1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đẩy nhanh mối quan hệ giữa việt nam với các nước trong khu vực asian

24 648 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 262,45 KB

Nội dung

Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Khoa kinh tế chính trị  Đề án kinh tế chính trị Tên đề án: đẩy nhanh mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Asian Sinh viên : Võ Thành Công GVHD :TS.Nguyễn Thanh Vân TP.HCM ngày 25 tháng 11 năm 2007 MỤC LỤC Chương 1: ASEAN và hội nhập quốc tế của Việt Nam 1.1 Tổng quan về ASEAN 1 1.1.1Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 1 1.1.2Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN 2 1.1.3 Một số chương trình hợp tác kinh tế khác của ASEAN 3 1.2 Vai trò của ASEAN trong phát triển khu vực và thế giới 4 1.3 Vai trò của Việt Nam trong ASEAN 4 Chương 2: Quan hệ Việt Nam-ASEAN và những vấn đề đặt ra 6 2.1Một vài nét về ASEAN hiện nay 6 2.2 Quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam 6 2.3 Những kết quả đạt được 9 2.4 Những vấn đề đặt ra 12 2.4.1. Cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam 12 2.4.2 Toàn cầu hoá 14 Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh hội nhập ASEAN trong giai đoạn hiện nay 16 3.1 Phát triển khoa học công nghệ 17 3.2 N âng cao sức cạnh tranh quốc tế của Việt Nam 18 3.3 Tham gia có hiệu quả vào các hoạt động quốc tế và khu vực 19 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 MỞ ĐẦU ….……………. Cách đây 12 năm, đúng vào ngày 28/7/1995, lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam tung bay tại thủ đô vương quốc Brunay - nước đăng cai kỳ họp bộ trưởng ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 28 - đánh dấu ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Là một trong những nước thành viên mới và kém phát triển hơn trong ASEAN, sự hợp tác trong khuôn khổ ASEAN,đã và đang đóng góp vào việc đẩy nhanh quá trình Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Một thập kỷ là quá ngắn với lịch sử của một dân tộc hay một khu vực nhưng thực tế Việt Nam đã có những đóng góp hết sức to lớn cho sự phát triển chung của ASEAN và ngày càng chứng tỏ vị thế tiếng nói của mình trong khu vực và trên thế giới trên tất cả các mặt. Đề án trên với yêu cầu làm rõ về ASEAN và thực trạng hội nhập, các giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập ASEAN của Việt Nam đã dược thầy Nguyễn Thanh Vân hướng dẫn thực hiện. Mặc dù đã rất cố gắng song dề án trên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong và cảm ơn những ý kiến đóng góp của thầy để đề án này được hoàn chỉnh hơn. Chương 1: ASEAN và hội nhập quốc tế của Việt Nam. 1.1 Tổng quan về ASEAN 1.1.1Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations- ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip- pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam Á. Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của caùc nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoaù, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội. ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 505 triệu người; tổng GDP là 737 tỉ USD và tổng kim ngạch ngoại thương là 720 tỉ USD (2001).Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường daàu thô, dứa Công nghiệp của ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào các thị trường thế giới. Khu vực ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới. Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”, nền ngoại thương ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, đạt trên 160 tỷ đôla Mỹ vào đầu những năm 1990, nâng tỷ trọng trong ngoại thương thế giới từ 3.6 % lên 4,7%. ASEAN cũng là đối tượng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giơùi. Cuối những năm 80 bình quân hàng năm các nước ASEAN thu hút được 13,5 tỷ đô la Mỹ, so với 4,6 tỷ đô la Mỹ vào đầu những năm 80. Trong thập kỷ 90, ASEAN nổi lên như là một tổ chức tiểu khu vực hoạt động năng nổ và hữu hiệu, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính từ giữa năm 1997 đang đặt ra một số thách thức lớn đối với ASEAN. 1.1.2Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của ASEAN a. Mục tiêu Tuyên bố ngày 8/8/1967 nêu 2 mục tiêu: 1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nổ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoaø bình và thịnh vượng. 2. Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Năm 1995, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của ASEAN khẳng định lại: “Hoà bình hợp tác và thịnh vượng chung là những mục tiêu cơ bản của ASEAN.” b. Các nguyên tắc chính Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN nhấn mạnh yêu cầu luôn luôn tuân thủ 6 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, còn gọi là Hiệp ước Bali hay TAC (Treaty of Amity and Coopearation), ký tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ I tại Bali ngày 24-2-1976 laø: a) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc. b) Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưởng ép của bên ngoài. c) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. d) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. e) Lên án việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực. f) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. 1.1.3 Một số chương trình hợp tác kinh tế khác của ASEAN Hợp tác trong công nghiệp : Chương trình AICO là chương trình hợp tác công nghiệp được thông qua tại Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN họp tại Singapore ngày 27/4/1996. Mục đích của AICO là khuyến khích liên kết sản xuất giữa các xí nghiệp của các nước ASEAN, kể cả các xí nghiệp vừa và nhỏ, và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của ASEAN. Các sản phẩm được sản xuất ra bởi các xí nghiệp tham gia chương trình AICO được hưởng mức ưu đãi thuế quan tối đa của chương trình CEPT là 0-5% và khuyến khích phi thuế khác do từng nước quy định. Như vậy đây là sự đẩy nhanh thực hiện AFTA trước thời hạn đối với các sản phẩm được chế tạo bởi các liên kết sản xuất trong ASEAN. Hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và lương thực : Hợp tác trong lĩnh vực này bao gồm hợp tác trong nông nghiệp, hợp tác trong lâm nghiệp, hợp tác về thuỷ sản và hợp tác về lương thực. Hợp tác về đầu tư : Hiện nay, để bảo đảm nâng cao hơn nữa tính thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực và để cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài các nước ASEAN đã quyết định xây dựng Khu Đầu tư ASEAN (AIA). Mục đích của hiệp định này nhằm tăng mạnh dòng đầu tư vào ASEAN cả từ các nước trong và ngoài khối bằng việc nâng cao tính hấp dẫn và tính cạnh tranh đầu tư . Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ :Tại hội nghị thượng đỉnh lần 5 tại Thái Lan năm 1995, các nước ASEAN đã cùng nhau ký kết Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ và đã quyết định chọn 7 lĩnh vực dịch vụ quan trọng laø: tài chính, vô tuyến viễn thông, vận tải hàng hoá, vận tải hàng không, du lịch, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ xây dựng để thực hiện bước đầu tự do hoá thương mại dịch vụ. Hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản và năng lượng : Các nước ASEAN đã đưa ra khuôn khổ hợp tác và chương trình hành động trong lĩnh vực khoáng sản như trao đổi thông tin về chính sách, luật pháp để thu hút đầu tư, hợp tác trong việc lập kế hoạch phát triển, đào tạo nguồn nhân lực và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế. Hợp tác trong các lĩnh vực khác : Ngoài các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực đã kể trên ASEAN còn tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác, cụ thể là: Giao thông vận taûi và thông tin liên lạc,du lịch,sở hữu trí tuệ,hợp tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng,hợp tác trong việc phát triển hạ tầng cơ sở,hợp tác trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,hợp tác về khoa học và công nghệ,hợp tác về môi trường,hợp tác về phát triển xã hội Phối hợp lập trường trong các vấn đề kinh tế quốc tế. 1.2 Vai trò của ASEAN trong phát triển khu vực và thế giới Trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá và đa cực hoá thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.Cùng với sự phát triển cả về quy mô thành viên và chiều sâu hợp tác, cho tới nay, ASEAN thực sự là một liên kết khu vực tạo ra sức mạnh tăng lên của các nước Đông Nam Á. Về mặt chính trị, ngoại giao, vị thế của ASEAN đang trở nên ngày càng quan trọng trên trường quốc tế và khu vực.Với các chương trình lớn về hợp tác kinh tế, tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, khả năng bổ sung và thay thế các nguồn lực sản xuất giữa các nước trong khu vực được tăng leân sẽ dẫn tới hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu dùng của thị trường từng nước thành viên, thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực cũng như giữa khu vực với phần còn lại của nền kinh tế thế giới, thông qua đó để phát triển kinh tế các thành viên. 1.3 Vai trò của Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại quá trình tham gia và đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, kể từ khi gia nhập ASEAN tới nay, Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong các lĩnh vực hợp tác của ASEAN như an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học và giáo dục Thứ hai, những sáng kiến do Việt Nam đề xuất không chỉ là dự án bó hẹp trong một lĩnh vực, mà còn là những đề xuất mang tầm vóc chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ASEAN như: Chương trình hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN, Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN Thứ ba, Việt Nam không những góp phần thúc đẩy hợp tác nội bộ, mà còn củng cố thêm các quan hệ hợp tác quốc tế của ASEAN. Những kết quả tốt đẹp của Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu lần thứ 5 do Việt Nam đăng cai và tổ chức là một ví dụ điển hình. Thứ tư, ngoài sự đóng góp tích cực vì sự phát triển chung của ASEAN, Việt Nam cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển của từng nước thành viên ASEAN với những mức độ khác nhau.Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần giải quyết một phần những khó khăn trên. Việt Nam đã cam kết tham gia và giữ vững lộ trình AFTA thông qua việc mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu cuûa các nước ASEAN 6, cung cấp cho các nhà đầu tư của các nước này một địa điểm đầu tư mới, đầy triển vọng. Nói tóm lại, sự tham gia tích cực và những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với sự phát triển của ASEAN trong 10 năm qua đã chứng minh rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã không lầm khi đón nhận Việt Nam là thành viên.Về phần mình,việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN đã mang lại cho Việt Nam những thuận lợi đáng kể như: việc cải thiện và phát triển quan hệ với các cường quốc, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU; có được những ưu thế trong tiến trình hợp tác, tham gia vào các tổ chức liên khu vực và quốc tế như Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ASEM và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). - Nguồn: Tạp chí Cộng sản, Chương 2: Quan hệ Việt Nam-ASEAN và những vấn đề đặt ra 2.1Một vài nét về ASEAN hiện nay ASEAN hiện có 11 nước (Brunei, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore). Diện tích toàn khối là 4.492.443 km2, chiếm 14,1% lãnh thổ châu Á và chiếm 3,3% diện tích toàn thế giới. Quốc gia rộng nhất là Indonesia, tiếp đến là Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timo, Brunei, Singapore. Dân số đông nhất là Indonesia, tiếp đến là Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào, Singapore, Đông Timo, Brunei. tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2006 tăng 8,17% so với năm 2005.Khu vực ASEAN cũng là khu vực có tốc độ tăng GDP cao của thế giới. Tổng dự trữ quốc tế của một số nước đạt khá và đang tăng lên. Khu vực ASEAN cũng là khu vực có GDP bình quân đầu người khá. 2.2 Quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam Chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Campuchia được giải quyết đã mang lại những cơ hội mới về quan hệ “thân thiện và hợp tác” cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Với việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 7 năm 1995, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã bước sang một chương mới của hợp tác và phát triển. Việc Việt Nam tham gia ASEAN cũng đánh dấu sự phát triển quan trọng khác của khu vực: Quá trình ASEAN mở rộng bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á,cùng phấn đấu vì hoà bình và sự phồn vinh của khu vực. Nhằm tăng cường liên kết khu vực trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá, ASEAN đã đưa ra các hình thức hợp tác mới phù hợp với sự phát triển của tình hình thế giới và Hiệp hội sau chiến tranh lạnh như: Các kế hoạch xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA trong vòng 10 năm đối với các nước thành viên cũ (1993 - 2003), và các thời hạn đối với các nước thành viên mới là 2006 và 2008; Diễn đàn khu vực ASEAN - ARF (1994), chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN - AICO (4/1996); và khu vực đầu tư ASEAN - AIA (10/1998), Chương trình hành động Hà nội (12/1998) Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ASEAN từ năm 1992 và là một trong những nước thành viên sáng lập của ARF từ năm 1994 trước khi tham gia ASEAN. Trở thành thành viên chính thức của ASEAN, sự hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, góp phần vào bảo đảm an ninh và phát triển chung ở Đông Nam Á. Việt Nam đã tham gia tích cực vào các khuôn khổ, diễn đàn và các hoạt động hợp tác khác nhau của ASEAN về kinh tế, chính trị an ninh cũng như hợp tác chuyên ngành: hợp tác Á- Âu (ASEM - 1996); hợp tác ASEAN với 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN + 3 - 1997); tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội năm 1998, các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM) lần thứ 34 và Hội nghị ARF 7 năm 1999, cũng như một loạt các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về môi trường, ma tuý, tội phạm xuyên quốc gia các năm sau này đưa ra các sáng kiến như Chương trình Hành động Hà Nội, về phát triển các vùng nghèo dọc theo hành lang Đông, Tây Các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam cũng đã có sự thay đổi cơ cấu rõ rệt, từ các lĩnh vực thương mại, khách sạn, dịch vụ chuyển mạnh sang lĩnh vưïc công nghiệp và sản xuất.Một số khu công nghiệp và chế xuất mà các nước ASEAN tham gia ở Việt Nam đã hoạt động có hiệu quả như: khu công nghiệp Việt Nam - Xingapo (Bình Dương), Khu công nghiệp Việt Nam - Thái Lan (Amata), Khu chế xuất Việt Nam - Malaixia (Đà Nẵng), khu công nghiệp Việt Nam - Malaixia (Nội Bài) Có thể nói, đầu tư từ các nước ASEAN đã và đang là một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế Việt nam, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, và đưa Việt Nam tiến kịp các nước trong khu vực.Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng không ngừng gia tăng trong những năm qua Xingapo, Thái Lan, Philipin, Malaixia và Inđônêxia là các bạn hàng lớn trong ASEAN của Việt Nam.Sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã chính thức tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 1/1/1996. Với việc tham gia AFTA, cả Việt nam và caùc nước ASEAN đều có điều kiện hơn nữa để thúc đẩy quan hệ thương mại theo những qui định về giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Do Việt Nam tham gia AFTA chậm hơn các nước thành viên ASEAN khác, nên thời hạn hoàn thành việc giảm thuế quan của Việt Nam theo qui định chung của ASEAN sẽ là 1/1/2006. [...]... năm gia nhập, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đạt được nhiều kết quả cả về 2 phía, cả về nhiều mặt kinh tế, văn hố, ngoại giao, xã hội quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước thành viên khác trong Hiệp hội khơng ngừng phát triển sâu rộng, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) quan hệ bn bán và đầu tư giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày... cơ hội cho Việt Nam tiếp thu khoa học, cơng nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh từ các nước phát triển năng động trong khu vực b Những thách thức đối với thương mại Việt Nam - Gia tăng nguy cơ chênh lệch khoảng cách trong phát triển kinh tế và thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta gia tăng liên tục trong những... sản, nhất là gạo của Việt Nam, đồng thời là nơi cung cấp nhiều máy móc thiết bị và ngun vật liệu, đặc biệt là xăng dầu cho Việt Nam So với năm 1994, năm trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, kim ngạch bn bán giữa Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay đã gấp hàng chục lần Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN còn thể hiện trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, mà... động khác Thơng qua ACFTA, Việt Nam còn có thể mở rộng quan hệ thương mại với các nước khắp các châu lục trên thế giới Hai là, các nước ASEAN xóa bỏ rào cản thương mại, tăng cường chun mơn hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong khu vực và có vị trí địa lý gần gũi; do đó, hàng Việt Nam sẽ thâm nhập vào các nước này, đặc biệt vào Trung Quốc với tính cạnh tranh cao hơn .Các nước ASEAN lại là thị trường... mặt giữa Việt Nam với các nước Đi đơi với quan hệ hợp tác đầu tư, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng khơng ngừng phát triển Thị trường ASEAN hiện chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó Singapore, Philippines, Thái Lan và Inđơnêsia là những khách hàng lớn Thị trường ASEAN là nơi tiêu thụ khối lượng lớn nơng sản, nhất là gạo của Việt. .. ASEAN cần hợp tác đẩy nhanh hơn tốc độ thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do AFTA, phối hợp chặt chẽ giữa các nước thành viên trên các diễn đàn quan trọng: Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (PMC), đối thoại với các nước cơng nghiệp phát triển… Đồng thời đẩy mạnh và hợp tác sâu sắc hơn trong các chương trình hợp tác ở các lĩnh vực đầu tư, dịch... hợp với những lợi thế của thời đại ngày nay, chắc chắn khu vực Đơng Nam Á sẽ nhanh chóng trở thành một khu vực có nền kinh tế phát triển và thịnh vượng, có vị trí xứng đáng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam- ASEAN sẽ ngày càng phát triển hơn nữa giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 GS.TS.Võ Thanh Thu: Quan. .. những hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, kiện bán phá giá như các thị trường khác Vì thế, đây là những thuận lợi mà các doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác triệt để Ba là, tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi vào Việt Nam Sự hình thành Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư đối với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, bởi các nhà đầu tư nước ngồi nhìn thấy... tại Việt Nam, với tổng vốn trên 16 ty û USD Từ năm 2002 - 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước ASEAN đã tăng 2,6 lần, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 21,1%/năm Thời gian gia nhập chưa lâu, nhưng quan hệ Việt Nam- ASEAN đã phát triển khá nhanh và đang hứa hẹn còn phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới Song để đạt hiệu quả cao trong quan hệ kinh tế, thương mại và hợp tác đầu tư với. .. động trong các hoạt động HTQT, trong đó bao gồm: Kinh phí của các doanh nghiệp nhà nước, của các cơng ty tư nhân, các chương trình trọng điểm, các dự án độc lập hỗ trợ cho việc nghiên cứu tiếp thu và phát triển cơng nghệ Bốn là, nhà nước ta cần có chính sách thích hợp để thu hút cán bộ KH&CN xuất sắc, các chun gia Việt Nam đang sống ở nước ngồi hỗ trợ sự nghiệp phát triển KH&CN ở trong nước Trí thức Việt . nhưng đã góp phần thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước. Đi đôi với quan hệ hợp tác đầu tư, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng không ngừng phát triển. Thị. hội mới về quan hệ “thân thiện và hợp tác” cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Với việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 7 năm 1995, quan hệ Việt Nam - ASEAN. nghiệp hoá và hiện đại hoá, và đưa Việt Nam tiến kịp các nước trong khu vực .Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng không ngừng gia tăng trong những năm qua Xingapo, Thái Lan,

Ngày đăng: 04/02/2015, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w