Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
246,32 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập, toàn cầu húa ngành ngoại thƣơng của nƣớc ta không ngừng mở rộng phát triển với sự giao lƣu, hợp tác buôn bán với các nƣớc trong và ngoài khu vực. Kim ngạch hàng húa xuất nhập khẩu của nƣớc ta liên tục tăng trong những năm gần đây, đạt mức tăng trƣởng bình quân khoảng 18, 2 % /năm, tăng gấp hai lần so với tốc độ tăng GDP của đất nƣớc. Điều này đã chứng tỏ một tiềm năng rất lớn về hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ tạo một môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu. Sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu yên tâm mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo đƣợc tình hình khả năng tài chính của doanh nghiệp mình đồng thời cũng đẩy nhanh quá trình thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là ngành bảo hiểm nƣớc nhà đã bỏ phí một lƣợng hàng húa khổng lồ tham gia bảo hiểm, bởi nghiệp vụ bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu chủ yếu đƣợc nhƣờng cho các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài khai thác còn các công ty trong nƣớc chỉ cạnh tranh nhau một phần rất nhỏ. Chính vì vậy, làm thế nào để giành lại thị phần khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu cũng nhƣ hạn chế lƣợng chảy máu ngoại tệ hiện nay là thách thức rất lớn đối với các công ty bảo hiểm Việt Nam. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA- chi nhánh Hà Nội em đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài: “Thực trạng kinh doanh bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA- chi nhánh Hà Nội” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề có kết cấu gồm ba chƣơng: Ø Chƣơng I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển. Ø Chƣơng II: Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA- chi nhánh Hà Nội. SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính Ø Chƣơng III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA- chi nhánh Hà Nội. Do điều kiện thời gian, kiến thức thực tế và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề thực tập của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thị Chính và các anh chị làm việc ở công ty bảo hiểm AAA- chi nhánh Hà Nội đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƢƠNG I: Lí LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƢỜNG BIỂN. 1.1. Khái quát về bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển. 1.1.1. Vai trò và đặc điểm của quá trình xuất nhập khẩu hàng húa vận chuyển bằng đƣờng biển. v Vai trò: Dịch vụ vận chuyển nói chung và vận chuyển hàng húa xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thƣơng mại quốc tế. Có thể nói: “Không có thƣơng mại nếu không có vận chuyển”. Có nhiều phƣơng tiện vận chuyển hàng húa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng hàng khụng…Trong đó vận chuyển bằng đƣờng biển chiếm khoảng 90% tổng khối lƣợng hàng húa xuất nhập khẩu của thế giới, bởi vì vận chuyển bằng đƣờng biển có rất nhiều ƣu điểm: · Có thể vận chuyển đƣợc nhiều chủng loại hàng húa với khối lƣợng lớn mà các phƣơng tiện vận tải khác không thể đảm nhận đƣợc, chẳng hạn nhƣ các loại hàng húa siêu trƣờng, siêu trọng. · Việc xây dựng và bảo quản các tuyến đƣờng biển dựa vào cơ sở lợi dụng điều kiện tự nhiên của biển, do đó không phải đầu tƣ nhiều về vốn và sức lao SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính động. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận chuyển bằng đƣờng biển thấp hơn so với các phƣơng tiện khác. · Vận chuyển bằng đƣờng biển góp phần phát triển tốt mỗi quan hệ kinh tế các nƣớc, thực hiện đƣờng lối kinh tế đối ngoại của nhà Nƣớc, góp phần tăng thu ngoại tệ. Vì vậy, hoạt động vận chuyển bằng đƣờng biển ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên cũng có một số nhƣợc điểm sau: - Vận chuyển đƣờng biển gặp rất nhiều rủi ro do yếu tố tự nhiên, yếu tố kĩ thuật, yếu tố con ngƣời. Do yếu tố tự nhiên: Vận chuyển đƣờng biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Thời tiết, khí hậu trên biển ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển bằng đƣờng biển. Những rủi ro do thiên tai bất ngờ nhƣ bão, sóng thần, lốc xoáy có thê xảy ra bất cứ lúc nào. Yếu tố tự nhiên xảy ra không tuân theo bất cứ quy luật nhất định nào. Vì vậy, mặc dù khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo trƣớc đƣợc nhƣng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Do yếu tố kĩ thuật: Trong hoạt động của mình con ngƣời ngày càng sử dụng nhiều hơn các phƣơng tiện khoa học kĩ thuật hiện đại. Nhƣng dù máy móc hiện đại, chính xác đến đâu cũng không tránh khỏi trục trặc về kĩ thuật về tàu, kĩ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từ đất liền. Từ đó gây ra đổ vỡ, mất mát hàng húa trong quá trình vận chuyển. Do yếu tố con ngƣời: Hàng húa có thể bị mất trộm, hoặc bị cƣớp trong quá trình vận chuyển. - Tốc độ của tàu biển còn chậm, hành trình trên biển có thời gian dài nên xác suất rủi ro càng cao trong khi đó việc cứu hộ lại rất khó khăn. - Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến tàu thƣờng có giá trị rất lớn. Do đó nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con ngƣời. - Trong quá trình vận chuyển, trách nhiệm chính thuộc về chủ phƣơng tiện. Nhƣng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ theo điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển. SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính v Đặc điểm: · Việc XNK hàng húa thƣờng đƣợc thực hiện thông qua hợp đồng giữa ngƣời mua và ngƣời bán (ở hai nƣớc khác nhau), trong đó ghi rõ những nội dung về: số lƣợng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng húa, trách nhiệm thuê tàu, cƣớc phí, phí bảo hiểm, thủ tục và đồn tiền thanh toán. Do các bên trong hợp đồng có sự xa cách về địa lý và họ thƣờng không áp tải đƣợc hàng húa trong quá trình vận chuyển nên việc làm này thông thƣờng giao cho các hãng tàu. · Hàng húa sau khi đƣợc trao đổi sẽ có sự chuyển quyền sở hữu từ ngƣời bán sang ngƣời mua. · Hàng húa XNK đƣợc vận chuyển qua biên giới quốc gia nên phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch tựy theo quy định của mỗi nƣớc. Đồng thời để đƣợc vận chuyển ra hoặc vào biên giới thì phải mua bảo hiểm theo tập quán Thƣơng mại Quốc tế. Ngƣời tham gia bảo hiểm có thể là ngƣời bán hàng (ngƣời xuất khẩu) hoặc ngƣời mua hàng (ngƣời nhập khẩu). Hợp đồng bảo hiểm thể hiện quan hệ giữa ngƣời bảo hiểm và ngƣời mua bảo hiểm thì phải chuyển nhƣợng lại cho ngƣời mua hàng để khi hàng về đến nƣớc nhập, nếu bị tổn thất có thể đòi ngƣời bảo hiểm bồi thƣờng. · Hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển phải thông qua ngƣời vận chuyển, tức là cả ngƣời mua và ngƣời bán đều không trực tiếp kiểm soát đƣợc những tổn thất có thể gây ra cho hàng húa của mình. Và theo hợp đồng vận chuyển thì ngƣời vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất hàng húa trong một phạm vi, giới hạn nhất định vì vậy để giảm rủi ro trong kinh doanh họ thƣờng phải mua bảo hiểm cho hàng húa. Quá trình XNK hàng húa có liên quan đến nhiều bên, trong đó có bốn bên chủ yếu là: ngƣời mua, ngƣời bán, ngƣời vận chuyển và ngƣời bảo hiểm. Vì thế, phải phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. 1.1.2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển. SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính Ngành bảo hiểm ra đời do có sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà con ngƣời không thể khống chế đƣợc. Nếu những rủi ro xảy ra mà không có những khoản bù đắp thiệt hại kịp thời của các nhà bảo hiểm đặc biệt là những rủi ro mang tính thảm họa thì chủ tàu và chủ hàng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính trong việc khắc phục hậu quả do các rủi ro đó gây ra. Vì vậy, sự ra đời của bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển có tác dụng nhƣ sau: Thứ nhất, giảm bớt rủi ro cho hàng húa đó, hạn chế tổn thất nhờ tăng cƣờng bảo quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Thứ hai, có khả năng tập trung đƣợc nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế nhờ vào phí bảo hiểm thu đƣợc, sau đó nguồn vốn này một phần đƣợc trích lập dự phòng và phần còn lại đem đầu tƣ trở lại nền kinh tế, mang lại những khoản thu lớn hơn vốn đầu tƣ ban đầu. Thứ ba, nhờ có bồi thƣờng, các tổ chức, cá nhân có thể nhanh chóng ổn định đƣợc sản xuất kinh doanh, ổn định đƣợc cuộc sống. Dù khả năng tích lũy của các công ty bảo hiểm không lớn tuy nhiên họ lại họ lại có khả năng bảo hiểm cho những giá trị bồi thƣờng rất lớn thong qua hoạt động phân tán rủi ro nhƣ tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm. Thứ tƣ, bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển đƣợc thực hiện ở trong nƣớc làm giảm chi ngoại tệ. Thứ năm, thúc đẩy nghiệp vụ bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển cũng nhƣ ngành bảo hiểm trong nƣớc nói chung phát triển, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho ngƣời dân, tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc. 1.1.3. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển. Nhƣ chúng ta đã biết, bảo hiểm hàng húa vận chuyển bằng đƣờng biển đã có từ lâu, nú ra đời và phát triển cùng với hàng húa và hoạt động trao đổi buôn bán quốc tế. Khoảng thế kỷ V trƣớc công nguyên, giao lƣu buôn bán giữa các quốc gia dần dần hình thành, phát triển và cũng từ đó vận chuyển bằng đƣờng biển đã ra đời. Vào thời kỳ này, để né tránh những tổn thất toàn bộ của mình con ngƣời đã tìm cách phân tán hàng trên nhiều con tàu khác nhau nhờ vậy mà nếu một tàu không may gặp rủi ro thì thiệt hại cũng chỉ một phần, đây chính là một cách phân tán rủi ro, tổn thất SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính và đó là hình thức sơ khai của bảo hiểm. Nhƣng cùng với sự phát triển của thƣơng mại và giao lƣu hàng húa đƣờng biển thì tổn thất xảy ra ngày càng lớn làm cho giới thƣơng mại ngày càng lo lắng. Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạo hiểm” đã xuất hiện theo đó trong trƣờng hợp xảy ra tổn thất đối với hàng húa trong quá trình vận chuyển, ngƣời vay sẽ đƣợc miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi. Ngƣợc lại, nếu họ cập bến an toàn thì sẽ phải trả một lãi suất rất cao. Nhƣ vậy có thể hiểu lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm. Song số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và thay thế nú là hình thức bảo hiểm ra đời. Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nƣớc Ý đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm hằng hải đầu tiên mà theo đó một ngƣời bảo hiểm cam kết với ngƣời đƣợc bảo hiểm sẽ bồi thƣờng những thiệt hại về tài sản mà ngƣời đƣợc bảo hiểm phải gánh chịu khi có rủi ro xảy ra trên biển và gây tổn thất cho hàng húa đƣợc bảo hiểm, đồng thời với việc nhận một khoản phí. Hợp đồng bảo hiểm cổ nhất mà ngƣời ta tìm thấy có ghi ngày 22/ 04/ 1329 hiện còn đƣợc lƣu giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ Dƣơng và tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển rất nhanh. Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng húa. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rói và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Mở đƣờng cho sự phát triển này là luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth sau đó là chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành, đó là những đạo luật mở đƣờng cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải. Đến thế kỷ XVII, nƣớc Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế và Luân Đôn trở thành trung tâm phồn thịnh nhất. Tàu của các nƣớc đi từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bến hai bờ song Thame của SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính thành phố Luân Đôn. Các tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng, ngƣời chuyên chở, ngƣời bảo hiểm để giao dịch, trao đổi thông tin với nhau. Edward Lloyd’s là một thuyền trƣởng về