1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường

16 658 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để giúp người quản lí thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường thực hiện t

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN ĐƯỚC

 

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG

TÁC XÃ HỘI HÓA TRONG NHÀ TRƯỜNG

Đơn vị : Trường Tiểu học Tân Ân

Huyện : Cần Đước

NĂM HỌC

2015 – 2016

Trang 2

MỤC LỤC

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Đặt vấn đề.

2 Mục đích đề tài.

3 Lịch sử đề tài.

4 Phạm vi đề tài.

II NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM

1 Thực trạng đề tài.

2 Nội dung cần giải quyết.

3 Các biện pháp cần giải quyết.

3.1 Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường

3.2 Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ huynh, các đồng nghiệp đi trước

3.3 Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương

3.4 Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội

3.5 Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và con

em gia đình chính sách

4 Kết quả đạt được.

III KẾT LUẬN

1 Tóm lược giải quyết.

2 Phạm vi, đối tượng áp dụng.

3 Bài học kinh nghiệm.

4 Kiến nghị.

Trang 3

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Đặt vấn đề:

Xã hội hóa giáo dục là: “Đưa sự nghiệp Giáo dục trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội, huy động toàn xã hội làm giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng phát triển sự nghiệp Giáo dục”

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để giúp người quản lí thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học đặc biệt

là công tác xã hội hóa giáo dục và nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục thế

hệ trẻ

Năm học 2014 – 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh phí đầu tư cho giáo dục còn thấp, nhà trường đã nhận thức được rằng để hoạt động có chất lượng, hiệu quả thì phải tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân hiểu đúng, đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục phổ thông và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục Nhà trường xem công tác xã hội hóa giáo dục là một việc làm hết sức thiết thực, không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống và nhận định rằng chỉ

có sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả

Xã hội hóa giáo dục có vai trò rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các thành tựu của ngành giáo duc Hiện nay ở tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung đang chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục Trong đó, giáo dục Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông Tầm quan trọng của giáo dục Tiểu học ở chỗ là nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục lâu dài nhằm hình thành và phát triển nhân cách học sinh, là niềm tin và hy vọng của mỗi gia đình và xã hội về tương lai của các em và của đất nước

Trường Tiểu học Hồ Văn Huê cũng còn những hạn chế về cơ sở vật chất

để phục vụ cho hoạt động dạy và học như: khuôn viên trường chưa được trồng nhiều cây xanh, thiếu các phòng chức năng, bãi tập; do nhận thức về xã hội hóa giáo dục của đại đa số dân còn hạn chế, vì thế vận động xã hội hóa là một vấn đề hết sức khó khăn Những người còn có tư tưởng khoán trắng con em cho nhà trường, có khi cả năm không tham gia hội họp, thậm chí không biết con học thầy

Trang 4

cô nào, lớp nào Do vậy công tác xã hội hóa giáo dục ở đây gặp nhiều khó khăn

và bất cập

Vì vậy, để có biện pháp tuyên truyền huy động cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội ở địa phương, quan tâm đến sự phát triển của nhà trường và để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đó là một điều hết sức khó khăn, cần phải làm gì để hoàn thành được trách nhiệm của mình mà Đảng và Nhà nước giao phó

Đây chính là nổi trăn trở của người làm quản lí như tôi Phải làm sao để ngôi trường Tiểu học Hồ Văn Huê ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo dạy -học tốt hơn? Làm thế nào để đồ dùng dạy -học, sân chơi bãi tập phục vụ cho việc dạy – học, chăm sóc học sinh ở trường ngày càng đầy đủ, các em học sinh

có hoàn cảnh khó khăn được đến trường như các bạn khác, làm thế nào để tạo điều kiện tốt hơn cho công tác giáo dục học sinh? Chính vì thế mà tôi thấy rằng mình phải cố gắng tìm ra câu trả lời để giải quyết những vấn đề trên

Từ đó tôi đã nhận thức được rằng: những biện pháp giúp nhà trường thoát khỏi những khó khăn trên trong điều kiện kinh phí dành cho nhà trường

eo hẹp như hiện nay thì chỉ có một con đường: đó là công tác xã hội hóa giáo dục

Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện tốt

công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường”

2 Mục đích chọn đề tài:

Nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt mà nhà trường đang có Từ

đó tạo được môi trường thân thiện giữa nhà trường và xã hội

3 Lịch sử đề tài:

Đề tài này đã nghiên cứu từ năm học 2014 -2015 và được áp dụng từ đó cho đến nay

4 Phạm vi đề tài:

Đề tài này đã áp dụng trong trường Tiểu học Hồ Văn Huê và có thể áp dụng với tất cả các trường trong toàn tỉnh

Trang 5

II NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM.

1 Thực trạng đề tài:

Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường mặc dù trong thời gian qua đã được tăng cường, nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển giáo dục Chưa xây sân vui chơi cho học sinh

Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông và công nhân nên chưa nhận thức

về mọi mặt của cuộc sống xã hội đặc biệt là về giáo dục còn nhiều hạn chế

Năng lực công tác xã hội hóa giáo dục của cán bộ quản lý và giáo viên đôi lúc thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu Công tác xã hội hóa giáo dục đôi khi thực hiện chưa kịp thời Khuôn viên sân chơi, bãi tập chưa đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi giải trí cho HS Thiếu các phòng chức năng

Nhà trường chưa phát huy được tầm ảnh hưởng của mình một cách rộng rãi trong cộng đồng, quá trình xã hội hóa giáo dục còn chưa được thực hiện một cách đồng bộ

Còn một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục

2 Nội dung cần giải quyết

- Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường

- Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ huynh, các đồng nghiệp đi trước

- Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương

- Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội

- Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và con em gia đình chính sách

3 Biện pháp giải quyết

Để góp phần vào công tác xã hội hóa giáo dục, tôi đã tiến hành điều tra

thực trạng xã hội hóa giáo dục ở địa phương để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, những bài học kinh nghiệm về công tác xã hội hóa giáo dục tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của trường bằng những việc làm cụ thể như sau:

Trang 6

3.1 Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường.

Để tạo được uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo phải phấn đấu trong quá trình giảng dạy, phải biến trình tự giảng dạy của thầy cô thành trình tự học của học sinh Người giáo viên phải tạo được một bầu không khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để học sinh mỗi ngày đến trường được học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu quả Mỗi giáo viên phải giảng dạy bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình, để học sinh được tự tin hơn khi được đến lớp đến trường

Người cán bộ quản lí và giáo viên phải làm tốt công tác vận động phụ huynh học sinh sẵn sàng đóng góp ủng hộ nhà trường tất cả vì sự nghiệp giáo dục và vì tương lai con em

Đối với nhà trường cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết,

Người cán bộ quản lí cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một

cách nghiêm túc, duy trì và thực hiện tốt cuộc vận động: “hai không với bốn nội dung” do Ngành giáo dục phát động Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất

lượng cao

Xây dựng trang web để quảng bá hình ảnh nhà trường, trao đổi thông tin với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

Giáo viên chủ nhiệm phải thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh đến từng phụ huynh học sinh và kết quả sau mỗi học kỳ, những thành tích nổi trội của học sinh đến ban đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương Đồng thời cũng thông báo kịp thời những học sinh có những biểu hiện không tốt trong học tập và rèn luyện đến phụ huynh học sinh (PHHS) biết, để PHHS

có biện pháp phối hợp giáo dục những học sinh chậm tiến bộ

Cán bộ quản lí cần thực hiện công khai minh bạch đúng các khoản huy động để cho phụ huynh học sinh biết và cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn thu từ xã hội hóa (XHH)

3.2 Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ huynh, các đồng

nghiệp đi trước.

Trang 7

Người cán bộ quản lí cần xác định đúng nguyên nhân sự yếu kém trong công tác xã hội hoá giáo dục tại nhà trường, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý của mình Xác định được việc thực hiện công tác dân chủ hóa trong công tác xã hội hoá giáo dục là một điểm quan trọng để tạo

sự đồng thuận và từng bước thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại thị trấn Cần Đước có hiệu quả, tạo được uy tín với PHHS và lãnh đạo địa phương Sử dụng các nguồn huy động phải có hiệu quả như công tác xây dựng cảnh quan

sư phạm, cơ sở vật chất cần phải đổi mới rõ rệt

Qua ba lần đại hội PHHS hàng năm của nhà trường, được sự đóng góp xây dựng của các anh chị đồng nghiệp đi trước và của PHHS Tôi đã xây dựng ngay kế hoạch thực hiện khá tốt, giải quyết nhanh chóng những tồn tại

trước mắt, tạo nét mới trong công tác xã hội hoá giáo dục và đã được phụ

huynh học sinh ủng hộ

3.3 Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương

Vào đầu mỗi năm học tôi cùng với hiệu trưởng chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp, mời cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất, gặp gỡ giáo viên nhà trường xem tình hình thực tế của nhà trường Sau các lần đại hội người cán bộ quản lí cần tiếp xúc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp thời báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ Nhà trường luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền

Qua những lần hội họp ở ủy ban hàng tháng tôi thường cung cấp kịp thời những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động của các đơn vị tiên tiến….) đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương nắm bắt để có biện pháp giúp đỡ nhà trường

3.4 Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình, lực lượng

xã hội.

Nhà trường luôn quan tâm đến lợi ích trong việc huy động cộng đồng, biết tận dụng thời cơ và chủ động tham gia các hoạt động của địa phương trong các dịp lễ, tết, nhằm tạo không khí sôi nổi trong các hoạt động văn hóa văn nghệ của đơn vị, đồng thời tạo được mối quan hệ mật thiết với các đoàn thể với chính quyền địa phương

Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác xã hội hóa bằng cách khi đi vận động tôi chọn mời những người có uy tín, có địa vị trong xã hội để tham gia đi cùng, nhằm tăng thêm tính thuyết phục và hiệu quả

Trang 8

Đồng thời đi tham mưu phải có giấy giới thiệu của UBND thị trấn và sổ vận động (Sổ Vàng) của nhà trường có ghi chép rõ ràng, chính xác

Thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát

huy sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và trường Tiểu học Hồ Văn Huê nói riêng Song song với công tác tham mưu thì nhà trường cũng phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân Khu 4 của thị trấn Cần Đước, đa số nhân dân sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên trường chỉ tập trung đi đến những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân, những doanh nghiệp tư nhân và những gia đình khá giả mà nhất là những phụ huynh là cán bộ công nhân viên chức Tuy nguồn kinh phí vận động chưa được nhiều, nhưng cũng góp phần không nhỏ vào vào việc đầu

tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường: Người có tiền thì tài trợ tiền, người có cây cảnh thì tài trợ cây cảnh trang trí trường lớp, tặng ghế đá, tặng quà cho HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn; đất, cát đổ đường đi vào,

kệ để dép cho học sinh, bảng trang trí trường học thân thiện học sinh tích cực… Nhờ vậy, ngôi trường ngày càng khang trang hơn, xanh - sạch - đẹp hơn

3.5 Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và con em gia đình chính sách

Từ đầu năm học, nhà trường phân công các giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình hoàn cảnh của từng học sinh để đề ra phương pháp giáo dục thích hợp Qua đó vận động các mạnh thường quân hỗ trợ sách vở và đồ dùng học tập ngay từ đầu năm cho học sinh nghèo Nhà trường luôn chăm lo cho các em

có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục tinh thần tương thân tương ái cho các em qua những hoạt động thiết thực Đồng thời kêu gọi mọi người giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến lớp đến trường như bao học sinh khác

Văn Huê đã có sự "thay đổi " các lực lượng xã hội và nhân dân đều nhận thức được rằng chỉ có làm tốt xã hội hoá giáo dục mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của gia đình, của xã hội, nhằm mục đích xây dựng con người mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng đều tham gia vào một số việc nhất định phù hợp với khả năng và điều kiện của mình góp phần thiết thực vào công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương mình đang sinh

Trang 9

sống, mọi người thấy rằng chỉ có làm tốt xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mới có thể tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội; Giáo dục- đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội sẽ tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất ở mọi nơi, mọi lúc, trong từng gia đình, từng tập thể, cộng đồng và

có như vậy mới có thể có kết quả giáo dục như mong muốn Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, cũng đã có nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, họ đã hiểu rằng xã hội hoá giáo dục là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trước nhân dân Từ đó phát huy vai trò lãnh chỉ đạo trong thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục

4 Kết quả công tác vận động xã hội hóa trong 2 năm học

TỔNG HỢP CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC

( Thời điểm: Từ tháng 08/2014 đến tháng 07/2015 năm học 2014-2015)

NĂM HỌC 2014-2015

LƯỢNG

THÀNH TIỀN

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TÀI TRỢ

01 Trung thu tháng 8/2014 372 phần

quà

372 Đèn-quà

3.800.000 đ 11.160.000

đ

BĐD CMHS &MTQ Chùa Quang Minh

02 Văn nghệ gây quỹ

Khuyến học trường

đêm Trung thu

24.000.000

đ

Chùa Quang Minh (T9/2014)

03 Tập học sinh 300 quyển 1.500.000 đ PGD&ĐT huyện

(T10/2014)

04 Kệ để dép học sinh 02 kệ 1.000.000 đ CS Mộc Sơn Phát

( T10/2014 )

05 Đồng phục HS 7 bộ 1.050.000 đ A Tân (TCKH) +

PHHS (T10/2014)

06 Áo dài nữ và áo sơ mi

nam

(Ngày NGVN

20/11/2014)

20 cái 7.000.000 đ Chùa Quang Minh

07 Vật tư đổ 6 hồ chứa

nước (27 bao xi măng,

36 kg sắt,5 m3 đá, 3

m3 cát )

06 cái 4.500.000 đ CTy Đại Á Châu

(T 11/2014)

08 Ghế nhựa 20 cái 900.000 đ PHHS lớp Một 1

09 Tập khen thưởng HS 150 tập 750.000 đ Hội CGC Thị trấn và

TT ngoại ngữ Anh

Trang 10

việt (100 tập).

10 Tập Khen thưởng cuối

năm học 2014-2015

2000 tập 14.000.000

đ Chùa Quang Minh

11 Tiền mặt khen thưởng

HS cuối năm học

2014-2015

5.000.000 đ Chùa Quang Minh

12 Đất đen 5 m3 500.000 đ DN Tám Sử

13 Xây cầu nối 2 dãy

phòng học

18.300.000

đ

Cty Sơn Á Đông, Tiệm vàng NS 2, Chùa Hưng Quang, Phú XD, PHHS các lớp 11, 41, A Một, A Hưng, A Nu, A Giang,

A Linh…

14 Xây cầu nối 2 dãy

phòng học

20.300.000 Phụ huynh HS các lớp

đ

TỔNG HỢP CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC

( Thời điểm: Từ tháng 08/2015 đến tháng 04/2016 năm học 2015-2016)

NĂM HỌC 2015-2016

TRỢ

NHÂN TÀI TRỢ

01 Xây Cầu nối 2 dãy

phòng

2.000.000 đ A Mười PĐ

(PHHS Lớp 1)

02 Tập học sinh 500 tập 3.000.000 đ A Trịnh Thoại

(VK Mỹ)

03 Học bổng 10 phần 5.000.000 đ Cty

PRUDENTIAL

04 Học bổng 05 phần 2.500.000 đ Gia đình Bác 6

Nam

05 Băng ghế đá 10 cái 3.000.000 đ DNTN Ngọc

Sương

06 Dàn trống nhạc 1 bộ 7.000.000 đ PHHS Em Mai

Kim Phương

07 Trung thu 2015 500 đèn TT 7.500.000 đ Chùa Quang

Minh

Trong đó Văn nghệ gây quỹ đêm 24/9 (12 AL): 7.700.000 đ

500 bánh 5.000.000đ

500 chai C2 2.500.000 đ Chi phí văn nghệ gây

quỹ

Múa Lân, Rạp, Phông, Nghệ sĩ, âm

Ngày đăng: 11/08/2016, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w