THCS Tân Trường tỉnh Hải Dương Qua đó phần nào giúp nhà trường, phụ huynh học sinh có các biện pháp chăm sóc nâng cao chất lượng sức khoẻ tâm thần của các em
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề sức khoẻ tâm thần nói chung và sức khoẻ tâm thần trẻ em nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu Có thể kể đến một số công trình và tác giả tiêu biểu:
- Hoàng Cẩm Tú, Quách Thuý Minh, Nguyễn Hồng Thuý nghiên cứu về “ Nguyên nhân rối loạn hành vi và bị ngược đãi của trẻ em và vị thành niên” - đề tài cấp
Bộ, 1999.
Trang 3- Hoàng Cẩm Tú “Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn đề xuất chiến lược chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam từ 2001-2010”
- TS Nguyễn Thị Thanh Bình (Trường ĐHSP TP HCM) nghiên cứu về “sức khoẻ tâm thần trẻ em.” Tháng 12, 2007.
- TS Lã Thị Bưởi, CN Lã Linh Nga, CN Đặng Thanh Hoa (Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng) nghiên cứu về ‘Bước đầu nhận xét các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em dựa vào phòng khám TUNA” Năm 2007.
- TS Văn Thị Kim Cúc nghiên cứu “vài suy nghĩ qua một số ca trầm cảm ở sinh viên”
- TS Lê Thị Kim Dung, TS Lã Thị Bưởi, TS Đinh Đăng Hoè và cs ( Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng) nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của học sinh ở một số trường THCS.
- ThS Lê Thị Ngọc Dung ngiên cứu ‘Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tinh thần trẻ em ở TP Hồ Chí Minh.”
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em, những nguyên nhân tác động, và tìm hiểu về những hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em tại một số trung tâm và bệnh viên cũng như đưa ra những biện pháp can thiệp phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em tại Việt Nam, như: can thiệp dựa vào cộng đồng phòng chống rối nhiễu tâm trí, nghiên cứu thử nghiệm tìm kiếm chiến lược với chi phí giá thành hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho người dân tại các vùng nghèo và bất lợi, chăm sóc sức khoẻ tâm thần, qua sử dụng thực phẩm phi hoá chất và phòng chống thiếu hụt vi chất, và nghiên cứu định hướng chính sách cho chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại Việt Nam
Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ
em ở các khía cạnh, mức dộ khác nhau Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên
Trang 4cứu vấn đề vai trò của Công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe
tâm thần trẻ em Do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp Nhằm phân
tích tình hình sức khỏe tâm thần trẻ em, và vận dụng phương pháp của Công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần
trẻ em tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương
3.2 Khách thể nghiên cứu
Trẻ em là học sinh tại tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương
Địa điểm: Tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương
Thời gian: Từ 01/2012 - 04/2012
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương, cụ thể là tại trường học các cấp trên địa bàn xã: những thành tựu và hạn chế trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh trong trường Từ đó vận dụng có hiệu quả những biện pháp của công tác xã hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống lý luận có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần Tìm hiểu thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường
Trang 5Biện pháp can thiệp của Công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em
5. Giả thuyết khoa học
Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường chưa được quan tâm đúng mức
Những hoạt động trợ giúp của nhân viên Công tác xã hội sẽ có tác động tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em của Trường THCS Tân Trường
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài cần sử dụng phối hợp các hệ thống phương pháp sau:
6.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu liên quan gồm:
- Các tư liệu, tạp chí thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em
