- Để dạy tốt môn khoa học, người giáo viên GV cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như : Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp nhóm; phương pháp trò chơi học
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 5"
Trang 2PHẦN1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:.
* Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD-ĐT đã đặt ra : Giáo dục cho HS Tiểu học
là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ Bởi vậy cùng với các môn học khác, môn khoa học đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho HS
- Để dạy tốt môn khoa học, người giáo viên (GV) cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như : Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp nhóm;
phương pháp trò chơi học tập …Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một trong
những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em
dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học
“ Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn…Khi bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn…”
- Trò chơi học tập còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì:
+ Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm
+ Quá trình học tập còn trở thành 1 hình thức vui chơi hấp dẫn
+ HS thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn
+ HS tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn
+ HS được hệ thống và củng cố kiến thức
* Nhưng một số ý kiến cho rằng, sử dụng phương pháp này sẽ gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến hoạt động khác, lại có ý kiến cho rằng phương pháp này chỉ là hình thức và thay bằng hoạt động cá nhân, nếu có tổ chức cũng chỉ là gượng ép, miễn cưỡng
- Mặt khác, một số giáo viên (GV) khi sử dụng Trò chơi học tập lại chưa biết lựa chọn
nội dung bài dạy để vận dụng phương pháp trò chơi cho hợp lý, hoặc trò chơi đưa ra
không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức Trò học tập chơi
chưa đạt hiệu quả…
Riêng tôi, tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không những giúp
HS tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh (HS) Tiểu học
Trang 3- Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số HS rất muốn được tham gia Trò chơi học tập
nhưng vẫn còn không ít học sinh (HS) thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động này Mặt khác, trong môn khoa học lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến
phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã
học
* Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của phương pháp
Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5.
2 Mục đích nghiên cứu
-Tìm hiểu và tổng kết được những khó khăn, thuận lợi của học sinh (HS) và giáo viên
(GV) khi tham gia và tổ chức Trò chơi học tập.
-Tìm được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà học sinh (HS) và giáo
viên (GV) mắc phải khi tham gia Trò chơi học tập Qua đó dần nâng cao hiệu quả của phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học , giúp các em phát triển toàn diện ngay từ bậc học đầu tiên
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
* Để đạt được mục đích trên, người tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề chung về môn khoa học lớp 5
- Nghiên cứu 1 số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn khoa học
- Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi HS
- Tìm hiểu thực tế học sinh (HS) Trường Tiểu học Mỹ Phước A, Mỹ Tú, Sóc Trăng về
sở thích tham gia trò chơi học tập, về sự tiếp nhận kiến thức khoa học …Để phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại cần giải quyết
4 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả dạy học phương pháp trò chơi trong môn Khoa học ở lớp 5A3 Trường tiểu học Mỹ Phước A
5 Phạm vi nghiên cứu.
- Trong đề tài nảy tôi chỉ nghiên cứu ở tập thể học sinh (HS) lớp 5A3 Trường Tiểu học
Mỹ Phước A mà tôi đang chủ nhiệm
- Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp trò chơi trong môn khoa học cho học sinh (HS) lớp 5A3
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG.
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến.
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt
ở lứa tuổi tiểu học Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này Bởi vậy
Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng dạy.
* Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con
đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của HS Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh (HS) Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên (GV) hướng dẫn HS hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới XHCN
* Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh (HS) Thông qua trò chơi, HS được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học Mỹ Phước A được hình thành ở các lớp học, và đặc biệt là các em học sinh (HS )lớp 5A3
2: Thực trạng vấn đề.
Sau khi được phân công giảng dạy khối 5, môn Khoa- Sử- Địa, tôi đã tiến hành điều tra
cụ thể về tình hình học sinh (HS), sự mong muốn và khả năng tham gia trò chơi học tập trong môn khoa học nói riêng và trong các môn học khác nói chung Kết quả như sau: Đầu năm:
- Tổng số HS : 20
- Số học sinh (HS) muốn được tham gia, hiểu mục đích và thu được kết quả sau trò chơi học tập : 40%
- Số học sinh (HS) muốn được tham gia, nhưng chỉ tham gia với mục đích vui chơi là chính mà chưa hiểu, chưa thu được kết quả sau trò chơi học tập : 30%
- Số học sinh (HS) chưa muốn tham gia:30%
Sở dĩ các em chưa muốn tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được kết quả là do một số nguyên nhân sau:
1 Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi : chơi để làm gì? chơi nhằm mục đích gì?
