Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
176,71 KB
Nội dung
1 VỀ BỨC TRANH CÁC NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ TS. Trần Văn Sáng 1 TÓM TẮT Bài viết miêu tả đặc điểm loại hình học, cảnh huống ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Thừa Thiên Huế, một tỉnh miền Trung của Việt Nam. Các ngôn ngữ DTTS của cư dân bản địa ở Thừa Thiên Huế đều được xếp vào nhóm Katuic, chi Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á, được phân bố ở Việt Nam, Lào và đông bắc Thái Lan. Các ngôn ngữ Tà-ôi, Pa-cô, Cơ-tu đều thuộc nhóm Katuic Đông; còn tiếng Bru-Vân Kiều thuộc nhóm Katuic Tây. Mục đích bài viết còn nhằm đối chiều so sánh loại hình học giữa các ngôn ngữ Katuic với tiếng Việt. SUMMARY A PICTURE OF ETHNIC MINORITIES LANGUAGE IN THE PROVINCES OF THỪA THIÊN HUẾ This text gives the linguistic typological characteristics and a brief description of the language situation of ethnic minorities language spoken primarily in the central highlands of Vietnam in the provinces of Thừa Thiên Huế. These ethnic minorities language belongs to the Katuic subbranch (in central Vietnam, southern Laos, and parts of northeastern Thailand) of the Mon-Khmer language group, which is in turn part of the Austroasiatic language family. The Taôih, Pacoh, Katu belongs to the nothern Katuic subbranch, Bru belongs to the western Katuic subbranch. Other aims of This text are to use an analytical approach to deal with the linguistic qualities (phonological and morphosyntactic) typical of a Mon-Khmer language with a Vietnamese comparative-typological perspective. 1.Vài nét về các dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế Khu vực Tây Thừa Thiên Huế thuộc vùng miền núi, bao gồm hai huyện A Lưới và huyện Nam Đông, nơi cư trú tập trung chủ yếu của các dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế chủ yếu thuộc nhóm dân tộc nói ngôn ngữ Katuic, chi Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Tà-ôi (với các nhóm địa phương: Tà-ôi, Pa-cô, Pa-hi) có số lượng 29.558 người, dân tộc Cơ-tu có 14.629 người đang sinh sống và dân tộc Bru- Vân Kiều có 1.114 người đang sống tại Thừa Thiên Huế. Về nguồn gốc, các dân 1 Trường Đại học Phú Xuân 2 tộc Cơ-tu, Tà-ôi, Bru-Vân Kiều là những dân tộc bản địa, có quá trình hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài, liên tục gắn bó với khu vực vùng núi Bắc Trung Bộ. Địa bàn cư trú của các dân tộc Tà-ôi, Cơ-tu, Bru-Vân Kiều khá rộng, bao gồm phía tây và phía đông dãy Trường Sơn của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và vượt qua biên giới Lào, Thái Lan. Dân tộc Cơ-tu ở Thừa Thiên Huế được cho là có nguồn gốc từ Quảng Nam, chủ yếu là nhóm Cơ-tu Phương (Phuang), nay là cư dân bản địa định cư lâu đời trên khu vực Tây Thừa Thiên Huế. Dân tộc Bru-Vân Kiều chủ yếu sống ở huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Ở Thừa Thiên Huế, người Bru-Vân Kiều sống rải rác, xen cư với dân tộc Tà-ôi và dân tộc Cơ-tu bằng con đường hôn nhân. Dân tộc Tà-ôi (ngoài tên gọi Tà-ôi được sử dụng rộng rãi, ở một số nơi tộc người này còn có nhiều tên gọi khác nhau như Kần Tua, Kà Tàng, Kin đô, Kin ne ) là cư dân bản địa, cư trú lâu đời trên mảnh đất Thừa Thiên Huế. Dân tộc Ta ôi gồm 3 nhóm địa phương Tà-ôi, Pa-cô, Pa-hi. Trong đó, nhóm Tà-ôi chiếm một số lượng không nhiều, còn nhóm Pa-cô