325 Giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nam Thái
LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đã tạo ra vận hội mới cho các doanh nghiệp đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp này vào một bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mở rộng, nền kinh tế càng phát triển với những máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại được chuyển giao giữa các nước, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn cầu kỳ hơn trước, nhiều mặt hàng phong phú hơn. Họ có thể bị hấp dẫn bởi thứ hàng hoá nào đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của mình. Vì thế những công ty chiến thắng là những công ty thoả mãn đầy đủ nhất và thực sự làm vui lòng những khách hàng mục tiêu của mình. Các công ty này ngày càng thấy được vai trò quan trọng của Marketing, xem Marketing là một công cụ của toàn công ty chứ không phải là một bộ phận riêng biệt. Những công ty này đều lấy thị trường làm trung tâm và hướng theo khách hàng. Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Nam Thái, kết hợp với thực trạng hoạt động của công ty và các kiến thức đã được học trong Nhà trường em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình: "Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Nam Thái ". Với đề tài đã lựa chọn, mục đích chính của chuyên đề thực tập này là cung cấp một số cơ sở phương pháp luận về những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Em đã cố gắng xử lý và đề xuất những giải pháp mang tính đồng bộ, gắn liền với thực tế đồng thời mang tính khả thi nhằm giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra giúp công ty có một phương hướng kinh doanh đúng đắn và giải pháp Marketing hợp lý. Trong quá trình viết chuyên đề thực tập em có sử dụng các biện pháp phân tích và so sánh, kết hợp 1 giữa lý luận và tìm hiểu thực tế. Kết cấu chuyên đề báo cáo thực tập ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương. - Chương I: Cơ sở lý luận của chiến lược Marketing. - Chương II: Phân tích thực trạng về hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Nam Thái - Chương III: Một số giả pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Nam Thái 2 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Khái niệm phân loại và quá trình phát triển của Marketing 1.1.1.Khái niệm về marketing Trong nền kinh tế hiện đại, thuật ngữ “ Marketing” ngày càng trở nên quen thuộc và việc ứng dụng nó ngày càng trở nên phổ biến trên phạm vi vĩ mô lẫn vi mô, trong nước và quốc tế. Marketing là một từ tiếng Anh, được chấp nhận và sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường của đại học Tổng hợp Michigan – Mỹ, Đến năm 1910 tất cả các trường đại học tổng hợp ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học Marketing. Trong lịch sử hình thành và phát triển trên thế giới đã xuất hiện nhiều quan niệm và định nghĩa. Nó phản ánh trình độ nhận thức, quan điểm của tác giả về vến đề này cũng như phản ánh trình độ phát triển Marketing thực tế từng thời kỳ. Buổi ban đầu Marketing có tên gọi là “Marketing bán hàng”, Marketing ở đây được hiểu là tất cả những gì đặt ra trước khi sử dụng bán hàng và quảng cáo trong bán hàng. Trong giai đoạn này tư tưởng định hướng Marketing và tư tưởng định hướng bán hàng chưa rõ ràng. Đến thời kì tiếp theo Marketing bán hàng được nâng lên thành “Marketing bộ phận” ở thời kì này người ta quan tâm nhiều đến tính hệ thống của Marketing nhằm đưa ra một hoặc một số cách thức nào đó trong quá trình tác động đến khách hàng để tăng doanh số bán hàng. Người ta đã lập ra một cách khá đầy đủ hệ thống các tham số cơ bản của Marketing hỗn hợp như : sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng và giao cho một bộ phận nào đó trong công ty thực hiện nhiệm vụ này. Trong 3 giai đoạn này Marketing được hiểu là “quá trình gia quyết định về sản phẩm, xúc tiến, kênh phân phối và nơi phân phối” Tuy nhiên trình độ phát triển của “Marketing bộ phận” chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh. Trong nền kinh tế hiện đại, sự phát triển của Marketing được nâng lên thành “Marketing công ty – Marketing hiện đại” và đã đề xuất thêm nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về Marketing như. • Định nghĩa của Uỷ ban hiệp hội Marketing Mỹ: Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản suất đến người tiêu dùng. • Định nghĩa của viện Marketing Anh quốc: Marketing là chức năng quản lý công ty về tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một loại hàng hoá cụ thể, đế việc đưa hàng hoá đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận cao nhất. • Định nghĩa của giáo sư - Tiến sĩ PHILIP KOTLER: Marketing là một quá trình quản lý mang tính chất xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tổ chức có được những gì mà họ mong muốn thông qua việc chào bán và trao đổi sản phẩm có giá trị với người khác. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới đang khá phổ biến một quan niệm về Marketing như sau. Marketing là một khoa học nghiên cứu các quy luật cung - cầu, giá cả trên thị trường và hệ thống các phương pháp, nghệ thuật cả thủ đoạn làm cho quá trình sản xuất một cách phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. 1.1.2. Mục tiêu của Marketing: - Marketing ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến mọi người trên thế giới. Mỗi người mua, người bán hay tất cả dân chúng nói chung đều có các yêu 4 cầu khác nhau đối với hệ thống Marketing của doanh nghiệp Do đó, hoạt động Marketing của doanh nghiệp thường hướng theo các mục tiêu sau. - Mục tiêu tối đa hoá tiêu thụ : Đây là mục tiêu cơ bản mà các doanh nghiệp của Việt Nam tìm cách để đạt được. Khi tối đa hoá tiêu thụ có nghĩa là khi đó đạt mức tiêu dùng cao nhất, doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao từ đó có thêm những điều kiện tăng trưởng sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngươi lao động và phát triển của cải xã hội nhiều nhất. Tuy nhiên với người tiêu dùng, khi doanh nghiệp tối đa hoá tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó thì có nghĩa là họ sẽ phải chịu thiệt thòi nhất khi phải mua sắm những sản phẩm này. - Mục tiêu tối đa hoá sự thoả mãn: theo quan điểm này thì mục tiêu của hoạt động Marketing là đạt mức độ thoả mãn tiêu dùng cao nhất chứ không phải là mức tiêu dùng cao nhất. Do vậy, việc thoả mãn nhu cầu và mục đích thu lợi nhuận cao nhất sẽ có thể dẫn đến những hoạt hộng kinh doanh bất hợp pháp như buôn bán hàng cấm, tiêu thụ heroin v.v - Mục tiêu tối đa hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng: Doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá về chủng loại hàng hoa kiểu dàng, bao bì, nhãn hiệu… và dành cho người tiêu dùng sự lựa chọn cao nhất, khả năng tìm thấy những sản phẩm phù hợp nhất với thị hiếu, sở thích của họ, Mục tiêu này có thể dẫn đến sự lãng phí, làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ đắt thêm, người ta mất thêm nhiều thời gian lựa chọn đánh giá. - Mục tiêu tối đa hoá chất lượng cuộc sống: Đây là một trong những mục tiêu cao nhất các doanh nghiệp cần cố gắng vươn tới để đạt được. Đặc biệt nó là một trong những yêu cầu của Marketing hiện đại. Chất lượng cuộc sống được thể hiện bằng sự hài hoà giữa vật chất và tinh thần. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng đây là một mục tiêu mà người ta khó mà có thể đo lường được chất lượng của nó. 5 1.2. Chiến lược và quản trị chiến lược Marketing trong cơ chế thị trường: 1.2.1. Chiến lược Marketing: 1.2.1.1. Khái niệm và hoạch định chiến lược Marketing theo hướng thị trường Nền kinh tế thị trường ngày nay chỉ chấp nhận những Công ty có sự nhạy bén với những thay đổi của môi trường kinh doanh, hoặc là họ phải tìm cách thích ứng hoặc là sẽ bị thị trường đào thải. Và thực tiễn đã chứng minh những công ty thành công là những công ty biết cách vận dụng chiến lược theo hướng thị trường. Họ nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược. Hoạch định chiến lược Marketing theo hướng thị trường là quả trình quản trị nhằm phát triển và duy trì sự ăn khớp có thể thực hiện được giữa các mục tiêu của tổ chức, kỹ năng tài nguyên và những cơ hội của mình trên một thị trường luôn biến động. 1.2.1.2. Vai trò của hoạch định chiến lược: Trong nền kinh tế bao cấp, các doanh nghiệp thụ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do không có sự cạnh tranh nên kinh doanh trì trệ, không phát huy hết tiềm năng của mình doanh nghiệp không chủ động, sáng tạo tham gia thị trường mà mong đợi sự bao cấp của nhà nước nên tụt hậu so với sự phát triển mạnh mẽ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, các Công ty buộc phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh gay gắt, mức độ rủi ro rất cao. Sự hoạt động đồng bộ của bộ máy doanh nghiệp cũng như những chính sách để thích nghi với những thay đổi điều kiện môi trường đã chở thành yếu tố hết sức cần thiết đảm bảo sự thành công cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, hoạch định chiến lược giúp cho doanh nghiệp có sự ăn khớp giữa mô trường nội bộ và môi trường bên ngoài nhằm phát huy tối đa các thế mạnh, hạn chế điểm yếu và mục đích cuối cùng là đạt được sự tăng trưởng mục tiêu cho doanh nghiệp. 6 1.2.1.3. Mục đích của hoạch định chiến lược: Giúp Công ty tuyển chọn và tổ chức các hoạt động sao cho đảm bảo được tài sản của mình bất chấp sự đảo lộn bất ngờ của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội. Tạo cho doanh nghiệp khả năng thích ứng tiềm tàng để tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh. Bất cứ khi nào Công ty cũng bảo vệ được thị phần và lợi nhuận. Mục đích này dựa trên 3 ý tưởng then chốt: + Một là : Quản trị các hoạt động của bộ máy và của Công ty như một danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động tạo khả năng sinh lời cao nhất. + Hai là: Đánh giá khả năng sinh lời hay tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp dựa vào sự phát triển thị phần, vị trí của doanh nghiệp trên trị trường và khả năng tài chính. Điều này có nghĩa tình hình hiện tại của một doanh nghiệp không phải là một căn cứ để có thể đánh giá chính xác tiềm năng của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc và rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác. + Ba là: Chiến lược kinh doanh phải được coi là kế hoạch mưu đồ dựa trên hai khía cạnh: * Thứ nhất: Mục tiêu phải đạt được trong một thời gian nhất định (tuỳ thuộc khả năng thực hiện của doanh nghiệp) * Thứ hai: Mỗi chiến lược chỉ thành công trong một hoàn cảnh nhất định.Vì vậy, không có cái gì tồn tại mãi với một doanh nghiệp cũng như với đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những ý tưởng then chốt đối với việc xác lập vị trí của mình, tạo ra những cơ hội nhằm hoàn thành mục tiêu . 1.2.2. Quản trị chiến lược: 1.2.2.1. Khái niệm quản trị chiến lược: Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ chức, thực hiện và kiểm tra việc thực 7 hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi trường hiện tại cũng như tương lai. 1.2.2.2. Ưu và nhược điểm của quản trị chiến lược: + Ưu điểm: - Quá trình quản trị chiến lược giúp tổ chức xác định rõ mục tiêu và hướng đi của mình trong tương lai. Khuyến khích lãnh đạo và nhân viên Công ty hoạt động một cách đồng bộ nhằm đạt được những thành tích ngắn hạn và mục đích cuối cùng là cải thiện lợi nhuận và vị thế cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp. - Quản trị chiến lược buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích và dự báo các điều kiện có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong tương lai gần cũng như tương lai xa, bởi môi trường kinh doanh luôn có những biến động khó lường trước. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp nắm bắt tận dụng các cơ hội cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro. - Quản trị chiến lược giúp các công ty ra quyếtt định gắn liền với điều kiện môi trường liên quan. Tính phức tạp của thị trường đòi hỏi tổ chức phải nỗ lực chiến được vị trí chủ động hay bị động tấn công. Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo điều kiện môi trường, sau đó tác động hay thay đổi các điều kiện dự báo cho phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra. Quyết định bị động tấn công là dự báo điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hoá vị thế của doanh nghiệp trong môi trường bằng cách tránh những vẫn đề bất lợi có thể xảy ra và chuẩn bị thực hiện cơ hội tiềm tàng. - Quản trị chiến lược giúp tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất, mang lại sự thành công mà các doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược không thể có. + Nhược điểm 8 - Nhược điểm chủ yếu là thiết lập quả trình quản trị chiến lược cần nhiều thời gian và nỗ lực của bản thân lãnh đạo, cũng như các nhân viên trong doanh nghiệp. - Các kế hoạch chiến lược thiếu sự linh hoạt khi chúng được ấn định thành văn bản. - Việc dự báo cho môi trường dài dạn có giới hạn sai sót đôi khi là rất lớn vì vậy doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. - Một công ty quá coi trọng vấn đề kế hoạch hoá ít chú trọng đến việc thực hiện quá trình quản trị chiến lược. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế cạnh tranh chúng ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của việc hoạch định chiến lược. Những nhược điểm nói trên chỉ là một rào cản rất nhỏ nếu tổ chức biết cách vận dụng quá trình quản trị chiến lược một cách đúng đắn. Khắc phục được nhược điểm và phát huy ưu điểm của hoạch định chiến lược sẽ củng cố vị thế lâu dài của tổ chức. 1.3. Nội dung của chiến lược Marketing theo vị thế cạch tranh: 1.3.1. Chiến lược cho doanh nghiệp dẫn đầu thị trường: Trên thị trường có một số Công ty được công nhận là đứng đầu ở một số lĩnh vực nào đó (ví dụ như Công ty Honda được coi là công ty đứng đầu về sản xuất xe máy) thì Công ty đó có thể chọn một trong hai mục tiêu tăng trưởng Marketing sau: - Một là tìm cách mở rộng quy mô của toàn bộ thi trường như thu hút thêm khách hàng, nghiên cứu tìm ra công cụ mới của sản phẩm hoặc tăng số lượng sản phẩm trong một lần sử dụng. - Hai là công ty đứng đầu thị trường có thể tăng thị phần nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh. Các chiến lược Marketing cần có làm sao để tăng quy mô thị trường hoặc điều chỉnh một trong những khâu nào đó của công tác Marketing. Các công ty đứng đầu thị trường khi đã chọn mục tiêu tăng trưởng ổn định và chiến lược tập chung thi cũng phải chọn mục tiêu Marketing sao cho 9 có thể bảo vệ được thi phần hiện có. Các Công ty này luôn phải “bịt những lỗ hổng” để các Công ty cạnh tranh khác không thể dành được khách hàng của mình. Chi phí để bảo bệ thị phần có thể rất cao nhưng chi phí cho việc từ bỏ một sản phẩm hay một khúc thị trường có thể cao hơn rất nhiều. Có 4 chiến nhằm bảo vệ thị trường mà công ty dẫn đầu cần thực hiện: + Chiến lược đổi mới: Với giả định là sẽ xuất hiện một ai đó với một sản phẩm tốt hơn. Vì vậy, các Công ty đứng đầu thị trường luôn cố gắng dẫn đầu trong lĩnh vực như phát triển các loại sản phẩm mới, dịch vụ và các phương thức phận phối mới . + Chiến lược củng cố: Đây là một phương thức chủ động nhằm bảo đảm sức mạnh trện thị trường. Nhưng điều được chú trọng là giữ mức giá hơp lý và đưa ra các sản phẩm mới với quy mô hình thức mẫu mã mới. + Chiến lược đối đầu: Thị trường bao gồm việc phản ứng nhanh nhạy và trực tiếp với đối thủ thách thức. Hình thức của chiến lược này có thể là các cuộc chiến trannh khuyến mại, chiến tranh về giá hoặc về giữa các đại lý + Chiến lược quấy nhiễu: Công ty cố gắng gây ảnh hưởng đến các nhà cung ứng và tiêu thu làm cho họ có thái độ không hợp tác với đối thủ cạnh tranh. Cách này không được hoan nghênh lắm. 1.3.2. Chiến lược cho các doanh nghiệp thách thức trên thị trường: Các doanh nghiệp này được công nhận là có uy tín trên thị trường nhưng thường đứng thứ hai hoặc thứ ba. Các mục tiêu tăng trưởng nhanh ở các công ty và chiến lược tập chung rất thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng Marketing nhằm giành thêm thị phần. Trước khi xem xét mục tiêu này được thực hiện như thế nào, công ty cần xác định xem phải giành thị phần từ tay hãng nào. Một trong những phương cách là tấn công vào đối thủ đứng đầu một cách trực tiếp hay chính diện. Phương cách này có thê đem lại hiệu quả song công ty cần phải có lợi thế cạnh tranh và bền bỉ, hoặc công ty đứng đầu có điểm yếu nào đó có thể lợi dụng tấn công được. 10 [...]... phát triển của Công ty cổ phân Nam Thái: 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Nam Thái Được thành lập năm 1966 vơí tên gọi là Xí nghiệp cơ khí Nam Thái Đến năm 1974 đổi thành Xí nghiệp Nam Thái trực thuộc liên hợp xe đạp, xe máy Hà Nội (LIXEHA) Thực hiện chủ chương cổ phần hoá doanh nghiệp của nhà nước công ty cổ phần Nam thái đã được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá xí nghiệp Nam Thái Là... cả nước công ty đã và đang phát triển từng bước để thích ứng yêu cầu thị trường và thích hợp với thời buổi cơ chế thị trương cạnh tranh gay gắt hiện nay Tháng 6 năm 2000 công ty Nam Thái đươc chuyển thành Công ty cổ phần Nam Thái.căn cứ vào quyết định số 5802/QĐVB ngày 29/12/1999 của UBND Thành phố Hà Nội với chế độ hạch toán độc lập đã phê chuẩn và cho phép thành lập Công ty, “CÔNG TY CỔ PHẦN NAM THÁI”... bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ từng phòng ban Công ty cổ phần công ty Nam Thái mang đầy đủ nét đắc trưng của công ty cổ phần, đồng thời để đảm bảo cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh được hiệu quả và phù hợp với quy mô của doanh nghiệp các phòng ban của công ty được tổ chức theo hướng tinh giảm tối đa để có thể tiết kiệm được mọi nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh Công ty tổ chức bộ máy quản... hình tài chính của Công ty không được khả quan lắm Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, ban giám đốc và các tổ chức công đoàn mặc dù gặp phải một số khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau gặp bao thử thách bởi sự cạnh tranh của cơ chế thị trường nhưng Công ty vẫn liên tục trưởng thành và phát triển đã phát huy mọi khả năng sản xuất của mình để 35 đứng vững trên thị trường nâng cao uy tín của Công ty Dưới đây... Nội.Từ một doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, công ty cổ phần Nam Thái đã khẳng định được chỗ đứng cua mình trong nền kinh tế thị trường Đời sống của cán bộ công nhân viên đã dần được cải thiện công ty đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ và bước đầu có lãi Sự đứng vững và vươn lên của công ty cổ phần Nam Thái là một bằng chứng cho sự đúng đắn của cẳu trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước Từ khi thành... khả năng sinh lời còn lại Nâng giá cao hơn : Xác định vị trí gần nhãn hiệu khống chế chi phí cho quảng cáo ít hơn để làm thay đổi quan hệ của thị trương cao cấp với nhãn hiệu khống chế 1.3.3 Chiến lược cho các doanh nghiệp theo sau Các công ty này thường không thách thức với công ty dẫn đầu trên trị trường, mặc dù thị phần của công ty thương nho hơn so với công ty dẫn đầu song lợi nhuận tổng cộng của. .. lượng khách hàng đến công ty ngày một đông đảo, nếu như trước đây sản phẩm của công ty chỉ tập chung chủ yếu ở thị trường Hà Nội, và khách hàng chủ yêu là các công ty thanh viên trong liên hiệp xe đap trước đây, thì những năm gân đây sản phẩm của công ty đã có mặt hầu khắp các tỉnh phía bắc như Nam Định, Thanh Hoá, Thái Bình … 2.2.1 Thực trạng hoạt động Marketing ở công ty cổ phần Nam Thái 2.2.1.1 Thực... các công ty theo sau thì mục tiêu Marketing thường là bảo vệ thị phần hiện có của mình Các công ty phải không ngừng phấn đấu giữ các hách hàng hiện có và tìm kiếm thị phần nhờ kách hàng mới , chìa kháo để các công ty đi sau giữ được thành công là phải triển khai các khâu trong công tác Marketing mang lại lợi nhuận mà không gây ra sự phản kháng cạnh tranh dữ dội, có thể phân biệt ba chiến lược chính của. .. đồ công nghệ tổ chức sản xuất, sản phẩm của công ty 2.1.2.1- Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty có quy mô nhỏ sản xuất hàng loạt Cộng nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty tuy không phức tạp nhưng phải gia công nhiều chi tiết và đòi hỏi sự chính xác khuôn cối Mỗi sản phẩm tuy không đòi hỏi sự chính xác hoàn hảo xong nó bao gồm nhiều chi tiết,nhiều bước công nghệ và quy trình khác nhau Sản phẩm của công ty. .. sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nam Thái trong những năm gần đây: Hiện nay trên thị trương có rất nhiều công ty sản xuất những mặt hàng cùng loạI, ngoàI ra các cơ sở tư nhân Việc cung vượt quá cầu là một ép sức rất lớn đối với công ty, nhưng vượt lên tất cả mọi khó khăn, bằng sự cố gắng hết mình của tập thê công nhân viên chức, bằng sự sáng tạo trong sản suất khinh doanh, công ty không những đứng . số giả pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Nam Thái 2 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG HOẠT. số cơ sở phương pháp luận về những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Em đã cố gắng xử lý và đề xuất những giải pháp mang tính đồng