1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Dạy học Ngữ văn bằng giáo án điện tử

11 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 95 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “DẠY HỌC NGỮ VĂN BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ” 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục còn rất hạn chế. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực công nghệ thông tin, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Thực tế cho thấy trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học, công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới “ xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ Giaos dục và Đào tạo cũng yêu cầu “ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn” Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên, nhận thức được rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy thí điểm một số tiết trong năm học trong các đợt sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhất là đối với môn Ngữ văn vẫn còn gặp không ít những khó khăn. Chính vì thế, trong đề tài này tôi xin trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà cụ thể là “ Dạy học Ngữ văn bằng giáo án điện tử” để cùng trao đổi, thảo luận và đi đến những ý kiến thống nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng trong thời gian tới. Mong nhận được sự động viên và góp ý của các thầy cô đồng nghiệp. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: - Đối tượng: Học sinh trung học cơ sở - Phạm vi: Các giờ dạy môn Ngữ văn ở trường tring học cơ sở Tân Hưng. - Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. - Để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà cụ thể là “ Dạy học Ngữ văn bằng giáo án điện tử” vì thế nên phạm vi triển khai thực hiện đề tài tôi chọn trường THCS Tân Hưng làm thí điểm. 3. Mô tả sáng kiến: 1. Thực trạng: 1.1. Có thể nói khó khăn lớn nhất khi thực hiện giáo án điện tử từ đó là trang thiết bị, phương tiện. Mặc dù trong xu thế công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng dạy như máy tính xách tay, máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) vẫn còn một yêu cầu rất khó khăn với các nhà trường. 1.2. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên trong tuần khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên ít khi nghĩ đến điều này. Giaos viên còn ngại sử dụng giáo án điện tử thì nhà quản lý giáo dục cũng chưa mặn mà lắm với việc đầu tư những trang bị đắt tiền trên cho dạy học. 1.3. Ngoài kiến thức chuyên môn, để thực hiện được giáo án điện tử, giáo viên cần phải trang bị được cho mình những kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power Point, biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ nhiều nguồn khác nhau như sưu tầm trên Internet, từ các đĩa phim tài liệu… Công việc này đòi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thực sự với công việc, sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Trong khi trình độ sử dụng máy tính, sử dụng các phần mềm tiện ích và khai thác thông tin từ mạng Internet của đa số giáo viên còn hạn chế thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đến việc dạy học bằng giáo án điện tử. 1.4. Một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn gingr bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lý sao cho bài giảng tốt nhất. Nhiều bài giảng đang còn quá rườm rà, xa rời nội dung hoặc làm gián đoạn bài học do sử dụng quá nhiều hiệu ứng hoặc hình ảnh, phim minh hoạ cho nên giờ dạy lại thiên về việc trình diễn những kỹ xảo tin học. Ngược lại, nhiều bài giảng lại quá đơn điệu, sơ sài do đó không nâng cao được chất lượng giờ dạy. - Nhiều trường học trên địa bàn huyện, tỉnh đã được trang bị phòng máy tính, tuy nhiên hầu như chưa có trường nào mạnh dạn kết nối Internet, mặc dù giá cước hiện nay rất rẻ, vì rấy nhiều “cái sợ”. Vì thế không nhận thấy được hiệu quả của việc giảng dạy ở những địa phương khác, giáo viên cũng không có điều kiện để tìm hiểu về kỹ năng sử dụng giáo án điện tử. - Chính vì những khó khăn trên mà việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học trên địa bàn huyện Cái Nước còn rất hạn chế. Với số lượng máy chiếu đa năng trong địa bàn huyện ít ỏi như hiện nay thì việc đa số giáo viên sử dụng thành thạo giáo án điện tử để dạy học là một mục tiêu mà cần phải một thời gian nữa mới có thể đạt được. 2. Kết quả ( hiệu quả của thực trạng trên) Xuất phát từ những thực tế trên, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy có một số kết quả sau: - Giao viên rất ngại sử dụng giáo án điện tử. Nhiều giáo viên tỏ ra bi quan khi nhắc đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thậm chí có người còn cho rằng không thể làm được. Chính vì thế không phát huy được tính ưu việt của giáo án điện tử trong dạy học. - Việc vận dụng những phương pháp dạy học mới trong những năm qua cũng đã đem lại những kết quả cao, song nhìn chung chất lượng học sinh chưa thật sự tốt, học sinh nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên và trong môn Ngữ văn, các em chỉ học được những gì cơ bản nhất chứ chưa có sự đầu tư, tìm tòi những tri thức mới, chưa thực sự “hiểu” và “cảm” được nội dung văn bản. - Rất nhiều học sinh chưa tiếp cận với cách học tập mới và rất hứng thú này. Có thể nói đây là một thiệt thòi của các em. - Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương páp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả mang lại dù có cao song cũng không đồng đều giữa các lớp, hứng thú học tập của học sinh cũng không cao. Đây là kết quả thu được từ học sinh lớp 8A1, 8A2 trường THCS Tân Hưng sau khi học xong văn bản “ Bài toán dân số”. Lớp Sĩ số Gioi Khá Trung bình Yếu - kém SL TL SL TL SL TL SL TL 8A1 30 2 6,7 16 53,3 11 33,3 2 6,7 8A2 29 0 0,0 8 27,6 18 62,1 3 10,3 Rõ ràng không thể phủ nhận thành công của các phương pháp truyền thống song kết quả khảo sát như trên là chưa thực sự đồng đều. * Các giải pháp thực hiện: 1. Tham mưu cùng tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản lý giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện giáo án điện tử như: máy tính, máy chiếu đa năng ( Multimedia projector). 2. Tổ chức một số buổi học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế giáo án điện tử cho mình. 3. Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng giáo án điện tử để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác nhau. 4. Tham gia các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. 5. Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng của các em. Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. * Các biện pháp tổ chức thực hiện: Biện pháp 1: Ngoài kiến thức chuyên môn cần phải trang bị những kiến thức tin học cơ bản nhất. Mặc dù giáo án điện tử chưa được các trường học đón nhận rộng rãi, chưa thực sự phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần “click” chuột?. Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: - Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính. - Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint. - Biết cách truy cập và khai thác tài nguyên Internet. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh…đơn giản. - Biết cách sử dụng projector. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự để sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên ? Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học, mỗi bài học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được hết các yêu cầu trên thì thật tuyệt vời, các hoạt động của giáo viên trong giờ dạy sẽ rất phong phú và hấp dẫn, lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài. Biện pháp 2: Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng: Từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các giáo án điện tử được trình trên máy chiếu ? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint. Đây là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thể thì chúng ta chưa thực sự khai thác hết sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Ví dụ: Trong tiết đọc – hiểu văn bản “ Ông đồ” – Lớp 8 trong phần “ Tìm hiểu chung”, sau khi yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết về tác giả giáo viên có thể chiếu lên màn hình chân dung nhà thơ kết hợp thêm vài lời giới thiệu ngắn gọn sẽ làm cho học sinh hình dung rõ hơn về tác giả; hoặc thay vì giáo viên hay học sinh cầm sách để đọc bài thì bây giờ trên màn hình hiện ra các khổ thơ, bên dưới các khổ thơ là hình ảnh ông đồ ngồi cho chữ hoặc ngồi lẻ loi một mình giữa con phố đông đúc người qua lại. Giongj đọc ( ngâm) thơ của nghệ sĩ nào đó được thay cho lời đọc của thầy, của trò. Người thầy chỉ cần khéo léo dẫn dắt học sinh tiếp cận vấn đề. Với hình thức giảng dạy như thế, chắc chắn học sinh đều cảm nhận được cái hay của bài thơ cũng như cảm nhận được tình cảm, nỗi lòng của tác giả. Những tư liêu minh hoạ cho các nội dung bài học tương đối nhiều trên Internet. Thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh hoạ cho bài giảng lại vừa giúp ta nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Intetnet để lấy thông tin. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thoả mãn ý muốn của chúng ta. Chẳng hạn, khi cần đoạn phim miêu tả về hậu quả của sự bùng nổ dân số trên thế giới để phục vụ cho bài “Bài toán dân số”, tôi có truy cập vào Website của Liên Hợp Quốc (www.un.org), tìm được nhiều phim tư liệu về nội dung này và thường là dung lượng của một bộ phim dài khoảng 5 – 10 phút. Do vậy vấn đề đặt ra là cần phải chọn đoạn phim nào là phù hợp với nội dung bài dạy và cắt, ghép chúng sao cho chỉ ngắn khoảng 1 phút. Điều này có thể làm được dễ dàng trong 5 phút với sự trợ giúp của phần mềm hỗ trợ. Để có được những tư liệu trên, giáo viên cần phải có sự sưu tầm và mạng internet là địa chỉ sưu tầm phong phú nhất. Cac bạn có thể sưu tầm được rất nhiều tài liệu từ các địa chỉ như: www.tulieu.bachkim.vn; www.dayhoc.vn; www.dayhocintel.org hoặc tìm kiếm trong www.google.com với từ khoá thích hợp… Biện pháp 3: Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy: Khi đã sưu tầm được những tư liệu cần thiết cần phải có sự chọn lọc cần thiết để đưa vào bài giảng của mình. Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh tư liệu mà chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh làm phân tán sự tập trung của học sinh. Sau khi đưa hình ảnh minh hoạ vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng cần được sử dụng một cách vừa phải để không làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng thành thạo PowerPoint thì còn có thể thiết kế được nhiều kiểu bài tập khác nhau rất phong phú và hấp dẫn như trò chơi ô chữ, lựa chọn đáp án…bằng việc sử dụng các hiệu ứng. Ngoài ra, việc làm này còn giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn. Để tạo được hiệu ứng chỉ cần chọn đối tượng cần áp dụng hiệu ứng, chọn Slide Show/ Custom Animation… sau đó trong mục Add Effect họn hiệu ứng hợp lý rồi chọn cách xuất hiện và thời gian cho phù hợp với nội dung. Biện pháp 4: Làm phong phú thêm hệ thống bài tập: Khi đã biết cách sử dụng PowerPoint một cách thành thạo, giáo viên có thể dễ dàng tạo ra được rất nhiều các dạng bài tập khác nhau nhờ việc sử dụng các hiệu ứng ví dụ như dạng bài tập lựa chọ, trò chơi ô chữ… Trong bài “ Bài toán dân số” tôi đã thiết kế một hệ thống bài tập trắc nghiệm phục vụ cho phần củng cố luyện tập khiến cho học sinh rất hứng thú. Một bảng gồm có 6 lựa chọn tương đương với 6 câu hỏi. Học sinh sẽ phải lựa chọn ngẫu nhiên mà không được biết trước nội dung câu hỏi. Sau khi đã chọn một câu hỏi, giáo viên click chuột vào câu mà học sinh chọn, nội dung câu hỏi và đáp án để lựa chọn mới hiện ra ( thực hiện bằng siêu liên kết-Hyperlinhk): Khi học sinh nêu ra đáp án lựa chọn, giáo viên click vào đáp án ấy. Nếu đáp án ấy sai thì xuất hiện tín hiệu báo sai bên cạnh đáp án kèm theo một chuỗi âm thanh, sau đó tín hiệu báo sai sẽ biến mất ( dùng thủ thuật tricker): Nếu đáp án học sinh chọn là đúng thì sẽ phát tín hiệu báo đúng kèm theo một chuỗi âm thanh, tín hiệu báo đúng sẽ xuất hiện cạnh đáp án đúng. Biện pháp 5: Linh hoạt khi hướng dẫn họ sinh học tập. Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu. Nghĩa là giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính hoặc kết nối với máy tính xách tay và điều chỉnh độ lớn ( zoom), độ nét ( sharpness) trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học thoải mái hơn. Thực tế cho thấy nhờ giáo án điện tử mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh sẽ tập trung cao để nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là sẽ trình bày tất cả những gì mình nói và viết vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài, đồng thời nội dung trình chiếu sẽ rất dài, học sinh khó có thể ghi chép đầy đủ vào vở để làm tài liệu học ở nhà. Vì thế chỉ nên coi slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các ý chính phục vụ cho bài giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh hoạ, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý đến số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên các slide. Nhìn vào slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng nó ra chứ không phải là đọc các dòng chữ trên slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên có thể thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. Không sao, để dễ dàng làm chủ quá trình điều khiển học sinh, giáo viên có thể in ra một bản cầm tay ( hand out ) để vừa giảng vừa nhìn vào đó mà xác định vấn đề sẽ nói tiếp theo. Biện pháp 6: Sử dụng giáo án điện tử không có nghĩa giáo án truyền thống bị lãng quên. Trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày tất cả nội dung bài giảng. Vậy thì đối với giáo án điện tử chỉ gồm một số slide chỉ chứa từ khoá, hình ảnh… thì làm thế nào mà giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng? Để giải quyết việc này, tốt nhất giáo viên phải xây dựng cho mình một đề cương bài giảng. Đề cương ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học là gì ? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau ? Vấn đề nào cần được trọng tâm và nhấn mạnh ? Dành thời gian cho từng vấn đề là bao nhiêu ? Sỡ dĩ cần chuẩn bị kỹ lượng như vậy là vì nếu tiết giảng dạy đó giáo viên chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa là đồng nghĩa với việc “ cháy giáo án” và không đảm bảo được yêu cầu của bài dạy. Kết hợp đề cương này cùng một bản in cầm tay một cách hợp lý chắc chắn sẽ không mắc phải sự cố này. Biện pháp 7: Kết hợp giữa trình chiếu và ghi bảng: Mặc dù những nội dung cơ bản đã được giáo viên tóm lược và trình chiếu trên màn chiếu, tuy nhiên nó lại không thể lưu lại được bôd cục của bài dạy bởi trong quá trình giảng dạy các slide phải được trình chiếu nối tiếp nhau, đo đó sau khi kết thúc bài học học sinh có thể sẽ chưa hình dung lại được hệ thống kiến thức của bài học. Do vậy, song song với quá trình trình chiếu, giáo viên nên ghi lên bảng đen những tiêu đề, đề mục của bài học để cuối tiết học học sinh dễ hình dung lại nội dung kiến thức vừa lĩnh hội. Đồng thời giáo viên có thể sử dụng phần ghi bảng tóm tắt này để yêu cầu học sinh trình bày cụ thể lại nội dung của từng ý. Đối với những nội dung chính cần ghi chép vào vở, giáo viên đưa lên màn chiếu và chiếu chậm lại để học sinh có thể ghi chép lại những kiến thức cơ bản trên dùng làm tư liệu học tập ở nhà. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy ở trường THCS Tân Hưng trong năm học 2011-2012 đã thu được kết quả khả quan. Kết quả học tập của học sinh được nâng lên theo giờ học, đặc biệt là các em hứng thú học Văn hơn. So sánh kết quả của bài dạy trước với bài dạy sau tác động Lớp ĐTB Học hứng thú Hiểu bài 8A1 100% 28/30 học sinh 30/30 học sinh 8A2 93% 25/29 học sinh 28/29 học sinh Sau một quá trình nghiên cứu và tận dụng các đợt tham gia chuyên đề ở cấp trường để thử nghiệm và tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp, tôi đã thực hiện được nhiều tiết Ngữ văn bằng giáo án diện tử tại trường THCS Tân Hưng. Sau tiết dạy, tôi đã cùng các dồng nghiệp trong tổ, Ban giám hiệu thảo luận , góp ý, rút kinh nghiệm và đi đến nhận xét thống nhất: Gíao án điện tử đã góp phần cải tiến rõ rệt chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên. Chất lượng khảo sát học sinh sau tiết dạy ở hai lớp khác nhau đã cho thấy việc sử dụng giáo án điện tử đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà của học sinh, chất lượng học tập của học sinh cũng đồng đều hơn. Cụ thể: Lớp Sĩ số Gioi Khá Trung bình Yếu - kém SL TL SL TL SL TL SL TL 8A1 30 8 26,7 15 50,0 6 20,0 1 3,3 8A2 29 8 27,5 14 48,3 6 20,8 1 3,4 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Trong khuôn khổ phạm vi của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm cũng như khả năng nghiên cứu tập hợp và trình bày, tôi thiết nghĩ rằng sẽ có những ảnh hưởng nhất định: - Đối với đồng nghiệp: Góp phần cho việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu hiện nay. - Tích luỹ thêm một số kinh nghiệm nhỏ trong việc giúp học sinh tích cực, chủ động, hứng thú học tập và hiểu sâu hơn giá trị văn học ở môn Ngữ văn. - Đối với quản lý giáo dục: Góp phần định hướng việc đổi mới phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường hiện nay. Qua một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học năm học 2011-2012 được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Ai đó đã từng nói “ Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi chẳng thấy khổ chút nào mà ngược lại, tôi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến, góp sức mình làm đẹp cho đời. Đối với các em học sinh, các em bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của môn Văn, biết bộc lộ cảm xúc của mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh hứng thú học môn Ngữ văn khá nhiều. Cụ thể, thống kê điểm trung bình môn Văn học kỳ I năm học 2011-2012 là rất khả quan. Năm 2011-2012 “ Dạy học Ngữ văn bằng giáo án điện tử” thì hệ thống kiến thức mang tính logic, học sinh nắm được bài và phát triển tư duy có khả quan hơn, cụ thể: Tỷ lệ học sinh không hiểu bài, hay học sinh không có tư duy cảm nhận học môn Văn giảm xuống rất rõ ( cũng trường đó, cũng giáo viên đó dạy). Được kết quả như thế chính là tác dụng thực tế của việc “ Dạy học Ngữ văn bằng giáo án điện tử” của phương pháp đổi mới. 6. Kiến nghị, đề xuất: . môn Văn, biết bộc lộ cảm xúc của mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh hứng thú học môn Ngữ văn khá nhiều. Cụ thể, thống kê điểm trung bình môn Văn. với môn Ngữ văn vẫn còn gặp không ít những khó khăn. Chính vì thế, trong đề tài này tôi xin trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn có sự. học Ngữ văn bằng giáo án điện tử” để cùng trao đổi, thảo luận và đi đến những ý kiến thống nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói

Ngày đăng: 03/04/2015, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w