là cư dân có số lượng người đông nhất. Tên gọi Pa-cô chỉ được dùng phổ biến trong thời kỳ chống Mỹ, gắn liền với tên tuổi và chiến công của những anh hùng người Pa-cô như Hồ Vai, Kan Lịch, v.v Đó cũng là nguyên nhân người Pa-cô, một trong ba nhóm thuộc dân tộc Tà-ôi, lại được biết đến nhiều nhất. Có thể nhận thấy, các dân tộc Tà-ôi, Cơ-tu, Bru-Vân Kiều là lớp cư dân bản địa cổ xưa có mặt sớm nhất ở vùng núi Tây Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Xét về mặt ngôn ngữ, chúng đều thuộc nhóm Katuic, chi Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Về mặt văn hoá, giữa các dân tộc có nhiều điểm tương đồng rõ rệt về phong tục, đặc điểm cư trú và môi trường sinh hoạt cộng đồng. 2. Đặc điểm các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là tỉnh đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Tiếng nói của các dân tộc được xem là bản địa thuộc vào các ngữ hệ, chi, tiểu chi sau: Dân tộc Kinh nói tiếng Việt thuộc nhóm Việt-Mường, chi Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á, chiếm đa số. Các DTTS gồm Tà-ôi (gồm ba nhóm người Tà-ôi, 3 Pa-cô, Pa-hi), Cơ-tu, Bru-Vân Kiều đều nói ngôn ngữ nhóm Katuic, chi Môn- Khmer, ngữ hệ Nam Á, chiếm tỉ lệ thiểu số. Tất cả các ngôn ngữ ở Việt Nam nói chung, các ngôn ngữ DTTS ở Thừa Thiên Huế nói riêng, đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, tuy mức độ đơn lập tính biểu hiện ở các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày những nét chính hình thái ngôn ngữ và chữ viết các ngôn ngữ DTTS nhóm Katuic, những ngôn ngữ chính thức của các DTTS bản địa, chủ thể văn hóa khu vực Tây Thừa Thiên Huế. Vấn đề xã hội ngôn ngữ học và sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với ngôn ngữ DTTS trên địa bàn sẽ là một chủ đề được chúng tôi trình bày trong một bài viết riêng. 2.1. Đặc điểm loại hình Các ngôn ngữ DTTS của cư dân bản địa ở Tây Thừa Thiên Huế đều được xếp vào nhóm Katuic, chi Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic). Nhóm Katuic gồm nhiều ngôn ngữ phân bố ở Việt Nam, Lào và đông bắc Thái Lan, chúng được phân thành 2 nhóm: nhóm Katuic Đông và nhóm Katuic Tây. Các ngôn ngữ Tà-ôi, Pa-cô, Cơ-tu đều thuộc nhóm Katuic Đông; còn tiếng Bru-Vân Kiều thuộc nhóm Katuic Tây. Từ góc độ loại hình học, các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Quang Hồng, N.V.Xtankêvich đều cho rằng, các ngôn ngữ DTTS tiểu chi Katuic đều là những ngôn ngữ đơn lập, thuộc tiểu loại hình cổ, cận âm tiết tính (sesquisyllabic). Căn cứ vào đặc điểm âm tiết, Nguyễn Quang Hồng xếp các ngôn ngữ “cận âm tiết tính” vào loại hình III, đó là “những ngôn ngữ không chấp nhận hiện tượng xê dịch ranh giới âm tiết, song thừa nhận các tổ hợp phụ âm trong cấu trúc âm tiết bản ngữ. Các ngôn ngữ này nói chung không quan tâm đến số lượng âm tiết…” 2 . Ngoài những đặc điểm chung của loại hình ngôn ngữ đơn lập, các ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình cổ còn mang những đặc điểm nổi bật sau: - Nếu các ngôn ngữ âm tiết tính triệt để như các ngôn ngữ Tai-Kađai, Hmông- Miền, Việt-Mường là những ngôn ngữ có thanh điệu thì các ngôn ngữ nhóm 2 Nguyễn Quang Hồng, 2012 , Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, in lần thứ ba, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.232. 4 Katuic là những ngôn ngữ cận âm tiết tính, vẫn còn bảo lưu rõ nét của ngôn ngữ cổ xưa, không có thanh điệu. Ví dụ: kooh (núi), dak (nước, sông),… trong tiếng Tà-ôi; kakoong (núi), karung (sông) trong tiếng Cơ-tu. - Nếu trong tiếng Việt, âm tiết trùng với hình vị và phần lớn trùng với ranh giới của từ thì trong các ngôn ngữ Katuic, ranh giới âm tiết thay đổi khi có phụ tố. Ví dụ: ở tiếng Cơ-tu, từ gharlơk (lừa nhau) có hai hình vị và hai âm tiết nhưng ranh giới của chúng hoàn toàn khác: - ranh giới âm tiết: ghar/lơk; - ranh giới hình vị: gha/r/lơk” (ở đây, -r- là một trung tố nên hình vị gốc ghalơk bị tách ra. - Ngoài hai phương thức cấu tạo từ phổ biến là ghép và láy giống như hầu hết các ngôn ngữ Nam Á khác, phương thức cấu tạo từ phụ tố vẫn còn khả năng phái sinh từ, thậm chí phát triển mạnh ở tiếng Pa-cô, Tà-ôi, Cơ-tu, Bru-Vân Kiều. Ví dụ trong tiếng Cơ-tu: mẠt (vào) > patamẠt (bắt đưa vào); havịl (quên) > pahavịl (sự lãng quên) > tapahavịl (sự lãng quên nhau). Đặc điểm này chứng tỏ các ngôn ngữ Katuic còn bảo lưu nhiều đặc điểm của hệ hình thái Nam Á cổ, vốn đã mất trong các ngôn ngữ Môn-Khmer khác ở Đông Nam Á. - Từ không biến đổi hình thái để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp mà mang những đặc điểm chung của các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng trong các ngôn ngữ cận âm tiết tính như nhóm Katuic, dù thuộc loại hình đơn lập, song vẫn có hiện tượng biến âm xảy ra để cấu tạo từ mới. Chẳng hạn, Nguyễn Thị Sửu 3 trong cho rằng, trong tiếng Tà-ôi, phương thức biến âm là một trong ba phương thức cấu tạo từ tiểu biểu. Ví dụ: kapeas (hất ra) > kaleas (bị hất ra vật nhỏ); avoóq (ông) > ivoóq (ông, gọi gián tiếp); ama (cô) > ima (cô, gọi gián tiếp). Có thể nhận thấy, sự biến âm ở đây diễn ra không rõ ràng như các ngôn ngữ châu Âu. 2.2. Đặc điểm ngữ âm Về mặt ngữ âm, các ngôn ngữ “cận âm tiết tính” nhóm Katuic có cấu trúc âm tiết trong các ngôn ngữ loại hình này có thể rất đa dạng. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng “tư liệu ngôn ngữ thực tế cho thấy trong các ngôn ngữ này rất ít xuất 3 Xem thêm: Nguyễn Thị Sửu, 2009, Cấu tạo từ tiếng Ta Ôi (trong sự so sánh với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học. 5 hiện những tổ hợp phụ âm ở cuối âm tiết, mà ở vị đầu âm tiết cũng ít gặp những tổ hợp nhiều hơn hai phụ âm” 4 . Nhận định này cho thấy vấn đề tư liệu quan trọng như thế nào cho việc đưa ra một giả thuyết và kết luận khi nghiên cứu ngôn ngữ về mặt loại hình học. Có thể nêu những đặc điểm ngữ âm nổi bật nhất của các ngôn ngữ nhóm Katuic theo các vấn đề sau: - Từ ngữ âm học thường có dạng đa tiết. Các âm tiết có thể chia thành hai loại: âm tiết phụ (hay tiền âm tiết) và âm tiết chính. Trong những từ song tiết, âm tiết phụ đi trước âm tiết chính và âm tiết chính là âm tiết mang trọng âm từ; có khá nhiều từ có vỏ ngữ âm lớn hơn hai âm tiết. Mô hình từ ngữ âm học có thể có tới ba tiền âm tiết. Chẳng hạn, từ âm vị học trong tiếng Cơ-tu “gồm một âm tiết chính và có thể có một, hai hoặc ba âm tiết phụ đứng trước” 5 . Ví dụ: karung (sông), kakoong (núi), aka (cá suối), ating (lá dong), dhrông (màu hồng),… - Tồn tại khá nhiều các kiểu dạng khác nhau của tiền âm tiết. Tiền âm tiết có thể là CVC, CV hoặc chỉ là C (trong đó C là phụ âm, V là nguyên âm) tuy sự phân bố các nguyên âm và phụ âm trong mô hình cấu tạo âm tiết nói trên là rất khác nhau. Các âm đầu tiền âm tiết gần như