1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH

338 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 338
Dung lượng 4,93 MB

Nội dung

2 LỜI NÓI ĐẦU Sau gần hai thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi Hiệp định khung về hợp tác EC – Việt Nam được ký kết năm 1995, Liên minh châu Âu EU đã trở thành một đ

Trang 1

MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA-9 EU

Nhóm chuyên gia: Jean Marc Philip

Eugenia Laurenza Federico Lupo Pasini Đinh Văn Ân Nguyễn Hoài Sơn Nguyễn Lê Minh Phạm Anh Tuấn

Hà Nội, 09/2011

Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu Quan điểm trong báo cáo

là của các tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay của Bộ Công Thương

Trang 2

2

LỜI NÓI ĐẦU

Sau gần hai thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi Hiệp định khung về hợp tác

EC – Việt Nam được ký kết năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành một đối tác chiến lược của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó thương mại và đầu tư là những lĩnh vực nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU

Trong năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 37,9%, đạt mức trên 9 tỷ Euro, đem lại cho Việt Nam 4,9 tỷ Euro thặng dư trong quan hệ thương mại song phương EU tiếp tục là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam cho các mặt hàng giày dép, thuỷ sản, cà phê, và đồ gỗ Theo rất sát Mỹ, EU là thị trường nước ngoài lớn thứ 2 cho tất cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010, tiêu thụ gần 20% tổng số hàng xuất khẩu của Việt Nam, tương đương 9,03 tỷ Euro EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam

Về đầu tư, tuy năm 2010 Việt Nam phải đối mặt với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) suy giảm (17,8% so với 2009) nhưng các nhà đầu tư đến từ EU vẫn có mức FDI cam kết trị giá 2,25 tỷ USD, chiếm hơn 12% tổng vốn FDI cam kết 18,6 tỷ USD Việt Nam nhận được trong năm 2010 Với mức vốn này, năm 2010 EU là đối tác đầu tư lớn thứ 2 Việt Nam chỉ sau ASEAN có tổng FDI cam kết ở mức 4,89 tỷ USD

Thực tế này cho thấy tiềm năng to lớn trong phát triển thương mại và đầu tư giữa Việt Nam –

EU Chính vì vậy, ngoài Hiệp định khung về hợp tác ký năm 2005, Việt Nam và EU đã tiếp tục có những kế hoạch, chương trình tăng cường hợp tác Năm 2010, hai bên đã hoàn thành đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác toàn diện (PCA) Hiện nay, Việt Nam và EU đang xem xét khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Với tính chất là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,

sở hữu trí tuệ…), FTA dự kiến này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên Tuy nhiên, cần phải có những đánh giá nghiên cứu tác động của hiệp định để có những góc nhìn đúng về thách thức cũng như cơ hội mà hiệp định nay mang lại, đồng thời để chuẩn bị tốt cho công tác đàm phán cũng như việc thực thi hiệu quả những cam kết của hiệp định

Báo cáo này là kết quả nghiên cứu do các chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện trong khuôn khổ hoạt động của Dự án MUTRAP III nhằm phân tích tác động có thể của hiệp định

Trang 3

3

FTA Việt Nam-EU tương lai Dựa trên phương pháp định lượng sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) và phương pháp định tính, báo cáo phân tích tác động đối với những ngành quan trọng như may mặc, giày dép, ô tô, điện tử, ngân hàng và lĩnh vực đầu tư Báo cáo cũng đưa ra những kiến nghị, biện pháp cụ thể để Việt Nam có thể lựa chọn cho tăng trưởng kinh tế bền vững

Ban Đặc trách Dự án MUTRAP III xin trân trọng giới thiệu và hy vọng rằng báo cáo này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và toàn thể bạn đọc

Trang 4

4

MỤC LỤC

1 TÌM HIỂU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 21

1.1 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 21

1.2 Cơ cấu GDP 22

1.3 Lương và việc làm 24

1.4 Cán cân thanh toán và số liệu thương mại chung 25

1.5 Tài chính công và Thâm hụt ngân sách 27

1.6 Chính sách tiền tệ và lạm phát 27

2 CHẾ ĐỘ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 29

2.1 Thương mại hàng hóa 29

2.2 Thương mại dịch vụ 30

2.3 Thương mại tự do và hội nhập ASEAN 31

2.4 Cơ cấu thương mại của Việt Nam 37

2.5 Thương mại EU-Việt Nam 39

3 QUY CHẾ THƯƠNG MẠI CỦA EU VÀ TRIỂN VỌNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EU-VIỆT NAM 44

3.1 Chính sách và đối tác thương mại của EU 44

3.2 Khung khổ thể chế của EU 44

3.3 Các công cụ chính sách thương mại của EU 45

3.4 Các chính sách về ngành của EU 47

3.5 Các nguyên tắc của FTA tương lai giữa EU-Việt Nam 48

3.6 Các vấn đề trong đàm phán FTA EU-Việt Nam 49

4 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA EU-VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ 52

4.1 Các xu hướng và mức đầu tư vào Việt Nam 52

4.2 Tác động của FTA EU-Việt Nam đối với Đầu tư 59

4.3 Quan điểm đầu tư trong tương lai: hướng tới phát triển lấy dịch vụ làm lực đẩy? 70

5 TÁC ĐỘNG CỦA CẮT GIẢM THUẾ ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM 72

5.1 Giới thiệu 72

5.2 Hai mô hình về tự do hoá thương mại của Việt Nam 74

5.3 Phân tích kết quả mô phỏng 78

Trang 5

5

NGÀNH 107

6.1 Ngành ô tô 107

6.2 Ngành điện tử 113

6.3 Ngành cơ khí 118

6.4 Ngành ngân hàng 122

7 TÁC ĐỘNG CẮT GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU CỦA EU VỚI XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 137

7.1 Tác động định lượng từ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xuất khẩu của Việt Nam dựa trên phương pháp hệ số co giãn theo giá 137

7.2 Tác động định lượng từ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xuất khẩu của Việt Nam dựa trên các mô hình định lượng 138

7.3 Lợi ích định tính từ FTA giữa Việt Nam và EU 143

8 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VỀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC CỦA VIỆT NAM 146

8.1 Dệt may 146

8.2 Ngành giày dép 150

9 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH FTA EU-VIỆT NAM: GIẢI QUYẾT CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN THÔNG QUA ĐÀM PHÁN 182

9.1 Thuế chống bán phá giá và đối kháng của EU 188

Tình hình hàng nhập khẩu của Việt Nam vào EU 189

9.2 Rà soát thuế chống bán phá giá và đối kháng trong các FTA do EU đàm phán 197

9.3 Thống kê về việc sử dụng các thuế chống bán phá giá và đối kháng của EU với các nước mà khối này có ký hiệp định thương mại tự do 204

9.4 Kết luận về tác động tiềm năng của FTA giữa EU và Việt Nam đối với việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng 206

9.5 Tác động của FTA EU-Việt Nam đối với các quy định về SPS và TBT 209

9.6 Quy định SPS và TBT tại EU và các rào cản mà nhà xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt 210

9.7 Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại: khung khổ pháp lý của WTO 216

Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại: Các quy định về SPS và TBT gắn liền với các FTA hiện tại của EU 222

9.8 Kết luận về tác động của FTA đối với SPS và TBT 239

9.9 Kết luận và khuyến nghị 241

Trang 6

6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACP (Các nước) vùng châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương

CIF Giá CIF - giá bao gồm tiền hàng + phí bảo hiểm + cước phí

HS Biểu HS – Hệ thống hài hoà về phân loại và mô tả hàng hoá

IEPA Hiệp định đối tác kinh tế tạm thời

SPS Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật

Trang 7

7

TÓM TẮT BÁO CÁO

1 Quan hệ thương mại EU-Việt Nam

Báo cáo khẳng định Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu với giá trị kim ngạch lên đến 69% GDP vào năm 2008 (64% năm 2009 và 61% năm 2005); 16% GDP được xuất khẩu sang EU, với tổng giá trị đạt 14,9 tỉ USD (vào năm 2009 các con số này lần lượt là 14% GDP và 12,6 tỉ USD), chiếm khoảng 17% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (giữ nguyên không thay đổi từ 2005)

Năm nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu vào EU (giày dép – 4,5 tỉ, quần áo và dệt may 2,3 tỉ,

cà phê 1,4 tỉ, thủy sản 1,1 tỉ và đồ gỗ 1 tỷ) chiếm tới 70% tổng giá trị xuất khẩu vào EU trong năm 2008 (con số này đạt 68% năm 2009), với chỉ số thể hiện mức độ tập trung thương mại (Chỉ số Herfindahl–Hirschman) là 0,12 (thể hiện mức độ tương đối cao): do vậy xuất khẩu vào EU có thể chịu rủi ro từ các cú sốc ngành tương tự như cú sốc giảm xuất khẩu 15% vào

EU năm 2009 (-20% giày dép, -26% cà phê, -20% đồ gỗ còn quần áo và dệt may giảm ở mức thấp hơn là 10%)

Thuế nhập khẩu bình quân giản đơn của EU áp dụng với hàng nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2009 là 4,1% (giảm xuống từ mức 4,5% trong 2005) Tuy nhiên, thuế suất bình quân gia quyền (lấy trọng số là thương mại) là 7%, các con số này cho thấy hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU thường rơi vào các dòng thuế có mức thuế suất cao (như: quần áo và dệt may: 11,7%, thủy sản: 10,8% và giày dép: 12,4%) bao gồm cả một số dòng thuế đỉnh có mức thuế rất cao (cao trên 57%) Như vậy, việc xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tạo ra lợi thế quan trọng cho Việt Nam khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường EU Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm đáng kể thuế nhập khẩu sau khi gia nhập WTO và hiện nay thuế suất bình quân giản đơn là 9,3% (giảm xuống từ mức 13,7% năm 2005); thuế áp dụng đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu từ EU vào Việt Nam hiện đã khá thấp, ngoại trừ ô tô 24,2%, điện tử: 8,9%, cơ khí: 3,4%, dược phẩm: 2%, sắt thép: 2%, thiết bị quang học và y học: 1,3%, máy bay: 0% Tuy nhiên, trong tất

cả các nhóm mặt hàng trên, ngoại trừ máy bay, thì vẫn có các dòng thuế đỉnh có thuế suất cao (từ mức 10% đối với dược phẩm và lên tới 90% đối với ô tô)

