Tài liệu bồi dưỡng HSG – Ôn thi Đại học môn Lịch sử (Phần LS thế giới 1917 – 2000)

34 1.3K 0
Tài liệu bồi dưỡng HSG – Ôn thi Đại học môn Lịch sử (Phần LS thế giới 1917 – 2000)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thi học sinh giỏi là nhằm lựa chọn được những học sinh có năng lực và thành tích tốt trong học tập. Mục đích của các kỳ thi học sinh giỏi là “nhằm động viên, khích lệ những học sinh giỏi và các giáo viên dạy giỏi, góp phần thúc đẩy việc cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lí, chỉ đạo của các cấp giáo dục; đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở các cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước” (Quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia trung học phổ thông). Để đạt được mục đích trên, thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải được đặt lên hàng đầu. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử thách đối với những người thầy trong sự nghiệp trồng người. Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được Sở Giáo dục – Đào tạo và lãnh đạo các trường THPT quan tâm, chú trọng. Ở trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa nói chung và môn Lịch sử nói riêng được xem là hoạt động mũi nhọn của nhà trường. Vì vậy, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ năm học 2007 – nay, đội tuyển môn Lịch sử của nhà trường đã đạt được tổng cộng 47 giải (trong đó, 30 giải vòng tỉnh, 6 huy chương khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, 8 huy chương Olympic 30/4 và 3 giải học sinh giỏi Quốc gia). Song kết quả đạt được hiệu quả chưa cao, chưa ngoạn mục, khi tăng khi giảm, thiếu tính bền vững và chưa xứng tầm với vị thế của trường Chuyên. Nguyên nhân thì có nhiều, song nguyên nhân cơ bản nhất là giáo viên dạy bồi dưỡng thiếu tài liệu chuyên môn, học sinh thiếu tài liệu tham khảo. Hiện nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo chưa ban hành khung chương trình thống nhất chung dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi mà hành năm Bộ chỉ ban hành “Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT Chuyên”. Đây là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên trong công tác bồi dưỡng học giỏi. Để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo viên phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức để biên soạn tài liệu giảng dạy thay vì đầu tư vào việc nâng cao chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Và nhiều khi tài liệu của người soạn lại có những sai lệch so với đáp án của đề thi. Làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử trong các kỳ thi nói chung và thi học sinh giỏi nói riêng luôn là trăn trở của giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, nhất là đối với giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Xuất phát từ nhu cầu trên và từ thực tế tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm qua, tôi đã chọn vấn đề “Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử - phần Lịch sử thế giới (1917 – 1945)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Hy vọng đây sẽ là một nguồn tài liệu có ích, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển nói riêng và các trường THPT trong tỉnh nói chung. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Chương trình bồi dưỡng học sinh môn Lịch sử bao gồm phần Lịch sử thế giới (từ cổ đại đến năm 2000) và phần Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến năm 2000). Tuy -1- nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ tập trung giới thiệu một số nội dung cơ bản dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 – 2000). Nội dung được cấu trúc thành hệ thống câu hỏi và hướng dẫn trả lời của các vấn đề liên quan đến Lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 2000). Bao gồm 3 chuyên đề thuộc giai đoạn (1917 – 1945) với 15 câu hỏi; 6 chuyên đề thuộc giai đoạn (1945 – 200) với 34 câu hỏi. Cấu trúc đề tài gồm: - Phần mở đầu - Phần nội dung: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN II. MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ - PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1917 – 2000) - Phần kết luận: -2- NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lý luận: Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả và khó khăn mà không phải người thầy nào cũng có thể thực hiện được. Ngoài đòi hỏi cao về chuyên môn, người thầy cần phải có sự tâm huyết, say mê công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và đặc biệt phải không ngừng trau dồi chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giảng, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của Sở, của nhà trường, sự chăm chỉ của học sinh và năng lực của giáo viên thì cần phải có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp. Trong khí đó, phương pháp giảng dạy đã được nói đến nhiều nhưng còn về nội dung chương trình thì vẫn chưa có sự thống nhất, mỗi nơi, mỗi kiểu, kiến thức không nhất quán làm cho giáo viên rất khó khăn trong việc nghiên cứu giảng dạy. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã mở nhiều lớp tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT Chuyên là nhằm khắc phục tình trạng không thống nhất về nội dung giảng dạy giữa các địa phương, trong khi đề thi Quốc gia chỉ có một. Tuy nhiên, Bộ vẫn chương ban hành được bộ tài liệu chuẩn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử dùng chung cho cả nước. 2. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực tế, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có tài liệu bồi dưỡng. Tài liệu này có thể dùng được cho cả giáo viên và học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử nói chung và phục vụ các kỳ thi học sinh giỏi nói riêng. Qua nhiều năm làm công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của trường và của tỉnh dự thi học sinh giỏi vòng Quốc gia và trên cơ sở học hỏi, tiếp thu tài liệu, kinh nghiệm của các thầy cô có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh, tôi đã mạnh dạn biên tập thành hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới 1917 – 2000. II. MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ - PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1917 – 2000) 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1917 – 1945) Chuyên đề 1: HỆ THỐNG VÉC XAI – OASINHTƠN Câu 1. Tại sao nói quan hệ hoà bình giữa các nước tư bản chủ nghĩa trong hệ thống Vécxai – Oa sinh tơn chỉ là tạm thời và mong manh ? - Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Véc xai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi, thiết lập nên một trật tự thế giới mới gọi là hệ thống Vécxai – Oa sinh tơn. - Với hệ thống Vécxai – Oa sinh tơn, các nước tư bản thắng trận, chủ yếu là Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận. Các nước bại trận như Đức và đồng minh của Đức phải chịu những điều khoản nặng nề, mất hết thuộc địa và thị trường, bồi thường chiến phí rất nặng. v.v . Như vậy, hệ thống Vécxai – Oasinhtơn đã tạo nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản thắng trận và các nước tư bản bại trận. -3- - Do sự phân chia thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng không đồng đều theo hệ thống Vécxai – Oa sinh tơn nên cũng đã làm nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa các nước tư bản thắng trận. - Hội Quốc Liên – một tổ chức quốc tế được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên chỉ là công cụ bảo vệ quyền lợi của các nước tư bản thắng trận. - Như vậy, hệ thống Vécxai – Oa sinh tơn không thể tồn tại vững chắc, chứa đựng nhiều nguy cơ tan vỡ bởi những mâu thuẫn gay gắt của nó. Vì thế, mối quan hệ hoà bình giữa các nước tư bản chủ nghĩa chỉ là tạm thời và mong manh. Câu 2. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hệ thống Vecxai – Oasinhton và trật tự 2 cực Ianta ? * Giống nhau: - Cả hai trật tự thế giới Vécxai – Oasinhtơn và trật tự Hai cực Ianta đều được hình thành sau khi chiến tranh thế giới kết thúc. - Cả hai trật tự thế giới Vécxai – Oasinhtơn và trật tự Hai cực Ianta đều phản ánh cuộc đấu tranh phân chia phạm vi ảnh hưởng (quyền lợi) giữa các cường quốc thắng trận trong chiến tranh, đặt biệt là các nước giữ vai trò chủ chốt. Từ đó, các cường quốc thiết lập nên trật tự thế giới có lợi cho mình. * Khác nhau: - Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt cơ bản so với trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn là sự hiện diện của Liên Xô. Giữa hai cực có sự khác biệt, đối lập về hệ tư tưởng và vai trò đối với sự nghiệp cách mạng thế giới. Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn không có sự khác biệt hay đối lập về tư tưởng và cũng không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới, trật tự đó chỉ vì quyền lợi của các nước lớn. - Về cơ cấu tổ chức, kết thúc chiến tranh và duy trì hòa bình cũng như việc ký kết các hòa ước với các nước bại trận hoàn toàn khác nhau. Trật tự hai cực Ianta thể hiện sự tiến bộ và tích cực hơn hẳn. - Liên hợp quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội quốc liên (Hội quốc liên là tổ chức của các nước lớn). Liên hợp quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu. - Trong trật tự hai cực Ianta diễn ra cuộc đối đầu gay gắt và kéo dài hơn 40 năm giữa Liên Xô và Mĩ làm cho tình hình thế giới luôn căng thẳng. - Sự sụp đổ của hai trật tự thế giới dẫn đến những hệ quả khác nhau. Hệ thống Vecxai - Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, còn trật tự hai cực Ianta sụp đổ dẫn tới sự tan rã của Liên Xô và kết thức thời kỳ Chiến tranh lạnh. Chuyên đề 2: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 Câu 1. Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX? + Đối với nước Nga: - Cách mạng tháng Mười đã mở ra một kỷ nguyên mới, làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng, thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Lịch sử nước Nga đã -4- sang trang: Một chế độ xã hội mới được thiết lập với mục đích cao cả là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc và công bằng. + Đối với thế giới: - Cách mạng tháng Mười có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới, tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa. - Cách mạng tháng Mười cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng Việt Nam ? - Thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 làm rung chuyển thế giới, như tiếng sét làm thức tỉnh các dân tộc phương đông, trong đó có Việt Nam. Cách mạng tháng Mười đã “mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. - Dưới tác động của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân ở phương Tây ngày càng phát triển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau. Năm 1919, Quốc tế cộng sản ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng thế giới. - Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đã tác động đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, sau khi đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Đó là con đường cách mạng vô sản (cách mạng tháng Mười Nga): độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tinh thần yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản. Người tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam. - Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để huấn luyện cán bộ và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin. Cách mạng tháng Mười Nga ảnh hưởng đến Việt Nam thông qua con đường sách báo bí mật của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi về, qua các Hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được đào tạo tại Quảng Châu (Trung Quốc). - Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng tháng Mười vào Việt Nam đã có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ theo xu hướng vô sản, dẫn đến sự hình thành ba tổ chức cộng sản vào năm 1929. Câu 3. Cách mạng thế giới có bước chuyển như thế nào từ sau Cách mạng tháng Mười đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai? - Trước Cách mạng tháng Mười năm 1917, cách mạng thế giới gặp khó khăn: phong trào công nhân Âu Mĩ bất đồng về tư tưởng, không thống nhất về đường lối, chia rẽ về tổ chức; phong trào giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và con đường cách mạng; chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân ở các nước tư bản, đế quốc. - Từ sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, cách mạng thế giới đã có bước chuyển biến mới về nội dung, đường lối và phương hướng đấu tranh: -5- + Ở châu Âu, sau Cách mạng Tháng Mười, một cao trào cách mạng diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi trong những năm 1918 – 1923, làm rung chuyển nền thống trị của giai cấp tư sản ở một số nước. + Ở khu vực châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX, bên cạnh phong trào tư sản đang diễn ra sôi nổi. Ở nhiều nước xuất hiện phong trào vô sản với sự ra đời của một loạt các Đảng Cộng sản (Đảng Cộng sản Inđônêxia năm 1920, Đảng Cộng sản Trung quốc năm 1921, Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, ). + Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười, phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, phụ thuộc đã trở nên gắn bó, phối hợp mật thiết với nhau. + Cách mạng thế giới không ngừng phát triển: cao trào cách mạng 1918 – 1923, cao trào cách mạng 1929 – 1933; phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít trong những năm 1936 – 1939, cuộc chiến tranh chống phát xít trong những năm 1939 – 1945. + Quá trình phát triển này chuẩn bị cơ sở cho thắng lợi của cách mạng thế giới những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 4. Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919- 1943) có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Sự ra đời và hoạt động của quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp to lớn trong phong trào cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam: - Đại hội II (1920), Quốc tế cộng sản thông qua Luận cương về vai trò của Đảng cộng sản và Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê nin khởi thảo. Những văn kiện này đã chỉ ra những luận điểm cơ bản cho cách mạng vô sản ở các nước. Giữa tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, điều này đã giúp Người khẳng định muốn cứu nước, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Do đó, ngày 25/12/1920, tại Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp, người đã bó biếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng cho cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. - Đại hội VII (1935) của Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập Mặt trận thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít chống chiến tranh. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ VII. Sau khi về nước, tháng 7 - 1936, ông đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Thượng Hải (Trung Quốc) – dựa trên nghị quyết của Đại hội và căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới, thay đổi chủ trương : chuyển sang hình thức đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp với mục tiêu đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình Làm bùng nổ phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939 tại Việt Nam. - Ngoài ra, Quốc tế cộng sản còn có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo các thế hệ lãnh đạo của cách mạng Việt Nam như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai… Chuyên đề 3: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (1939 – 1945) Câu 1. Phân tích những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và biểu hiện của những mâu thuẫn đó vào đầu thế kỉ XX. -6- - Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) với các mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc, mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. - Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc biểu hiện bằng các cuộc chiến tranh đế quốc, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). + Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt. Các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã nổ ra: Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898), Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), + Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa dẫn tới sự bùng nổ và phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. + Ngay từ khi thực dân, đế quốc đến xâm lược, nhân dân các nước bị xâm lược đã chiến đấu ngoan cường chống lại chúng. Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra liên tục, rầm rộ ở các nước. Tuy nhiên, do thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn, không có giai cấp tiên tiến lãnh đạo nên phong trào cứu nước lần lượt thất bại. + Đầu thế kỉ XX, do sự phát triển của tình hình trong nước và ảnh hưởng tư tưởng tư sản từ ngoài tràn vào, phong trào yêu nước ở nhiều nước phương Đông đã có sự chuyển biến, đánh dấu bằng sự thức tỉnh của châu Á trong phong trào giải phóng dân tộc. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản biểu hiện bằng sự phát triển của phong trào công nhân và cách mạng xã hội. + Vào những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, phong trào công nhân thế giới phát triển với các cuộc đấu tranh mạnh mẽ diễn ra ở nhiều nước tư bản, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức quần chúng và chính đảng của giai cấp công nhân, việc thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai, + Tuy trải qua những thất bại không nhỏ, song phong trào công nhân thế giới thời cận đại cũng giành được những thắng lợi lớn như: Công xã Pari, cuộc đấu tranh của công nhân Si-ca-gô ngày 1/5/1886, Cách mạng Nga 1905 – 1907, Câu 2. Trong thế kỷ XX, nhân loại đã trải qua những cuộc chiến tranh thế giới nào ? Nêu những nguyên nhân chủ yếu của các cuộc chiến tranh ấy ? Trong thế kỷ XX, nhân loại đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945). Nguyên nhân dẫn đến các cuộc Chiến tranh là: - Quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc tư bản. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển thì yêu cầu thì trường ngày càng cao. Thị trường thế giới có hạn, không thể đáp ứng yêu cầu của tất cả các cường quốc đế quốc, dẫn đến cuộc đấu tranh để chia lại. - Tình hình trên đã làm phát sinh mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc: giữa Anh, Pháp, Nga với Đức, Áo – Hung trong Chiến tranh thế giới I (1914 – 1918); giữa Anh, Pháp, Mĩ với Đức, Italia và Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới II (1939 – 1945). Cả hai cuộc chiến tranh tàn khốc này đã để lại những hậu quả rất nặng nề và đều do chủ nghĩa đế quốc gây ra. -7- Câu 3. Trình bày thái độ, hành động của Liên Xô và Anh, Pháp, Mỹ đối với chủ nghĩa phát xít và nguy cơ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. + Thái độ, hành động của Liên Xô: - Trước nguy cơ chiến tranh và thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đề nghị cùng các nước Anh, Pháp, Mỹ thành lập Mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hoà bình, dân chủ cho toàn nhân loại. - Liên Xô cũng kiên quyết đứng về các nước Êtiôpia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược. Rõ ràng, Liên Xô đã có một thái độ và hành động rất kiên quyết, tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới. + Thái độ, hành động của Anh, Pháp, Mỹ: - Giới cầm quyền Mỹ đề ra Đạo luật trung lập (8/1935), thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài nước Mỹ. - Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chống chủ nghĩa phát xít của Liên Xô. - Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, họ thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Anh, Pháp đồng ý trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở châu Âu. - Chính sách không can thiệp của Mỹ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Câu 4. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và thắng lợi của quân đồng minh trong cuộc đấu tranh chống phát xít có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nhân loại ? Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và thắng lợi của quân đồng minh trong cuộc đấu tranh chống phát xít, có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo nên chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh. - Các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và Châu Á, cùng với Liên Xô tạo thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Liên Xô ngày càng vững mạnh, trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, đối trọng với Mĩ trong trật tự thế giới hai cực. - Chiến tranh làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước phát xít – lực lượng cực đoan nhất của chủ nghĩa đế quốc bị loại bỏ. Anh và Pháp là những nước tư bản hàng đầu trước chiến tranh thì giờ đây đều suy yếu, trở thành các nước tư bản hạng hai. Riêng Mĩ vươn lên sau chiến tranh, ngày càng vượt trội về mọi mặt và đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. - Chiến thắng của Đồng minh trước chủ nghĩa phát xít tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển sau chiến tranh, làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đưa hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc từng bước trở thành các quốc gia độc lập. Câu 5. Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), lực lượng nào giữ vai trò đi đầu và chủ chốt trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít ? Vai trò ấy được thể hiện như thế nào ? - Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô giữ vai trò một lực lượng đi đầu và là một lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi. - Trước nguy cơ bá chủ của chủ nghĩa phát xít Đức và hàng loạt nước đã rơi vào tay phát xít, nhân dân Liên Xô đã kiên cường chống lại sự tấn công như vũ bảo của phát xít, bảo vệ tổ quốc và giúp đỡ các dân tộc khác chống lại chủ nghĩa phát xít. -8- - Tại mặt trận Xô – Đức : + 6/12/1941, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công ở Matxcơva. Với khẩu hiệu “Chúng ta quyết không lùi, vì đằng sau là Matxcơva, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hittle. + 2/2/1943, Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức ở Xtalingrat. Chiến thắng này lần đầu tiên đánh bại phát xít Đức và làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới – phe Đồng minh chuyển sang phản công và phe phát xít chuyển sang phòng ngự, báo hiệu sự thất bại của phe phát xít. +Từ sau chiến thắng Xtalingrat, Hồng quân Liên Xô đã liên tiếp mở những cuộc phản công tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên khắp các mặt trận. Năm 1944, sau khi giải phóng hoàn toàn tổ quốc, trên đường truy kích bọn phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã tiến qua lãnh thổ các nước Đông Âu, phối hợp và giúp đỡ nhân dân các nước Ba Lan, Rumani, Nam Tư, Tiệp Khắc lật đổ nền thống trị của phát xít, giải phóng đất nước. + 16/4/1945, Liên Xô tấn công vào sào huyệt cuối cùng của Hittle ở Beclin. Ngày 2/5/1945, phát xít Đức đầu hàng. - Tại mặt trận Thái Bình Dương : + Ngày 8/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật, buộc phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. - Trong cuộc chiến tranh này, nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hy sinh và tổn thất vô cùng to lớn : trên 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơi 70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 3.200 xí nghiệp bị tàn phá… - Như vậy, Liên Xô có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền hòa bình của thế giới. Câu 6. Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng? a. Kết cục của Chiến tranh thế giới thư hai (1939- 1945) - Phe phát xít thất bại hoàn toàn, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh và các dân tộc trên thế giới, trong đó trụ cột quyết định là Liên Xô, Mỹ, Anh. - Chiến tranh để lại hậu quả vô cùng nặng nề: khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế; nhiều thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế bị tàn phá b. Chiến tranh thế giới thư hai kết thúc đã ảnh hưởng *. Đối với thế giới: - Chiến tranh kết thúc đã tạo ra những chuyển biến lớn trong tình hình thế giới. + Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu Á. + Thế và lực trong hệ thống tư bản chủ nghĩa thay đổi: Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh và Pháp suy yếu; Mỹ trở thành siêu cường số một thế giới. + Cổ vũ và tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, thành lập các quốc gia độc lập. - Xoá bỏ Trật tự Vecxai - Oasinhtơn, tạo điều kiện thiết lập Trật tự thế giới mới- Trật tự hai cực Ianta. *. Đối với Việt Nam: -9- - 3/1945, phát xít Nhật hoàn thành xâm lược Việt Nam, tăng cường thống trị, áp bức, bóc lột nhân dân ta Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với phát xít Nhật rất sâu sắc - 15/08/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho nhân dân Việt Nam nổi dậy giành độc lập. - Trên cơ sở lực lượng cách mạng được chuẩn bị đầy đủ và đã sẵn sàng, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật, giành chính quyền trong cả nước, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Câu 7. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa như thế nào? - Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945 với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. - Các nước phát xít bại trận mất hết thuộc địa và thị trường, bồi thường chiến phí chiến tranh. Nước Đức bị phân chia thành các khu vực và bị quân đội Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ kiểm soát, sau đó đến năm 1949 đã hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hoà Dân chủ Đức đi theo con đưòng xã hội chủ nghĩa và Cộng hoà Liên bang Đức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Nhật Bản bị quân đội Mỹ chiếm đóng theo chế độ quân quản. - Do lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận và không bị chiến tranh tàn phá, ngay sau Chiến tranh Mỹ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế - tài chính và quân sự vượt trội, giới cầm quyền Mỹ đã ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới, khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh như Anh, Pháp, Đức, Nhật vv - Nhật Bản và các nước tư bản ở Tây Âu như Anh, Pháp vv bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề và phải dựa vào sự viện trợ của Mỹ để phục hồi lại nền kinh tế. Do đó, các nước Tây Âu lệ thuộc và liên minh chặt chẽ với Mỹ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ. Câu 8. Hãy nêu các sự kiện để chứng minh rằng trong những năm 1917 – 1945, chủ nghĩa tư bản đã trải qua những bước thăng trầm và không còn là hệ thống xã hội duy nhất trên thế giới. * Những bước thăng trầm: + Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản (trừ Mĩ) đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, biểu hiện ở sự suy sụp về kinh tế và cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở Châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc. + Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản bước vào thời kỳ ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các nước tư bản. + Trong những năm 1929 – 1933, các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản. Cuộc khủng hoảng đã gây ra hậu quả hết sức nặng về về kinh tế - xã hội, dẫn đến sự xuất hiện và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít. + Trong những năm 1939 – 1945, các nước tư bản đã đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh lớn nhất, ác liệt nhất và gây hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến -10- [...]... bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử - Tăng cường đầu tư tài liệu, phương tiện dạy học và phòng bộ môn Hy vọng, với những điều nêu sẽ làm cho các bài học Lịch sử trở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn, khởi gợi được niềm yêu thích Lịch sử của học sinh, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử Trong quá trình thực hiện đề tài, tuy hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên không... chỉ chờ thầy cô đưa tài liệu để học thuộc lòng mà không cần đầu tư suy nghĩ 3 Kiến nghị : Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh môn Lịch sử, tôi đề xuất các ý kiến sau: - Sở Giáo dục cần xây dựng một bộ tài liệu về bồi dưỡng học sinh môn Lịch sử chuẩn dùng chung cho giáo viên trong toàn tỉnh - Cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - Cần... thi học sinh giỏi Các em không còn phải “vật lộn trong mớ bồng bông” tài liệu tham khảo mà không biết nên sử dụng sách nào cho phù hợp Vì vậy, học sinh bớt đi áp lực nặng nề từ môn học Các em có thời gian đầu tư nghiên cứu sâu hơn, từ đó phát triển năng lực tự học của mình Do đó, các em sẽ yêu thích môn học hơn, từ đó chất lượng không ngừng được nâng cao - Từ 2007 đến 2012, chất lượng giảng dạy bộ môn. .. và khả năng có hạn nên không thể nào tránh khỏi những thi u sót nhất định Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô./ Cà Mau, ngày 19 tháng 03 năm 2013 Người thực hiện Trần Việt Nhân -33- PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CẢI TIẾN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ - PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1917 – 2000) Tác giả: Trần Việt Nhân HỘI ĐỒNG CẤP CƠ SỞ Nội... - 2013 trên 90% 6 Không tổ chức thi trên 90% 30 giải (01 giải nhất, 03 giải Nhì, 12 giải Ba, 14 giải KK) Cộng Vòng Quốc gia (Số lượng học sinh đạt giải) 6 huy chương 8 huy chương 3 Giải (01 vàng, 02 (03 vàng, 02 khích bạc, 03 đồng) bạc, 03 đồng) b Đối với giáo viên: -32- khuyến Giáo viên có được tài liệu thống nhất dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi Đại học môn Lịch sử mà không phải bận tâm quá... tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới Câu 9 Hãy nêu hai sự kiện điển hình nhất trong lịch sử thế giới từ năm 1917 – 1945 có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng Việt Nam ? Ảnh hưởng như thế nào ? Hai sự kiện điển hình nhất trong lịch sử thế giới từ năm 1917 – 1945 có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng Việt Nam là : + Sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) và... dạy bộ môn Lịch sử đã đạt được nhiều thành tích, nhất là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đạt tổng số 47 giải Cụ thể qua bảng thống kê sau: Năm học Tỷ lệ học sinh đạt khá – giỏi Vòng Tỉnh (Số lượng học sinh đạt giải) Khu vực ĐBSCL Olympic 30/4 2007 - 2008 trên 90% 4 3 3 2009 - 2010 trên 90% 5 3 3 2 2010 - 2011 trên 90% 6 Không tổ chức thi 1 1 2011 - 2012 trên 90% 9 Không tổ chức thi 1 2012 -... cho phù hợp với tình hình mới Câu 6 Trình bày những đặc điểm của trật tự thế giới trong thế kỷ XX Nêu suy nghĩ của em về sự ra đời của trật thế giới mới hiện nay ? - Lịch sử thế giới trong thế kỷ XX đã chứng kiến sự tồn tại và tan rã của hai trật tự thế giới : hệ thống Vescxai – Oasinhton và trật tự 2 cực Ianta Trật tự thế giới là sự xác lập quân hệ quốc tế của các nước, khu vực theo các nghị quyết... tài liệu giảng dạy Hàng năm chỉ cần bổ sung, phát triển thêm hệ thống các câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế các kỳ thi Giáo viên sẽ có nhiều thay gian đầu tư nghiên cứu sâu về chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức Tiết học Lịch sử khi ấy sẽ là điều kiện để học sinh tự khám phá trí thức lịch sử Các em sẽ yêu thích môn. .. diện thế giới, thực sự là thành trì của hoà bình thế giới và chổ dựa của cách mạng thế giới * Hội nghị Ian ta và việc hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh: - Hội nghị Ianta (2/1945) của các nước Đồng minh thắng trận, trong đó chủ yếu là 2 cường quốc Liên Xô và Mỹ đã thi t lập nên một trật tự thế giới mới sau chiến tranh theo khuôn khổ thoả thuận ở Hội nghị Ian ta - Nhận xét: Thế giới chia . Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử - phần Lịch sử thế giới (1917 – 1945)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Hy vọng đây sẽ là một nguồn tài liệu có ích, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng. MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ - PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1917 – 2000) 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1917 – 1945) Chuyên đề 1: HỆ THỐNG VÉC XAI – OASINHTƠN Câu 1. Tại sao nói quan hệ. lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có tài liệu bồi dưỡng. Tài liệu này có thể dùng được cho cả giáo viên và học sinh trong việc học tập bộ môn Lịch sử nói chung và phục vụ các kỳ thi học sinh

Ngày đăng: 04/04/2015, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan