DỰ BÁO MƯA LỚN Ở PHÍA TÂY BẮC BỘ THỜI HẠN TRƯỚC 3 NGÀY

10 247 0
DỰ BÁO MƯA LỚN Ở PHÍA TÂY BẮC BỘ THỜI HẠN TRƯỚC 3 NGÀY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DỰ BÁO MƯA LỚN Ở PHÍA TÂY BẮC BỘ THỜI HẠN TRƯỚC 3 NGÀY TS. Nguyễn Đức Hậu Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương 1. Mở đầu Mùa mưa ở phía Tây Bắc Bộ diễn biến phức tạp và bất thường [1]. Lượng mưa 3 tháng VI, VII và VIII lớn nhất trong năm; các đợt mưa lớn nguy hiểm thường tập trung trong hai tháng VII và VIII (xác suất 88% [2]) là nguyên nhân gây ra lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu, xây dựng phương pháp dự báo mưa lớn phía Tây Bắc Bộ trong hai tháng này là vấn đề cần thiết trong công tác phòng chống lũ lụt ở Bắ c Bộ. 2. Đặc điểm và dấu hiệu mưa lớn phía Tây Bắc Bộ 2.1. Các căn cứ nghiên cứu mưa lớn phía Tây Bắc Bộ Phía Tây Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: Lai Châu cũ, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Đây là vùng núi lớn nhất nước ta với dãy Hoàng Liên Sơn (HLS) có nhiều đỉnh cao 1000-3000m [5], địa hình chia cắt phức tạp, ảnh hưởng lớn tới sự phân bố lượng mưa ở đây. Để phù hợp, chúng tôi chia khu vực này ra các phân khu (PK) để nghiên cứ u, gồm: phía Tây HLS và phía Đông HLS, riêng phía Tây HLS được chia làm 2 phân khu (PK Lai Châu và PK Sơn La). Trong bài báo này, chuỗi số liệu thời kỳ 1980-1999 được sử dụng làm đặc trưng để nghiên cứu. Điều này chấp nhận được, vì lượng mưa trong mùa mưa ở các phân khu thời kỳ 1980 - 1999 (bảng 1) phù hợp với qui luật nhiều năm: lượng mưa tập trung vào tháng VII và VIII, cực đại phổ biến vào tháng VII; so với TBNN (từ khi có trạm quan trắc đến 1985 [6]) sai khác không đáng kể. Tiêu chí nghiên cứu đưa ra là: khi lượng mưa 3 ngày (R 3n ) trung bình các trạm trong phân khu đạt R 3n >75mm ( >25mm/ngày [4]) được gọi là 1 đợt mưa lớn (ML). Bảng 1. Lượng mưa các phân khu mùa mưa 1980-1999 và so với TBNN (CS) Đơn vị: mm Tháng V VI VII VIII IX X PK 80-99 CS 80-99 CS 80-99 CS 80-99 CS 80-99 CS 80-99 CS LC 282 7 375 -23 486 29 356 -42 184 -8 100 -8 SL 184 15 253 11 260 3 252 -56 142 -46 79 -3 E HLS 237 3 313 -12 339 0 322 -56 200 -38 127 -1 Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 128 2.2. Đặc trưng lượng mưa 3 ngày phía Tây Bắc Bộ Nếu coi ngày có lượng mưa R< 0,5mm là "ngày không mưa" và ký hiệu: K- trường hợp (tr. hợp) không mưa R 3n < 1,5mm, ML - tr. hợp mưa lớn R 3n >75mm, thì trong 2 tháng VII-VIII của 20 năm (80-99), tổng số 1200 tr. hợp, cho thấy (bảng 2) : + Số tr. hợp có mưa R 3n >1,5mm ở các phân khu chiếm tần suất tới 92% - 97%. + Sự khác biệt giữa các phân khu rất rõ rệt: ở PK Lai Châu, số tr. hợp ML nhiều hơn khoảng gấp 3 lần số tr. hợp K; ở PK Sơn La, số tr. hợp K gấp 2 lần số tr. hợp ML; ở Đông HLS, tần suất ML gấp khoảng 2 