không hạn chế. Chẳng hạn, trong tiếng Cơ-tu, đó “có thể là phụ âm bất kì, trừ các phụ âm bật hơi” 6 , ví dụ: hunguk (ngáy), pơrnha (no đủ); còn tiếng Bru-Vân Kiều, thì “trong tiền âm tiết cấu trúc CVC, đảm nhiệm chức năng âm đầu là một phụ âm (không bao giờ là một tổ hợp phụ âm)” 7 . Ví dụ: parlai (thuốc chữa bệnh), mandang (mặt trời),… - Các âm cuối trong tiền âm tiết phần lớn là các âm nước, lỏng [l, r] hoặc âm mũi [m, n, , ]. Trường hợp đặc biệt là những âm tiền mũi hay tiền âm tiết mũi với dạng âm vị học là /N/. /N/ ở vị trí của - C và được thể hiện thành một trong các âm mũi [m, n, , ], thường đồng nhất về vị trí cấu âm với phụ âm đầu của âm tiết chính đi sau đó. Các đặc điểm này đều có trong các ngôn ngữ DTTS 4 Nguyễn Quang Hồng, 2012 , Sđd, tr.246 5 Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi, 1998, Tiếng Katu, Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.31 6 Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi, 1998, Sđd, tr.34. 7 Hoàng Văn Ma, Tạ Văn Thông, 1998, Tiếng Bru-Vân Kiều, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.40. 6 nhóm Katuic, chẳng hạn, mbang (nhanh), nghang (xương),… trong tiếng Cơ-tu; mpiq (mẹ), ntri (cái chày), nhchĩ (chấy), … trong tiếng Bru-Vân Kiều. - Đảm nhận chức năng âm đầu của âm tiết chính có thể là phụ âm đơn hoặc tổ hợp phụ âm. Chẳng hạn, đó là “các phụ âm [p, t, tr, ch, k, q, ph, th, b, d, m, n, nh, ng, s, sh, h, l, r, g], bán nguyên âm [v, y] và các hợp phụ âm [pr, pl, br, bl, kr, kl, khl, khr, phl…] trong tiếng Bru-Vân Kiều 8 . Ví dụ: klơ (thăm), tru (cá sấu), kléh (cưỡi),… - Số lượng nguyên âm trong các ngôn ngữ nhóm Katuic thuộc vào loại phong phú. Các nguyên âm đơn có sự đối lập đều đặn về trường độ, khu biệt về âm vực. Hệ thống nguyên âm tiếng Bru-Vân Kiều lên đến 42 nguyên âm. Ví dụ: ping (mồ mã) - pĩng (cái hông), mư (bói) - mữ (thuốc súng),… - Hệ thống âm cuối trong âm tiết chính khá phức tạp, chúng có thể là một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm. Ngoài các phụ âm tắc, vô thanh [-p, -t, -c, -k] và các âm mũi tương ứng [-m, -n, -, -], các bán nguyên âm [-j, -w], các phụ âm nước, lỏng [-l, -r] có chức năng âm cuối giống nhiều ngôn ngữ DTTS thuộc chi Môn-Khmer khác, trong hệ thống âm cuối các ngôn ngữ Katuic còn có các phụ âm thanh hầu [-h, -], tổ hợp bán nguyên âm + phụ âm thanh hầu [-i, -jh, -w] trong tiếng Tà-ôi [ví dụ: achoiq (gùi nhỏ), koơiq (bé), mooih (héo non),…], hay các tổ hợp [uq, iq, ih] trong tiếng Bru-Vân Kiều [ví dụ: lauq (múa võ), ruaiq (ruột), achoaih (ông),…], các tổ hợp [-w, - i, -ih] trong tiếng Cơ-tu [ví dụ: puih (nóng), tapuih (làm nóng), manưih (người),…]. Về cấu trúc âm tiết trong các ngôn ngữ nói trên, nói chung “còn phức tạp và không “chặt cứng” do sự có mặt của các phụ âm kép ở đầu âm tiết và cả các phụ âm xát hoặc rung ở cuối âm tiết. Đó chưa phải là điều kiện cần thiết và tiện lợi cho việc thực hiện những diễn biến phức tạp về âm điệu trong nội bộ một âm tiết, do đó chưa thể hình thành ngay một hệ thống thanh điệu phức tạp và hoàn 8 Hoàng Văn Ma, Tạ Văn Thông, 1998, Sđd, tr.48. 7 chỉnh như trong nhiều ngôn ngữ thuộc tiểu chi Việt - Mường hay các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tày - Thái, hoặc ngữ hệ Hán - Tạng” 9 . 2.3. Đặc điểm cấu tạo từ Về hình thái học, các ngôn ngữ tiểu chi Katuic vừa thể hiện những đặc điểm chung của các ngôn ngữ đơn lập, vừa thể hiện những nét riêng, bảo lưu những đặc điểm “cổ” của các ngôn ngữ Nam Á, được thể hiện qua các khía cạnh cơ bản sau: - Quá trình biến đổi theo xu hướng đơn tiết hóa của các ngôn ngữ Katuic diễn ra một cách chậm rãi, do vậy, từ đa tiết vẫn còn chiếm một số lượng lớn [ví dụ: kakoong (núi), karung (sông) trong tiếng Cơ-tu; pakoóh (về phía núi) trong tiếng Pa-cô)]. Điều này cho thấy quá trình đơn lập hóa chưa triệt để của các ngôn ngữ này khi mà các phụ tố cấu tạo từ được bảo lưu và ngày càng phát triển, có khả năng phái sinh từ mới mạnh, ngay cả đối với các từ vay mượn. Chẳng hạn trong tiếng Cơ-tu: họk (học) - pahọk (làm cho học, dạy), họk (học) - rahọk (việc học, bài học). - Một trong những đặc trưng nổi bật của phương thức phụ tố trong các ngôn ngữ Katuic là có tiền tố và trung tố. Theo Nguyễn Hữu Hoành và Nguyễn Văn Lợi 10 , trong tiếng Cơ-tu hiện có 11 tiền tố (trong đó có 4 tiền tố đồng âm ta-, 3 tiền tố đồng âm pa-, và các tiến tố ha-, ma-, ka-, N-) [ví dụ: chệt (chết) - kachệt (giết)] và 2 trung tố: trung tố cấu tạo danh từ -an- (- ơrn) và trung tố tương hỗ -r- (trung tố này và tiền tố tương hỗ ta- thực ra là hai biến thể của cùng 1 phụ tố) [ví dụ: cha (ăn) - chana (thức ăn)]. Còn theo Nguyễn Thị Sửu 11 , trong tiếng Tà-ôi có 18 tiền tố (trong đó có 3 tiền tố đồng âm a-, 2 tiền tố đồng âm pa-, 2 tiền tố đồng âm ta-, 2 tiền tố đồng âm par-, 2 tiền tố đồng âm u-, 2 tiền tố đồng âm ng-, và các tiền tố: i-, tar-, si-) [ví dụ: kooh - pakooh (phía núi)], và 2 trung tố -an- (trung tố chỉ công cụ, phương tiện để thực hiện hành đông do căn tố biểu thị) và 9 Nguyễn Quang Hồng, 2012 , Sđd, tr.262. 10 Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi, 1998, Sđd, tr.58. 11 Nguyễn Thị Sửu, 2009, Sđd. 8 -r- (trung tố chỉ mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể bằng hành động được căn tố biểu thị) [ví dụ: koong (gõ)- kanoong (dùi, cái để gõ); kachăng (cười) - karchăng (cười với nhau)]. 3.4.Đặc điểm về từ vựng Hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ Katuic phản ánh một bức tranh phong phú, đa dạng, được hình thành do các mối quan hệ cội nguồn và tiếp xúc với các ngôn ngữ Môn-Khmer khác cùng họ Nam Á và có quan hệ tiếp xúc, vay mượn các ngôn ngữ không cùng nguồn gốc và loại hình. Cũng giống các ngôn ngữ Môn-Khmer khác, trong hệ thống vốn từ cơ bản của nhóm ngôn ngữ Katuic đều có nguồn gốc Nam Á bản địa. Đó là lớp từ thuộc vốn từ cơ bản như: các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, nước, gió…), các từ chỉ bộ phận cơ thể (thân, chân, tay, cổ, cằm…) hay con người (người, con, thanh niên,…), các từ chỉ thời gian (ngày, đêm, sáng, tối, giờ,…), các từ chỉ đặc điểm, tính chất (đỏ, xanh, trắng, vàng, …), các từ chỉ động vật (trâu, bò, ngựa, dê, gà, vịt,…) và các từ chỉ thực vật (cây, hoa, lá, búp, lúa, thóc…). Tuy nhiên, vấn đề có cùng nguồn gốc hay do tiếp xúc, vay mượn không phải lúc nào cũng được chỉ ra một cách rõ ràng và minh xác. Bởi lẽ, trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ Katuic có rất nhiều từ có thể có nguồn gốc với các ngôn ngữ tiểu chi Việt-Mường, ngược lại, trong nội bộ các ngôn ngữ Nam Á nói chung, chi Môn-Khmer nói riêng, các ngôn ngữ Việt-Mường hết sức gần gũi với các ngôn ngữ Katuic. Trong vốn từ vựng các ngôn ngữ Cơ-tu, Bru-Vân Kiều, Tà-ôi, Pa-cô hiện nay có nhiều từ ngữ vay mượn do quá trình tiếp xúc với các ngôn ngữ trong khu vực, đặc biệt là tiếp xúc, vay mượn từ tiếng Việt bởi những nguyên nhân ngôn ngữ học và ngoài ngôn ngữ học. Đa số các từ vay mượn đều thuộc lớp từ vựng văn hóa. Chẳng hạn, họk sinh (học sinh), dang viên (đảng viên) trong tiếng Cơ-tu; kam (cam), kái (cày) trong tiếng Bru-Vân Kiều; den (đèn), kăi (cày), hok (học), pahok (dạy) trong tiếng Pa-cô, Tà-ôi. Về mặt nguồn gốc, cần phân biệt các từ thuần Katuic với các từ vay mượn. Bởi trong thực tế, các từ vay mượn ở tiếng Việt vốn là các từ phức, nhưng khi được các ngôn ngữ Katuic vay 9 mượn, chúng được “đối xử” như các từ đơn. Điều mà họ nhận thức được là, các tập hợp ngữ âm ấy được xác định như một đơn vị duy nhất biểu thị một thực thể mà họ cần phải gọi tên trong thực tế. 2.5.Đặc điểm về chữ viết Chữ viết của các ngôn ngữ tiểu chi Katuic ở Việt Nam đều thuộc loại hình chữ viết tự dạng La Tinh, được xây dựng vào các thời điểm khác nhau, từ cuối những năm năm mươi của thế kỉ XX. Chẳng hạn, chữ viết Pa-cô của ông Ku Nô (Hồ Ngọc Mỹ), chữ viết Cơ-tu ra đời trong vùng giải phóng tỉnh Quảng Nam. Những năm 1960 -1970, các nhà ngôn ngữ học thuộc tổ chức SIL (Summer Institute of Linguistics) đã xây dựng chữ viết cho nhiều ngôn ngữ DTTS, trong đó có chữ viết Pa-cô Tà-ôi, Bru-Vân Kiều, Cơ-tu. Các chữ viết do SIL chế tác tương đối hoàn thiện, phản ánh trung thực những đặc điểm các ngôn ngữ, lại hệ thống và khá gần với chữ Quốc ngữ. Năm 1985, Viện ngôn ngữ học cùng với tỉnh Bình Trị Thiên cũ đã cải tiến chữ viết Pa-cô Tà-ôi và Bru-Vân Kiều và biên soạn các Sách học tiếng Pa cô - Ta ôi, Sách học tiếng Bru - Vân Kiều, tiến hành dạy thí điểm các sách này và đưa vào sử dụng từ đó cho đến tận ngay nay. 2.6.Về vị trí và mối quan hệ gần gũi về mặt từ vựng giữa các ngôn ngữ Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có được sự thống nhất về số lượng các ngôn ngữ cụ thể trong nhóm Katuic ở Việt Nam. Theo Vương Hữu Lễ, “mặc dù tiếng Katu và tiếng Pakôh được coi là nhóm Đông Katuic và tiếng Bru được coi là nhóm Tây Katuic, nhưng tiếng Bru và tiếng Pakôh có một tỉ lệ từ chung rất lớn (74%) trong khi hai ngôn ngữ này chỉ có 56-58% từ chung với tiếng Katu” 12 . Có cùng quan điểm, các tác giả “Tiếng Bru-Vân Kiều” nhận xét “tiếng Bru-Vân Kiều đặc biệt gần với Pakôh; mối quan hệ giữa Pakôh và Taôih là gần gũi nhất” 13 . Vậy, nhóm Katuic thực chất có mấy ngôn ngữ? Vị trí của mỗi ngôn ngữ ra sao? 12 Vương Hữu Lễ,1997, Từ điển Bru-Việt-Anh, Nxb Thuận Hoá, Huế, tr.14. 13 Hoàng Văn Ma, Tạ Văn Thông, 1998, Sđd, tr.210. 10 Về vị trí tiếng Cơ-tu và tiếng Bru-Vân Kiều là tương đối rõ ràng. Đó là hai ngôn ngữ độc lập. Vấn đề còn lại là mối quan hệ giữa tiếng Pa-cô với tiếng Tà-ôi. Một số tài liệu xem tiếng Tà-ôi như một bộ phận của tiếng Pa-cô, và xem tiếng Tà-ôi như một phương ngữ của Pa-cô. Chẳng hạn, quan điểm: “có thể xem sự khác nhau về tiếng nói của ba nhóm Pa cô, Ta ôi, Pa hi là sự khác nhau giữa các tiếng địa phương của một ngôn ngữ thống nhất, chứ không phải là sự khác nhau giữa các ngôn ngữ” 14 . Chính mức độ gần gũi giữa tiếng Pa-cô và tiếng Tà- ôi khiến các nhà nghiên cứu đề nghị một tứ tiếng chung: tiếng Pa cô-Ta ôi. Cũng có người coi tiếng Pa-cô chỉ là một phương ngữ của tiếng Tà-ôi, chẳng hạn Nguyễn Thị Sửu. Quan điểm mới nhất là xem tiếng Pa-cô và tiếng Tà-ôi như hai ngôn ngữ độc lập. Theo Đoàn Văn Phúc, cái gọi là tiếng Pa cô - Ta ôi là “một khái niệm không rõ ràng” 15 . Ông cho rằng: “tiếng Ta ôi có xu hướng biến đổi gần với tiếng Phương và các thổ ngữ của tiếng Cơ tu hơn so với tiếng Pa cô, Pa hi và Bru - Vân Kiều. Ngược lại, tiếng Pa cô, Pa hi có nhiều nét biến đổi giống với tiếng Bru - Vân Kiều. Như vậy, nhóm ngôn ngữ Cơ tu ở Việt Nam gồm ít nhất có 4 ngôn ngữ: Cơ tu, Ta ôi, Pa cô, Bru - Vân Kiều” 16 . Việc xem tiếng Pa- cô và tiếng Tà-ôi là những ngôn ngữ độc lập có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thành phần dân tộc đối với các tộc người này.Trong bài viết này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của Đoàn Văn Phúc về vị trí và số lượng các ngôn ngữ trong nhóm Katuic ở Việt Nam là Cơ-tu, Tà-ôi, Pa-cô, Bru - Vân Kiều. 3. Nhận xét về những khác biệt ngữ âm - chữ viết ngôn ngữ DTTS nhóm Katuic so với tiếng Việt và chữ Quốc ngữ Ở phần trước, chúng tôi đã chỉ ra một số đặc trưng loại hình học của các ngôn ngữ DTTS nhóm Katuic ở Thừa Thiên Huế. Trong phần này, trên cơ sở lí luận đã nêu ở trên, chúng tôi chỉ nêu những tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ DTTS với tiếng Việt qua những đặc điểm sau: 3.1. Những tương đồng và khác biệt về ngữ âm 14 Uỷ ban Nhân dân Bình Trị Thiên,1986, Sách học tiếng Pacôh- Taôih, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.7. 15 Đoàn Văn Phúc, 2009, Vị trí của tiếng Tà ôi trong nhóm ngôn ngữ Cơ tu ở Việt Nam, trong “Tìm hiểu các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 305. 16 Đoàn Văn Phúc, 2009, Sđd, 314. [...]... (2013), “Cách phiên chuyển địa danh gốc dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế sang tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, (số 1+2/2013), tr.85-93 13 Nhìn một cách tổng quan có thể nhận xét: Thừa Thiên Huế là tỉnh đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hóa Ngoài dân tộc Kinh còn có các DTTS khác nhau sinh sống Các DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế chủ yếu là các tộc người nhóm ngôn ngữ Katuic, chi Môn-Khmer, ngữ hệ... Quốc ngữ Rõ ràng, so với chữ Quốc ngữ, bộ chữ của các ngôn ngữ DTTS ở Thừa Thiên Huế đã có nhiều cải tiến từ chính những khuyết điểm của chữ Quốc ngữ Sự khác nhau về hệ thống âm vị và phẩm chất ngữ âm của chúng trong các ngôn ngữ tất yếu dẫn đến những khác biệt trong cách ghi âm vị của hai bộ chữ cùng hệ La tinh này Như vậy, hệ quả của những khác biệt về ngữ âm - chữ viết các DTTS ở Thừa Thiên Huế so... chính là lớp cư dân bản địa ở khu vực Bắc Trường Sơn, Trung Trung Bộ Các ngôn ngữ DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế đều là những ngôn ngữ đơn lập thuộc tiểu loại hình cổ, cận âm tiết tính, chúng vừa mang những đặc điểm chung có ở các ngôn ngữ MônKhmer, vừa có những khác biệt về loại hình học với tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập điển hình Việc tìm hiểu đặc điểm loại hình học các ngôn ngữ Katuic một cách chuyên... Huế 5 Hoàng Văn Ma, Tạ Văn Thông (1998), Tiếng Bru-Vân Kiều, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 14 6 Đoàn Văn Phúc (2009), Vị trí của tiếng Tà ôi trong nhóm ngôn ngữ Cơ tu ở Việt Nam, trong “Tìm hiểu các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 294-318 7 Trần Văn Sáng (2013), “Cách phiên chuyển địa danh gốc dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế sang tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống,... đặc điểm ngôn ngữ và chữ viết các ngôn ngữ DTTS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần biên soạn từ điển dân tộc -Việt, Việt - dân tộc, sách giáo khoa bằng tiếng dân tộc trong chương trình giáo dục phổ thông; (2) Nhận biết những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt so với các ngôn ngữ DTTS để thấy rõ sự giao thoa, chuyển hóa, vay mượn giữa các ngôn ngữ cũng như vấn đề chuẩn hóa cách viết... ngữ và Đời sống, (số 1+2/2013), tr.8593 8 Nguyễn Thị Sửu (2009), Cấu tạo từ tiếng Ta Ôi (trong sự so sánh với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Hà Nội 9 Uỷ ban Nhân dân Bình Trị Thiên (1986), Sách học tiếng Bru-Vân Kiều, Nxb Thuận Hóa, Huế 10 Uỷ ban Nhân dân Bình Trị Thiên (1986), Sách học tiếng Pacôh- Taôih, Nxb Thuận Hóa, Huế 11 Xtankêvich, N.V (1982), Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học... những phụ âm đơn có trong tiếng Việt, còn có các tổ hợp phụ âm [kl-, kr-, pl-, tl-,…] Tiếng Việt hiện đại không còn có đặc trưng các tổ hợp phụ âm này - Số lượng nguyên âm trong các ngôn ngữ DTTS phong phú và nhiều hơn trong tiếng Việt Các nguyên âm đơn có sự đối lập đều đặn về trường độ, khu biệt về âm vực, không có thanh điệu; trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu - Hệ thống âm cuối trong... riêng trong văn bản tiếng Việt và trên bản đồ quốc gia Huế, 22/12/2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN Tiếng Việt 1 Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Nguyễn Hữu Hoành, Nguyễn Văn Lợi (1998), Tiếng Katu, Khoa học Xã hội, Hà Nội 3 Nguyễn Quang Hồng (2012), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, in lần thứ ba, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ... Việt và chữ Quốc ngữ nói trên, có thể được vận dụng một cách khoa học trong việc phiên chuyển tên riêng gốc DTTS sang tiếng Việt trong văn bản tiếng Việt, đặc biệt là phiên chuyển địa danh gốc DTTS sang tiếng Việt trên bản đồ quân sự, bản đồ địa lí, du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 17 Đây là một vấn đề chưa có sự thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ học và các nhà bản đồ học hiện nay 4 Kết luận 17 Về vấn đề này,... Ngoài các phụ âm tắc, vô thanh [-p, -t, -c, -k], các âm mũi tương ứng [- m, - n, -, -], bán nguyên âm [-j, -w] có trong tiếng Việt, các ngôn ngữ DTTS còn có thêm các phụ âm nước, lỏng [-l, -r] có chức năng âm cuối, các phụ âm thanh hầu [-h, -], tổ hợp bán nguyên âm + phụ âm thanh hầu [-jh, -w] 3.2 Những tương đồng và khác biệt về chữ viết Cả chữ DTTS lẫn chữ Quốc ngữ đều thuộc hệ chữ La tinh Đó là các . các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là tỉnh đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Tiếng nói của các dân tộc được xem là bản địa thuộc vào các ngữ hệ, chi, tiểu chi sau: Dân tộc. 1 VỀ BỨC TRANH CÁC NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY THỪA THIÊN HUẾ TS. Trần Văn Sáng 1 TÓM TẮT Bài viết miêu tả đặc điểm loại hình học, cảnh huống ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Thừa Thiên. nét về các dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế Khu vực Tây Thừa Thiên Huế thuộc vùng miền núi, bao gồm hai huyện A Lưới và huyện Nam Đông, nơi cư trú tập trung chủ yếu của các dân tộc thiểu số (DTTS)