hƣu bắt đầu mở quán cà phê ở Phố Great Tower ở Luân Đôn vào khoảng năm 1962. Các nhà buôn, chủ ngân hàng, ngƣời chuyên chở, ngƣời bảo hiểm thƣờng đến đó để trao đổi các thong tin về con tàu viễn dƣơng, về hàng húa chuyên chở trên tàu, về sự an toàn và tình hình tai nạn của các chuyến tàu. Ngoài việc quản lý cà phê, năm 1696 Edward Lloyd’s còn cho ra một tờ báo tổng hợp các tình hình tàu bè và các vấn đề khác nhằm cung cấp thông tin cho các khách hàng của quán. Tuy nhiên, việc làm chính của ông vẫn là cung cấp địa điểm để khách hàng đến giao dịch bảo hiểm, hội họp. Sau khi Edward Lloyd’s qua đời ngƣời ta thấy rằng cần phải có một nơi tƣơng tự nhƣ vậy để các nhà khai thác bảo hiểm hàng hải tập trung đến giao dịch và năm 1770”Society of Lloyd’s” với tƣ cách là một tổ chức tự nguyện đã thành lập và thu xếp một địa điểm ở Pope’s Head Alley cho các thành viên của họ. Sau đó tổ chức này rời địa điểm đến trung tâm hối đoái của Hoàng gia và ở đó đến năm 1828 thì rời đến tũa nhà riêng của họ tại Phố Leaden Hall. Tổ chức này hoạt động với tƣ cách là tổ chức tƣ nhân đến năm 1871 thì hợp nhất lại theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng Lloyd’s và sau này đã trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm và hang bảo hiểm lớn nhất thế giới. Bảo hiểm Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với các nƣớc trên thế giới nhƣng so với các nƣớc Đông Nam Á thì bảo hiểm Việt Nam vẫn ra đời sớm hơn cả. Vào thời kỳ Pháp thuộc (những năm 1920) cùng với sự ra đời của các chi nhánh công ty bảo hiểm Quốc gia Pháp, sau đó là của ngân hàng thế giới, bảo hiểm hàng hải cũng ra đời từ đó.Năm 1965 bảo hiểm Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động,Bộ tài chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng húa vận chuyển bằng đƣờng biển (QTC-1965) và đến năm 1990 Bộ tài chính ban hành quy tắc chung mới (QTC-1990). Công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) chính thức đi vào hoạt động tại Miền Bắc vào ngày 15/01/1965. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải nhƣ bảo hiểm hàng húa XNK, bảo hiểm tàu viễn dƣơng. Đến nay, bảo hiểm hàng hải đã phát triển rộng khắp thế giới và đƣợc hầu hết các quốc gia triển khai. Một số thị trƣờng bảo hiểm hàng hải lớn của thế giới là:Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc…Trong đó, thị trƣờng bảo hiểm London là SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính thị trƣờng lớn nhất thế giới và là mẫu mực cho ngành bảo hiểm của nhiều nƣớc. Các điều khoản, luật lệ, tập quán của London đƣợc các thị trƣờng bảo hiểm khác áp dụng, nhất là Luật bảo hiểm hàng hải năm 1906 và các điều khoản thong dụng nhƣ: các điều khoản bảo hiểm hàng húa, các điều khoản bảo hiểm than tàu và các hợp đồng bảo hiểm hàng húa theo mẫu của Lloyd’s của viện những ngƣời bảo hiểm London ILU. Cho đến 1982 ILU mới cho ra mẫu hợp đồng mới, kèm theo các điều kiện của hợp đồng mới (ICC 1982) để thay thế mẫu hợp đồng cũ và các điều khoản cũ (ICC 1963). 1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển. 1. 2. 1. Đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm. v Đối tƣợng bảo hiểm: Trong nghiệp vụ này đối tƣợng bảo hiểm chính là hàng húa XNK đang trong quá trình vận chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng đƣờng biển (Bao gồm cả thời gian lƣu kho, chờ xếp lên phƣơng tiện hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng) Hàng húa có thể là: -Nguyên vật liệu ban đầu: than, gỗ, dầu thô, các sản phẩm hàng húa dạng bột hoặc nƣớc. -Các sản phẩm thủy sản đông lạnh nhƣ: tôm, cỏ… -Các sản phẩm nông sản thực phẩm: ngũ cốc, rau củ quả. -Hàng công nghiệp (May mặc, giầy da…), trang thiết bị máy móc hoàn chỉnh. v Phạm vi bảo hiểm: Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro đƣợc bảo hiểm và cũng là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Hàng húa đƣợc bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới đƣợc bồi thƣờng. Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro đƣợc bảo hiểm càng nhiều và kéo theo mức phí lớn. Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC (Institule Casgo Claude) 01/01/1982, để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam đối với quá trình bốc dỡ, vận chuyển hàng húa ở các cảng Việt Nam, Bộ Tài Chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng húa vận chuyển bằng đƣờng biển gọi tắt là QTC 1990. Quy tắc này đƣợc xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính 01/01/1982. Đối với hàng húa nhập khẩu từ các cảng nƣớc ngoài về Việt Nam thƣờng đƣợc bảo hiểm theo QTC 1990. Để phù hợp với tập quán quốc tế, khi bán bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu các công ty bảo hiểm thƣờng áp dụng ICC 01/01/1982. Khi hàng húa có tổn thất, ngƣời nhận hàng dễ dàng nhận biết ngay hàng húa bị tổn thất có nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không. 1.2.2.Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. 1.2.2.1. Giá trị bảo hiểm: Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá thực tế của lô hàng, thƣờng là giá CIF, bao gồm: Giá hàng húa, cƣớc phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.Công thức xác định: V=C+I+F Trong đó: V: Giá trị bảo hiểm của hàng húa. I: Giá hàng tại cảng đi (giá FOB). F: Phí bảo hiểm. 1.2.2.2. Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm (STBH) là số tiền đƣợc đăng ký bảo hiểm,ghi trong hợp đồng bảo hiểm. STBH đƣợc xác định dựa trên GTBH. Húa đơn hàng là tài liệu chắc chắn nhất để xác định GTBH của hàng húa. Nếu STBH = GTBH: Bảo hiểm ngang giá trị (bảo hiểm toàn phần). Nếu STBH > GTBH: Bảo hiểm trên giá trị. Nếu STBH < GTBH: Bảo hiểm dƣới giá trị. Trong thực tế, chủ hàng thƣờng bảo hiểm ngang giá trị. 1.2.2.3. Phí bảo hiểm. SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính Phí bảo hiểm là một khoản tiền do ngƣời tham gia bảo hiểm nộp cho ngƣời bảo hiểm để hàng húa đƣợc bảo hiểm. Phí bảo hiểm đƣợc xác định trên cơ sở GTBH hoặc STBH và tỷ lệ phí bảo hiểm.Phí bảo hiểm (P) đƣợc xác định nhƣ sau: P=Sb*(a+1)*R Trong đó: - Sb: Số tiền bảo hiểm. - a: Số phần trăm lãi dự tính. - R: Tỷ lệ phí bảo hiểm. Trong thực tế, chủ hàng thƣờng mua bảo hiểm ngang giá trị nên phí bảo hiểm đƣợc xác định theo công thức: P = CIF * R (Nếu không bảo hiểm lãi dự tính) Hoặc P = CIF*(a+1)*R(Nếu bảo hiểm thêm lãi dự tính a) Tỷ lệ phí bảo hiểm đƣợc ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận giữa ngƣời bảo hiểm và ngƣời tham gia bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc các yếu tố sau: - Loại hàng húa: Hàng dễ bị tổn thất nhƣ đễ vỡ. dễ bị mất cắp thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ cao hơn. - Loại bao bì: Bao bì càng chắc chắn thì tỷ lệ phí càng hạ. - Phƣơng tiện vận chuyển: Hàng đƣợc chở trên tàu trẻ có tyt lệ phí bảo hiểm thấp hơn hàng đƣợc chở bằng tàu già. - Hành trình: Tỷ lệ phí tăng lên đối với những hành trình có nhiều rủi ro hoăch hành trình qua các vùng có xung đột vũ trang - Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm có phạm vi càng hẹp thì tỷ lệ phí bảo hiểm càng thấp. Trong một số trƣờng hợp có nguy cơ gia tăng rủi ro nhƣ hàng đƣợc vận chuyển trên tàu già, tỷ lệ phí bảo hiểm gồm hai phần nhƣ sau: [...]... BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TẠI CễNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA - CHI NHÁNH HÀ NỘI 52 3.1 Định hƣớng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA - chi nhánh Hà Nội 52 3.2 Thuận lợi và khó khăn khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển của công ty cổ phần bảo hiểm AAA - chi nhánh Hà Nội 54 3.2.1.Thuận... hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển 23 1.3.1.Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 23 1.3.2.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 24 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TẠI CễNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA -CHI NHÁNH HÀ NỘI 26 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm AAA - chi nhánh Hà Nội 26... trình xuất nhập khẩu hàng húa vận chuyển bằng đƣờng biển 2 1.1.2 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển 4 1.1.3 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển 5 1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng húa XNK vận chuyển bằng đƣờng biển 8 1 2 1 Đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm 8 1.2.2.Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 9... bảo hiểm 35 45 2.2.4 Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 46 2.3.Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đuờng biển tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA- chi nhánh Hà Nội 47 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc 47 2.3.2 Các tồn tại và nguyên nhân 50 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƢỜNG BIỂN... xuất kinh doanh, bảo hiểm hàng húa nói chung và bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển nói riêng đã không ngừng phát triển và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế Cũng nhƣ các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng Việt Nam, AAA Hà Nội cũng đang triển khai bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển và đã nắm giữ một thị phần không nhỏ đối với nghiệp vụ bảo. .. · Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm Tai nạn con ngƣời · Bảo hiểm Tài sản và bảo hiểm thiệt hại · Bảo hiểm hàng húa vận chuyển bằng đƣờng biển, đƣờng bộ, đƣờng song, đƣờng sắt và đƣờng hàng không · Bảo hiểm Xe cơ giới · Bảo hiểm cháy, nổ · Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu · Bảo hiểm trách nhiệm chung · Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính · Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh · Bảo hiểm nông... bảo hiểm- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 Giáo trình Thống kê bảo hiểm- Đại học Kinh Tế Quốc Dân 4 Quy tắc Bảo hiểm hàng húa- Công ty cổ phần bảo hiểm AAA 5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh- Công ty cổ phần bảo hiểm AAA 6 Một số sách báo, tạp chí có liên quan DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XNK GTBH Xuất nhập khẩu Giá trị bảo hiểm STBH Số tiền bảo HĐBH Hợp đồng bảo hiểm hiểm DNBH Doanh nghiệp bảo KDBH Kinh doanh. .. hình thành và phát triển của công ty 2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh 2.1.3 Sơ đồ tổ chức 26 27 28 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 30 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm hang hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đuờng biển tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA- chi nhánh Hà Nội 32 2.2.1 Công tác khai thác 32 2.2.2 Công tác giám định và bồi thuờng tổn thất 2.2.3 .Công. .. quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA - chi nhánh Hà Nội 56 3.3.1 Về công tác khai thác 56 3 3 2 Về công tác giám định, bồi thƣờng 59 3.3.3 Về công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 3.3.4 Về công tác chống trục lợi bảo hiểm 60 61 3.3.5 Về công tác đào tạo và quản lý cán bộ 3.4 Một số kiến nghị 63 3.4.1 Về phía Nhà Nƣớc 63 3.4.2... nghiệp bảo KDBH Kinh doanh bảo hiểm hiểm GYCBH ĐPHCTT tổn thất SVTH: Phạm Thị Trà My Lớp: Kinh tế bảo hiểm K49 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị Chính Giấy yêu cầu bảo hiểm Đề phòng hạn chế MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: Lí LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƢỜNG BIỂN 2 1.1 Khái quát về bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển 2 1.1.1 Vai trò và . hiểm AAA- chi nhánh Hà Nội em đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài: “Thực trạng kinh doanh bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA- chi nhánh. vận chuyển bằng đƣờng biển. Ø Chƣơng II: Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA- chi nhánh Hà Nội. SVTH:. chân thành cảm ơn! CHƢƠNG I: Lí LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƢỜNG BIỂN. 1.1. Khái quát về bảo hiểm hàng húa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đƣờng biển.