lần K. + Trung bình các trạm hai phía HLS: số tr. hợp ML gấp khoảng 2 lần tr. hợp K. Bảng 2. Số trường hợp các cấp R 3n ở các phân khu (1980-1999) Đơn vị: số trường hợp và % Lượng mưa PK Lai Châu PK Sơn La Đông HLS R 3n số tr.hợp Tần suất số tr.hợp Tần suất số tr.hợp Tần suất K 42 4 98 8 38 3 ≥ 1,5mm 1158 96 1102 92 1162 97 ML 158 13 51 4 89 7 Những nhận xét trên cho thấy việc chia các phân khu để nghiên cứu dự báo là cần thiết. Nhiều trường hợp ML chỉ xảy ra ở một phân khu. Thống kê những tr. hợp ML chỉ xảy ra ở một phía của dãy HLS cho thấy số đợt ML chỉ ở Tây HLS (138 đợt) gấp trên 6 lần số đợt ML chỉ ở Đông HLS (20 đợt). 2.3. Phân tích dấu hiệu trường 850hPa và 500hPa trước ba ngày ở phía Tây Bắc Bộ Để phân tích dấu hiệu và đánh giá lượng thông tin (LTT) trường địa thế vị (H) mực 850hPa và 500hPa trước 3 ngày xảy ra mưa ở phía Tây Bắc Bộ, chúng ta xét độ lệch giữa 2 trường địa thế vị của hai pha đối lập nhau (ML và K), xác định miền có độ lệch lớn nhất sẽ là nơi chứa LTT nhiều nhất [9]. 2.3.1. Phân tích dấu hiệu trường địa thế vị mực 850hPa a) Thời điểm trước 3 ngày xảy ra mưa lớn ở các phân khu phía Tây HLS Bản đồ trung bình H850hPa trước 3 ngày xảy ra ML ở phía Tây HLS (hình 1) cho thấy: Bắc Bộ nằm trong rãnh áp thấp nóng; từ phía Tây Bắc Bộ ra tới Tây Thái Bình Dương (TBD) gradient H theo vĩ hướng và theo kinh hướng đều rất lớn. Cơ chế gây ML là do Bắc Bộ nằm trong nền nóng ẩm cùng với sự hội tụ gió trên trục rãnh; vì gradient H lớn, đới gió Tây Nam sau trục và đới gió Đông Nam trước trục rãnh có cường độ mạnh, sự hội tụ mạnh mẽ đã tạo động lực gây ML. Ví dụ hình thế ngày 13- 8-1995. Khi xét bản đồ trung bình tr. hợp K (hình 2): gradient H theo kinh và vĩ hướng rất nhỏ; không có hoạt động của lưỡi cao TBD. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 129 Hình 1. H850hPa tr.hợp ML phía Tây HLS Hình 2. H850hPa tr.hợp K phía Tây HLS Trường độ lệch của 2 pha ML và K cho thấy LTT tập trung ở: vùng I ở phía Tây Trung Quốc mang dấu âm; vùng II ở Tây TBD mang dấu dương. Sự đối lập giữa vùng I với vùng II là cơ sở xác định dấu hiệu ML ở phía Tây HLS (hình 3). I II Hình 3. Độ lệch trường H850hPa giữa tr.hợp ML với tr.hợp K ở phía Tây HLS b) Thời điểm trước 3 ngày xảy ra mưa lớn ở phía Đông HLS Trên bản đồ trung bình H850hPa trước 3 ngày ML phía đông HLS cho thấy khác ở Tây HLS: dấu hiệu hoạt động của lưỡi áp cao TBD thể hiện rõ hơn, rãnh thấp trên Bắc Bộ ở vị trí thấp hơn (hình 4). Ví dụ hình thế ngày 20-7-1980. Bản đồ trung bình H850hPa tr. hợp K ở Đông HLS cũng có đặc điểm tương tự ở Tây HLS (đối lập vớ i hình thế ML), song vị trí trục rãnh thấp nằm cao hơn nhiều (hình 5). Độ lệch hai trường trên cho ta 2 vùng LTT lớn: vùng III (ở Bắc Biển Đông) mang dấu âm, liên quan các vùng áp thấp hoạt động ở đây; vùng IV (ở Tây TBD) mang dấu dương, liên quan hoạt động lưỡi áp cao TBD. Sự đối lập 2 vùng này giúp ta xác định dấu hiệu ML ở phía Đông HLS (hình 6). Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 130 T T C C T C Hình 4. H850hPa tr.hợp ML ở Đông HLS Hình 5. H850hPa tr.hợp K ở Đông HLS III IV Hình 6. Độ lệch của trường H850hPa giữa tr.hợp ML với tr. hợp K ở phía Đông HLS Những phân tích LTT ở trên cho thấy trong cả hai hình thế pha ML và pha K đều thể hiện có hoàn lưu gió mùa tây nam trên bán đảo Đông Dương và Biển Đông, điều kiện nguồn ẩm như nhau, do vậy nguyên nhân gây ML ở hai phía HLS liên quan tới tác động của lưỡi áp cao TBD [3], chỉ khác biệt về vị trí và cường độ của nó. 2.3.2. Phân tích trường địa thế vị mực 500hPa: a) Thời điểm trước 3 ngày xảy ra mưa lớn ở các phân khu phía Tây HLS Bản đồ H500hPa tr. hợp ML phía Tây HLS cho thấy: đới gió Tây cường độ mạnh ở Hoa Nam với trục rãnh nằm phía Bắc Bắc Bộ; lưỡi cao TBD lấn qua 125 0 E, trục ở khoảng 25 0 N (hình 7). Cơ chế gây ML liên quan tới tác động của lưỡi áp cao TBD và rãnh trong đới gió Tây ôn đới. Đối lập lại, ở tr. hợp K: không có hoạt động của đới gió Tây ở vùng Hoa Nam và không có hoạt động của lưỡi cao TBD. Từ vĩ độ 30 o N trở xuống, gradient H vĩ hướng rất nhỏ (hình 8). Độ lệch hai bản đồ ở trên cho biết nơi có LTT lớn là: vùng V (lục địa Trung Quốc) và vùng VII (bán đảo Triều Tiên) mang dấu âm; vùng VI (Tây TBD) mang dấu dương (hình 9). Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 131 C T C Hình 7. H500hPa tr.hợp ML ở Tây HLS Hình 8. H500hPa tr.hợp K ở Tây HLS VI V VII Hình 9. Độ lệch của trường H500hPa giữa tr.hợp ML với tr. hợp K ở phía Tây HLS b) Thời điểm trước 3 ngày xảy ra mưa lớn ở phân khu phía đông HLS Khác với hình thế ML Tây HLS, trên bản đồ H500hPa tr. hợp ML Đông HLS trục lưỡi áp cao TBD ở vị trí cao hơn, rãnh thấp gió mùa bao trùm Việt Nam phát triển lên khá cao (hình 10). Ví dụ hình thế ngày 20/7/1980. T C C C T Hình 10. H500hPa tr.hợp ML ở Đông HLS Hình 11. H500hPa tr.hợp K ở Đông HLS Bản đồ tr. hợp K tương tự với bản đồ tr. hợp K ở Tây HLS: từ vĩ độ 30 o N xuống phía xích đạo gradien H theo kinh vĩ hướng rất nhỏ; không thấy xuất hiện lưỡi Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 132 cao TBD (hình 11). Độ lệch 2 trường trên (hình 12) cho ta 2 vùng có LTT lớn là: vùng VIII ở Bắc Biển Đông mang dấu âm, liên quan tới hoạt động của các xoáy thuận nhiệt đới ở đây; vùng IX ở bán đảo Triều Tiên mang dấu dương. VIII IX Hình 12. Độ lệch của trường H500hPa giữa tr.hợp ML với tr. hợp K ở phía Đông HLS Độ lệch giữa pha ML với pha K ở 2 mực H850hPa và H500hPa cho ta thấy vị trí các vùng LTT lớn thống nhất từ thấp lên cao, thể hiện vai trò động lực đối với ML. 3. Xây dựng mô hình dự báo mưa lớn phía Tây Bắc Bộ thời hạn trước 3 ngày Sử dụng các kết