Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
207 KB
Nội dung
Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng PHẦN GIỚI THIỆU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có một mẫu chuyện được kể rằng; có một người đẩy xe ra chợ, trên xe chở toàn là tiền giấy để mua hàng hóa thế nhưng tên ăn trộm lại không chú ý gì đến số tiền ở trên chiếc xe mà chính chiếc xe là tâm điểm cho món đồ mà tên ăn trộm muốn đánh cắp. Thực trạng câu chuyện trên cho thấy sự mất giá, xói mòn của đồng tiền và sự khan hiếm hàng hóa mà nguyên nhân sâu xa của nó là lạm phát. Thực vậy, trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế thì lạm phát diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe nền kinh tế. Ở Việt Nam, sau một thời gian dài kiềm chế lạm phát ở mức thấp, lạm phát đã bùng nổ lên ở mức cao vào năm 2008 và giảm mạnh xuống vào năm 2009. Trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Việt Nam đã chuyển sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2009 chỉ tăng 6,88%. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Đến năm 2010, là năm cuối cùng nước ta thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006 - 2010, lạm phát năm 2010 tới 11,75%. Việc CPI năm 2010 lên hai con số tạo nên bão giá, khiến doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn. Bên cạnh đó các ngân hàng chạy đua lãi suất với nhau đã đưa mức lãi suất lên mức cao ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Dù Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách như: Chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát, chính sách tài khóa tiền tệ phù hợp, khuyến khích đầu tư và xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội, kích thích đầu tư, giảm lãi suất,… song, theo số liệu Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 4 năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng đến mức 9,64% vượt mức 7% mà Quốc Hội đã đề ra. Diễn biến phức tạp của lạm phát đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, đến hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp, cũng như gây khó khăn cho việc điều hành nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Kiềm chế lạm phát, giữ nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu và nhiệm vụ Chính phủ đề ra cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Việc SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 1 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Chính vì vậy “Phân tích lạm phát giai đoạn năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011 ở Việt Nam” là vấn đề vô cùng cấp thiết. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích tình hình, ảnh hưởng của lạm phát giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng năm 2011 từ đó đề ra các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình, tốc độ tăng trưởng tỷ lệ lạm phát, nguyên nhân gây lạm phát và những ảnh hưởng của lạm phát giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011. - Đề ra những giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian sắp tới 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Không gian: ở Việt Nam. 3.2. Thời gian: Số liệu thu thập năm 2009, 2010 và 4 tháng đầu năm 2011 3.3. Đối tượng nghiên cứu: số liệu phản ánh tình hình lạm phát giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011. 4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 5/2011 đến tháng 6/2011. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp trên sách, Niên giám thống kê, tạp chí kinh tế, Tổng cục thống kê. 5.2. Phương pháp phân tích số liệu - Tổng hợp số liệu thứ cấp năm 2009, 2010, 4 tháng đầu năm 2011 - Tính toán, so sánh số liệu - Thống kê và phân tích số liệu từ dữ liệu thứ cấp. - Sử dụng số tương đối, tuyệt đối. - Phân tích dựa trên lý thuyết - Giải thích, nhận xét và đánh giá các vấn đề liên quan đến lạm phát. SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 2 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT 1.1 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 1.1.1 Khái niệm về lạm phát Lạm phát là sự tràn ngập trong lưu thông, là một dấu hiệu khối lượng giá trị quá thừa dẫn đến sự mất giá của tiền tệ và sự phân phối lại thu nhập quốc dân. Lạm phát có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau. Có thể tiền tệ tăng ngược lại hàng hóa không tăng hay tăng ít, có nhiều trường hợp tiền tệ tăng hàng hoá giảm và có trường hợp tiền tệ giảm ngược lại tốc độ giảm của hàng hoá cao hơn và các trường hợp trên sẽ dẫn đến hậu quả là tổng số tiền lưu thông vượt quá giá trị của hàng hoá trong lưu thông. Điều đó sẽ dẫn đến tất yếu tiền sẽ mất gía, sự mất giá của tiền tệ được biểu hiện thông qua giá cả của vàng và tỷ giá hối đoái. Đứng về mặt kinh tế mà xét thì lạm phát sẽ xảy ra khi khối lượng cung của tiền tệ trong lưu thông tăng nhanh hơn mức tăng của sản xuất. 1.1.2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạm phát nhưng nhìn chung có những nguyên nhân chủ yếu sau: a) Lạm phát do cầu kéo Đây là nguyên nhân thông thường nhất do sự thiếu hụt ngân sách chỉ tiêu của nhà nước (y tế, giáo dục, quốc phòng…) và do nhu cầu khuếch trương nền kinh tế của nhà nước, của một quốc gia chủ trương phát hành thêm tiền vào lưu thông để bù đắp các chi phí đó, nguyên nhân của lạm phát ở đây được xác định là do cầu hàng hoá vượt quá khả năng cung cấp. Hàng hoá bị săn đuổi bởi lực lượng chi tiêu quá lớn và bản chất của nó là chi tiêu quá nhiều trong khi lực lượng cung hàng hoá bị hạn chế. b) Lạm phát do chi phí Lạm phát có nguyên nhân là do sức đẩy của chi phí sản xuất, tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn tốc độ tăng năng xuất lao động sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng lên có nghĩa là chi phí tiền công trong một đơn vị sản phẩm tăng lên đã đẩy giá cả tăng lên. SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 3 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng c) Lạm phát dự kiến Lạm phát dự kiến (lạm phát quán tính) là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Hợp đồng về lương, các kế hoạch, chính sách của chính phủ, các thỏa thuận về lãi suất, hợp đồng mua bán,… đều dựa trên mức lạm phát này. 1.2 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT 1.2.1 Lạm phát vừa phải Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tương đối không khác mức bình thường bao nhiêu, lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa không khác nhau đáng kể, tiền giữ được phần lớn gía trị của nó từ năm này qua năm khác, những kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn. 1.2.2 Lạm phát phi mã Là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỷ lệ 2 và 3 con số như 20%, 100%, 300% /1 năm. Khi lạm phát phi mã kéo dài sẽ nảy sinh những biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nhân dân tránh giữ tiền mặt. Trong khi lãi suất danh nghĩa rất cao thì lãi suất thực tế xuống tới âm 50% và 100%. 1.2.3 Siêu lạm phát Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao lạm phát phi mã. Lạm phát ở Đức năm 1992 – 1993 là hình ảnh siêu lạm phát trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần. Siêu lạm phát thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng và sâu sắc, tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra. 1.2.4 Lạm phát ỳ Ngoài 3 mức lạm phát chính: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát chúng ta còn có một loại lạm phát khác là lạm phát ỳ. Lạm phát ỳ là một khái niệm của các nhà kinh tế tư bản là lạm phát chỉ tăng với tỷ lệ không đổi hàng năm trong một thời gian dài. Đặc trưng của lạm phát: - Hiện tượng tăng giá quá mức của lượng tiền trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá. - Mức giá cả chung tăng lên, cung hàng hóa nhỏ hơn cầu hàng hóa. SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 4 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng 1.3 TÁC HẠI VÀ LỢI ÍCH CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ Theo Gregory Mankiw thì lạm phát gây ra 5 tổn thất chủ yếu sau: Làm giảm sức mua của đồng tiền. Vì vậy, lạm phát đồng nghĩa với một loại thuế vô hình lấy đi một phần thu nhập của công dân và những người nắm giữ tiền mặt. Buộc các doanh nghiệp phải thay đổi biểu giá thường xuyên. Việc thay đổi này gây ra chi phí cho doanh nghiệp và chi phí này gọi là chi phí thực đơn. Gây ra thay đổi giá tương đối trong khi đó người sản xuất và tiêu dùng không thích ứng kịp. Nền kinh tế thị trường dựa vào giá tương đối để phân bố nguồn lực một cách hiệu quả. Lạm phát làm cho việc phân bố nguồn lực trở nên kém hiệu quả, khi xét dưới góc độ kinh tế học vi mô. Làm giảm nguồn thu thuế do nhiều điều khoản của luật thuế không tính đến tác động của lạm phát. Lạm phát có thể thay đổi nghĩa vụ thuế của cá nhân mà người làm luật không lường hết được. Gây ra bất tiện cho cuộc sống trong một thế giới mà giá cả thị trường thường xuyên thay đổi. Tiền là thước đo mà trong đó chúng ta tính chi phí các giao dịch kinh tế. Lạm phát làm cho thước đo này co giãn, làm đảo lộn kế hoạch tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy lạm phát gây ra nhiều mặt tiêu cực cho xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế lạm phát không hẳn là hoàn toàn có tác động tiêu cực. Lập luận của Keynes cho rằng trong điều kiện kinh tế trì trệ, thất nghiệp tăng cao thì chính phủ có thể chi tiêu nhiều hơn (chính tài khóa mở rộng) và duy trì một tỷ lệ lạm phát nhất định để kích thích kinh tế tăng trưởng, trên cơ sở khi tiền giảm giá trị, người dân có xu hướng tiêu dùng cho sinh hoạt và sản xuất nhiều hơn là tích luỹ. Việc tiêu dùng này làm tăng tổng cầu, đẩy nhanh vòng quay vốn và vực dậy sản xuất thoát khỏi vòng suy thoái. 1.4 CÁCH ĐO LƯỜNG TỈ LỆ LẠM PHÁT Để đo lường lạm phát người ta thường dùng các chỉ số sau: • Chỉ số giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index): Đây là chỉ số giá thành sản xuất của một số mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu. Dùng để so sánh với thời kỳ trước để tính ra tỉ lệ tăng giảm như thế nào. Chỉ số PPI tuy có thể là dấu báo hiệu hiện tượng lạm phát nhưng chưa hẳn lạm phát sẽ bắt buộc phải xảy ra. SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 5 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng • Chỉ số giá cả tiêu dùng CPI (Consumer Price Index): Chỉ số giá cả của một số nhu yếu phẩm và dịch vụ tiêu biểu. Chỉ số CPI cho biết tỉ lệ lạm phát thật sự đang xảy ra khi so sánh với thời kỳ trước đó. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng. Kết quả là người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn để có thể mua được lượng hàng hóa và dịch vụ như cũ nhằm duy trì mức sống không thay đổi. Công thức tỉ lệ lạm phát: %100 )1( )1()( × − = − − t tt CPI CPICPI π Trong đó: π là tỉ lệ lạm phát ở năm được tính. CPI (t) tỷ lệ lạm phát năm được tính. CPI (t- 1) tỷ lệ lạm phát năm trước năm được tính. Chỉ số giá tiêu dùng CPI dùng để so sánh xem giá trị của đồng tiền đã thay đổi như thế nào qua thời gian khi xem xét một chỉ tiêu được đánh giá bằng đồng trong quá khứ và ở hiện tại. Tuy nhiên CPI không phải là thước đo chi phí sinh hoạt hoàn hảo vì: CPI không tính đến sự gia tăng sức mua đồng tiền do sự xuất hiện của hàng hóa mới đem lạị CPI không đo lường được sự thay đổi về lượng của hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tiêu dùng CPI không tính đến khả năng người tiêu dùng thay thế hướng về những hàng hóa trở nên rẻ hơn tương đối theo thời gian • Chỉ số điều chỉnh GDP (viết tắt của Gross Domestic Product Deflator). GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Hiện nay, Tổng cục thống kê tính toán GDP thao 3 phương pháp: phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp sản xuất. GDP gồm GDP thực tế và GDP danh nghĩa. Chỉ số giá điều chỉnh GDP (D) đo lường mức giá trung bình của mọi hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP, chỉ số giá điều chỉnh GDP (D) được tính bằng tỉ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 6 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 2.1 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2011. 2.1.1 Phân tích tình hình lạm phát qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Sự bất ổn của nền kinh tế mà đặc biệt là việc gia tăng lạm phát năm 2008 đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển kinh tế nước ta giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011. Hình 1. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng CPI giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011. (Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2009, 2010, 2011) Sau nhiều năm kiềm chế lạm phát ở mức thấp, năm 2008 lạm phát đã bùng nổ ở mức cao và gây ảnh hưởng đến những năm tiếp theo. Theo biểu đồ hình 1, diễn biến CPI giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011 có nhiều biến động. Xét theo thời gian, tốc độ tăng trưởng CPI luôn có nhiều biến động thay SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 7 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng đổi thất thường qua các năm và nhìn chung tốc độ tăng CPI của năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể như sau; tốc độ tăng trưởng CPI tháng 1 năm 2009 là 0,32% đến tháng 1 năm 2010 tăng 1,36% và tháng 1 năm 2011 là 1,74%, tốc độ tăng CPI tháng 2 năm 2009 tương đối cao, mức 1,17% thì đến năm 2010 tốc độ tăng CPI cũng tăng với tỉ lệ 1,96%, năm 2011 là 2,09%. Tốc độ tăng trưởng CPI có xu hướng tăng mạnh ở các tháng đầu năm và các tháng cuối năm, các tháng giữa năm có xu hướng giảm. Năm 2009 tỉ lệ lạm phát cao nhất vào tháng 2 và tháng 12, tốc độ tăng trưởng CPI giảm từ khoảng tháng 3 đến tháng 8, đặc biệt giảm mạnh vào tháng 3 với tỉ lệ (-0,17%) do nhu cầu tiêu dùng sau dịp Tết Nguyên Đán giảm mạnh, giá một số mặt hàng giảm, đặc biệt là mặt hàng gạo. Tương tự năm 2009, năm 2010 cũng có tốc độ tăng trưởng CPI tăng mạnh vào những tháng đầu năm và cuối năm, giảm nhẹ các tháng giữa năm. Vào tháng 12/2010 CPI tăng nhanh, mức 1,98% do các sự kiện như rét đậm ở miền Bắc, lũ ở miền Trung làm giá rau quả tăng, nguồn cung hạn chế và yếu tố tâm lý mua hàng để dự trữ làm giá dầu ăn tăng mạnh, giá cả một số mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt lợn tăng mạnh do bị ảnh hưởng dịch lợn heo tai xanh khiến nhiều lò mổ heo bị đóng cửa, các dịch vụ vào các ngày lễ trong tháng như dịch vụ chuyển quà Noel, tăng giá. Tốc độ tăng trưởng CPI tính bình quân qua các quý của năm 2009 tương đối ổn định và đồng đều, quý 1: 0,44%, quý 2: 0,44%, quý 3: 0,46%, quý 4: 0,77%. Tốc độ bình quân về sự tăng trưởng CPI theo quý của năm 2010 có nhiều chênh lệch, quý 1: 4,07%, quý 2: 0,21%, quý 3: 0,53%, quý 4: 1,63%. Riêng quý 1 năm 2011 tốc độ bình quân tăng trưởng CPI ở mức cao 1,91%. Do nhu cầu về xăng dầu sau dịp Tết tăng mạnh, hàng hóa theo dịp Rằm tháng giêng tăng giá, thêm nữa từ 01/03/2011 điều chỉnh giá điện tăng có hiệu lực mặt khác do bị ảnh hưởng tâm lý về việc rò rỉ lò phản ứng hạt nhân của nước Nhật khiến người tiêu dùng Việt Nam mua sữa Nhật với giá cao đã ảnh hưởng không nhỏ đên chỉ số giá tiêu dùng tháng 03. Điều này cho thấy chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh trong thời gian sắp tới. Xét về mặt cơ cấu hàng hóa và dịch vụ trong chỉ số giá tiêu dùng, năm 2010, nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn từ tháng 01 đến tháng 03, tiếp đó là nhóm hàng giao thông, nhà cửa và vật liệu xây dựng, nhưng đến tháng 4 năm 2010 thì có sự chuyển dịch rõ rệt, nhóm hàng nhà cửa và vật liệu SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 8 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng xây dựng chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu CPI, kế tiếp là giao thông, giáo dục, và thấp nhất là nhóm bưu chính viễn thông, nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng thấp hơn so với ban đầu, những tháng cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12 thì nhóm giáo dục đứng vị trí số 1 trong cơ cấu hàng tiêu dùng, nguyên nhân là do nhu cầu đóng học phí, mua dụng cụ, đồ dùng, phương tiện cho học tập trong mùa khai giảng. Đến 4 tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng trưởng CPI càng thể hiện rõ nét, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh vượt mức kế hoạch, CPI 4 tháng đầu năm 2011 tăng lên 9,64% cao hơn mức 7% đã đề ra. So với năm 2009 thì tỷ lệ lạm phát 4 tháng đầu năm tăng gần 2 lần, lạm phát ở mức 2 con số, gây tâm lí hoang man cho người tiêu dùng và cho các nhà kinh tế. Xét về mặt giá cả, một số mặt hàng tiêu dùng tăng giá mạnh góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của chỉ số CPI như: điện, gas, gạo, …. Về giá điện, giá điện luôn biến động qua các năm và có xu hướng tăng. Bảng 1: Bảng giá điện năm qua 3 năm STT Mức sử dụng của hộ gia đình trong tháng Giá bán điện (đồng/Kwh) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Cho 50 Kwh đầu tiên 600 600 993 2 Cho Kwh từ 51-100 865 1.004 1.242 3 Cho Kwh từ 101-150 1.135 1.214 1.304 4 Cho Kwh từ 151-200 1.495 1.594 1.651 5 Cho Kwh từ 200-300 1.620 1.722 1.788 6 Cho Kwh từ 301-400 1.740 1.844 1.912 7 Cho Kwh từ 400 trở lên 1.790 1.890 1.962 (Nguồn: Tổng hợp số liệu qua 3 năm 2009, 2010, 2011) Ban đầu với chính sách dành cho hộ nghèo giá điện sinh hoạt là 600 đồng/Kwh đã tăng lên 993 đồng/Kwh năm 2011. Mức bán lẻ điện luôn tăng qua các năm và tăng với tốc độ cao. So với năm 2009, giá bán điện thang thứ 2 năm 2011 tăng 43%, thang thứ 3 tăng 15%, thang thứ 4 tăng 10%, thang thứ 5 tăng 10%, thang thứ 6 tăng 9,8%, thang thứ 7 tăng 9,6%. Mức giá điện tăng kéo theo giá một số mặt hàng khác tăng trong đó điển hình là nước sinh hoạt, sự gia tăng này đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 9 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS. Võ Hồng Phượng hoạt của người dân, đặc biệt là những hộ dân nghèo có thu nhập thấp, tầng lớp sinh viên, công nhân, … đồng thời giá điện tăng góp phần làm hạn chế cho sự tiêu dùng các mặt hàng điện. Các ngành sản xuất khác cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi giá điện tăng, cụ thể là ngành sản xuất xi măng, sắt, thép,… khiến giá các mặt hàng này cũng tăng giá theo. Nguyên nhân của việc tăng giá điện là do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng trong khi nguồn cung điện hạn chế, nhà máy điện gặp khó khăn trong việc cung cấp điện, thêm nữa chính sách sử dụng điện có hiệu quả được thi hành, quyết định tăng giá điện bắt đầu có hiệu lực. Về giá gas, giá gas bán lẻ cũng tăng liên tục qua các năm với tỷ lệ đáng kể (xem bảng 2) đã gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân. Trong tương lai chỉ số này còn có thể tăng mạnh do nhu cầu về nhiên liệu là thiết yếu mà nguồn cung có hạn, chi phí vận chuyển và bảo quản nhiên liệu cao. Bảng 2: Bảng giá gas qua 3 năm (Nguồn: tổng hợp số liệu qua 3 năm, 2009, 2010, 2011) Ngoài ra, các mặt hàng khác như thực phẩm, gia dụng, … cũng tăng giá mạnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân, biểu hiện rõ nét nhất là chất lượng bữa ăn của người dân bị giảm sút, sức khỏe của người dân suy giảm. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương tại hội thảo tìm giải pháp giải quyết tranh chấp lao động và đình công diễn ra ngày 01/12/2010, trong 11 tháng qua, tại tỉnh đã xảy ra 95 vụ đình công có sự tham gia của hơn 64.000 công nhân. Nguyên nhân chính là do chất lượng bữa ăn giảm sút mà phải tăng ca liên tục, bữa ăn nào cũng chỉ có vài miếng thịt mỡ, rau rác lèo tèo, … 2.1.2 Phân tích lạm phát theo tổng sản phẩm quốc dân (GDP) SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê MSSV: 4093846 Thời gian Giá bán lẻ (đồng/bình 12 kg) Tốc độ tăng giá (%) Năm 2009 200.000 17,6 Năm 2010 271.000 35,5 Năm 2011 325.000 62,5 10 [...]... 2009 ĐẾN 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê 12 MSSV: 40 93 846 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS Võ Hồng Phượng Từ kết quả phân tích trên cho ta thấy lạm phát giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011 là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, lạm phát dự kiến xảy ra vào năm 2009, mức lạm phát phù hợp với chỉ tiêu Chính Phủ đề ra và hệ quả của lạm phát là không gây ảnh hưởng nhiều đến nền... nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011 có thể rút ra kết luận như sau: Tình hình kinh tế-xã hội giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011 có nhiều biến động và khó ổn định; bên cạnh việc đảm bảo an sinh xã SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê 17 MSSV: 40 93 846 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS Võ Hồng Phượng hội, tốc độ kinh tế tăng trưởng ở mức khá thì lạm phát luôn ở mức cao,... tốc độ tăng trưởng của lạm phát cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế Hình 2 Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm quốc dân giai đoạn từ năm 2009 đến 4 tháng đầu năm 2011 (Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2009, 2010, 2011) Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo thu nhập quốc dân qua các năm có sự thay đổi theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2009 là 3, 14% , quý IV là 6,9%, tăng gấp 2 lần Năm 2010 GDP... Năm 2010 Năm 2011 Quý 1 855.200 1.3 64. 196 1.980.9 14 441 .707 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009, 2010, 2011) - Tổng sản phẩm quốc dân từ 311.136 tỷ đồng quý I năm 2009 tăng lên 44 1.707 tỷ đồng năm 2011, tốc độ tăng 42 %, tương đối cao Trong năm 2009 GDP tăng trưởng quý IV gấp 5,3 lần so với quý I, năm 2010 GDP quý I tăng 5 ,4 lần so với đầu năm Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP nước ta có bước tiến tích cực... tiêu kinh tế vĩ mô 2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.3.1 Ảnh hưởng lạm phát đến một số lĩnh vực SVTH: Nguyễn Thị Bạch Lê 14 MSSV: 40 93 846 Chuyên đề kinh tế GVHD: ThS Võ Hồng Phượng Đối với lĩnh vực lưu thông, lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ, dẫn đến khan hiếm hàng hóa Tiêu biểu là việc mua đường để dự trữ vào tháng 02/2010 và dầu ăn vào tháng 12/2010 khiến giá cả tăng... luôn ở mức cao, với tốc độ lạm phát 8% vào năm 2009, 11,75% vào năm 2010, 6,2% vào 4 tháng đầu năm 2011 dù Chính Phủ đã đưa ra và thực hiện các chính sách kinh tế như chính sách kích cầu năm 2009, chính sách tiền tệ năm 2010, chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt kết hợp chính sách tài khóa năm 2011 và đạt được một số thành tựu đáng kể Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát giai đoạn này là do nhu cầu tiêu... doanh nghiệp (xem bảng 4) Bảng 4 Diễn biến lãi suất điều hành qua 3 năm đvt: phần trăm (%) Thời gian Lãi suất cơ Lãi suất tái cấp Lãi suất tái bản vốn chiết khấu Từ 02 /2009 đến 10 /2009 7 7 5 Từ 01/2010 đến 11/2010 8 8 6 Từ 11/2010 đến 12/2010 9 9 7 Từ 02 /2011 đến 04/ 2011 9 12 12 (Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước, 2009, 2010, 2011) Đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, lạm phát ảnh hưởng đến lương của người lao... không ở mức cao, tiêu biểu là năm 2009 do cơ cấu kinh tế chưa hợp lí, chất lượng sản xuất còn kém, khả năng cạnh tranh chưa cao, đến năm 2010 và 4 tháng đầu năm 2011 cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điều này chứng tỏ nước ta đang trên đà phát triển kinh tế ổn định, thực hiện chủ trương, chính sách Nhà nước đã đề ra 2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009. .. trưởng GDP ở Việt Nam năm 2010 đạt 6,78% đạt mức cao so với các nước đang phát triển khu vực Châu Á; Inđônêsia 6%, Thái Lan 7,6%, Hàn Quốc 6%, … Xét về mặt giá trị, GDP ở Việt Nam luôn tăng qua các quý và các năm (Xem bảng 3) Bảng 3 Số liệu về tổng sản phẩm quốc dân (GDP) theo giá thực tế Đvt: tỷ đồng Tổng sản phẩm quốc dân Năm 2009 Qúy 2 Quý 3 Quý 4 311.136 731.600 1.157.077 1. 645 .48 1 362.895 Năm. .. quý I đạt 5, 84% đến quý II tăng lên 6 ,44 %, quý III đạt 7, 14% , quý IV đạt 7, 34% , tốc độ tăng trưởng tương đối đều qua các quý Đến quý I năm 2011, GDP đạt 5 ,43 % thấp hơn so với quý I năm 2010 nhưng vẫn đat mục tiêu đề ra là tăng từ 5 – 6% Xét theo chiều ngang, tốc độ tăng GDP quý I năm 2010 tăng mạnh nhất so với 2 năm còn lại, nguyên nhân là do cơ cấu các ngành của năm 2010 đều tăng trưởng đặc biệt là