Trang 8

8

2 Có thể mong đợi gì từ FTA với EU: các bài học từ các FTA gần đây của EU

Trong những FTA ký kết gần đây của mình, EU xóa bỏ thuế quan với hầu hết các sản phẩm

và tiến hành tự do hóa trên phạm vi rộng đối với thương mại dịch vụ theo mọi phương thức cung cấp Các hiệp định này có các quy định về đầu tư đối với cả lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp với các nguyên tắc quan trọng áp dụng với nhiều lĩnh vực, như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, cạnh tranh, minh bạch hóa và phát triển bền vững (gồm môi trường và các quyền dân sự) Các quy định khác cũng có mặt trong các hiệp định này, theo đó các bên đưa ra các cam kết cụ thể đối với một số ngành về xóa bỏ các rào cản phi thuế đối với thương mại (ví dụ: trong hiệp định với Hàn Quốc có các ngành như ô tô, dược phẩm và điện

tử được đưa vào cam kết) Thông thường, các bên đối tác của EU cũng cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình dưới 10 năm, có thể có ngoại lệ đối với một số ngành cụ thể Về các hàng rào kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ, đàm phán FTA là cơ hội để thảo luận và giải quyết các vấn đề bất cập mà các nhà xuất khẩu Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang EU

3 Tác động của hiệp định: phương pháp luận

Báo cáo thực hiện phân tích tác động của hiệp định FTA tương lai trên cơ sở sử dụng phương pháp sau: đánh giá định lượng về tác động sau khi cắt giảm thuế nhập khẩu trong mô hình CGE (Mô hình cân bằng tổng thể) kết hợp với đánh giá định tính đối với 3 ngành/lĩnh vực xuất khẩu (giày dép, quần áo, đồ gỗ) và 3 ngành/lĩnh vực nhập khẩu (ô tô, điện tử và máy móc và ngành ngân hàng) là những ngành/lĩnh vực quan trọng của Việt Nam Phân tích định lượng được thực hiện với 2 kịch bản khác nhau, đó là: cắt giảm thuế nhanh, trong đó 90% dòng thuế hiện đang được áp dụng của Việt Nam sẽ được xóa bỏ đối với hàng nhập khẩu từ

EU, kịch bản thứ 2 là cắt giảm thuế từng bước (có mức khả thi cao hơn), theo đó thuế nhập khẩu được cắt giảm từng bước theo lộ trình tùy thuộc theo mức độ nhạy cảm của từng nhóm sản phẩm Cụ thể như các sản phẩm không nhạy cảm (hóa chất hoặc máy móc) sẽ dự kiến có

lộ trình cắt giảm là 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực; các sản phẩm nhạy cảm sẽ có lộ trình dài hơn là 8 năm, còn các sản phẩm nhạy cảm cao (như ô tô, xe máy) thì sẽ được đưa vào ngoại lệ không đưa vào cắt giảm Điểm đáng lưu ý đó là phân tích định lượng về các tác động có thể chưa đánh giá đầy đủ các tác động do còn chưa tính đến hiệu ứng lan truyền (hiệu ứng đô-mi-nô) từ cải cách thể chế, quy định quản lý sau khi hiệp định đi vào thực hiện

Trang 9

sẽ tăng dần từ 0 đồng trong năm đầu tiên lên 6.305 tỉ đồng sau 15 năm thực hiện)

Xuất khẩu sẽ tăng lên trung bình khoảng 4%/năm, riêng các lĩnh vực/ngành mà Việt Nam hiện đang chịu thuế cao khi xuất khẩu vào EU sẽ đạt mức cao nhất khoảng 6%/năm, còn các ngành, lĩnh vực khác sẽ tăng khoảng 3% (ngoài ra một số sản phẩm cụ thể sẽ có mức tăng cao hơn) Nếu lấy năm 2008 làm gốc so sánh, thì kết quả này tương đương với giá trị kim ngạch xuất khẩu sang EU sẽ tăng hơn 3,2 tỉ USD sau 5 năm và hơn 7,1 tỉ USD sau 10 năm

Nhập khẩu sẽ tăng trung bình khoảng 3,1%; trong số các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt từ EU, các mặt hàng điện tử và máy móc tăng 2,7%, hóa chất tăng 2,5% và các ngành khác, bao gồm dược phẩm sẽ tăng 3% Đối với các sản phẩm có mức nhạy cảm cao nhất (giày dép, quần áo

và dệt may) chúng tôi cho rằng kịch bản hợp lý để tính toán là cắt giảm từng bước, vì thuế nhập khẩu áp dụng với các ngành hàng này nhiều khả năng là sẽ được cắt giảm cuối cùng: sau

10 năm, nhập khẩu giày dép dự kiến sẽ tăng lên hơn 6%/năm (10% sau 15 năm) còn nhập khẩu quần áo và dệt may thì sẽ tăng ít hơn (2% và 4,5% trong các khoảng thời gian tương ứng là 10 và 15 năm)

Áp dụng mô hình này với lĩnh vực nông nghiệp: cho các kết quả (nhập khẩu tăng 6,8% với động vật sống, 6,9% với rau quả và 6,3% đối với thực phẩm) đáng lưu ý, kết quả này cần được xem xét trên cơ sở đánh giá là lĩnh vực nông nghiệp sẽ tham gia tự do hóa một cách hạn chế hơn

Thặng dư cán cân thương mại với EU tăng lên trong cả 2 kịch bản (tăng lên 10000 tỉ đồng theo kịch bản cắt giảm nhanh); cũng cần lưu ý rằng kết quả cải thiện cán cân thanh toán với

EU cũng sẽ chỉ đủ để bù đắp phần thâm hụt gia tăng với các đối tác khác như Trung Quốc và Hàn Quốc do phải gia tăng lượng nhập khẩu các mặt hàng là nguyên liệu, phụ tùng đầu vào dùng để sản xuất thành phẩm xuất đi EU

Tác động đối với GDP về cơ bản sẽ khá tích cực: tăng khoảng 2,7%/năm theo kịch bản cắt giảm thuế nhanh; theo kịch bản cắt giảm có lộ trình, GDP cũng sẽ tăng dần kể từ năm thứ hai

và đạt mức 3,7% sau 15 năm

Trang 10

10

Tiêu dùng của Chính phủ và tiêu dùng tư nhân dự kiến sẽ tăng trên 2% theo cả 2 kịch bản còn đầu tư sẽ tăng tương ứng là 2,3-2,6% trong trường hợp cắt giảm nhanh và tăng dần lên đến mức 3,4% vào năm thứ 15 theo kịch bản cắt giảm theo lộ trình

Giá cả hàng nhập khẩu, và kéo theo là mặt bằng giá chung hay giá tổng hợp (kết hợp giá trong nước và giá nhập khẩu) dự kiến sẽ giảm đối với tất cả các nhóm hàng nhập khẩu (giảm ít hơn đối với máy móc và đồ điện tử, vốn là những mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất từ EU) và dẫn đến hệ quả tất yếu là làm gia tăng tiêu dùng trong nước (tăng 2% đối với cả tiêu dùng của

5 Đầu tư

Thị trường Việt Nam là một trong những đích đến hấp dẫn nhất đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hiện Việt Nam đang tiếp nhận một lượng lớn FDI Trên thực tế, tổng mức FDI năm 2010 được ước tính lên tới 11 tỉ USD, tăng lên 10% so với năm 2009 Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy chất lượng của các dự án này còn nhiều khiếm khuyết

Việt Nam có thể thu được nhiều lợi ích từ việc tham gia một hiệp định thương mại tự do với

EU, xét cả từ góc độ thương mại cũng như góc độ tăng thu hút đầu tư Phân tích định tính cho thấy Việt Nam sẽ thu được lợi ích đáng kể nhất từ việc tự do hóa khu vực dịch vụ (xét cả về giá trị và chất lượng của FDI, cũng như cả về lợi ích kinh tế chung) Có thể thấy cơ sở của nhận định này thể hiện qua tỷ trọng tiềm năng về xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, qua sự mong muốn của EU về mở cửa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ trong các FTA, cũng như qua nhu cầu cấp bách với Việt Nam phải tăng cường sức cạnh tranh của khu vực dịch vụ

Không nghi ngờ gì về việc khu vực sản xuất hàng công nghiệp chế tạo ở Việt Nam có khả năng cạnh tranh nhất định Sự kết hợp lao động giá rẻ với quyền tiếp cận thị trường ASEAN+ một cách tự do đang tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành trung tâm chung chuyển xuất khẩu sang toàn khu vực Có FTA với EU sẽ không chỉ giúp tăng cường thu hút đầu tư của EU vào

Trang 11

11

Việt Nam mà còn đem lại thêm các lợi ích khác đối với nền kinh tế Việt Nam Lợi ích này được thể hiện rõ qua việc Việt Nam có thể tận dụng để tăng cường hơn nữa vị thế là cơ sở sản xuất và xuất khẩu (hàng hóa chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn từ EU; thị trường lớn hơn với 3,5

tỷ người; tăng chuyển giao công nghệ sang Việt Nam), từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn, có chất lượng đầu tư tốt hơn từ cả bên trong và bên ngoài khu vực FTA

Mặc dù FDI có thể tăng cao đối với khu vực công nghiệp, nhưng lợi ích lớn nhất với Việt Nam có khả năng đến từ việc tự do hóa đối với các lĩnh vực dịch vụ Lợi ích này không chỉ thể hiện thông qua các tác động kinh tế lớn từ việc tự do hóa dịch vụ mà còn thông qua thu hút đầu tư từ EU Tỷ trọng xuất khẩu lớn của các ngành dịch vụ của EU hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đang gia tăng của Việt Nam, đang đòi hỏi phải tăng cường năng lực sản xuất và xây dựng một khu vực dịch vụ năng động Mặc dù có những lợi ích lớn như vậy, nhưng khi xét đến yếu tố quyết tâm chính trị thì cũng có thể thấy rằng tự do hóa dịch vụ là quyết định khó khăn trong các khung khổ FTA Khó khăn này đi liền với tính chất đặc thù của nhiều ngành dịch vụ được coi là dịch vụ công ích (đặc biệt như viễn thông, năng lượng, vận tải), đòi hỏi quá trình tự do hóa các lĩnh vực này phải được chuẩn bị trước thông qua cải cách trong nước và giải quyết vấn đề lợi ích của các bên có lợi ích liên quan ở trong nước Theo như kinh nghiệm đã có trong các FTA giữa một bên là nước phát triển và một bên là nước đang phát triển, thì một giải pháp chính để xử lý vấn đề này đó là sử dụng FTA để ràng buộc các chương trình cải cách về quản lý nhà nước cũng như cải cách kinh tế trong nước