Trang 52 Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng-phạt”…giữa các đội chơi
3 Trò chơi giáo viên (GV) đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn học sinh (HS)
4 Trò chơi quá khó, các các em không thể tham gia
5 Giáo viên (GV) không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn đến tình trạng trò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu hoạch được gì
Để khắc phục những nguyên nhân trên tôi đã nghiên cứu dần để tìm hướng giải quyết như sau:
3 Những giải pháp đề ra:
a/ Giáo viên (GV) cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi.
Không phải tiết khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập.
Nếu như vậy thì giáo viên (GV) đã quá lạm dụng phương pháp này Vì thế , với mỗi tiết dạy, giáo viên (GV) cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, HS tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn Tuỳ
từng bài mà giáo viên (GV) sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp Khi đã
lựa chọn được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên (GV) cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hình thức tổ chức cho hoạt động đó
b/ Giúp học sinh (HS) xác định rõ mục đích của trò chơi.
Trước khi tổ chức cho HS tham gia chơi, giáo viên (GV) cần giúp học sinh (HS hiểu) :Qua trò chơi , các em sẽ tìm được những kiến thức gì, cũng cố hay khắc sâu , hệ thống được những kiến thức gì?
Phần lớn Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 ở 2 dạng kiến thức: chơi để khám
phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố , hệ thống hoá kiến thức đã học Cụ thể như sau:
+ Trò chơi để hình thành kiến thức mới.
Tiết - trang Tên trò chơi Mục đích trò chơi
Trang 6T1-trang4 Bé là con ai? Học sinh (HS) nhận ra, mỗi trẻ
em đều có những đặc điểm giống
bố, mẹ mình
T2,3-trang6 Ai nhanh, ai đúng? Học sinh (HS) biết phân biệt đặc
điểm về mặt sinh học và xã hội của nam và nữ
T6-trang 14 Ai nhanh, ai đúng? Học sinh (HS) hiểu 1 số đặc điểm
chung của trẻ ở từng giai đoạn từ
3 đến 10 tuổi
T11-trang 30 Ai nhanh, ai đúng? Học sinh (HS) biết tác nhân gây
bệnh, sự nguy hiểm của bệnh viêm não
T16-trang 34 Ai nhanh, ai đúng? Học sinh (HS) giải thích được
HIV, AIDS là gì? các đường lây bệnh HIV,
T17-trang36 HIV lây hay không
lây?
Học sinh (HS) biết các hành vi tiếp xúc thông thường không lây HIV
T35-trang 72 Ai nhanh, ai đúng? Học sinh (HS) biết đặc điểm của
chất rắn - chất lỏng - chất khí T36-trang 74 Nhà khoa học trẻ Học sinh (HS) biết các phương
pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp
T37-trang77 Đố bạn
Học sinh (HS) biết phương pháp sản xuất muối từ nước biển, sản xuất nước cất tiêm
T38,39-trang78
Bức thư bí mật Học sinh (HS) biết vai trò của
nhiệt trong biến đổi hoá học
Trang 7T55-trang 112 Ghép chữ Học sinh (HS) biết đặc điểm bên
ngoài của động vật đẻ con, động vật đẻ trứng
T57-trang 116 Bắt trước tiếng kêu Học sinh (HS) biết thời gian, địa
điểm sinh sản của ếch
+ Trò chơi để củng cố hoá kiến thức
Tiết- trang Tên trò chơi Mục đích của trò chơi
T7-trang 16 Ai, đang ở giai
đoạn nào?