quả nghiên cứu ở trên, việc xây dựng mô hình dự báo được tiến hành theo các bước sau: + Dựa vào các vùng chứa nhiều LTT ở mực 850hPa lên đến mực 500hPa, s ử dụng phương pháp "cây quyết định" [8] để lọc các điều kiện trường địa thế vị gây ML + Sau khi lọc các tr. hợp khả năng gây ML, khai triển EOF trường địa thế vị 500hPa theo các dạng vị trí lưỡi cao TBD. Tuyển chọn những hệ số khai triển có hệ số tương quan cao với R 3n ở các phân khu, làm nhân tố dự báo ML. + Xây dựng phương trình dự báo ML cho thời điểm sau 3 ngày theo hai phương pháp: hồi qui và phân lớp. 3.1. Xác định điều kiện trường địa thế vị trên cao gây mưa lớn phía Tây Bắc Bộ ở thời điểm sau 3 ngày Dựa vào những vùng chứa LTT lớn được phát hiện ở mục trên, sử dụng phương pháp "cây quyết định" tiến hành xác định điều kiện l ọc các tr. hợp khả năng gây ML: a) Đối với mưa lớn ở các phân khu phía Tây HLS + Điều kiện trường địa thế vị mực 850hPa: tiến hành xác định điều kiện lọc khách quan trên máy tính cho kết quả để có ML là: H B -H A >2,6 dam, trong đó: H A và H B là trung bình H vùng A(22,5 o -27,5 o N; 102,5 o -105 o E) và B(12,5 o -17,5 o N; 125 o - 130 o E). Lọc trong 1160 tr. hợp được 882 tr. hợp thoả mãn chỉ tiêu trên. Lấy 882 tr. hợp này để tiếp tục lọc theo điều kiện trường H500hPa. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 133 + Điều kiện trường địa thế vị mực 500hPa: tiến hành xác định điều kiện lọc khách quan cho kết quả có ML khi: H C < 588dam và phải thỏa mãn 1 trong những chỉ tiêu sau: hoặc H D >587dam; hoặc H D - H C > 2dam; hoặc H E < 581dam; hoặc 582dam < H G < 585dam. Trong đó: H i là trung bình H của các vùng i có tọa độ: C(30 o -35 o N; 100 o -105 o E); D(17,5 o -27,5 o N; 122,5 o -130 o E); E(37,5 o -40 o N; 120 o -130 o E); G(20 o - 22,5 o N; 102,5 o -130 o E). Trong 882 tr. hợp lọc ở mực 850hPa, có 727 tr. hợp thoả mãn điều kiện ở mực 500hPa. Với 727 tr. hợp này, xác định ML bằng phương trình dự báo (ở mục sau). b) Đối với mưa lớn ở phía Đông HLS + Điều kiện trường địa thế vị mực 850hPa: xác định điều kiện lọc khách quan cho kết quả để có ML phía Đông HLS phải đồng thời thoả mãn 3 chỉ tiêu: H N - H M > -5,5dam; H N - H P < 0,5dam; H P - H M2 > - 0,5dam; đồng thời phải thoả mãn 1 trong 4 điều kiện: H M2 < 144,5dam; H S >151dam; H P2 - H N > 4dam; H Q - H R > 6dam. Trong đó H i là trung bình H vùng i có tọa độ: M(17,5 o -20 o N; 107,5 o -112,5 o E); M2(15 o - 22,5 o N ; 107,5 o -112,5 o E); N(22,5 o -27,5 o N; 102,5 o -105 o E); P(10 o -17,5 o N; 125 o -130 o E); P2(10 o - 15 o N; 120 o -127,5 o E); Q(27,5 o -37,5 o N; 125 o -130 o E); R(20 o -25 o N; 100 o -105 o E); S(22,5 o -30 o N; 127,5 o -130 o E). Trong 1160 tr. hợp, có 846 tr. hợp thỏa mãn điều kiện trên. Lấy 846 tr. hợp này, xét lọc tiếp điều kiện ML ở mực 500hPa. + Điều kiện trường địa thế vị 500hPa: tiến hành xác định điều kiện lọc như trên cho kết quả: H M -H U < 10,5dam; trong đó: H U là trung bình H vùng U(35 o - 40 o N; 120 o -130 o E). Trong 864 tr. hợp lọc ở mực 850hPa, có 773 tr. hợp thoả mãn. Với 773 tr. hợp này, xác định ML bằng phương trình dự báo (ở mục sau). 