- Các bài viết nghiên cứu của các cơ quan về vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em
6.2 Phương pháp quan sát
Quan sát nhằm thu thập thông tin , quan sát xung quanh nhà trường để xem nhà trường đã có những biện pháp nào để nâng cao kiến thức cho học sinh về sức khỏe tâm thần như các hoạt động vui chơi giải trí,lồng ghép vào các môn học …
6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để điều tra thông tin về các vấn đề SKTT trẻ
em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng- Hải Dương, các dịch vụ chăm sóc SKTT trẻ em tại đây từ trước cho tới nay Và những nhu cầu của các em học sinh trong vấn đề chăm sóc SKTT
6.4 Phương pháp Công tác xã hội
7. Đóng góp khoa học của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận sâu sắc Thông qua nghiên cứu này, nâng cao kiến thức sức khỏe tâm thần cho gia đình, nhà trường, xã hội; nhìn nhận
Trang 6của toàn xã hội về vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em được tốt hơn Vấn đề phòng ngừa những hành vi rối loạn tâm thần trẻ em từ góc độ khoa học, mô
tả và đánh giá vấn đề bằng những lý thuyết của khoa học công tác xã hội Góp phần vào hệ thống nghiên cưu sức khỏe tâm thần trẻ em
Đồng thời, những kiến thức từ thực tế được bổ sung làm phong phú thêm kho tàng kiến thức lý thuyết Công tác xã hội trong việc nâng cao sức khỏe tâm thần trẻ em
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Công tác xã hội là một khoa học mang tính ứng dụng cao, thông qua mô hình công tác xã hội phát triển cộng đồng có thể thấy Công tác xã hội giúp ích nhiều cho quá trình cải thiện những vấn đề xã hội trong thực tiễn, hỗ trợ các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và sức khỏe tâm thần trẻ
em Đồng thời, từ thực trạng vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương có thể đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các cơ quan chức năng và ban nghành liên quan có những biện pháp tốt hơn chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, ngăn ngừa các hành vi rối loạn liên quan ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em
8 Bố cục đề tài
Chương 1 Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 Thực trạng hoạt độngchăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Chương 3 Một số biện pháp Công tác xã hội nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Nội Dung.
Chương I Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của đề tài
Trang 71.1. Những vấn đề cơ bản về sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Với thuật ngữ đơn giản nhất, sức khỏe tâm thần là khả năng "đương đầu và
thích ứng với những căng thẳng của cuộc sống theo một cách thức có thể chấp nhận được" (Anderson, 1994) Những con người có sức khỏe tâm thần lành mạnh
có khả năng thực hiện thành công những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, giải quyết các vấn đề, thiết lập các mục tiêu, thích ứng với thay đổi và yêu thích cuộc sống Họ hiểu được chính mình, tự đinh hướng và chịu trách nhiệm về những hành động của mình Nói tóm lại, người có sức khỏe tâm thần lành mạnh có khả năng đương đầu tốt
1.1.2. Sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.2.1. Khái niệm
Sức khỏe tâm thần trẻ em không chỉ là một trạng thái sức khỏe không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, có hành vi lành mạnh phù hợp với chuẩn mực xã hội và có được sự cân bằng và hòa hợp giữa bản than trẻ em với môi trường xung quanh và môi trường xã hội
Đặc điểm của SKTTTE
1 Trẻ có một cuộc sống thật sự thoải mái
2 Trẻ đạt được niềm tin và giá trị vào bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác
3 Trẻ có khả năng ứng sử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống
4 Trẻ có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển một cách thỏa đáng các mối quan hệ
5 Trẻ có khả năng tự hàn gắn để duy trì, cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng, stress
1.1.2.2 Một số vấn đề về sức khoẻ tâm thần trẻ em
Trang 8- Một số biểu hiện về rối loạn tâm thần ở trẻ em: Tự kỷ, Trầm cảm, Suy
giảm tâm trí (chậm khôn, tâm trí chậm phát triển), Các biểu hiện nhiễu tâm, Loạn tâm
- Một số biểu hiện rối loạn hành vi liên quan tới vấn đề SKTT trẻ em: Rối
nhiễu hành vi, Rối loạn nhân cách, Sử dụng chất gây nghiện
1.1.2.3 Nguyên nhân
- Di truyền, bẩm sinh
- Từ chính bản thân các em
- Từ gia đình
- Từ xã hội
1.2. Công tác xã hội
1.2.1. Khái niệm Công tác xã hội
Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970):
"Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Kể thêm 1 vài định nghĩa khác
1.2.2. Chức năng Công tác xã hội
CTXh trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ giải quyết vấn đề gặp phải của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng bằng phương pháp tác ngiệp chuyên nghiệp
CTXH huy động, liên kết và phát huy nguồn lực trợ giúp đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
CTXH nghiên cứu dự báo và phòng ngừa nhằm hạn chế sự phát sinh, gia tăng các vấn đề xã hội và đối tượng có vấn đề xã hội
1.2.3. Phương pháp Công tác xã hội
Phương pháp CTXH bao gồm: CTXH cá nhân, CTXH nhóm và phương pháp phát triển cộng đồng Trong đó nhấn mạnh đến phương pháp CTXH cá nhân được vận dụng trong đề tài, và đưa ra các lý thuyết tiếp cận, tiến trình tác nghiệp trong CTXH cá nhân
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em ở các nước trên Thế giới
1.3.2. Chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em ở Việt Nam
Trang 9Bao gồm công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em trên thế giới như: Tại Pháp, Singapo, Trung Quốc, Mỹ và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại Việt Nam ở một số bệnh viện và trung tâm
Chương 2 Thực trạng hoạt độngchăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
2.1 Tổng quan chung về trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Tổng quan chung về địa bàn, lịch sử và truyền thống của trường THCS Tân Tường – Cẩm Giàng – Hải Dương Một số hoạt động dạy và học và đoàn, hội của nhà trường
2.2 Những biểu hiện sức khỏe tâm thần của học sinh trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
2.2.1 Những biểu hiện tích cực
Giống như các trẻ em khác, học sinh trường THCS Tân Trường có sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần Các em học sinh của trường có những biểu hiện tích cực thể hiện có SKTT tốt như:
- Các em có khả năng và năng lực nhận thức tốt
- Có sự hòa nhập và giao tiếp cởi mở
- Có những hành vi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi
- Có sự lạc quan, có biểu hiện thể hiện lòng tự trọng, yêu quý bản thân
2.2.2 Những biểu hiện tiêu cực
Do nhiêu nguyên nhân khác nhau, học sinh trường THCS Tân Trường có một
bộ phần học sinh có biểu hiện của những vấn đề SKTT mà các em gặp phải như:
Trang 10Rối loạn tâm thần: Tự kỷ, trầm cảm.
Rối loạn hành vi: Nghiện game, bạo lực học đường, tự tử, bỏ nhà và bỏ học,
co mình lại, có những cơn giận dữ, nói dối, trộm cắp, có hành vi hung tính
Sử dụng chất gây nghiện: Hút thuốc lá, hít keo chó
2.2.3 Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực về sức khỏe tâm thần của học sinh tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới các vấn đề SKTT học sinh tại trường THCS Tân Trường: Nguyên nhân từ xã hội, nhà trường, gia đình và nguyên nhân
từ bản thân các em học sinh
2.2.4 Ảnh hưởng của những vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trường THCS Tân Trường
Những biểu hiện về vấn đề SKTT học sinh tại trường THCS Tân Trường đã
để lại những hậu quả rất lớn đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng và bản thân các em học sinh Ảnh hưởng nặng nề nhất là đối với các em học sinh, các em còn rất nhỏ, các em còn cả tương lai phía trước đòi hỏi sự quan tâm của gia đình, nhà trường, địa phương quan tâm tới vấn đề SKTT của các em nhằm tránh những hậu quả của vấn đề này gây ra
2.3 Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm học sinh tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại trường THCS Tân Trường cũng như các cấp bậc học trên địa bàn xã Tân Trường luôn được quan tâm, có sự kết hợp hành động từ các phía nhà trường, gia đình, cộng đồng địa phương và đạt được