1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống

52 525 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 252,88 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo, các anh chị trong đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè… Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban lãnh đạo Công ty CP mía đương Nông Cống, các anh chị phòng kế toán và cũng như các phòng ban khác đã tại điều kiện thuận lợi cho em được thực tập công tác thực tế, học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Luật đã trang bị cho em kiến thức chuyên môn cần thiết cho khóa luận. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.s Hoàng Anh Tuấn, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài này, nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên Khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá của các thầy giáo, cô giáo để Khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nga 1 1 TÓM LƯỢC Hàng chục năm qua, cây mía đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân ở các huyện trung du miền núi tỉnh Thanh Hóa. Thế nhưng, hiện nay do giá đường giảm, lượng đường tồn kho lớn khiến ngành mía đường nói chung, cũng như ngành mía đường Thanh Hóa nói riêng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ðiều này cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của các công ty mía đường nói chung và công ty CP mía đường Nông Cống nói riêng cũng như thu nhập của người dân. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài : “Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống” được thực hiện nhằm nghiên cứu và phân tích thực trạng nguồn nguyên liệu mía hiện nay của công ty CP mía đường Nông Cống, từ đó tìm ra được những hạn chế và nguyên nhân của nó để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với thực trạng nhằm phát triển nguồn nguyên liệu cho công ty và nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân trồng mía. 2 2 MỤC LỤC STT Tên bảng biểu Số trang Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2013 23 Bảng 2.2 Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2004 – 2010 27 Bảng 2.3 Thực trạng vùng nguyên liệu mía từ 2010 – 2013 30 DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ STT Tên biểu đồ Số trang Biểu đồ 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2011-2013 23 Biểu đồ 2.2 Diện tích mía nguyên liệu từ 2004 – 2010 27 Biểu đồ 2.3 Tổng sản lượng mía nguyên liệu từ 2004 – 2010 28 Biểu đồ 2.4 Tổng Lượng đường sản xuất từ 2004 – 2010 28 Biểu đồ 2.5 Diện tích mía nguyên liệu từ năm 2010 - 2013 30 Biểu đồ 2.6 Tổng sản lượng và lượng đường từ năm 2011 - 2013 31 3 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBNV Cán bộ nhân viên CP Cổ phần CT – XH Chính trị - Xã hội NLĐ Nguồn lao động LĐ – XH Lao động – Xã hội SX – KD Sản xuất – Kinh Doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn 4 4 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự thành công ấy.Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp đó là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Do vậy, ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp là phải phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào cho chế biến. Nguyên liệu mía cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất đường hoạt động luôn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Việc thiếu nguyên liệu gây ra những hậu quả rất lớn về lãng phí các thiết bị máy móc, khấu hao trên đầu sản phẩm tăng, công nhân thất nghiệp, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Tất cả những điều này đã và đang là vấn đề nhức nhối đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đường ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp phải xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía đảm bảo cung cấp đủ và ổn định cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Từ những yêu cầu cấp thiết thực tế đặt ra, công ty CP mía đường Nông Cống đã xây dựng vùng nguyên liệu mía phục vụ cho hoạt động của nhà máy chế biến. Vùng nguyên liệu của công ty không ngừng được mở rộng và phát triển, tuy nhiên, nguyên liệu mía cung cấp cho công ty vẫn chưa đáp ứng được công suất chế biến của nhà máy. Xuất phát từ thực tiễn đó em đã chọn đề tài “ Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu  Các bài nghiên cứu đăng báo tạp chí 1. Minh Dũng(2013), Ngành mía đường Thanh Hóa cùng nông dân vượt khó, Báo Nhân dân, Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2014, 1 Bài báo đề cập đến khó khăn hiện nay của ngành mía đường Thanh Hóa, hiện nay do giá đường giảm, lượng đường tồn kho lớn khiến ngành mía đường nói chung, cũng như ngành mía đường Thanh Hóa nói riêng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ðiều này cũng ảnh hưởng lớn đến SXKD của các công ty mía đường và thu nhập của người nông dân. Và nêu ra những biện pháp giúp giải quyết khó khăn đó là: Nâng cao năng suất, chất lượng cây mía, Cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, Nhân rộng mô hình liên kết công - nông nghiệp, ổn định vùng nguyên liệu. 1 http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/item/20041802.html 6 2. Quốc Chánh(2014), Hướng đi nào cho ngành mía đường Việt Nam, Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2014, 2 Bài báo đề cập đến Số phận của ngành mía đường và người trồng mía Việt Nam đang thực sự đáng báo động khi Hiệp định AFTA có hiệu lực vào năm 2015 đang đến gần với thuế suất nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam sẽ bằng 0%.Việc cơ cấu lại tổ chức, sản xuất, quản lý ngành mía đường là điều cần làm. Và nó đòi hỏi sự chung sức của nhiều cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách và chính người trồng mía. Bắt đầu từ vùng nguyên liệu và đến cơ chế điều hành cho ngành mía đường.  Các công trình nghiên cứu của sinh viên 1. Trần Cẩm ly (2011), “Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu của công ty CP mía đường Lam Sơn”, khóa luận tốt nghiệp – K43F6 – Đại Học Thương Mại. Trong bài khóa luận này đã đề cập đến các lý luận về nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu tới hoạt động sản xuất. Đồng thời, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển vùng nguyên liệu của ngành mía đường nói chung và công ty CP mía đường Lam Sơn nói riêng. 2. Nguyễn Minh Ngọc (2008), “Phát triển vùng nguyên liêu trong công nghiệp chế biến của công ty CP thương mại Hà Nội(Hapro) với phát triển nông nghiệp”, khóa luận tốt nghiệp – K40F4 – Đại Học Thương Mại. Khóa luận nghiên cứu về vùng nghiên về thực trạng vùng nguyên liệu đối với mặt hàng liên quan đến nông sản nói chung, đánh giá đúng thực trạng và gắn liền với phát triển nông thôn từ đó đưa ra các chính sách đúng đắn để phát triển vùng nguyên liệu trong công nghiệp chế biến của công ty CP thương mại Hà Nội(Hapro). 3. Nguyễn Thị Thu Phương ( 2013), “Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan”, khóa luận tốt nghiệp - k51- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Khóa luận này làm rõ những vấn đè cơ bản về vùng nguyên liệu mía và công tác quản lý vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan từ đó rút ra được những hạn chế và ưu nhược điểm của công tác quản lý nguồn nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan và đề ra các chính sách phát triển vùng nguyên liệu mía cho công ty. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Thông qua những tham khảo từ sách báo, tạp chí, bài nghiên cứu, luận văn, khóa luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu… Các tác giả đi trước đã làm rõ vai trò cũng như sự quan trọng của nguồn nguyên liệu đến hoạt động sản xuất . Ngoài ra, các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng nguồn nguyên liệu. 2 http://www.vcci.com.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/2014030303487427/huong-di-nao-cho-nganh-mia-duong-vn.htm 7 Tại các doanh nghiệp nói chung và tại công CP mía đường Nông Cống nói riêng, việc quản lý và phát triển nguồn nguyên liệu còn nhiều bất cập cần giải quyết: Trong những năm gần đây diện tích và sản lượng mía không ổn định, chưa đảm bảo nguồn nguyên liệu vững chắc , làm ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc sản xuất, kinh doanh của Công ty. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty luôn gặp trở ngại là diện tích đất quy hoạch trồng mía nguyên liệu không ổn định. Nhiều nơi đất dốc khó canh tác, nhiều vùng nguyên liệu mía đã chuyển đổi sang trồng cao su, sắn, dứa Do vậy, sản lượng mía nguyên liệu có chiều hướng giảm. Nguyên liệu cho sản xuất còn nhiều khó khăn và chuyển biến chậm, diện tích, năng suất, chất lượng mía liên tục giảm và đạt thấp, chương trình xây dựng vùng nguyên liệu mía năng suất chất lượng cao vẫn chưa đạt yêu cầu. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu đến hoạt động sản xuất, đặc biệt trong quá trình thực tập tại công ty CP mía đường Nông Cống em càng nhận thức rõ ràng hơn nữa sự ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu mía đến hoạt động công ty. Qua đó em thấy việc nghiên cứu đề tài: “Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống” không những là vấn đề cấp thiết đối với công ty CP mía đường Nông Cống mà còn là vấn đề cấp thiết đối với mía đường nói chung. 4. Đối tượng mục tiêu và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Là các chỉ số chỉ tiêu, số liệu, các vấn đề về phát triển nguồn nguyên liệu mía của công ty CP mía đường Nông Cống và kết quả, tình hình phát triển nguyên liệu mía một số vùng trọng điểm trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa  Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng, những thuận lợi , khó khăn của sản xuất cây mía từ đó đề xuất 1 số chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía cho công ty CP mía đường Nông Cống đáp ứng hoạt động sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân trồng mía.  Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa một số lí luận cơ bản về quản lý và phát triển nguồn nguyên liệu mía đối với ngành công nghiệp mía đường.  Phân tích thực trạng quản lý và phát triển vùng nguyên liệu của công ty CP mía đường Nông Cống.  Đề xuất một số chính sách nhằm phát triển nguồn nguyên liệu cho công ty CP mía đường Nông Cống trong thời gian tới.  Phạm vi nghiên cứu 8 Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nông trường trồng mía ở tỉnh Thanh Hóa. Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn khoảng thời gian từ 2011 – 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong thực tế, có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tiếp cận một vấn đề nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên trong khuôn khổ bài khóa luận này nhằm phát triển nguồn nguyên liệu mía của doanh nghiệp tác giả sử dụng hai phương pháp chính là: phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu.  Phương pháp thu thập số liệu  Nguồn dữ liệu sơ cấp Thu thập thông tin từ việc quan sát, tìm hiểu tầm quan trọng của phát triển nguồn nguyên liệu mía đến hoạt động sản xuất của công ty CP mía đường Nông Cống . Các chính sách do công ty đưa ra nhằm phát triển nguồn nguyên liệu của công ty.  Nguồn dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu trong công ty bao gồm: các báo cáo, tài liệu của công ty do các phòng ban cung cấp: báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty CP mía đường Nông Cống. Thu thập dữ liệu ngoài công ty: thu thập số liệu qua sách, giáo trình, qua các luận văn, khóa luận của sinh viên trường Đại học thương mại, Đại học Kinh Tế Quốc Dân qua các báo, tạp chí kinh tế: thời báo kinh tế Việt Nam. Qua các website: www.economy.com.vn, http://www.thanhhoa.gov.vn, www.tinthuongmai.vn, Qua các văn bản, thông tư, nghị định của chính phủ. Mục đích thu thập các dữ liệu là phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý và phát triển nguồn nguyên liệu mía của ngành mía đường nói chung và tổng công ty CP mía đường Nông Cống từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.  Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu Là phương pháp sử dụng, phân tích các số liệu sau khi đã thu thập được thông tin số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý các thông tin, dữ liệu thu tập được. Các phương pháp sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích thống kê; phương pháp biểu đồ, bảng biểu, phương pháp so sánh.  Phương pháp phân tích thống kê Phương pháp này tổng hợp một cách thống nhất, sàng lọc các dữ liệu đã thu thập được thành bảng biểu hoặc đồ thị. Sau đó tiến hành phân tích các số liệu đã thống kê để chỉ ra được những mặt tích cực cũng như những mặt tiêu cực của vấn đề nghiên cứu. Dựa vào các số liệu thu thập được, ta sẽ tính được các chỉ tiêu về quy mô, chất 9 lượng, hiệu quả nhập khẩu qua các năm của công ty. Từ đó có thể đưa ra các đánh giá, kết luận về tình hình hoạt động và đưa ra các dự báo kinh tế về các chỉ tiêu đã phân tích.  Phương pháp biểu đồ, bảng biểu Là phương pháp sử dụng các sơ đồ hình vẽ về cung cầu, hay hình vẽ, biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận, biểu đồ về cơ cấu sản phẩm, bảng biểu về năng suất sản lượng nguồn nguyên liệu mía trong 3 năm 2011 – 2013, bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011 – 2013. Thông qua các biểu đồ, bảng biểu sẽ giúp ta đánh giá mối tương quan giữa các đại lượng để có thể phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được.  Phương pháp so sánh Phương pháp so sảnh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh doanh thu, lợi nhuận, chi phí, Sản lượng năng suất nguyên liệu mía các năm trước so với năm sau. Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua các năm. Sử dụng phương pháp này để phân tích được sự biến động của qua từng giai đoạn hay từng thời kỳ.  Phương pháp phân tích cơ bản Là sự kiểm định yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên nguồn dữ liệu đã có và sử dụng kết quả của các phương pháp khác.  Phương pháp phân tích tổng hợp Sau khi tiến hành thu thập số liệu, điều tra phỏng vấn, phỏng vấn trực tiếp, xử lý số liệu ta phân tích tổng hợp. Đưa ra được các kết luận ảnh hưởng của phát triển nguồn nguyên liệu đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty CP mía đường Nông Cống và từ đó biết được nguyên nhân để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nguyên liệu về cả sản lượng và chất lượng cho doanh nghiệp. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận gồm 3 chương : Chương I: Cơ sở lý luận về nguồn nguyên liệu và phát triển nguồn nguyên liệu mía cho ngành công nghiệp mía đường. Chương II: Thực trạng nguồn nguyên liệu mía của công ty CP mía đường Nông Cống. Chương III: Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu của công ty CP mía đường Nông Cống. 10 [...]... nguyên liệu mía cho các nhà máy hoạt động là một vấn đề quan trọng để đảm bảo sự hoạt động và phát triển bền vững cho các nhà máy trong một thời gian dài 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG        2.1 Quát về công ty CP mía đường Nông Cống 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty đường Nông Cống (hiện nay là Công ty CP mía đường. .. trồng mía mất một số diện tích Vì vậy diện tích mía của vụ này giảm xuống còn 8.739 ha, tổng sản lượng là 358.293 tấn mía nguyên liệu Năm 2011- 2012 là năm đánh dấu cho nhiều chính sách hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh Thanh Hóa và công ty CP mía đường Nông Cống Bao gồm các chính sách về giá thu mua mía nguyên liệu và phương thức thanh toán, các chính 35 sách về mở rộng diện tích mía nguyên. .. các chính sách thúc đẩy sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu của công ty Ngay từ đầu vụ công ty đã đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ, bảo đảm giá và phương thức thu mua mía hợp lý cho người dân Từ đó người trồng mía yên tâm hơn, ổn định sản xuất 2.3 Thực trạng quản lý và phát triển nguồn nguyên liệu mía của công ty cổ phần mía đường Nông Cống 2.3.1 Thực trạng quy hoạch và lập kế hoạch phát triển. .. ( hiện nay là Công ty CP mía đường Nông Cống) được thành lập theo quyết định số 10/1999-QĐ/BNN-TCCB, ngày 13 tháng 01 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vốn pháp định: 146.831 triệu đồng Vốn điều lệ : 11.000 triệu đồng Công ty đường Nông Cống (hiện nay là Công ty CP mía đường Nông Cống) là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Mía đường I căn cứ vào điều... các dịch vụ kỹ thuật mía đường Công ty mía đường Nông Cống (hiện nay là Công ty CP mía đường Nông Cống) hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 112684 ngày 27/01/1999 so Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp Do chủ trương, chính sách của Đảng và để đáp ứng kịp thời với thị trường Công ty đã cổ phần hoá từ ngày 29/12/2006 và chuyển thành Công ty CP mía đường Nông Cống Năm 2001, 2002 nước... LUẬN VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐƯỜNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm nguồn nguyên liệu Nguyên liệu là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm 1.1.2 Khái niệm vùng nguyên liệu mía Vùng nguyên liệu mía là vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp với sản phẩm là cây mía phục... tỷ lệ tiêu hao khoảng 10 tấn mía chế biến được 1 tấn đường, chi phí vận tải nguyên liệu mía thường chiếm từ 10-15% giá mía nguyên liệu Do vậy, các nhà máy đường muốn giảm chi phí vận tải nguyên liệu phải đặt tại trung tâm vùng nguyên liệu mía 1.2.4.2 Sự cần thiết phải hình thành vùng nguyên liệu mía cho công nghiệp chế biến đường Trong quá trình phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp từ hai ngành cơ... ngành đường, Công ty CP mía đường Nông Cống bước vào giai đoạn sản xuất kinh doanh mới, tổng sản lượng đường thành phẩm tăng so với các năm trước, Công ty đã biết vận dụng phế phụ phẩm của mía đường để sản xuất các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường, nhờ đó doanh thu của Công ty đã tăng lên, hiệu quả kinh doanh được nâng cao, Công ty bước đầu làm ăn có lãi 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Chức... việc phát triển nguồn nguyên liệu mía cho nhà máy đường 1.3.2.1 Phát triển nguồn nguyên liệu mía dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng Khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động và nguồn vốn để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, bền vững đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu là quan điểm và phương hướng phát triển nông nghiệp nước ta theo hướng công. .. Là sản lượng mía mà vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy so với công suất thiết kế của nhà máy Chất lượng nguyên liệu mía: Bao gồm chữ đường( CCS) và phần trăm thu hồi của mía nguyên liệu Hiệu quả tài chính của việc trồng mía nguyên liệu đối với từng hộ sản xuất hoặc cơ sở kinh doanh sản xuất mía nguyên liệu trong vùng Hiệu quả kinh tế xã hội của toàn vùng mía nguyên liệu: Là hiệu quả tổng hợp về những . và công ty CP mía đường Nông Cống nói riêng cũng như thu nhập của người dân. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài : Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP. nguồn nguyên liệu mía nghiên cứu tại tổng công ty CP mía đường Nông Cống không những là vấn đề cấp thiết đối với công ty CP mía đường Nông Cống mà còn là vấn đề cấp thiết đối với mía đường. nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Là các chỉ số chỉ tiêu, số liệu, các vấn đề về phát triển nguồn nguyên liệu mía của công ty CP mía đường Nông Cống và kết quả, tình hình phát triển nguyên liệu

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w