6 Một số ngành/lĩnh vực nhập khẩu

Ngành ô tô của Việt Nam hiện vẫn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai ban đầu với sản lượng chỉ đạt 25.480 chiếc tính tại thời điểm năm 2009 Nếu so với mức xuất xưởng 13.790.994 xe năm 2009 của Trung Quốc, có thể thấy ngành ô tô hiện chưa đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp ở Việt Nam Đối với ngành ô tô, việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến nhập khẩu phụ tùng từ châu Âu và có tác động nhất định đến lượng FDI Xét từ góc độ nhập khẩu, do chi phí vận chuyển và do khoảng cách rất gần với các cơ sở sản xuất cạnh tranh, nên việc cắt giảm thuế nhập khẩu với ngành này có thể sẽ làm gia tăng nhập khẩu các xe đã lắp ráp sẵn từ châu Âu, Nhưng kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng ô tô của người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như phụ thuộc vào chính sách trong nước của Chính phủ có thuận lợi hay không Tương tự như vậy, phụ tùng và thiết bị thay thế có thể được nhập khẩu số lượng lớn từ các nhà sản xuất châu Âu Mặt hàng phụ tùng, thiết bị thay thế trong ngành ô tô có độ co giãn về giá khá lớn, vì vậy theo

Trang 12

12

lý thuyết thì việc cắt giảm thuế nhập khẩu có thể có tác động đối với xuất khẩu Tuy vậy, nếu ngành trong nước không thực sự mạnh trong khi các nhà đầu tư châu Âu không đặt cơ sở sản xuất ở Việt Nam, nên không tạo thêm nhu cầu đối với hàng phụ tùng, linh kiện ở Việt Nam, thì việc giảm thuế cũng chỉ tạo ra ảnh hưởng rất nhỏ đối với nhập khẩu linh kiện mà thôi Đối với hàng phụ tùng, linh kiện thì yếu tố ảnh hưởng chính là nhu cầu còn nhỏ và lượng đầu tư vào ngành ô tô Việt Nam còn thấp Chính những yếu tố này làm hạn chế tối đa tác động của cắt giảm thuế trong ngành này FTA sẽ có ảnh hưởng rất ít đối với FDI vào ngành ô tô Các nhà sản xuất ô tô châu Âu chưa coi Việt Nam là công xưởng sản xuất để phục vụ khu vực thị trường ASEAN Chỉ xét riêng thuế nhập khẩu, mức bảo hộ cao được dành cho các nhà sản xuất trong nước, kết hợp với lộ trình giảm thuế song song tại các thành viên ASEAN và các thành viên ASEAN+ khác, thì có thể thấy được rằng thị trường Việt Nam có khả năng xuất khẩu ô tô với mức giá hết sức rẻ sang khu vực châu Á Ngoài ra, lao động giá rẻ sẵn có ở Việt Nam cũng được coi là một nhân tố quan trọng Song, trong thực tế, ưu đãi thuế và lao động giá rẻ vẫn chưa đủ để thu hút đầu tư vào ngành sản xuất chế tạo ô tô Những điểm yếu phân tích ở trên (cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu công nghiệp phụ trợ, thiếu công nghệ) đã hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài, làm họ không chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư Theo đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu với máy móc và phụ tùng, linh kiện sẽ có thể tạo thuận lợi cho dòng đầu

tư của châu Âu vào Việt Nam, nhưng riêng yếu tố này thôi thì cũng chưa đủ

Trong giai đoạn 2004-2009 kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Việt Nam đối với hàng điện

tử tăng lên ở mức trung bình là 33,6% Từ mức kim ngạch 2,6 tỉ USD năm 2005, sau 5 năm kim ngạch mặt hàng này đã tăng gấp 3 lần vào năm 2008 với giá trị đạt 7,6 tỷ USD Từ khía cạnh xuất khẩu, năm 2009 Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 2,6 tỉ mặt hàng máy tính và linh kiện Thị trường xuất khẩu chính trong năm 2009 gồm: các nước EU (47%), Ả-rập Xê-út (14%), Bra-xin (8%), Tiểu vương quốc Ả-rập (7%), Ca-na-đa (5%), Đài Loan (4%) và Hàn Quốc (2%) Đối với ngành điện tử, kết quả phân tích ngành một lần nữa khẳng định lập luận

là cắt giảm thuế sẽ có tác động đáng kể đối với cả lượng và giá cả của các mặt hàng điện tử và linh kiện nhập khẩu từ châu Âu Cụ thể, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ tương đương với cắt hẳn chi phí vận chuyển từ châu Âu và tạo ra lợi thế cho các nhà xuất khẩu châu Âu khi cạnh tranh với các đối thủ từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước hiện đang

có lợi thế từ khoảng cách gần và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có mức thấp hơn

Trong một thời gian dài Việt Nam liên tục gia tăng nhu cầu đối với máy móc có chất lượng cao, hay nói cách khác là đã phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu mặt hàng này Trong 2008,

Trang 13

13

Việt Nam đã nhập khẩu 11,1 tỷ USD hàng máy móc Hàng máy móc nhập khẩu từ EU có giá trị 1,5 tỉ USD, chiếm 14% tổng nhập khẩu vào Việt Nam Trung Quốc có thị phần hàng nhập khẩu lớn nhất với giá trị 2,75 tỉ USD xuất khẩu sang Việt Nam Trong lĩnh vực máy móc, việc cắt giảm hơn nữa thuế suất vốn đã rất thấp sẽ không làm gia tăng kim ngạch nhập khẩu một cách đáng kể Xét từ khía cạnh khác, Việt Nam có thể thu lợi từ FDI tăng lên từ phía các nhà sản xuất châu Âu khi họ quyết định đầu tư sản xuất máy móc ở Việt Nam Ngành công nghiệp máy móc trong nước phát triển kèm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế chung khá cao ở Việt Nam có thể tạo nên tác động lan truyền đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, vốn là những ngành hiện còn đang còn thiếu Chất lượng cao của các sản phẩm châu Âu sẽ giúp các sản phẩm này có chỗ đứng quan trọng tại thị trường Việt Nam, và có khả năng mở rộng ra cả các nước láng giềng khác như Lào và Căm-pu-chia

Hiện nay, ngành ngân hàng của Việt Nam bao gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, VietInBank, BIDV, Agribank, và Ngân hàng nhà Mêkông), 40 ngân hàng thương mại cổ phần (có 11 ngân hàng có nhà đầu tư nước ngoài), 6 ngân hàng 100% vốn đầu

tư nước ngoài (HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan Vietnam Bank Ltd và Hong Leong Bank Vietnam Ltd), 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 55 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài, và 5 ngân hàng liên doanh Ngành ngân hàng được coi là một trong những ngành trọng tâm được yêu cầu tự do hóa, mở cửa dịch vụ hơn nữa trong FTA với EU Ít khả năng xảy ra trường hợp có xuất khẩu lớn hoặc FDI từ châu Âu tăng nhanh vào ngành ngân hàng, đặc biệt là trong phân đoạn dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà hiện nay các ngân hàng Việt Nam đã chiếm lĩnh Lý do chính để có nhận định này là do Việt Nam không phải là thị trường hấp dẫn đối với các ngân hàng châu Âu, vốn là các ngân hàng không có hiện diện thương mại phổ biến trong khu vực, với tư cách là các ngân hàng có mặt sau thì các ngân hàng châu Âu cũng sẽ không thể cạnh tranh được với các ngân hàng nội địa, vốn có lợi thế vì đã có mặt tại mọi địa bàn ở Việt Nam Tuy nhiên, sự hiện diện của các văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh của các ngân hàng châu Âu nhằm phục vụ các khách hàng châu Âu có thể sẽ gia tăng Mặt khác, tự do hóa hơn nữa giao dịch dịch vụ ngân hàng qua biên giới (Phương thức 1), không tạo ra các tác động đáng kể nào, đồng thời điều này cho phép các cá nhân và tổ chức Việt Nam tiếp cận được với thị trường ngân hàng châu Âu mà không cần đến các loại hình hiện diện thương mại của các ngân hàng châu Âu thành lập tại Việt Nam Trong bối cảnh thực hiện tự do hóa trong khung khổ ưu đãi đặc biệt trong FTA giữa Việt Nam với EU, EU có thể yêu cầu Việt Nam tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế về ổn định tài chính Việc nâng cao

Trang 14

14

khung khổ quy định quản lý nhà nước của Việt Nam theo yêu cầu của EU có thể sẽ tạo ra tác động quan trọng nhất từ FTA này, tương tự như Hiệp định BTA với Hoa Kỳ ký 10 năm trước đây, được coi là đã mở ra cánh cửa để Việt Nam gia nhập WTO Cũng có thể phát sinh những tác động tiêu cực nhất định nếu thực hiện tự do hóa tài khoản vốn trong khi chưa thực hiện các quy định quản lý thận trọng cần thiết hay xây dựng hệ thống an toàn tài chính để ngăn chặn khủng hoảng Lý thuyết kinh tế chính trị cũng như kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy nếu thực hiện mở cửa hoàn toàn lĩnh vực dịch vụ tài chính cho cạnh tranh bên ngoài và với luồng vốn nước ngoài thì Việt Nam sẽ trở nên mẫn cảm hơn với các cú sốc tài chính bên ngoài, và các tác động này chỉ có thể được triệt tiêu nếu Việt Nam có một hệ thống khung khổ quản lý và chính sách vĩ mô thực sự mạnh mà thôi Như vậy, trong khung khổ FTA nên suy nghĩ sâu sắc về việc cân đối giữa mức độ cho phép di chuyển vốn tự do với tiến độ thực hiện các chương trình nâng cao hệ thống an toàn tài chính tiền tệ tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

và lãi suất tăng cao đã làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam Khó khăn gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường EU và Hoa Kỳ đã buộc các nhà sản xuất Việt Nam phải tìm đến các thị trường chuyên biệt như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, châu Phi và Đông Âu Ngoài ra, do thuế nhập khẩu của Nhật Bản áp dụng với hàng nhập khẩu từ Việt Nam giảm xuống theo cam kết thực thi FTA ASEAN-Nhật Bản, nên trong 2009 hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng tới 25% FTA ASEAN với các đối tác cộng cũng giúp giảm tác động tăng giá chi phí nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc Ngoài những tác động tiêu cực từ quốc tế, ngành dệt may cũng gặp nhiều thách thức từ phía xuất khẩu: trong thời gian tới sự hiện diện ngày càng gia tăng của hàng dệt may có xuất

xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kít-xtan và Băng-la-đét có lẽ sẽ là thách thức quan trọng đối với Việt Nam Bên cạnh những lợi thế khác, việc ký kết FTA với EU sẽ làm giảm thuế nhập khẩu hiện hành là 12% về 0% do EU áp dụng với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này Việc cắt giảm thuế này sẽ đem lại lợi ích lớn nhất đối với 5 mặt hàng xuất khẩu (Bộ quần

Trang 15

vì thủ tục này đã diễn ra từ 2005); trong giai đoạn này, hàng xuất khẩu của Việt Nam một phần được chuyển hướng sang Hoa Kỳ Tuy nhiên, trong giai đoạn này Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác đã gia tăng được thị phần của họ tại EU (Trung Quốc: từ 12,1% năm

2004 lên 21,1% năm 2009; Ấn Độ tăng 0,6%, In-đô-nê-xi-a tăng 0,5%): năm 2009 khủng hoảng kinh tế tác động đến thị phần của Việt Nam (giảm 1,1% thị phần tại EU) tiêu cực hơn nhiều so với Trung Quốc (tăng 1,5% thị phần) Xuất khẩu giày dép da của Việt Nam dễ chịu tác động từ các cú sốc bên ngoài hơn so với hàng xuất khẩu của Trung Quốc: điều này được chứng minh qua xu hướng xuất khẩu từ 2006 đến 2009 là giai đoạn tiếp nối sau giai đoạn áp dụng thuế chống bán phá giá Thuế suất bình quân gia quyền EU áp dụng với hàng giày dép của Việt Nam hiện tại là 12,4%: tuy nhiên, thuế nhập khẩu giày dép da sau khi đã cộng thuế chống bán phá giá là 17% Đánh mất thị phần và khả năng chịu tác động còn kém từ cú sốc bên ngoài chính là những vấn đề quan trọng liên quan đến hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam có thể giải quyết được bằng việc ký kết FTA: theo kết quả mô phỏng bằng SMART (Ngân hàng Thế giới), thì xuất khẩu các sản phẩm giày dép sẽ có các mức tăng trưởng từ 7%

Trang 16

16

đến 21%; ngoài ra còn phải tính thêm tác động từ việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá cũng sẽ giúp tăng khoảng 14-16%

8 Các biện pháp phòng vệ thương mại và các vấn đề đàm phán khác

Đàm phán FTA với EU dự kiến sẽ thúc đẩy cắt giảm và xóa bỏ thuế quan của EU, đồng thời

sẽ giúp hạn chế việc áp dụng các hàng rào, biện pháp phi thuế Thách thức lớn nhất từ góc độ phi thuế có ảnh hướng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam đó là việc EU sử dụng các công cụ như phòng vệ thương mại, chống phá giá và các biện pháp vệ sinh dịch tế cũng như hàng rào

kỹ thuật (SPS và TBT)

Liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại hiện còn chưa rõ quan điểm đàm phán của

EU về vấn đề này Trong các FTA đã có của EU, các điều luật về chống bán phá giá và chống trợ cấp có đưa ra các nguyên tắc về tăng cường hợp tác và một số quy định ngoài phạm vi WTO hoặc chỉ đặt ra nghĩa vụ đơn giản về thông báo và nhắc lại quyền và nghĩa vụ của các bên theo Hiệp định WTO Ít khả năng là EU sẽ nhân nhượng đối với các vấn đề về thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với Việt Nam và FTA này nhiều khả năng sẽ chỉ tạo thêm quyền hạn để EU có thể sử dụng các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp mà thôi – từ góc

độ ngược lại, có thể Việt Nam sẽ được yêu cầu tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn về phá giá, trợ cấp và sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại của mình – trừ phi, trong quá trình đàm phán FTA này EU đồng ý công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trước thời hạn cam kết theo WTO Từ phía Việt Nam, việc yêu cầu công nhận ngay là nền kinh tế thị trường có thể coi là một nội dung ưu tiên đàm phán trong bối cảnh FTA với EU Nếu Việt Nam không được EU công nhận ngay là nền kinh tế thị trường, thì Việt Nam cũng có thể đàm phán với

EU về khung thời gian phù hợp đối với việc công nhận kinh tế thị trường này để đảm bảo không bị chênh lệch so với thời điểm Trung Quốc được công nhận là nền kinh tế thị trường theo cam kết trong WTO

Về khía cạnh các biện pháp SPS và TBT, dự kiến cắt giảm các hàng rào SPS và TBT là gần như không khả thi Ngay cả sau khi chính sách “châu Âu toàn cầu” đã thông qua thì EU vẫn chưa hề thay đổi quan điểm: tập trung vào giải quyết các hàng rào phi thuế, nhưng chủ yếu là nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu EU Kịch bản khả thi hơn là FTA giữa EU-Việt Nam sẽ tạo ra khung khổ cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, thảo luận và tăng cường hợp tác về các vấn đề SPS và TBT Cần đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đàm phán các quy định hợp tác toàn diện như thế này Thực tiễn FTA của EU với các nước ACP có thể

Trang 17

17

được sử dụng làm thước đo để so sánh, từ đó xác định mức độ hợp tác mà Việt Nam muốn có với EU đối với các vấn đề SPS và TBT Trong các FTA này, hợp tác bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, và các biện pháp nhằm khuyến khích chuyển giao kiến thức và củng cố dịch

vụ công Việt Nam có thể cân nhắc kinh nghiệm thực tiễn và kết quả đạt được của các nước ACP để điều chỉnh quan điểm của mình cho phù hợp và yêu cầu các hỗ trợ kỹ thuật có trọng điểm từ EU trong khung khổ đàm phán FTA với khối này

Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí tuân thủ với các quy định về SPS và TBT của EU, Việt Nam cần chủ động đề xuất tiến tới các thỏa thuận công nhận lẫn nhau và hiệp định chuẩn mực tương đương với EU Trong khung khổ đàm phán FTA, mục tiêu tiến tới các công cụ thuận lợi hóa thương mại như thế này cần được ưu tiên, mà chưa cần cân nhắc đến mức độ phức tạp của các thỏa thuận, hiệp định loại này Việc ký kết được các thỏa thuận, hiệp định như vậy đối với các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sẽ giúp tạo nên năng lực và cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng cũng như thực tế tại EU, tạo ra lợi thế so sánh đáng kể cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu và thương mại của Việt Nam, đây cũng là điều kiện tiếp cận thị trường “ưu đãi” có tầm quan trọng ít nhất là tương đương hay thậm chí quan trọng hơn so với các ưu đãi thuế trong FTA Những công cụ thuận lợi hóa thương mại này sẽ cho phép Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thực phẩm hoặc sản xuất xuất khẩu sang EU, qua

đó tận dụng được lợi thế về năng lực tuân thủ với các chuẩn mực của EU và các ưu đãi của FTA với EU này trong tương lai

Do xuất khẩu của Việt Nam sang EU thường xuyên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc EU áp dụng các hàng rào phi thuế (NTB), nên Việt Nam cũng cần cân nhắc đưa cơ chế giải quyết tranh chấp vào trong FTA, theo đó cơ chế này cần có tác dụng xử lý và đối phó với NTB, ví

dụ như “Cơ chế Hòa giải đối với các Biện pháp Phi thuế” được quy định tại Chương 14A FTA EU-Hàn Quốc

Điểm hết sức quan trọng đó là Việt Nam cần chuẩn bị thật kỹ các quan điểm đàm phán của mình, thông qua tăng cường sự tham gia góp ý của khối cộng đồng doanh nghiệp và các bên

có lợi ích, đồng thời đảm bảo rằng: các lợi ích cụ thể sẽ được tiếp tục được tăng cường và sự chênh lệch phát triển giữa Việt Nam và EU cần được phản ánh và cụ thể hóa trong quá trình đàm phán

Trang 18

18

PHẦN GIỚI THIỆU

Kể từ khi áp dụng chính sách Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam, sau 25 năm thực hiện, đã chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu nền kinh tế Từ nền kinh tế tập trung thuần túy dưới sự kiểm soát của nhà nước phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, Việt Nam dần dần chuyển thành nền kinh

tế định hướng thị trường với cơ cấu ngày càng hướng tới sự cân đối giữa sản xuất chế tạo và dịch vụ

Tới năm 1986, kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và một vài ngành chế tạo Chính sách thương mại của Việt Nam trước quá trình đổi mới gắn liền với Liên Xô cũ và các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (COMECON) và chủ yếu dựa vào hạn ngạch xuất nhập khẩu, không có đầu tư nước ngoài Chế độ đa tỷ giá và hạn ngạch xuất khẩu áp dụng trên nhiều loại mặt hàng đã khiến giá cả tại Việt Nam tách biệt hẳn với thị trường thế giới

Sự sụp đổ của Liên Xô cũ đã thúc đẩy Việt Nam tiến hành quá trình cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình tự do hóa nhanh chóng đạt bước tiến quan trọng trong năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN và khởi động giai đoạn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới Mặc dù khi bắt đầu thực hiện, các cam kết thương mại của Việt Nam ít được so sánh với các đối tác phát triển hơn tại Đông Nam Á, tuy nhiên việc hội nhập kinh tế bước đầu với các quốc gia láng giềng đã cho các nền kinh tế lớn khác trên thế giới thấy dấu hiệu Việt Nam sẵn sàng và quyết tâm tham gia thực sự vào kinh tế toàn cầu

Năm 1995, Việt Nam tăng cường quan hệ với các đối tác hàng đầu trong hệ thống kinh tế thế giới, ký hiệp định hợp tác với Cộng đồng châu Âu, đối tác đơn phương cho Việt Nam được hưởng quy chế MFN Năm năm sau đó, Hoa Kỳ tham gia hiệp định song phương với Việt Nam, cho hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi cũng như tạo thuận lợi cho các luồng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam Các yêu cầu nghiêm ngặt do phía Hoa Kỳ nêu ra khi ký kết hiệp định này buộc Việt Nam phải theo đuổi quá trình cải cách hơn nữa về chính trị, chính sách và kinh tế, thúc đẩy việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới Đồng thời, Việt Nam tiếp tục thực hiện đường lối thương mại, đầu tư và hội nhập chính trị tích cực trong phạm vi ASEAN với việc tham gia vào những cam kết mới có tính tham vọng hơn về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư

Năm 2007, sau 12 năm đàm phán, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, điều này thể hiện nỗ lực đỉnh điểm và được coi là thành quả quan trọng nhất của chính sách Đổi

Trang 19

19

mới Những yêu cầu nghiêm ngặt áp dụng khi gia nhập WTO đã tạo chuyển biến đáng kể về môi trường chính sách và kinh tế của Việt Nam nhằm làm phù hợp với các quy định cơ bản của WTO Điều này dẫn tới bước ngoặt hoàn toàn trong chính sách thương mại Việt Nam và mang lại luồng đầu tư nước ngoài lớn đổ vào nền kinh tế

Trong mấy năm gần đây, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế theo khung khổ ưu đãi đặc biệt với một số đối tác, với việc Việt Nam tham gia vào năm hiệp định thương mại tự do (FTA): ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản và ASEAN-Úc-Niu Di-lân Gần đây, nhờ có sức hút về kinh tế, Việt Nam đã bắt đầu đàm phàn FTA với một số đối tác tiềm năng khác, như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu

Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam hiện là một trong những nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, xếp thứ 11 trên thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài Tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ cùng với cải thiện đáng kể trong quy định về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) cũng làm thay đổi cơ cấu thương mại Từ năm 1986, Việt Nam tăng xuất khẩu lên 4 lần, hiện được coi là động lực tăng trưởng, chiếm 75% GDP, đồng thời cải thiện việc mở cửa thương mại Trên thực tế, tỷ trọng nhập khẩu trong GDP năm 2008 là 94,7%, cao nhất trong

số tất cả các nước thành viên ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) và các nước ASEAN dự định ký hiệp định đặt FTA làm trọng tâm của các mối quan hệ thương mại giữa hai khối FTA cần tuân thủ các quy định của WTO nhưng cũng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam

Việt Nam là nước thành viên của tổ chức khu vực ASEAN, đối tác hiện cũng đang đàm phán FTA song phương với EU Trong điều kiện cả khối ASEAN lẫn từng nước thành viên ASEAN riêng lẻ đều chưa hình thành FTA với EU, Việt Nam đã quyết định chấp nhận đối mặt với các vấn đề phát sinh từ tự do hóa thương mại và đàm phán hiệp định thương mại tự

do song phương với EU

Khuôn khổ đàm phán dự kiến sẽ tự do hóa 90% kim ngạch nhập khẩu của cả hai bên trong khung thời gian từ 10 đến 15 năm Như vậy, việc tự do hóa toàn diện thương mại song phương sẽ đạt yêu cầu 90% luồng thương mại theo quy định WTO Số sản phẩm còn lại bao gồm các hàng hóa nhạy cảm sẽ tham gia sau, tùy thuộc vào quá trình đàm phán

Báo cáo này nhằm đánh giá tác động của FTA Việt Nam-EU đối với kinh tế Việt Nam và xác định các biện pháp cụ thể cần thực hiện để đảm bảo kinh tế Việt Nam đi theo con đường tăng trưởng kinh tế bền vững

Trang 20

20

Nghiên cứu này được chia làm bốn phần chính sau:

 Quan hệ thương mại EU-ASEAN;

 Tổng quan kinh tế Việt Nam;

 Đánh giá định lượng tác động của FTA;

 Kết luận và đề xuất

Trang 21

21

TÌM HIỂU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1.1 Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Việt Nam là một nền kinh tế đang trỗi dậy, liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao trong vòng 20 năm qua Mức tăng trưởng GDP trung bình là từ 8,2% trong thập niên 1990 tới 7-7,5% trong giai đoạn 2000-2009

Sau suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009, kinh tế Việt Nam trải qua giai đoạn suy giảm, mức tăng trưởng GDP giảm xuống còn 3,14% trong quý một năm 2009 (mức tăng thấp nhất trong vòng 20 năm qua), và phục hồi chậm trong những tháng sau đó, ở mức 6,9% trong quý cuối năm 2009 GDP trung bình của Việt Nam năm 2009 tăng 5,3% trong đó nông lâm nghiệp tăng 1,83%; công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%, dịch vụ tăng 6,63%

Ngoại trừ một số thời điểm đặc biệt, kinh tế Việt Nam luôn giữ vững và đạt tăng trưởng khá cao so với các nền kinh tế khác trong khu vực và bên ngoài thế giới Đánh giá chung về tăng trưởng GDP của Việt Nam là mặc dù đạt mức tăng khá cao, GDP của Việt Nam vẫn thấp hơn

so với các nước có cùng trình độ phát triển Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của mình, chủ yếu do mức hiệu quả thấp trong khu vực tư nhân và thiếu cơ sở vật chất và kỹ thuật phù hợp

Bảng 1: Phân tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Nam: Đóng góp của Chi tiêu vào tăng trưởng GDP, 2004-2009 (tính theo %)

Nguồn: Tổng Cục Thống kê và Ước tính của cán bộ IMF

Tiêu dùng Đầu tư Xuất khẩu ròng Tăng trưởng GDP thực

(%)

Trang 22

22

1.2 Cơ cấu GDP 1

Tăng trưởng GDP của Việt Nam đang chuyển đổi theo hướng cân đối giữa công nghiệp và dịch vụ Năm 2009, cơ cấu GDP theo ngành cho thấy cơ cấu kinh tế của đất nước, trong đó nông nghiệp chiếm 8,8% GDP, trong khi công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ lần lượt là 46,5% và 44,7%

Đóng góp vào tăng trưởng GDP của các ngành thuộc khối công nghiệp theo nhiều xu hướng khác nhau Công nghiệp khai khoáng liên tiếp có mức tăng trưởng âm Các ngành chế tạo chiếm 32% tăng trưởng GDP Các ngành sản xuất và phân bổ điện, ga và nước chiếm từ 3-4% tăng trưởng GDP Ngành xây dựng trong 5 năm qua chiếm 10,7% GDP trong giai đoạn 2006-

2009, tăng trưởng ở mức từ 7,8% trong giai đoạn 2001-2005 Nhìn chung, vai trò của công nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế Việt Nam giảm từ 50% trong những giai đoạn trước xuống còn 46,5% trong giai đoạn 2006-2009

Bảng 2: Các xu thế tăng trưởng theo ngành thời gian gần đây

Nguồn: Phạm Hoàng Hà, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM) 2010

3.1

0.4 1.5

5.4 3.9

1.3

3.5

5.5 4.6

1.6

4.5

5.9 5.32

3

7.6 11

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0

9 months 2008

12 months 2008

3 months 2009

6 months 2009

9 months 2009

12months

Period

Whole countryAgri.-Forestry-FishingIndus.-ConstructionServices

Cả nước Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ

Giai đoạn

6T/2008 9T/2008 12T/2008 3T/2009 6T/2009 9T/2009 12T/2009 (T: tháng)

Trang 23

23

Trái lại, ngành dịch vụ liên tục có mức tăng khoảng 6,6% Đóng góp của các hoạt động dịch

vụ lớn vào tăng trưởng GDP có xu hướng tăng lên Các hoạt động thương mại có đóng góp lớn nhất, khoảng 18,4% tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006-2009 Các dịch vụ khác có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP là viễn thông, khoảng 6,3%, nhà hàng 4,5%, giáo dục và đào tạo 3,8% Dịch vụ ngân hàng và tài chính duy trì đóng góp ở mức hơn 2,4% cho tăng trưởng GDP, đã tăng trưởng đáng kể từ 37,9% và 35% trong những thời kỳ trước Dịch

vụ ngân hàng và tài chính vẫn tiếp tục đóng góp trên 2,4% tăng trưởng GDP, tăng lên từ mức 37.9% và 35% trong giai đoạn trước

Bảng 3: Đóng góp của các ngành kinh tế và công nghiệp vào mức tăng GDP (theo tỷ lệ % trong tổng tăng GDP)

Trang 24

24

Nguồn: Phạm Hoàng Hà, CIEM, 2010

1.3 Lương và việc làm 2

Năm 2008, khu vực tư nhân đã tạo ra 87,2% tổng số việc làm, trong khi khu vực nhà nước chỉ đóng góp 9,1% và khu vực đầu tư nước ngoài là 3,7% trong lĩnh vực này Trong giai đoạn 2001-2008, khu vực tư nhân đã đóng góp 74,4% việc làm mới, trong khi khu vực nhà nước chỉ đóng góp 7,8% Khu vực đầu tư nước ngoài cung cấp tỷ lệ đáng kể là 17,8% số lượng việc làm mới Con số này cho thấy chính sách thúc đẩy mở rộng khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài sẽ có tác động hiệu quả và trực tiếp nhất tới tạo ra công ăn việc làm ở Việt Nam

Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 52,6% tổng số việc làm trong toàn kinh tế năm 2008, mặc dù tỷ

lệ này đang giảm dần Ngành dịch vụ tạo ra 26,5%, công nghiệp và xây dựng 20,9% số lượng việc làm Lượng việc làm trong hai ngành này đang tăng dần Các ngành chế tạo, tạo ra 31,3% việc làm mới trong giai đoạn 2001-2008, trong khi thương mại tạo ra 16,6%, xây dựng 15,3%, quản trị công, giáo dục và hộ gia đình kinh doanh 4,6-5,5%

Bảng 4: Chuyển đổi về việc làm trong các ngành kinh tế (tính theo ‘nghìn người’)

2

Phần này chủ yếu được phác thảo theo nguồn thông tin của Ông Phạm Hoàng Hà, theo Một số đặc điểm của Cơ cấu ngành của Việt Nam

2010

Trang 25

Nguồn: Phạm Hoàng Hà, CIEM, 2010

1.4 Cán cân thanh toán và số liệu thương mại chung

“Tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam không bị coi là nghiêm trọng vì một số lý do Lý

do thứ nhất là nợ ngắn hạn của Việt Nam có thể được trả đúng hạn Mức dự trữ hiện nay cao hơn các năm trước và nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn không lớn, nên không có nhu cầu lớn

về dự trữ quốc tế trong ngắn và trung hạn Dự trữ cũng đủ để trang trải nhập siêu và tình trạng bất cân đối thương mại đã có dấu hiệu cải thiện trong năm 2009 Ngoài ra, luồng vốn quốc tế

sẽ tiếp tục xu thế tăng trưởng như trước đây khi kinh tế thế giới phục hồi vào năm 2010 Quan trọng là Việt Nam phải giữ vững được niềm tin vào nền kinh tế đất nước để tình trạng rút vốn được giảm thiểu tới mức thấp nhất Điều đó đòi hỏi không chỉ nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, mà còn phải đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn

Trong tương lai xa, cán cân thanh toán của Việt Nam sẽ bền vững chỉ khi nước này có thể trả

nợ nước ngoài thông qua thặng dư thương mại Một số bất cân đối về cơ cấu tồn tại cần được giải quyết để đảm bảo cán cân thành toán không bị rơi vào tình trạng báo động Để làm được điều này, cần giải quyết các vấn đề về cơ cấu liên quan đến thâm hụt thương mại Lý do chính gây thâm hụt thương mại lớn là Việt Nam nhập số lượng lớn đầu vào và nguyên vật liệu phục

vụ xuất khẩu Thông qua cải thiện các ngành phụ trợ và tăng giá trị gia tăng của sản xuất

Trang 26

26

trong nước, tỷ trọng nhập khẩu so với xuất khẩu sẽ giảm xuống Các biện pháp bảo hộ được các nước thành viên G20 thông qua từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể gây tác hại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, như đã thấy ở một số ngành chịu tác động của các biện pháp bảo hộ tại thị trường thứ ba

Thâm hụt thương mại cũng trầm trọng thêm do Việt Nam giảm nhanh bảo hộ kể từ khi ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (USBTA), hội nhập vào ASEAN và thực hiện nghĩa vụ thành viên trong WTO năm 2007 Việt Nam đang xem xét các hiệp định thương mại song phương (BTA) sẽ ký thông qua ASEAN, có thể cũng dẫn tới tăng nhập khẩu Cần đánh giá thận trọng những hiệp định này để xác định lợi ích tổng thể đối với Việt Nam trước khi ký kết những hiệp định này, để tránh phát sinh những tổn thất sau khi ký3.”

Bảng 5: Diễn biến gần đây của Cán cân Thanh toán Việt Nam

Đầu tư trái phiếu

Trang 27

27

1.5 Tài chính công và Thâm hụt ngân sách

Trong năm 2009, Chính phủ Việt Nam thông qua nhiều biện pháp nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế Các biện pháp này dựa vào chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm kích cầu, như cắt giảm tạm thời 30% thuế doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ tài chính cho các đối tượng nghèo, trợ cấp lãi suất 4% đối với một số khoản vay ngân hàng hỗ trợ lãi suất 4% đối với một số hạng mục vay từ ngân hàng và tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng Gói kích thích tăng trưởng đi kèm với tình trạng sụt giảm giá dầu thô đã làm giảm thu ngân sách trong năm 2009 Phần hụt thu được xử lý một phần bằng cách giảm chi ngân sách Ngân sách

bị thâm hụt, trong khi năm trước đó ngân sách có thặng dư Bên cạnh đó, Chính phủ đã tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như sữa, thịt bò và thép

Tổng thu thực tế ngân sách của Chính phủ năm 2009 đạt xấp xỉ dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 102,5%; thu từ dầu thô: 86,7%; thu từ xuất nhập khẩu: 101,6% Trong thu nội địa, tổng thu từ các doanh nghiệp nhà nước đạt 106,2%; từ doanh nghiệp FDI (trừ dầu thô): 88,8%; từ thuế công nghiệp, thương mại và dịch vụ khu vực phi quốc doanh: 95,6%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: 87%; phí xăng dầu: 157,5% và các phí khác: 90,8% Tổng chi ngân sách Chính phủ từ đầu năm tới ngày 15/12/2009 đạt 96,2% dự trù năm Trong

đó, chi cho đầu tư và phát triển chiếm 95,2% (chỉ chi cho xây dựng cơ bản là 93,4%); cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng: 99,6%; cho trả nợ và viện trợ: 102,7% Bội chi

ngân sách trong năm 2009 là 7% GDP (Nguồn: Tổng Cục Thống kê)

1.6 Chính sách tiền tệ và lạm phát

Năm 2009 Chỉ số Giá Tiêu dùng tăng 6,88%, mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua và thấp hơn 22% so với năm 2008 Sau cú sốc năm 2008, các cơ quan quản lý Việt Nam cố gắng kiểm soát lạm phát ở mức có thể chấp nhận được, mặc dù các nhân tố bên trong có thể dẫn tới lạm phát cao hơn trong những năm tới

Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng để đối phó với khủng hoảng kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) thường xuyên duy trì chế độ tỷ giá cố định đối với đồng USD, nhưng để tăng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, Ngân hàng đã phá giá Đồng Việt Nam so với USD

Trang 28

28

Bảng 6: Diễn biến lạm phát của Việt Nam

Việt Nam: Diễn biến lạm phát từ 2006-2009

(Thay đổi tỷ lệ qua các năm)

Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Hàng đầu Then chốt (trừ lương thực và năng lượng) Lương thực

Trang 29

29

2 CHẾ ĐỘ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

Sau Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2000 và gia nhập WTO 7 năm sau

đó, Việt Nam đã thay đổi đáng kể quy chế thương mại của mình để phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế Những thay đổi quy chế theo yêu cầu của các thành viên WTO đã được thực hiện tốt vượt ra ngoài cả khía cạnh thương mại và chạm tới mọi khía cạnh về thể chế và pháp lý của toàn bộ khung khổ quy định pháp luật của Việt Nam

2.1 Thương mại hàng hóa

Đối xử Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử Quốc gia Việt Nam cam kết sẽ dành đối xử

Tối huệ quốc (MFN) với mọi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó mức đối xử

về thuế tốt nhất giành cho một thành viên sẽ được tự động áp dụng với các thành viên khác Quy chế MFN được phép có một số ngoại lệ nhất định liên quan đến việc hình thành các Khu vực Mậu dịch Tự do với ASEAN và các đối tác của ASEAN Nghĩa vụ Đối xử Quốc gia quy định không được phân biệt đối xử với các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nhằm tạo điều kiện ưu đãi hơn cho hàng hóa cùng loại của Việt Nam

Giảm thuế và xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng hóa Quy định WTO yêu cầu Việt

Nam không được tăng thuế cao hơn mức cam kết trong Biểu Trên thực tế, mức thuế

áp dụng của Việt Nam thường thấp hơn nhiều mức cam kết Điều này giúp Việt Nam

có một không gian chính sách đáng kể khi điều chỉnh mức thuế áp dụng theo nhu cầu thực thế, với điều kiện mức đó không vượt cam kết WTO Sau khi hoàn thành cắt giảm thuế theo quy định của WTO, hầu hết hàng nhập khẩu chịu thuế dưới 15%, trừ một số ít ngoại lệ, mức thuế cam kết vào khoảng 0-35%

Điều XI của GATT quy định nghĩa vụ xóa bỏ mọi hạn ngạch xuất nhập khẩu, mặc dù Việt Nam nhất trí duy trì kiểm soát xuất khẩu đối với gạo

Hệ thống hải quan và các thủ tục Việt Nam thực hiện Hiệp định xác định giá trị hải

quan của WTO, vốn là một bộ phận không tách rời trong cam kết cả gói Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã hiện đại hóa các quy định và thủ tục hải quan của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế theo quy định của WTO Bên cạnh đó, với việc tham gia vào khối ASEAN, Việt Nam ngày càng cải thiện và hiện đại hóa hệ thống hải quan của mình

Các quy định SPS/TBT Hiệp định về các biện pháp Kiểm dịch động thực vật (SPS)

và Hiệp định về các rào cản kỹ thuật (TBT) đối với thương mại của WTO yêu cầu Việt

Trang 30

30

Nam thực hiện nghĩa vụ không sử dụng các quy chuẩn kỹ thuật hay thủ tục hành chính nhằm phân biệt đối xử giữa hàng trong nước với hàng nước ngoài thông qua việc tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại giữa các thành viên WTO

Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) Là một bộ phận của gói cam kết WTO, Việt Nam đã

tham gia Hiệp định TRIPs buộc nước này phải cải thiện đáng kể khung khổ pháp lý về

bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nghĩa là áp dụng xử phạt hình sự đối với các hành vi làm

hàng giả, hàng nhái Ngoài ra, Hiệp định TRIPs cũng tự động cho phép Việt Nam tham gia vào một số Hiệp ước quốc tế về sở hữu IPR quan trọng

2.2 Thương mại dịch vụ

GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) điều chỉnh chặt chẽ với hệ thống

quy định đối với ngành dịch vụ Mặc dù không có nhiều điều khoản áp dụng chung, không gắn với những cam kết cụ thể của phía Việt Nam về dịch vụ, nhưng khung khổ quy định của GATS cũng đặt ra các hạn chế về chính sách, buộc các nhà làm luật phải hiện đại hóa và tăng cường tính minh bạch và công bằng của các quy định quản lý chuyên ngành Như một hệ quả tất yếu của GATS, Việt Nam đã tham gia vào Phụ lục về viễn thông, Phụ lục về dịch vụ tài chính và Phụ lục về di chuyển thể nhân của GATS

Đối xử MFN buộc Việt Nam phải đối xử với mọi nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như nhau trên khía cạnh quy định, cấp phép và đánh thuế áp dụng tại Việt Nam

Nghĩa vụ minh bạch hóa yêu cầu các nhà hoạch định chính sách phải xuất bản mọi luật, quy định và các thủ tục hành chính liên quan cần thiết đối với doanh nghiệp Ngoài ra, GATS còn quy định thành lập điểm hỏi đáp về các quy định pháp luật liên quan áp dụng đối với các ngành cụ thể

Thước đo thực chất về mức độ mở cửa của ngành dịch vụ Việt Nam với các nhà cung cấp nước ngoài thể hiện qua cam kết “nền” và cam kết “cụ thể” của Việt Nam khi gia nhập WTO Các cam kết được đưa ra trên những khía cạnh về tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và về mức độ phân biệt đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài

Đối xử Quốc gia Việt Nam vẫn bảo lưu quyền áp dụng phân biệt đối xử khi thực hiện trợ cấp

với các doanh nghiệp Việt Nam cho nghiên cứu phát triển, y tế, giáo dục và ngành nghe-nhìn cũng như để hỗ trợ an sinh và việc làm cho các dân tộc thiểu số Di chuyển hay hiện diện thể nhân chỉ được áp dụng với đội ngũ nhân sự quản lý then chốt hoặc chuyên gia kỹ thuật

Trang 31

31

Tiếp cận thị trường Các cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường được chia thành bốn

phương thức cung cấp dịch vụ: qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài, hiện diện thương

mại và và di chuyển thể nhân Việt Nam cam kết tự do hóa việc tiếp cận thị trường đối

với 11 ngành và 110 phân ngành dịch vụ Việt nam ít hạn chế cung cấp dịch vụ qua biên giới hay tiêu dùng ở nước ngoài (riêng trong ngành nghe-nhìn, Việt Nam vẫn giữ quyền được hạn chế cung cấp qua biên giới hay tiêu dùng ở nước ngoài) Những hạn chế tiếp cận thị trường đối với phương thức 3, là hiện diện thương mại và đầu tư, khá phức tạp với nhiều quy định trong giai đoạn chuyển đổi từ 1 đến 3 năm sau khi gia nhập Sau 3 năm, các doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư vào hầu hết các ngành tại Việt Nam Trong một số ngành dịch vụ then chốt được chúng tôi nghiên cứu dưới đây như dịch vụ phân phối và tài chính, Việt Nam có bước tiến chậm khi thực thi cam kết quốc

tế Trong ngành viễn thông, Việt Nam đã cho phép phía nước ngoài sở hữu tối đa 49%,

và doanh nghiệp quốc doanh tiếp tục chi phối ngành này4

Hội nhập khu vực (các Hiệp định thương mại tự do AFAS và ASEAN) Việt Nam là một

thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) Trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Việt Nam đã đưa ra cam kết về viễn thông, du lịch, dịch vụ tài chính và các lĩnh vực khác Ngoài ra, thị trường hàng không duy nhất ASEAN (SAM) dần hướng tới áp dụng thỏa thuận bầu trời mở đối với khu vực vào năm 2015 SAM ASEAN sẽ tự do hóa hoàn toàn việc đi lại bằng đường hàng không giữa các nước thành viên, cho phép ASEAN được hưởng lợi trực tiếp

từ tăng trưởng toàn cầu trong lĩnh vực du lịch hàng không Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, Trung Quốc đã tự do hóa 26 ngành có lợi cho Việt Nam và các nước ASEAN khác trong các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ môi trường, giao thông vận tải, thể thao

và kinh doanh Mặt khác, Việt Nam và các đối tác ASEAN cam kết mở cửa thị trường tài chính, viễn thông, giáo dục, du lịch, xây dựng và dịch vụ y tế (Chunmei Yang, 2009)5