3.2. Tuyển chọn nhân tố cho phương trình dự báo mưa lớn Khai triển EOF trường địa thế vị mực 500hPa: Theo kết quả phân tích ở mục trên, sự hoạt động của lưỡi cao TBD có liên quan mật thiết tới hình thế gây mưa ở Bắc Bộ. Để có hiệu quả, ta tiế n hành phân tích theo hàm trực giao tự nhiên (EOF) trường H500hPa theo vị trí lưỡi áp cao TBD: + Với mưa Tây HLS có 3 dạng, ký hiệu: C- đường 588dam lấn qua kinh tuyến 117.5 o E; T- đường 588dam ở ngoài kinh tuyến 122.5 o E; G- các tr. hợp khác + Với mưa Đông HLS có 4 dạng, ký hiệu: C 2 - đường 588dam lấn qua kinh tuyến 110 o E; A- đường 588dam nằm trong 110 o E - 122.5 o E; T 2 - không có đường 588dam; K- các tr. hợp khác. Sau khi phân tích EOF, tiến hành tuyển chọn trong số 20 giá trị riêng λ đầu tiên (chứa >95% LTT của trường) những λ có hệ số tương quan cao nhất với R 3n các phân khu được chọn làm nhân tố xây dựng phương trình dự báo. 3.3. Xây dựng phương trình dự báo: Hệ thống các phương trình dự báo ML cho các phân khu thời hạn trước 3 ngày được xây dựng theo hai dạng: hồi qui và phân lớp như sau: a) Các phương trình hồi qui: Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 134 + Phương trình dự báo ML các phân khu phía Tây HLS Trong hình thế dạng C: R 3nLC = -1,01.T 7 - 2,131.T 13 - 4,202.T 20 - 3,2124.T 14 - 2,4342.T 12 + 51,8812 (1) R 3nSL = -1,8285.T 13 + 0,4902.T 2 - 1,3041.T 8 -1,6009.T 7 + 36,1351 (2) Trong hình thế dạng G: R 3nLC = 1,1305.T 7 - 0,4828.T 2 + 50,3068 (3) R 3nSL = -1,0095.T 10 - 1,8156.T 15 - 0,5986.T 5 + 30,1579 (4) Trong hình thế dạng T: R 3nLC = 0,7298.T 5 - 0,7104.T 4 + 51,4965 (5) R 3nSL = - 0,2248.T 1 + 0,4884.T 3 + 24,8858 (6) + Phương trình dự báo ML phía Đông HLS: Trong dạng C 2 : R 3nE = - 0,8554.T 5 +1,4761.T 8 - 2,6508.T 14 + 0,7495.T 2 + 36,9735 (7) Trong dạng A: R 3nE = -1,2561.T 9 - 2,9793.T 17 + 0,688.T 4 + 39,695 (8) Trong dạng T 2 : R 3nE = - 1,372.T 11 + 33,329 (9) Trong dạng K: R 3nE =-0,3.T 1 -0,998.T 7 -0,956.T 5 +3,17.T 15 +2,632.T 12 +33,644 (10) b) Các phương trình phân lớp: + Phương trình dự báo ML các phân khu phía Tây HLS Trong hình thế dạng C: F LC = -0,4352 -0,142.T 12 -0,2332.T 14 -0,1262.T 20 -0,0278.T 7 (11) F SL = - 0,3457 - 0,1347.T 7 - 0,1439.T 8 - 0,095.T 13 (12) Trong hình thế dạng G: F LC = - 0,05 + 0,0767.T 7 (13) F SL = - 0,2885 - 0,0428.T 5 - 0,1156.T 15 (14) Trong hình thế dạng T: F LC = - 0,0477 - 0,0438.T 4 (15) F SL = - 0,7387 + 0,1178.T 3 (16) + Phương trình dự báo ML phía Đông HLS: Trong dạng C 2 : F E = - 0,2899 + 0,0769.T 2 + 0,0538.T 14 + 0.039.T 8 (17) Trong dạng A: F E = - 0,1215 - 0,0948.T 17 - 0.1210.T 9 (18) Trong dạng T 2 : F E = - 0,28 - 0,2061.T 11 (19) Trong dạng K: F E = - 0,9476 + 0,4593.T 12 + 0,2924.T 1 (20) Với các phương trình phân lớp từ (11) đến (20), nếu F > 0: dự báo có ML; nếu F < 0: dự báo không có ML. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 135 Trong các phương trình từ (1) đến (20) ký hiệu: T i (i= 1, 2, ) là các hệ số khai triển thứ i trong phân tích EOF tại thời điểm t dự báo cho R 3n ở thời điểm t+3; R 3nLC , R 3nSL , R 3nE - lượng mưa các PK Lai Châu, Sơn La, phía đông HLS; F LC , F LS , F E - các hàm phân lớp dự báo cho các PK Lai Châu, Sơn La, phía đông HLS. 3.4. Đánh giá mức chính xác của mô hình dự báo 3.4.1. Mức chính xác của các phương trình dự báo theo số liệu phụ thuộc: Đánh giá theo tần suất đúng [7]: các phương trình hồi qui có mức chính xác từ 79% đến 97%, các phương trình phân lớp có mức chính xác từ 56% đến 82%. Đánh giá theo chỉ tiêu Ôbukhôv [7]: các phương trình hồi qui có mức sai lầm α (loại I) từ 0.04 - 0.93, mức sai lầm β (loại II) từ 0.0 - 0.23; các phương trình phân lớp có mức sai lầm α từ 0.21 - 0.49, mức sai lầm β từ 0.21 - 0.44. Như vậy, chất lượng các phương trình đạt chỉ tiêu của WMO có thể sử dụng đưa vào mô hình dự báo. Đánh giá mức chính xác của toàn mô hình: kết quả dự báo ML cho các phân khu theo hàm hồi qui đạt 86-96%, theo hàm phân lớp đạt 73-81%. 3.4.2. Mức chính xác của mô hình dự báo trên số liệu độc lập: Đánh giá mô hình trên số liệu độc lập thời kỳ từ năm 2000-2003 cho kết quả : chất lượng dự báo ở các phân khu theo hàm hồi quy đạt 93-100%, mức sai lầm α = 0.01-0.06, mức sai lầm β = 0.15-0.24; theo hàm phân lớp đạt 74-79%, , mức sai lầm α = 0.01-0.10, mức sai lầm β = 0.0-0.01. Đạt chỉ tiêu WMO và Ôbukhôv [7] [10]. 3.5. Dự báo thử nghiệm Mô hình dự báo này đã được xây dựng và cài đặt trên máy tính, nên có thể sử dụng rất dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng trong công tác dự báo nghiệp vụ. Dự báo thử nghiệm trong năm 2004 cho kết quả phả n ảnh đúng chất lượng của mô hình: mức chính xác dự báo ở các phân khu đạt 84-95% theo hồi quy, đạt 66-76% theo phân lớp. 4. Kết luận Việc sử dụng phương pháp phân tích hai trường địa thế vị cho hai trường hợp đối lập nhau (mưa lớn và không mưa) để phát hiện các vùng ở mực 850hPa và 500hPa chứa thông tin liên quan đến ML phía tây Bắc Bộ và sử dụng phương pháp "cây quyết định" để lọc các điề u kiện, đã giúp cho việc xây dựng mô hình dự báo có hiệu quả. Các thông tin tìm được đã cho thấy vai trò động lực gây ML, mà quan trọng nhất là tác động của áp cao TBD. Nghiên cứu dự báo mưa lớn thời hạn trước 3 ngày ở phía tây Bắc Bộ là một vấn đề khó mà trước đây chưa giải quyết được. Công trình nghiên cứu trình bày ở trên bước đầu có kết quả khả quan, có thể sẽ nghiên cứu tiếp và sâu thêm. Tài liệ u tham khảo Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 136 A- Tiếng Việt: 1. Nguyễn Đức Hậu. Tạp chí KTTV, số 12 (480), tr. 27-34. 