Củng cố hiểu biết về lứa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già
T9,10-trang20 Chiếc ghế nguy
hiểm
Thực hành để củng cố sự hiểu biết
về tác hại của chất gây nghiện T11-trang24 Ai nhanh, ai đúng? Củng cố về giá trị dinh dưỡng của
thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn
T18-trang 38 ứng xử khôn khéo Học sinh (HS) biết cách ứng xử
khi bị xâm hại
T20,21trang42 Ai nhanh, ai đúng? Củng cố cách phòng tránh 1 số
bệnh thường gặp đã học
T34-trang 68 Ô chữ kì diệu Củng cố kiến thức về chủ đề:Con
người và sức khoẻ
T49,50-trang100
Ai nhanh, ai đúng? Củng cố về tính chất 1 số vật liệu
và sự biến đổi hoá học
T52-trang106 Ghép chữ Củng cố về sự sinh sản ở thực vật
Trang 8có hoa.
T63-trang130 Ai nhanh, ai đúng? Hệ thống 1 số nguồn tài nguyên và
tác dụng của chúng
T63-trang133 Ai nhanh,ai đúng? Hệ thống kiến thức về môi trường
T69-trang142 Chữ gì? Củng cố kiến thức có liên quan
đến sự ô nhiễm môi trường
-Cách nêu mục tiêu của trò chơi ,giáo viên (GV) cần đưa ra một cách khéo léo, hấp dẫn,
có tính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh (HS)
- Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp dẫn của trò chơi các em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên (GV) ép buộc Để có được điều đó, giáo viên (GV) cần xây dựng trò chơi học tập sao cho hợp lý ; hợp lý về thời gian; hợp lý về hình thức chơi ; về luật chơi ; về hình thức khen thưởng…
c/ Cách xây dựng trò chơi học tập.
GV có thể tổ chức 1 hoạt động học tập thành 1 trò chơi học tập khi đã có đủ các điều kiện sau:
- Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi
- Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi
- Có cách chơi, luật chơi rõ ràng
- Có cách tính điểm để phân định “thắng- thua”, khen thưởng…
Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên (GV), góp phần quyết định sự thành công hay không của trò chơi
* Sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho HS tham gia trò chơi.
Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi trò chơi học tập nói riêng, giáo viên (GV)
cần xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ dùng nào? dụng cụ nào? phương tiện nào? từ đó, giáo viên (GV) dành thời gian để chuẩn bị ( hoặc giao cho học sinh (HS) chuẩn bị ) chu đáo
*VÍ DỤ:
+ Thực hiện trò chơi tiếp sức “ HIV lây hay không?’’ (T17-trang36) cần chuẩn bị:
Trang 9- 2 bộ thẻ chữ ghi các hành vi có nguy cơ lây nhiễm hoặc không lây nhiễm như:
2 bảng từ có nội dung giống nhau:
Những tấm thẻ chữ, giáo viên (GV) không cần làm cầu
kì, không có dấu hiệu phân biệt ở 2 hành vi khác nhau, nhưng chữ viết phải rõ ràng, phía sau thẻ có gắn nam châm để học sinh (HS) gắn thẻ lên bảng lớp một cách dễ dàng
+ Chuẩn bị cho trò chơi “Ghép chữ” (T52-trang106 )
Giáo viên (GV) cần vẽ:
-2 tranh câm:
Sơ đồ cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa:
-2 bộ thẻ chữ có ghi tên các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa:
Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm
HIV
Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV
Khoác vai
Dùng chung
dao cạo
Cùng chơi
bi
Cầm tay
Uống chung ly nước
Đánh răng chung bàn chải Nghịch bơm, kim
tiêm đã dùng
Trang 10Với tranh câm giáo viên (GV) cần vẽ đúng các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thực vật
có hoa Các bộ phận phải rõ nét, phân biệt bằng màu sắc cụ thể, đảm bảo tính khoa học
và thẩm mỹ cho bức tranh
Sự chuẩn bị chu đáo, hấp đẫn sẽ tạo niềm hứng khởi, thu hút HS tham gia Sự rõ ràng, khoa học sẽ giúp các em dễ tìm hiểu, dễ nhận biết kiến thức, nhiệm vụ của bản thân trong quá trình tham gia chơi Sự chuẩn bị cho một trò chơi không nhất thiết phải quá cầu kì, đôi khi còn dễ tìm, dễ kiếm
+Để chuẩn bị “ Chiếc ghế nguy hiểm” cho trò chơi T10-trang20 , giáo viên (GV) chỉ cần lấy luôn chiếc ghế của mình, phủ lên ghế một tấm vải tối màu để học sinh (HS) không phát hiện được bên trong ghế là cái gì? Sự chuẩn bị này tuy đơn giản nhưng vẫn tạo được sự tò mò, tâm trạng hồi hộp của học sinh (HS) khi đến gần chiếc ghế , chiếc ghế ấy sẽ thu hút học sinh (HS) tham gia vào trò chơi
Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên (GV) sẽ khuyến khích các em tham gia vào trò chơi Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên (GV) cần biết bố trí thời gian cho
các hoạt động trong tiết học một cách hợp lý Trò chơi học tập cũng là 1 hoạt động trong
tiết học Bởi vậy, giáo viên (GV) cần sắp xếp thời gian, thời điểm phù hợp cho mỗi trò chơi
* Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi.
Hạt phấn
Vòi nhụy
Bao phấn
Đầu nhụy
Ống phấn
Bầu nhụy Noãn
Trang 11Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên (GV) cần đọc kĩ mục tiêu tiết dạy, mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý
Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, hoạt động này được diễn ra đầu tiết học hoặc đầu một phần nội dung bài học Những trò chơi để củng cố nội dung kiến thức đã học thường diễn ra cuối tiết học hoặc cuối 1 phần nội dung vừa học Tuy nhiên, trò chơi diễn ra vào thời điểm nào, giáo viên (GV) cũng cần xác định thời gian cho hợp lý, không
để ảnh hưởng đến thời gian của tiết học hoặc thời gian của tiết học khác
* VÍ DỤ:
-Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” (Tiết 14- trang 30 ),đây là hoạt động đầu tiên của tiết học, cũng là một hoạt động chính giúp học sinh (HS) hiểu được :
+ Tác nhân gây bệnh viêm não
+ Tác hại của bệnh viên não
+ Lứa tuổi hay mắc bệnh viêm não
+ Đường lây truyền bệnh viêm não
Bởi vậy, giáo viên (GV) cần dành từ 4-5 phút để HS có đủ thời gian để đọc các thông tin trong sách giáo khoa (SGK)- thảo luận rồi lựa chọn đáp án đúng Đáp án đúng chính
là những kiến thức mới mà các em đã tự tìm hiểu, khám phá cho bản thân
-Trò chơi: Ghép chữ (Tiết 52-trang 106 ), đây là trò chơi có mục đích để củng cố kiến thức vừa học ở hoạt động trên, vì vậy giáo viên (GV) không cần quá nhiều thời gian cho trò chơi, sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác, chỉ cần từ 5-7 phút, đủ để học sinh (HS) đọc nhanh nội dung ghi trên các tấm bìa rồi gắn vào : Sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho giáo viên (GV) tự tin, chủ động trong tiết dạy Bởi vậy ngoài việc chuẩn bị về đồ dùng dụng cụ, xác định thời gian, thời điểm cho hợp lý giáo viên (GV) cần xác định địa đểm, số lượng học sinh (HS) tham gia chơi cho mỗi trò chơi để phù hợp cả về không gian, thời gian, phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh (HS)
* Địa diểm và đối tượng HS tham gia chơi.
Phần lớn các trò chơi được diễn ra trong lớp học Tuy vậy, với mỗi trò chơi cũng cần có khoảng không gian chơi cho phù hợp
*VÍ DỤ:
- Những trò chơi để hình thành kiến thức mới, thường tất cả các HS được tham gia chơi, do vậy các em có thể ngồi ngay trong bàn học theo từng đội chơi , như trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? (Tiết 16-trang33 ) Hay trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm (Tiết