2.3 Thương mại tự do và hội nhập ASEAN

Từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã bắt đầu chiến lược hội nhập kinh tế trong khung khổ ưu đãi đặc biệt với một số đối tác chọn lọc Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia vào một số Hiệp định thương mại tự do với một số đối tác thương mại trong khu vực

4

Hội nhập Kinh tế và Phát triển của Việt Nam, Báo cáo được triển khai xây dựng vào năm 2009

5 Báo cáo SERV-2A của MUTRAP

Trang 32

Hội nhập ASEAN Tham vọng về kinh tế của khối ASEAN dựa vào việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm biến ASEAN vào năm 2015 thành một khu vực di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động lành nghề và luồng vốn

Liên quan đến công cụ hội nhập then chốt, tới nay trong khối ASEAN đã xóa bỏ thuế quan, tự

do hóa dần khu vực dịch vụ và tạo lập được môi trường đầu tư mở và minh bạch

Năm 1995, Việt Nam đã tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được thành lập vào năm 1992 AFTA dựa trên Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) đối với FTA ASEAN, vốn là công cụ thương mại để lập biểu cắt giảm thuế quan Hiệp định chia các sản phẩm thành các nhóm có những lộ trình khác nhau căn cứ vào độ nhạy cảm của từng sản phẩm nhằm giúp các chính phủ có không gian chính sách để thực hiện việc cắt giảm dần CEPT chia các sản phẩm thành nhóm hàng thuộc danh mục loại trừ chung (GEL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và danh mục nhạy cảm (SL) Từ năm 2010, mọi mức thuế áp dụng đối với các nước thành viên ASEAN-6 giảm xuống bằng 0, trong khi đó, Căm-pu-chia, CH Dân chủ Nhân dân Lào, Mi-an-ma và Việt Nam sẽ đạt mục tiêu này vào năm 2015

Quá trình hội nhập về hàng hóa được thúc đẩy hơn nữa tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 của ASEAN khi nguyên thủ các nước ASEAN ký Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN mới (ATIGA) ATIGA hội nhập mọi sáng kiến ASEAN liên quan đến thương mại hàng hóa thành một khung khổ toàn diện, đảm bảo sự điều phối và thống nhất giữa những sáng kiến này Hiệp định có một số nét quan trọng sẽ thúc đẩy tính minh bạch, ổn định và có thể dự đoán trong khung khổ pháp lý ASEAN cũng như thúc đẩy hệ thống hoạt động dựa trên quy tắc của Khu vực thương mại tự do ASEAN, vốn hết sức quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp ASEAN Sau khi đã cắt giảm đáng kể mọi rào cản quan thuế, mối quan tâm chính hướng vào các trở ngại khác đối với luồng hàng hóa tự do, như hàng rào phi thuế, thuận lợi hóa thương mại và các rào cản khác đối với việc làm sâu rộng sự hội nhập kinh tế Ngoài chương về Tự do hóa thuế quan (Chương 2 gắn với Quy tắc xuất xứ trong Chương 3), ATIGA còn bao gồm các chương về các Biện pháp phi quan thuế (Chương 4), Thuận lợi hóa thương

Trang 33

33

mại (Chương 5), Hải quan (Chương 7), Tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá tính phù hợp (Chương 7 cũng tham chiếu tới các Hiệp định Công nhận lẫn nhau liên quan và Hiệp định Hài hòa hóa và phụ lục kèm theo) và các Biện pháp phòng vệ thương mại (Chương 8)

Về tự do hóa dịch vụ, năm 1995 các nước ASEAN đã ký Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS) AFAS vận dụng cách tiếp cận “danh mục chọn cho” của GATS khi lập biểu cam kết AFAS dựa trên một quá trình đàm phán liên tục nhằm tự do hóa từng bước ngành dịch vụ, trên cơ sở “song phương kết hợp với đa phương” cho phép nhóm các thành viên có mong muốn có thể chủ động tự do hóa dịch vụ giữa nhóm này với nhau mà không cần phải áp dụng nhượng bộ đó với mọi thành viên ASEAN

Các thỏa thuận Công nhận lẫn nhau (MRAs) là một công cụ nữa để tự do hóa dịch vụ tập trung vào phương thức 4 (đó là di chuyển thể nhân, nhà cung cấp dịch cụ chuyên môn) Hiện

có 7 hiệp định công nhận lẫn nhau đã được các nước thành viên ký kết, là: Dịch vụ Kỹ thuật Xây dựng (2005); Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe Điều dưỡng (2006), Dịch vụ Kiến trúc (2007), Khảo sát Chất lượng (2007), Dịch vụ Kế toán (2009), Nha khoa (2009), Y tế (2009)

Năm 1995, ASEAN cũng bắt đầu tự do hóa đầu tư, coi đây là cơ sở để thúc đẩy “sức hấp dẫn

và năng lực cạnh tranh” tập thể của khối Năm 1998, ASEAN tiếp tục sứ mệnh này với việc hình thành Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) AIA tuyên bố “mở cửa ngay lập tức mọi ngành cho đầu tư”, trừ một số ngoại lệ… cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho mọi nhà đầu tư vào năm 2020” Khối này cũng tuyên bố “đối xử quốc gia áp dụng ngay” cùng với lộ trình như trên Hiệp định trên thực tế có hiệu lực hạn chế hơn Nó bao hàm 5 ngành kinh tế - chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng và khai thác đá – và các dịch vụ phát sinh cho những ngành này Hiệp định loại ra khỏi ngoài phạm vi áp dụng tới 2/3 số lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhất Các biện pháp hạn chế ngoại lệ thuộc “lĩnh vực nhạy cảm” không nhất thiết phải xóa bỏ từng bước nhưng sẽ được rà soát định kỳ và hủy bỏ nếu và khi chính phủ sẵn sàng Năm 2006, danh mục các ngành nhạy cảm này gồm 148 biện pháp trong ngành chế tạo Ngoài những ngoại trừ cụ thể này, có Danh mục Loại trừ Chung, bao gồm các ngành và biện pháp đầu tư không thể mở cửa cho đầu tư bên ngoài hoặc được hưởng đối xử quốc gia vì lý do an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, y tế cộng đồng hay bảo vệ môi trường

Cuối năm 2003, theo Hiệp ước Bali II, ASEAN tuyên bố dự định hội nhập sâu hơn và hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Việc mở đường cho AEC được thực hiện thông qua

Trang 34

34

thúc đẩy hội nhập 11 ngành ưu tiên6, với hậu cần là ngành ưu tiên hội nhập thứ 12 (PIS) được

bổ sung thêm vào năm 2006 Hiệp định khung về Hội nhập các ngành ưu tiên (gọi tắt là Hiệp định khung) và Nghị định thư hội nhập đối với 11 ngành đã được ký vào tháng 11/2004 Ngoài ra, năm mục tiêu cho việc hình thành AEC được đẩy lên 2015 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 1/20077

ASEAN + các Hiệp định thương mại tự do “ASEAN cộng khu vực mậu dịch tự do (ASEAN+) là một khu vực kinh tế hình thành bởi nhiều hiệp định thương mại tự do khác nhau được ASEAN ký với các đối tác kinh tế chiến lược trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương Lấy ASEAN làm trung tâm, đóng vai trò nòng cốt trong tự do hóa thương mại khu vực và chỉ có nước thành viên mới được hưởng lợi một cách toàn diện từ khu vực tự do hóa thương mại đầu tư rộng lớn này ASEAN+ tự xếp mình là khu vực kinh tế lớn nhất xét trên khía cạnh dân số8

ASEAN+ là khu vực kinh tế có các khung khổ tương đối đa dạng, với mức độ hội nhập kinh

tế khác nhau Cộng đồng kinh tế ASEAN tự đặt mình là trung tâm của hệ thống những thỏa thuận kinh tế ưu đãi này, là thành tố chung cho mọi hiệp định đồng thời cũng là nhóm nước

có mức độ hội nhập kinh tế chính trị sâu sắc nhất, vượt ra ngoài việc cắt giảm thuế quan đơn thuần Trên thực tế, trong số 6 hiệp định hình thành nên khu vực, tự do hóa hàng hóa chỉ một trong nhiều cấu phần của chiến lược hội nhập kinh tế rộng hơn dựa vào dịch vụ, đầu tư và trong một vài trường hợp còn dựa vào cạnh tranh và giải quyết tranh chấp

Có năm hiệp định thương mại tự do ASEAN với tổng số 3 tỷ người tiêu dùng được hưởng lợi

từ tự do hóa Các FTA đang được đàm phán một cách chọn lọc với các đối tác kinh tế quan trọng nhất trong khu vực như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Niu Di-lân Không phải tất cả các hiệp định đều thực hiện tự do hóa kinh tế toàn diện Trên thực tế, trong một vài trường hợp, thương mại hàng hóa là nội dung đáng kể duy nhất trong chiến lược tự do hóa, còn ở các lĩnh vực khác, mức độ mở cửa chỉ bao hàm sở hữu trí tuệ và cạnh tranh Những khác biệt này tạo ra sự không tương xứng lớn về hội nhập kinh tế giữa các hiệp định làm xói mòn lợi ích kinh tế của một khu vực ASEAN+ rộng lớn hơn

8 Về tổng quan tác động kinh tế và kinh doanh của các Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN, tham khảo M Kawai và G Wignaraja, Các

FTA châu Á: Xu hướng và Thách thức, Viện Ngân hàng Phát triển châu Á: Tô-ki-ô và Ma-ni-la, 2009; và M Kawai và G Wignaraja, “Bát Bún ASEAN”: Liệu có Nghiêm trọng với Doanh nghiệp?, Is It Serious For Business?, Viện Ngân hàng Phát triển châu Á: Tô-ki-ô và Ma-ni-

la, 2009

Trang 35

35

Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) là kết quả của một quá trình thực hiện qua nhiều bước khởi động từ năm 2002 khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc Hiệp định khung này, thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa, đặt nền tảng cho những đàm phán tiếp theo9

để cuối cùng đi tới ký Hiệp định thương mại hàng hóa và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định khung ACFTA sẽ tiếp tục mở rộng và bao gồm cả Hiệp định về thương mại dịch vụ và Hiệp định về đầu tư

Tương tự như ACFTA, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) được xây dựng với kết cấu gồm 3 trụ cột tự do hóa Bộ phận quan trọng nhất là Hiệp định về thương mại hàng hóa với Phụ lục về phương thức cắt giảm thuế và về quy tắc xuất xứ Hiệp định còn bao gồm Hiệp định về thương mại dịch vụ với Phụ lục về dịch vụ tài chính và Hiệp định về đầu tư

Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA) tới nay mới chỉ bao gồm Hiệp định về thương mại hàng hóa, cách hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp và cách hiểu Điều 4 Vào tháng 5/2010, các bên tham gia AIFTA vẫn còn đàm phán về Chương dịch vụ có thể đưa vào hiệp định và một Hiệp định về đầu tư

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản-ASEAN (AJCEP) là một FTA toàn diện đi sâu vào các quy định kinh tế Được các nước tham gia ký ở nhiều cấp khác nhau, AJCEP chính thức có hiệu lực vào ngày 01/12/2008, mặc dù một số nước vẫn chưa thực hiện hiệp định AJCEP nhìn chung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán về nhiều chương trong đó Khi hoàn thành, Hiệp định sẽ bao hàm nhiều vấn đề quan trọng nhất liên quan đến hội nhập kinh tế Trên thực tế, AJCEP bao gồm một chương về cắt giảm thuế quan, một chương về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, rào cản kỹ thuật đối với thương mại, giải quyết tranh chấp, thương mại dịch vụ, đầu tư cũng như quyền sở hữu trí tuệ Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc và Niu Di-lân (AANZFTA) là hiệp định thương mại toàn diện nhất từng được ASEAN đàm phán và tới nay đây là hiệp định phức tạp nhất trên khía cạnh quy định kinh tế Thực sự, AANZFTA quy định mọi khía cạnh quan trọng nhất của quan hệ kinh tế, vượt qua ngoài phạm vi của các hiệp định WTO FTA này, trên thực tế, không giới hạn ở tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ mà còn bao gồm hẳn một chương

9 J Wang, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Hiệp hội các Quốc gia Động Nam Á và Trung Quốc, trang 192

Trang 36

36

về TBT, một chương về SPS, Thủ tục hải quan, tự vệ, giải quyết tranh chấp, quy định về cạnh

tranh và quyền sở hữu trí tuệ, cùng với một số cam kết về hợp tác kinh tế

Bảng 7: Hội nhập về khung khổ quản lý trong các FTA

Hội nhập Kinh tế ASEAN

ASEAN – Trung Quốc

ASEAN – Hàn Quốc

ASEAN –

Ấn Độ

ASEAN – Nhật Bản

ASEAN – Úc/Niu Di-lân Cắt giảm thuế và

phán

Sẽ đàm phán

Các sáng kiến song phương khác Ngày 13/7/2000, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký hiệp định

thương mại song phương (BTA) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 Theo hiệp định

này, Hoa Kỳ dành quy chế tối huệ quốc (MFN) tạm thời cho Việt Nam, một bước tiến giúp

giảm đáng kể thuế quan của Hoa Kỳ đánh lên hầu hết hàng nhập khẩu từ Việt Nam Đổi lại,

Việt Nam đồng ý thực hiện một loại các biện pháp tự do hóa thị trường, bao gồm cả dành đối

xử tối huệ quốc (MFN) cho hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ, giảm thuế hàng hóa, cắt giảm một số

rào cản đối với dịch vụ của Hoa Kỳ (như ngân hàng và viễn thông), cam kết bảo vệ một số

Trang 37

37

quyền sở hữu trí tuệ, và tăng bảo hộ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam BTA này là bước đệm cho Việt Nam gia nhập WTO, nó cũng là đòn bẩy quan trọng cho những cải cách về hệ thống rộng lớn hơn trong hệ thống pháp luật và quản trị công của Việt Nam Vì vậy, trong vòng 5 năm, Việt Nam đã chuyển đổi và hiện đại hóa hệ thống pháp luật và hành chính, từ hệ thống cũ dựa trên hệ thống pháp luật của Na-pô-lê-ông và Liên Xô cũ sang hệ thống phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và các đối tác thương mại lớn

Năm 1995, Việt Nam cũng ký hiệp định hợp tác với Cộng đồng châu Âu Theo hiệp định này, Việt Nam được hưởng đối xử MFN dành cho hàng xuất khẩu của mình Việt Nam cũng được hưởng lợi từ hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

2.4 Cơ cấu thương mại của Việt Nam

Trải qua các năm, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế hướng tới xuất khẩu Trên thực tế, xuất khẩu chỉ chiếm 32,8% GDP năm 1995 đã tăng lên chiếm tới 78% GDP năm 2008; tăng trưởng liên tiếp cho thấy sự hội nhập gia tăng của Việt Nam vào kinh tế thế giới Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2007, Việt Nam giờ đây có thể hài lòng với thành quả chuyển đổi thành một nền kinh tế tương đối mở và tự do hóa, ít nhất từ quan điểm thương mại hàng hóa Thực tế, tỷ trọng nhập khẩu trong GDP năm 2008 là 94,7%, cao hơn nhiều so với tất cả các láng giềng ASEAN, những quốc gia có mức độ mở cửa từ 29% của In-đô-nê-xi-a tới 80% của Ma-lai-xi-a

Trang 38

Đơn vị tính: tỷ USD

Trong 2 năm qua, Việt Nam bị suy thoái kinh tế chung Thực tế là trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giảm 9,7% so với năm 2008, với tổng giá trị là 56,6 tỷ USD Tương tự, kim ngạch nhập khẩu giảm 14,7%, còn khoảng 68,8 tỷ USD Mặc dù xuất nhập khẩu xụt giảm, thâm hụt thương mại vẫn giảm 32,1%, còn 12,2 tỷ USD

Bảng 9: Xuất Nhập khẩu của Việt Nam với một số quốc gia

Trang 39

39

Là một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, Việt Nam phụ thuộc vào giá cả thế giới Vì thế, khủng hoảng kinh tế gần đây và việc giảm giá dầu đã làm giảm giá trị xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam Các số liệu liên quan được trình bày gắn gọn dưới đây (tính theo tỷ USD):

Xuất khẩu của Việt Nam dựa vào một vài mặt hàng quan trọng Dệt may hiện này là

mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất với tổng giá trị là 9,1, tiếp theo là dầu thô 6,2 Thủy

sản đứng thứ ba với 4,3, máy tính và trang thiết bị điện tử 2,8; gạo 2.6; gỗ và các sản phẩm gỗ 2,5; máy móc 2,1; cà phê 1,7; cao su 1,2; than 1,3 USD

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ với 11,4, Liên minh châu

Âu 9,4; ASEAN 8,6; Nhật Bản 6,3; Trung Quốc và Đặc khu hành chính Hồng Công

5,9; Hàn Quốc 2,1; Đài Loan 1,1; Thụy Sỹ 2,3

Các hàng nhập khẩu chính của Việt Nam: Máy móc 12,4; Dầu 6,2; Thép 5,3; Vải

4,2; Sản phẩm và linh kiện điện tử 3,9; Nhựa nguyên liệu 2,8 và Sản phẩm nhựa 1,1;

Hóa chất 3,1; Ô tô 2,9; Hàng Dệt may nguyên liệu 3,1

Các đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam là Liên minh châu Âu 6,4; ASEAN 13,8,

Ấn Độ 1,6; Hàn Quốc 6.97; Nhật Bản 7,5; Trung Quốc và Đặc khu hành chính Hồng Công 17,2; Hoa Kỳ 3,01; Liên bang Nga 1,4; Úc 1,05

2.5 Thương mại EU-Việt Nam

Báo cáo khẳng định Việt Nam là nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, 69% GDP xuất khẩu năm

2008 (64% năm 2009 và 61% năm 2005); 16% giá trị GDP là xuất khẩu sang EU, với giá trị

là 14,9 tỷ USD (14% năm 2009 tương đương 12,6 tỷ USD) và chiếm 17% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (không đổi từ năm 2005)

5 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang EU (là giầy dép 4,5 tỷ USD, may mặc 2,3 tỷ USD, cà phê 1,4 tỷ USD, thủy sản 1,1 tỷ USD và nội thất 1 tỷ USD) chiếm 70% tổng xuất khẩu sang

EU năm 2008 (68% năm 2009), với chỉ số về mức độ tập trung (Chỉ số Herfindahl–Hirschman) tương đương 0,12 (mức trung bình): vì thế xuất khẩu sang EU chịu tác động của

những cú sốc ngành thể hiện qua mức giảm 15% lượng xuất khẩu sang EU trong năm 2009

(giầy dép giảm 20%, cà phê giảm 26%, nội thất giảm 20%, trong khi may mặc hạn chế sụt giảm ở mức 10%)

Trang 40

40

Thuế suất bình quân giản đơn mà EU áp lên hàng nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2009 là 4,1% (giảm từ mức 4,5% trong năm 2005) Tuy nhiên, thuế suất bình quân gia (thuế suất tính theo quyền số là giá trị thương mại) lên tới 7%, nghĩa là trên thực tế các sản phẩm xuất khẩu

từ Việt Nam đều được áp dụng thuế suất cao hơn (như may mặc 11,7%, thủy sản: 10,8%, và giầy dép 12,4%) và thuế đỉnh rất cao (hơn 57%) Điều này nghĩa là việc xóa bỏ thuế quan sẽ

áp dụng trên hầu hết các giao thương bằng FTA sẽ mang lại lợi thế quan trọng cho Việt Nam

so với các đối thủ khác trên thị trường EU Liên quan đến thuế nhập khẩu, Việt Nam đã cắt giảm đáng kể sau khi gia nhập WTO và hiện áp dụng thuế suất trung bình giản đơn 9,3% (giảm từ 13,7% năm 2005); thuế suất áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu từ EU vào Việt Nam tương đối thấp, trừ ô tô (24,2%), điện tử (8,9%), máy móc (3,4%), dược phẩm (2%), sắt (2%), dụng cụ quang học và y tế (1,3%), máy bay (0%) Tuy nhiên, trong tất cả các hạng mục nêu trên trừ máy bay, thuế đỉnh khá cao (từ 10% đối với dược phẩm tới 90% đối với ô tô)

Nguồn: COMTRADE (Đơn vị tính: 1000 USD)

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w