2000. Dự báo đợt mưa lớn trước trước 3- 4 ngày trên lưu vực hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình. 2. Lê Bắc Huỳnh. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Tổng cục thuộc chương trình cấp Nhà nước "phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình", Tổng cục KTTV, Hà Nội. 2001. Đánh giá các hình thế thời tiết sinh lũ lớn phục vụ dự báo và cảnh báo trước khả năng có lũ lớn, lũ cực hạn trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, 3. Trần Gia Khánh. Tuyển tập báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học và dự báo KTTV lần thứ I (1976 - 1980), Cục Dự báo KTTV, Hà Nội, tr. 46-71. 1981. Hoạt động của áp cao tây TBD và quá trình mưa lớn ở Miền Bắc nước ta. 4. Nha khí tượng. Hà Nội .1967. Qui chế tạm thời đánh giá dự báo thời tiết (văn b ản pháp quy của Ngành). 16 tr. 5. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.1993. Khí hậu Việt Nam. 6. Tổng cục KTTV. Hà Nội. 1990. Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam. Chương trình 42A "Đánh giá tài nguyên và điều kiện thiên nhiên về KTTV phục vụ sản xuất và quốc phòng, trọng tâm là phục vụ nông nghiệp", tập I, 443 tr, tr. 300-348. B - Tiếng Anh: 7. Dobryshman E.M. WMO No.303, General - Switzerland. 1972. Review of Forecast verification techniques. Technical Note No.120, 52 p. 8. James D. Belville and Johnson G. Alan. AMS. 2000. The role of decision trees in weather forecasting, 9th Conference Weather Forecasting and Analysis June 28 - July 1 1982, pp. 7-11. 9. Ward. N. (IRI) International Research Institute for Climate Prediction, Singapore. 2001. Basic statistical analysis methods in climate science. Workshop on Regional Climate Forecast Methodology. 27 pp. 10. WMO. CBS Infomation, http://www.wmo.ch/web/www/DPS/verification systems.html. 1998. The Core Standardized Verification System for Long range Forecast. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 137 . DỰ BÁO MƯA LỚN Ở PHÍA TÂY BẮC BỘ THỜI HẠN TRƯỚC 3 NGÀY TS. Nguyễn Đức Hậu Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương 1. Mở đầu Mùa mưa ở phía Tây Bắc Bộ diễn biến phức. Xây dựng mô hình dự báo mưa lớn phía Tây Bắc Bộ thời hạn trước 3 ngày Sử dụng các kết quả nghiên cứu ở trên, việc xây dựng mô hình dự báo được tiến hành theo các bước sau: + Dựa vào các vùng. tr.hợp ML với tr.hợp K ở phía Tây HLS b) Thời điểm trước 3 ngày xảy ra mưa lớn ở phía Đông HLS Trên bản đồ trung bình H850hPa trước 3 ngày ML phía đông HLS cho thấy khác ở Tây HLS: dấu hiệu hoạt

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan