Thêm vào đó, việctuyển dụng, thu hút NNL chất lượng cao làm việc tại một số cơ quan củaTổng cục KTTV đặc biệt là các Đài KTTV khu vực cũng đang gặp nhiều khókhăn; không ít CCVC được đào
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
ĐỖ THỊ THU HUYỀN
ĐỀ TÀI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN
NGÀNH : CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MINH PHƯƠNG
HÀ NỘI - 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn” của luận văn này là kết quả nghiên
cứu khoa học do tôi thực hiện Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luậnvăn là trung thực Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được ai công bốtrong bất kỳ công trình nghiên cứu khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm vềnghiên cứu của mình./
Hà Nội, tháng 3 năm 2021
Học viên
Đỗ Thị Thu Huyền
Trang 3Chính sách công
Tổ chức Lao động quốc tế
Cơ quan Khí tượng Nhật BảnTổng cục Khí tượng Hàn QuốcKinh tế - Xã hội
Khí tượng Thủy vănKhoa học công nghệNguồn nhân lựcCục Quản trị khí quyển và đại dương MỹTài nguyên và Môi trường
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
Tổ chức Khí tượng Thế giới
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Phân bố số lượng CCVC theo khối cơ quan, theo trình độ đào
tạo, cơ cấu độ tuổi và theo ngạch/chức danh nghề nghiệp của 22-23Tổng cục KTTV
Hình 2 Mức độ thay đổi về trình độ chuyên môn được đào tạo của
23Tổng cục KTTV trong giai đoạn 2015-2019
Hình 3 Kết quả khảo sát về năng lực chuyên môn 24Hình 4 Kết quả khảo sát về các kỹ năng làm việc 24
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả tuyển dụng CCVC tại Tổng cục KTTV
70giai đoạn 2015-2019 có trình độ từ cao đẳng trở lên
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá công tác tuyển dụng viên chức tại Tổng
70cục KTTV
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá công tác bố trí, sử dụng CCVC thuộc Tổng
71cục KTTV
Bảng 4.4 Quy hoạch các chức danh lãnh đạo từ cấp phòng và tương
72đương trở lên thuộc Tổng cục KTTV, giai đoạn 2016-2021
Bảng 4.5 Số lượng CCVC được bổ nhiệm tại Tổng cục KTTV, giai
73đoạn 2015-2019
Trang 5thôi việc có trình độ từ đại học trở lên thuộc Tổng cục
KTTV, giai đoạn 2015-2019
Trang 6CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG TỔ
1.1 Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển NNL chất lượng cao …… 8
1.2 Quy trình thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao trong tổ
1.3 Các chủ thể thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao ……… 15
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển NNL chất
1.5 Kinh nghiệm của một số cơ quan hoạt động trong lĩnh vực KTTV của
các nước về thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao ………… 16
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TỔNG CỤC
2.1 Tổng cục KTTV và chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
3.1 Yêu cầu và định hướng tăng cường thực hiện chính sách phát triển NNL
chất lượng cao của Tổng cục KTTV ……… 473.2 Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển NNL chất
Trang 73.3 Một số kiến nghị ……… 57
KẾT LUẬN ……… 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 61 PHỤ LỤC
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốcgia C Mác cho rằng, con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất Nhàtương lai học Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức “Tiềnbạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất, chỉ có trí tuệ của con người thìkhi sử dụng không những không mất đi, mà còn lớn lên”[1] Giữa nguồn lựccon người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, khoa học -công nghệ, có mối quan hệ nhân - quả với nhau, nhưng trong đó NNL đượcxem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác và quá trình phát triểnKT-XH của mỗi quốc gia Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọngphát triển NNL, vì rằng nguồn lực con người, vốn con người là nhân tố quyếtđịnh việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác và điềuquan trọng hơn, ngày nay NNL được mọi quốc gia quan tâm tới không phải làNNL nói chung, mà là NNL chất lượng cao Ðó là những người lao động có
kỹ năng, các nhà kinh doanh năng động và tài ba, các nhà quản lý giỏi, cácnhà khoa học và công nghệ xuất sắc, các nhà lãnh đạo chính trị có tầm nhìnchiến lược và tư duy đổi mới vượt trội Do đó, cũng có thể nói, NNL chấtlượng cao là nhân tài của các quốc gia, nhân tố quyết định năng suất, chấtlượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của mọi nền kinh tế; quyết định vậnmệnh của các dân tộc và tương lai phát triển của nhân loại
Nhận thức rõ vai trò của NNL đối với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH vàhội nhập quốc tế, Ðảng ta đã sớm đề ra quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồnlực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [15] và
“nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người ViệtNam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH”[14] Tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển,nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao là một trong nhữngyếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”, “là một đột pháchiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học,công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợithế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bềnvững”[18]
Trang 9Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, của hệthống chính trị nói riêng được quyết định bởi trình độ, năng lực, phẩm chấtđạo đức, hiệu quả công tác của NNL, nhất là NNL chất lượng cao ChínhNNL chất lượng cao là lực lượng tham mưu cho Đảng và Chính phủ tronghoạch định chiến lược, kế hoạch, chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiệnCNH, HĐH; đồng thời, chính họ là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thựchiện nội dung, nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH.
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện
“Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020” ban hành kèmtheo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ và
“Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020” ban hànhkèm theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chínhphủ; đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp chính sách nhằm thu hút, tuyểndụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNL chất lượng cao, bước đầu đã đạtđược kết quả quan trọng, đáng ghi nhận Tuy nhiên, phát triển NNL, nhất làNNL chất lượng cao còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu,nhiệm vụ; không thu hút, tuyển dụng được người có trình độ năng lực cao Sựthiếu hụt NNL chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình CNH,HĐH và hội nhập quốc tế của Việt Nam Một trong những nguyên nhân củahạn chế, bất cập đó là do việc thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượngcao chưa đủ mạnh để thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng
và trọng dụng NNL một cách hiệu quả, hợp lý
Tổng cục KTTV là tổ chức trực thuộc Bộ TNMT, có chức năng, nhiệm
vụ tổ chức thực hiện công tác dự báo, cảnh báo KTTV, giám sát biến đổi khíhậu phục vụ phòng, chống thiên tai, phát triển KT - XH, bảo đảm an ninh,quốc phòng trên phạm vi cả nước Trong chiến lược phát triển chung về NNLchất lượng cao của cả nước, ngành KTTV (đơn vị nòng cốt, tập trung là Tổngcục KTTV) cũng đã có giải pháp cụ thể để phát triển NNL chất lượng cao vàđạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, NNL của Tổng cục KTTV hiệnvẫn còn nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL, phần lớn sốCCVC được đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật (khí tượng, thủy văn, môitrường, toán, địa lý…) nhưng thiếu kỹ năng quản lý, chưa đáp ứng đượcnhiệm vụ hiện đại hoá ngành và những đòi hỏi về công tác KTTV của xã hội,nhất là khi thế hệ cán bộ đầu ngành có chất lượng cao được đào tạo tại Liên
Trang 10Xô và các nước Đông Âu đã về nghỉ hưu theo chế độ đã và đang tạo ra sựthiếu hụt lớn về NNL chất lượng cao của Tổng cục KTTV Thêm vào đó, việctuyển dụng, thu hút NNL chất lượng cao làm việc tại một số cơ quan củaTổng cục KTTV đặc biệt là các Đài KTTV khu vực cũng đang gặp nhiều khókhăn; không ít CCVC được đào tạo chuyên sâu, có chuyên môn, tay nghề caonhưng lại có nguyện vọng chuyển sang các ngành, nghề khác mà ở đó có thunhập cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn, áp lực ít hơn.
Để khắc phục tình trạng trên, nghiên cứu việc thực hiện chính sách pháttriển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV là hết sức cần thiết, góp phầnđẩy mạnh việc tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả, nâng cao số lượng,chất lượng và thay đổi cơ cấu đội ngũ CCVC phù hợp với mục tiêu hiện đạihóa ngành và xu thế phát triển chung của đất nước ở giai đoạn trước mắt và
tương lai Với các lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn” làm
đề tài luận văn thạc sỹ
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về NNL gắn với yêu cầu CNH, HĐH đất nước
- Phạm Minh Hạc (2001), “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ
CNH, HĐH”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội [19] đã nghiên cứu các vấn đề
về cơ sở lý luận, khoa học của chiến lược phát triển thể chất, đạo đức, trí tuệ,năng lực nghề nghiệp của con người Việt Nam
- Mai Quốc Chánh (1999), “Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH đất nước”, NXB Chính trị quốc gia [10] đã phân tích vai trò của
NNL và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng NNL để đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH đất nước
- Phạm Văn Sơn (2015), “7 giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực
Việt Nam”, Báo Giáo dục thời đại [26] đã chỉ đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng NNL gồm: “Nâng cao trình độ học vấn và kĩ năng lao động,khuyến khích lao động tự học, gắn chiến lược phát triển nhân lực với chiến lượcphát triển KT - XH, trọng nhân tài và xây dựng xã hội học tập, cải thiện thông tin
về thị trường lao động và mở rộng hợp tác quốc tế”
Trang 112.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về NNL chất lượng cao và phát triển NNL chất lượng cao
- Phạm Thị Thanh Bình (2017), “Nhân lực chất lượng cao: Nguồn lực
cho phát triển kinh tế ASEAN”, Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam [4] đã đánh
giá vai trò của NNL chất lượng cao là điều kiện quyết định đến trình độ phát triển
KT - XH của mọi quốc gia; đảm bảo cho việc thực hiện những bước nhảy vọt vàrút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, lạc hậu về KHCN; là
động lực thúc đẩy CNH, HĐH và quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia
- Triệu Văn Cường, Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên) (2016),
“Chính sách thu hút NNL chất lượng cao trong khu vực công ở nước ta hiện nay”, NXB Lao động - Xã hội [12] đã đánh giá NNL công có vai trò đặc biệt
quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, năng lực của bộ máy nhànước mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của đời sống KT - XH; thực trạngban hành và thực hiện chính sách thu hút NNL chất lượng cao trong khu vựccông qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách
- Chu Văn Cấp (2012), “Phát triển NNL chất lượng cao góp phần phát
triển bền vững Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 9 (839) tr 54-58 [8] đã đưa ra một
số giải pháp về phát triển NNL chất lượng cao góp phần phát triển bền vững đấtnước
- Bùi Thị Ngọc Lan (2011), “NNL chất lượng cao Việt Nam - xu hướng
và giải pháp phát triển”, Tạp chí Lý luận chính trị [22] phân tích hai xu hướng
phát triển của NNL chất lượng cao của Việt Nam: một là, NNL chất lượng caotăng nhanh về số lượng và chất lượng; hai là, xu hướng quốc tế hóa NNL chấtlượng cao; từ đó nêu ra bốn giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL chất lượng caocủa Việt Nam
- Võ Quế (2020), “Những vấn đề cơ bản về phát triển NNL chất lượng
cao”, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch [25], đã nêu lên quan điểm về NNL chất
lượng cao, các tiêu chí xác định NNL chất lượng cao, các yếu tố ảnh hưởng đếnphát triển NNL chất lượng cao và nêu lên kinh nghiệm của một số quốc gia về pháttriển NNL chất lượng cao
2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về NNL KTTV
- Trần Hồng Thái (2019), “Thực trạng NNL và nhu cầu đào tạo trong
lĩnh vực KTTV”, Tạp chí KTTV [27] nêu lên tầm quan trọng của nhân tố con
người trong sự phát triển của một quốc gia, trong đó NNL chất lượng cao có
Trang 12vai trò đặc biệt quan trọng; tác giả cũng đánh giá hiện trạng NNL của Tổngcục KTTV trong giai đoạn hiện nay và nhu cầu đào tạo NNL trong thời giantới từ đó đưa ra một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo NNL KTTV.
- Luận án tiến sỹ “Phát triển NNL khoa học kỹ thuật KTTV Việt Nam
hiện nay” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Luyến (2015), Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh [23] đã đưa ra quan niệm về NNL khoa học kỹ thuật ngànhKTTV, thực trạng phát triển NNL khoa học kỹ thuật KTTV Việt Nam và đề xuấtmột số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL khoa học kỹ thuật KTTV đáp ứngyêu cầu phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thảm họa, góp phần phát triển KT - XH,quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Dự án “Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân
lực ngành KTTV đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của Ngành”[5] đã đánh giá NNL
ngành KTTV theo trình độ chuyên môn, cơ cấu ngạch, thực trạng NNL làm côngtác dự báo, mạng lưới, thông tin dữ liệu KTTV và đề ra giải pháp tăng cường côngtác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành KTTV (về chuyên môn, tinhọc, ngoại ngữ, kỹ năng quản lý…)
Các công trình khoa học nêu trên đã tiếp cận và luận giải một số vấn dề
cơ bản về NNL, phát triển NNL chất lượng cao, trong đó có một vài nghiêncứu đề cập đến NNL ngành KTTV từ góc độ chuyên ngành, song chưa cócông trình nào trực tiếp nghiên cứu sâu về thực hiện chính sách phát triểnNNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV, tuy nhiên đây là những tư liệu bổích cho học viên trong quá trình nghiên cứu viết luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về thực hiện CSC và đánh giáthực trạng thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cụcKTTV, luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sáchphát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao trong tổ chức;
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV;
Trang 13- Đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao làm việc tại Tổng cục KTTV.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tiếp cận theo hướng quy trình thực hiện chính sách
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV từ năm 2015 đến 2019
- Về không gian: Tại Tổng cục KTTV
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận: luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các
quan điểm, đường lối của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước về thựchiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: để có được dữ liệu thứ cấp, họcviên tổng hợp, nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đếnNNL đã được công bố như: giáo trình, đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, bài báođăng trên các tạp chí khoa học; các văn bản, báo cáo của Tổng cục như: Chiếnlược phát triển ngành KTTV, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, Báo cáo công tác tổchức cán bộ qua các năm từ 2015 đến năm 2019
- Phương pháp điều tra xã hội học Cụ thể:
+ Phát trực tiếp cho các đối tượng cần hỏi, gồm: lãnh đạo các tổ chứcthuộc các đơn vị trực thuộc Tổng cục (lãnh đạo các trạm KTTV, lãnh đạo cấpphòng và tương đương, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tổng cục), CCVC
đang thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ công táctại các đơn vị trực thuộc Tổng cục (23 đơn vị)
+ Thời điểm tiến hành điều tra: tháng 6 năm 2020
+ Số phiếu phát ra là 284 phiếu, kết quả thu về là 284 phiếu Số phiếuhợp lệ 284 phiếu Các phiếu điều tra được thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tíchtrên máy tính
- Phương pháp thống kê, phân tích: thông qua việc thu thập các bảng biểu, báo cáo hàng năm và số liệu tổng hợp tại các phiếu điều tra
Trang 146 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thốnghóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện những vấn đề trongcông tác tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao trong tổchức
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp, kiến nghị của luận văn có thể phục
vụ cho công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp, điều chỉnh chính sách, địnhhướng và xây dựng kế hoạch phát triển NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao đápứng yêu cầu hiện đại hóa ngành KTTV, phục vụ có hiệu quả công cuộc phát triển
KT - XH, phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra và tăng cường anninh, quốc phòng của đất nước
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các biểu bảng, biểu
đồ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao trong tổ chức
Chương 2 Thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV
Chương 3 Định hướng và giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG TỔ CHỨC
1.1 Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển NNL chất lượng cao
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chính sách phát triển NNL chất lượng cao
1.1.1.1 Khái niệm NNL chất lượng cao
a Nguồn nhân lực
NNL được xem xét ở hai khía cạnh: i) với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơiphát sinh ra nguồn lực; ii) là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con người.Với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, NNL là nguồn lực conngười có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội đượcbiểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.NNL gồm số lượng và chất lượng; số lượng là lực lượng lao động và khảnăng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển KT - XH, còn chất lượngthể hiện ở thể lực, trí lực và phẩm chất tâm lý xã hội của nguồn lực con người
Do vậy, thuật ngữ NNL được các công trình nghiên cứu trên thế giới và trongnước đề cập đến với các góc độ khác nhau Cụ thể:
- Theo định nghĩa của Liên Hợp quốc: NNL là tất cả những kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sựphát triển của mỗi cá nhân và của đất nước
- Ngân hàng Thế giới cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp…của mỗi cá nhân
- Theo ILO: NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng: “NNL cần phải hiểu là tổng thể
các tiềm năng lao động của một nước, một địa phương sẵn sàng tham gia vào một công việc nào đó” Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan
trọng nhất “quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khinguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp” [19]
b Nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo Các Mác (Karl Marx) thì quan niệm NNL chất lượng cao là:Những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông và nắmnhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn Ở Việt Nam, có nhữngquan niệm khác nhau về NNL chất lượng cao như: trước hết phải được thừa
Trang 16nhận trên thực tế, không phải dạng tiềm năng Điều đó có nghĩa là nó khôngđồng nghĩa với học vị cao NNL chất lượng cao là những người có năng lựcthực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng gópthực sự hữu ích cho công việc của xã hội [21] NNL chất lượng cao là đội ngũnhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyểngiao công nghệ tiên tiến, thực hiện có kết quả việc ứng dụng vào điều kiệnnước ta, … [19] Hay NNL chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người,một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề về chuyên môn kỹ thuật ứngvới một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn
kỹ thuật nhất định như trên đại học, đại học, công nhân kỹ thuật lành nghề[13] Và xây dựng NNL chất lượng cao có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lựckhoa học và công nghệ,…có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao
và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết nhữngvấn đề cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước… [36]
Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu tiên nêu quan điểm phát triển NNLchất lượng cao thông qua con đường phát triển giáo dục đào tạo, khoa học vàcông nghệ chính là khâu then chốt để nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo
và kém phát triển [16] Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta nhấnmạnh: trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư,
kỹ sư trưởng, kĩ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao
Có chính sách thu hút các nhà KHCN giỏi trong nước và ngoài nước, trongcộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài [17] Tại Đại hội XI, Đảng khẳngđịnh quan điểm: “Phát triển, nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chấtlượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vữngđất nước” [18, tr.41], “là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩymạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế,chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảođảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [18, tr.130]
Trong Chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020, Đảng tamột lần nữa nhấn mạnh đến nhiệm vụ phải tập trung phát triển nhanh NNLchất lượng cao: phát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chấtlượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lạinền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn,đảm bảo KT - XH phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững [11]
Trang 17Từ các quan điểm trên, có thể hiểu NNL chất lượng cao là một bộ phậncủa NNL, có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao hoặc có kỹ nănglao động giỏi; có sức khỏe, đạo đức và năng lực sáng tạo; có khả năng vậndụng những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào trong quá trình lao độngsản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu,
quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế của đất nước Và theo đó, NNL chất
lượng cao KTTV là một bộ phận của NNL chất lượng cao, bao gồm những người lao động có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn được đào tạo từ đại học trở lên; có sức khỏe, đạo đức và năng lực sáng tạo; có khả năng vận dụng những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình thực hiện nhiệm
vụ của Tổng cục KTTV, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ và hiện đại hoá ngành KTTV, phục vụ phát triển KT - XH bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.
1.1.1.2 Khái niệm phát triển NNL chất lượng cao
Theo quan niệm của Liên Hợp quốc: Phát triển NNL bao gồm giáo dục,đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH vànâng cao chất lượng cuộc sống Theo UNESCO: Phát triển NNL là làm chotoàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sựphát triển của đất nước - phát triển NNL là phát triển kỹ năng lao động vàthích ứng với yêu cầu về việc làm Quan niệm của ILO: Phát triển NNL làphát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có đượcviệc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh (2012): Phát triểnNNL là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thukiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nềnvăn hoá; truyền thống lịch sử [9]
Tổng hợp các nghiên cứu gần đây về khái niệm phát triển NNL, họcviên cho rằng: Phát triển NNL là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và
cơ cấu NNL ngày càng hợp lý hơn đáp ứng yêu cầu phát triển của đơn vị đồngthời nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải thiện hiệu quả làm việc của đội ngũlao động và hiệu quả hoạt động của đơn vị
Do đặc điểm hoạt động nghề nghiệp mang tính đặc thù, chuyên môn kỹthuật về lĩnh vực KTTV nên yêu cầu phải sử dụng lực lượng lao động chuyênmôn kỹ thuật được đào tạo cơ bản do vậy phát triển NNL chất lượng cao tại
Trang 18Tổng cục KTTV là chìa khóa thành công của sự nghiệp hiện đại hóa và tựđộng hóa ngành KTTV, là cơ sở để hoàn thành các mục tiêu của Chiến lượcphát triển ngành KTTV đến năm 2020 Từ khái niệm NNL chất lượng cao và
phát triển NNL, có thể hiểu: Phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục
KTTV là quá trình biến đổi về số lượng, nâng cao về chất lượng và chuyển dịch cơ cấu CCVC theo hướng hợp lý NNL chất lượng cao tại Tổng cục, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của ngành theo hướng hiện đại hóa
và tự động hóa, góp phần phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.
1.1.1.3 Khái niệm chính sách phát triển NNL chất lượng
cao a Chính sách công
Từ quan niệm về chính sách “là giải pháp cùng các biện pháp cụ thểthực hiện giải pháp ấy được một chủ thể quyền lực lựa chọn và thể hiện bằngvăn bản có giá trị pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội hoặc cộng đồng
để giải quyết một hoặc một số vấn đề lớn liên quan đến nhiều đối tượng trongmột giai đoạn xác định” [31] đến “CSC là cái mà chính phủ lựa chọn làm haykhông làm” [28]; CSC là một tập hợp các quyết định có liên quan nhằm “lựachọn” các mục tiêu cụ thể, những giải pháp, công cụ chính sách để giải quyếtcác vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trịcầm quyền [20]
b Chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Là một tập hợp các quan điểm, quyết sách, quyết định chính trị có liênquan của Nhà nước về phát triển NNL chất lượng cao nhằm lựa chọn các mụctiêu cụ thể với giải pháp và công cụ chính sách phù hợp nhằm xây dựng NNLchất lượng cao có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, có đủ năng lực, trình
độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CNH, HĐHđất nước và hội nhập quốc tế
1.1.1.4 Khái niệm thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao a Thực hiện chính sách công
Tổ chức thực hiện CSC là yêu cầu tất yếu khách quan để duy trì sự tồntại của chính sách với tư cách là công cụ vĩ mô theo yêu cầu quản lý của nhànước và cũng là để đạt mục tiêu mà chính sách đề ra Do đó, tổ chức thực hiệnchính sách là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức
khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung CSC một cách hiệu quả.
Trang 19Thực hiện CSC là giai đoạn đưa chính sách vào thực hiện trong đờisống Đây là giai đoạn tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách đã lựa chọn
và kiểm tra việc thực hiện
b Thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Từ khái niệm nêu trên, học viên đưa ra quan niệm về thực hiện chính
sách phát triển NNL chất lượng cao như sau: là quá trình đưa chính sách phát
triển NNL chất lượng cao của Nhà nước vào thực tiễn thông qua các văn bản pháp luật, chủ trương nhằm phát triển NNL lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước.
Trong bối cảnh Tổng cục KTTV đang nỗ lực đẩy mạnh thực hiện hiệnđại hóa và tự động hóa ngành KTTV và từ quan niệm về thực hiện chính sáchphát triển NNL chất lượng cao nêu trên, học viên đưa ra quan điểm về thựchiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV như sau:
là quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao của Nhà nước thông qua các văn bản pháp luật, chủ trương, các văn bản hướng dẫn được triển khai tại Tổng cục KTTV nhằm đẩy mạnh việc phát triển NNL chất lượng cao có hiệu quả; xây dựng đội ngũ CCVC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của ngành KTTV.
1.1.2 Mục tiêu, nội dung và công cụ chủ yếu thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
a Mục tiêu chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao nhằm phát triểnđồng bộ nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, cơ cấu ngành nghềhợp lý; có phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH vàhội nhập quốc tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước
b Nội dung chính sách phát triển NNL chất lượng cao - Thực hiện
tuyển dụng, thu hút NNL chất lượng cao - Sử dụng NNL chất lượng cao
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Đãi ngộ đối với NNL chất lượng cao (tiền lương, điều kiện và môitrường làm việc…)
Trang 20c Công cụ thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Để đạt được mục tiêu của chính sách phát triển NNL chất lượng cao cónhiều công cụ để thực hiện và việc lựa chọn công cụ nào tùy thuộc vào lĩnhvực hoạt động, định hướng phát triển NNL của đơn vị, trong đó tập trung vàomột số công cụ sau:
- Công cụ luật pháp: các quy định của Nhà nước về phát triển NNL chấtlượng cao (mang tính bắt buộc thực hiện đến từng đối tượng);
- Công cụ kinh tế: sử dụng lợi ích kinh tế làm đòn bẩy cho CCVC tựnguyện thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại đơn vị (hỗ trợ tiền
đi đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện chế độ chính sách tiền lương, …);
- Công cụ tuyên truyền, động viên, khuyến khích
1.2 Quy trình thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao trong tổ chức
1.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Trong quá trình triển khai chính sách, để thực hiện chính sách phát triểnNNL chất lượng cao có hiệu quả, nhiệm vụ đầu tiên của các chủ thể chínhsách là phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, gồm các nộidung: kế hoạch tổ chức điều hành; kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; các
kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện và kiểm tra đôn đốc thực hiện chínhsách trong đó xây dựng thời gian thực hiện chính sách, các mục tiêu, dự kiếntiến độ, kiểm tra công tác thực hiện theo tiến độ Bên cạnh đó, cùng với xâydựng kế hoạch thực hiện chính sách, phải xây dựng nội quy, quy chế tổ chứcđiều hành thực hiện chính sách
1.2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Hoạt động phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển NNLchất lượng cao là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn; vừa là nhiệm vụvừa là giải pháp quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách vì chính sáchphát triển NNL chất lượng cao có đối tượng áp dụng và thụ hưởng rất lớn,thuộc nhiều cấp, ngành, lĩnh vực khác nhau Việc phổ biến, tuyên truyềnchính sách được thực hiện bằng nhiều hình thức Việc lựa chọn các kỹ năng,giải pháp, hình thức phổ biến, tuyên truyền chính sách cần phải tùy theo yêucầu quản lý, tính chất của từng chính sách để lựa chọn các hình thức cho phùhợp và triển khai tốt thì hiệu quả thực hiện chính sách sẽ cao
Trang 211.2.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượngcao là việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liênquan trong thực hiện chính sách; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu tráchnhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiệnchính sách trong đơn vị Thông qua việc phân công, phối hợp thực hiện chínhsách một cách khoa học, hợp lý sẽ phát huy được nhân tố tích cực, góp phầnnâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
1.2.4 Duy trì chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Duy trì chính sách phát triển NNL chất lượng cao là làm cho chính sáchtồn tại và phát huy hiệu quả cao nhất trong môi trường thực tế Muốn chochính sách được duy trì, đòi hỏi phải có sự nhất trí và quyết tâm cao củangười tổ chức, người thực thi và môi trường tồn tại Trong quá trình thực hiệnchính sách, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cần tham mưu, đềxuất các giải pháp, các biện pháp bảo đảm cho chính sách được duy trì, tồn tại
1.2.6 Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách NNL chất lượng cao làquá trình xem xét, kết luận về sự chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sáchcủa các đối tượng thực hiện chính sách Đối tượng được xem xét, đánh giátổng kết về chỉ đạo điều hành thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượngcao là các cơ quan từ Trung ương đến cơ sở Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò
Trang 22của các tổ chức chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực hiệnchính sách.
1.2.7 Điều chỉnh chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Điều chỉnh chính sách phát triển NNL chất lượng cao là hoạt động cầnthiết trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách, nó được thực hiện bởi cơquan nhà nước có thẩm quyền để chính sách phù hợp với yêu cầu quản lý vàtình hình thực tế Việc điều chỉnh các giải pháp, biện pháp, cơ chế chính sách
là để chính sách được thực hiện có hiệu quả nhưng không làm thay đổi mụctiêu chính sách Thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan, tổchức ban hành chính sách, tuy nhiên trên thực tế việc điều chỉnh các biệnpháp, các cơ chế chính sách có thể linh hoạt trong việc thực hiện chính sách
1.3 Các chủ thể thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượngcao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các đốitượng thụ hưởng của chính sách; trong đó, chủ thể triển khai trước hết vàquan trọng nhất là các cơ quan hành chính nhà nước cùng với các công chứccủa các cơ quan đó
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
1.4.1 Tính chất của vấn đề chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Phát triển NNL chất lượng cao là là vấn đề phức tạp, có liên quan đến rấtnhiều cơ quan, nhiều đối tượng chính sách, phạm vi thực hiện rộng lớn,…Dovậy, sự quan tâm của Nhà nước, xã hội đối với NNL chất lượng cao và phát triểnNNL chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớnđến tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
1.4.2 Môi trường thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Môi trường chính sách là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiệnchính sách, bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Môitrường thích hợp sẽ có lợi cho việc thực hiện chính sách và ngược lại Cụ thể,
sự ổn định về chính trị sẽ đưa đến sự ổn định về hệ thống chính sách; trình độvăn hóa và sự hiểu biết của người dân sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiệnchính sách và ngược lại; dư luận xã hội, tính tự chủ và sự phát triển của các tổchức xã hội cũng ảnh hưởng đến thực hiện chính sách…
Trang 231.4.3 Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Đây là những tính chất đặc trưng mà các đối tượng thực hiện chínhsách có được từ bản tính cố hữu hay do môi trường sống tạo nên qua quá trìnhvận động mang tính lịch sử Những đặc tính này thường liên quan đến tính tựgiác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, lòng quyết tâm…Đặc tính gắn liền với mỗiđối tượng thực hiện chính sách nên các chủ thể khi tổ chức, điều hành cần biếtcách khơi gợi hay kiềm chế nó để có được kết quả tốt nhất
1.4.4 Năng lực thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức
Việc thực hiện chính sách phụ thuộc vào năng lực các chủ thể chínhsách như: các cơ quan quản lý nhà nước về NNL là chủ thể tổ chức thực hiệnchính sách thì năng lực thực hiện chính sách là thẩm quyền quyết định, nănglực về nguồn lực tài chính và con người; công chức thực hiện chính sách thìnăng lực thực hiện chính sách là đạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ chức,năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo, kiến thức, kỹ năng trong thựchiện công vụ và đối tượng hưởng lợi của chính sách là đội ngũ CCVC
1.4.5 Nguồn lực cho công tác thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
Nguồn lực cho thực hiện chính sách có đầy đủ hay không cũng là mộtyếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách Ngay cả khi chính sáchđược ban hành rõ ràng, cụ thể, nhưng nếu cơ quan thực hiện chính sách thiếunguồn lực cần thiết, thì kết quả của việc thực hiện chính sách đó cũng khôngthể đạt được mục tiêu chính sách như mong muốn Vì thế, bảo đảm nguồn lựccho thực hiện chính sách là yếu tố không thể thiếu để thực hiện chính sách cóhiệu quả Nguồn lực cho thực hiện chính sách bao gồm: nguồn lực kinh phí,nguồn lực con người, nguồn lực thông tin, thiết bị
1.5 Kinh nghiệm của một số cơ quan hoạt động trong lĩnh vực KTTV về thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao
1.5.1 Kinh nghiệm của một số cơ quan hoạt động trong lĩnh vực KTTV
Tại Cục Quản trị khí quyển và đại dương của Mỹ (NOAA), NNL chấtlượng cao cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển NNL [37] Tùyvào từng vị trí việc làm, NOAA đã thực hiện rà soát và xây dựng các chínhsách để thu hút cũng như đào tạo, bồi dưỡng NNL Để thu hút NNL chất
Trang 24lượng cao, NOAA đã xây dựng các tiêu chí lựa chọn tuyển dụng tương đốikhắt khe và đòi hỏi trình độ tối thiểu từ đại học trở lên, trong đó có nhữngchính sách ưu đãi riêng cho các cán bộ có trình độ tiến sĩ hoặc cao hơn Cụthể, với đội ngũ chuyên gia làm về mô hình số trị, NNL chất lượng cao đượcthu hút bằng cách lấy các tiến sĩ chuyên ngành toán ứng dụng hoặc vật lý Đốivới đội ngũ kỹ thuật viên, các chuyên gia đến từ các lĩnh vực CNTT, máytính, điện tử viễn thông,…được thu hút vào làm việc Đối với đội ngũ dự báoviên, NNL được lấy từ các chuyên gia trong các lĩnh vực môi trường, vật lýkhí quyển, khoa học trái đất,…Ngoài ra, NOAA cũng có chính sách phát triểnmạng lưới cộng tác viên hoặc đội ngũ tình nguyện viên để tham gia vào 2 lĩnhvực quan trọng là quan trắc và dự báo Nhờ cách tiếp cận này, NOAA luôn có
sự ủng hộ, chia sẻ và giúp sức từ nhiều chuyên gia đến từ các lĩnh khác trongcác vấn đề chuyên môn Ngoài ra, NOAA còn thường xuyên có các chươngtrình trao đổi chuyên gia với nhiều viện nghiên cứu và công ty tư nhân thôngqua các dự án khoa học hoặc chương trình đào tạo Do đó, việc tiếp cận và thuhút các chuyên gia giỏi về làm việc rất thuận lợi, thậm chí có thể thu hút làmviệc theo thời vụ
Tại Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) [38], phát triển NNL chấtlượng cao cho JMA cũng rất được quan tâm và có một chiến lược phát triểndài hạn (từ 5 năm trở lên) Cách thu hút NNL của JMA cũng gần tương tự nhưcủa NOAA trong đó tùy theo các vị trí việc làm mà tuyển dụng các chuyêngia đến từ các lĩnh vực có liên quan trực tiếp Ngoài ra, việc cử chuyên giatrong nước sang làm việc ở nước ngoài, đặc biệt ở WMO cũng được đẩymạnh và có sự luân chuyển theo chu kỳ 5 năm Trong nội bộ của JMA, cáccán bộ thường không làm quá 5 năm ở một vị trí việc làm Kế hoạch luânchuyển cán bộ được xây dựng hàng năm và tổ chức thực hiện rất bài bản vànghiêm túc Ngoài nguồn chuyên gia tại chỗ, JMA cũng có chiến lược sửdụng các chuyên gia là các cán bộ nghỉ hưu đã từng làm việc ở JMA, NOAA
và WMO Đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm này được sử dụng nhiềunhất trong các chương trình đào tạo và tập huấn JMA cũng khuyến khích cácchuyên gia giỏi sau khi nghỉ hưu về làm việc cho các công ty tư nhân vềKTTV để tham gia đào tạo cho các công ty này, sau đó thông qua quá trìnhđào tạo lại giới thiệu nhân lực trẻ về làm việc cho JMA
Trang 25Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) [39] là một cơ quan chính phủcủa Hàn Quốc trực thuộc Bộ Môi trường (MOE) KMA đã xây dựng chiếnlược phát triển NNL chất lượng cao trong đó đặc biệt chú trọng công tác đàotạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cán bộ của Tổng cục Với mục tiêutrên, KMA đã cử cán bộ giỏi trong nước sang học tập và làm việc dài hạn ởnước ngoài NOAA, JMA, Cơ quan Khí tượng Anh (UKMet), Trung tâm Dựbáo thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF) tối thiểu từ 3-5 năm Các chuyêngia này sau thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài sẽ quay trở về nước đểtiếp tục làm việc cho KMA nhưng sẽ đảm nhiệm thêm nhiệm vụ đào tạo chođội ngũ cán bộ trẻ Với cách làm này, chỉ sau 15 năm, KMA đã có một độingũ lớn các chuyên gia trong lĩnh vực KTTV và có nhiều chuyên gia đạt trình
độ quốc tế Bên cạnh đó, KMA cũng triển khai mạnh và hiệu quả công tácluân chuyển cán bộ với chu kỳ 5 năm (áp dụng cho cả cán bộ lãnh đạo quảnlý) Đặc biệt, tại nhiều vị trí việc làm quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, hàngnăm các cán bộ đều phải vượt qua các kỳ kiểm tra năng lực để tiếp tục giữ vịtrí (chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm và ngoại ngữ) Tương tự nhưNOAA và JMA, KMA cũng tận dụng rất tốt đội ngũ chuyên gia ở các trườngđại học và viện nghiên cứu để tham gia vào các hoạt động của KMA
Vấn đề phát triển NNL cao cũng được quan tâm đầu tư rất nhiều trong
20 năm trở lại đây ở Tổng cục Khí tượng Trung Quốc (CMA) [40] Nhờ cáctiềm lực kinh tế, chỉ sau hơn 20 năm trở lại đây, CMA đã có được một đội ngũchuyên gia khí tượng hùng hậu ở trong và ngoài nước Có thể nói, Trung Quốc làquốc gia có nhiều chuyên gia làm việc tại WMO và các cơ quan khí tượng, việnnghiên cứu khí tượng và trường đại học có đào tạo chuyên ngành KTTV trên thếgiới Chiến lược phát triển NNL chất lượng cao cho CMA được triển khai ngay từtrên giảng đường đại học CMA sẽ tuyển chọn các sinh viên có thành tích học tập
để cử sang các nước có lĩnh vực KTTV phát triển nhất để tiếp tục theo học các bậchọc cao hơn cũng như làm việc Toàn bộ chi phí đi đào tạo dài hạn sẽ được ngânsách nhà nước đảm bảo Tương tự như KMA và JMA, CMA cũng có chiến lược rõràng trong việc huy động và sử dụng đội ngũ chuyên gia trong nước đang làm việc
ở các trường đại học và viện nghiên cứu có chuyên môn gần với lĩnh vực KTTV.Trong công tác luân chuyển cán bộ, CMA cũng có chiến lược cụ thể và thực hiệnluân chuyển theo
Trang 26định kỳ giữa các cấp (giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan nghiệp vụ,giữa trung ương với địa phương).
Ngoài các cách tiếp cận để thu hút NNL chất lượng cao nói trên, một số
cơ quan khí tượng ở Châu Âu như Viện Khí tượng Phần Lan (FMI), Cơ quanKhí tượng Nauy (NMI)… sử dụng phương pháp biệt phái cán bộ để đào tạo
và nâng cao NNL thông qua các dự án đầu tư ở nước ngoài Chẳng hạn, trongcác dự án hợp tác với Việt Nam thông qua ODA của Chính phủ Phần Lan, rấtnhiều cán bộ của FMI được chuyển sang tham gia thực hiện dự án và sangtrực tiếp làm việc với các chuyên gia của Tổng cục KTTV Sau khi dự án kếtthúc, những cán bộ này lại quay trở lại làm việc cho FMI Thông qua những
dự án, các chuyên gia của FMI được tăng cường kỹ năng làm việc, năng lựcchuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn
Như vậy, có thể thấy vấn đề phát triển NNL, nhất là nhân lực chấtlượng cao đều được các nước quan tâm và đầu tư mang tính dài hạn Cáchthức triển khai phát triển NNL của các nước cũng có nhiều điểm tương đồngnhưng cũng có nhiều điểm khác biệt Tuy nhiên, tựu chung có thể thấy là cần
có chiến lược cụ thể mang tính ngắn hạn và dài hạn Nguồn lực huy động đểphát triển NNL là rất quan trọng và có tính quyết định cao tới sự thành công.Bên cạnh đó, việc phát triển NNL không chỉ thực hiện bằng nội lực mà còntận dụng cả ngoại lực (xã hội hóa) thông qua việc tạo ra các hợp tác, liên kết
và sử dụng đội ngũ chuyên gia bên ngoài từ nguồn hoạt động dịch vụ có thu.Công tác luân chuyển cán bộ cũng là một khâu quan trọng trong phát triểnNNL chất lượng cao Đặc biệt, công tác đào tạo nâng cao và đào tạo lại cầnphải được thường xuyên thực hiện
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Tổng cục KTTV
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL chất lượng cao của các cơquan hoạt động trong lĩnh vực KTTV ở các nước, cần quan tâm một số nộidung sau:
Thứ nhất, xây dựng Kế hoạch phát triển NNL chất lượng cao phù hợpvới định hướng phát triển, quy hoạch NNL của Nhà nước, của Bộ trong từnggiai đoạn; xác định rõ nhu cầu, nội dung, giải pháp, phân công nhiệm vụ chocác đơn vị cũng như bố trí các nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL KTTV đápứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
Trang 27Thứ hai, sử dụng có hiệu quả các nội dung chính sách phát triển NNL chất lượng cao, cụ thể như sau:
- Công tác tuyển dụng NNL chất lượng cao: Tổng cục KTTV cần hoànthiện danh mục vị trí việc làm và bản mô tả công việc, tiêu chuẩn công chức vàchức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao; xácđịnh mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm làm cơ sở cho việcxây dựng kế hoạch tuyển dụng qua đó lựa chọn được người phù hợp với vị trí việclàm, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Tổng cục cần xây dựng kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng hằng năm và phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo, bồidưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiệncông việc được giao Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức phát triển cao về lĩnhvực KTTV và các Trung tâm đào tạo KTTV khu vực
được WMO chỉ định về đào tạo, bồi dưỡng NNL KTTV; chủ động, tích cựcmời chuyên gia đào tạo chuyên ngành KTTV nước ngoài đến Việt Nam thỉnhgiảng và cử cán bộ đi thực tập sinh, nghiên cứu sinh ở các Trung tâm này
- Công tác bố trí, sử dụng NNL chất lượng cao: Đề bạt, quy hoạch, luânchuyển cán bộ là những nội dung quan trọng trong công tác sử dụng NNL chấtlượng cao đặc biệt là công tác luân chuyển cán bộ cần xây dựng kế hoạch và lộtrình thực hiện đảm bảo hiệu quả sử dụng NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầuhiện đại hóa, tự động hóa ngành KTTV
Kết luận chương 1
Để phát triển NNL chất lượng cao, cần tổ chức thực hiện chính sáchphát triển NNL chất lượng cao, một mặt nhằm đem lại những lợi ích cho độingũ CCVC một mặt làm tăng hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng đội
ngũ CCVC Trong chương 1, học viên đã phân tích làm rõ các khái niệm về:
NNL, NNL chất lượng cao, CSC, chính sách phát triển NNL chất lượng cao,
tổ chức thực hiện chính sách…Từ đó đề cập đến nội dung, đặc điểm, vai trò
và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển NNL chấtlượng cao, về tổ chức thực hiện chính sách, nội dung của chính sách Đâychính là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăngcường thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục ởchương 2 và chương 3
Trang 28Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG
vụ chính sau:
- Tổ chức triển khai xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền các đề án,
dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơchế, chính sách, nhiệm vụ và công trình quan trọng quốc gia về KTTV
- Quản lý các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát KTTV
- Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động dự báo, cảnh báo, truyềnphát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn; phát tin chính thức cảnh báo thiên tai
và cấp độ rủi ro thiên tai
- Quản lý, hướng dẫn việc lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệuKTTV, việc trao đổi thông tin, dữ liệu KTTV với tổ chức, cá nhân nước ngoài; xâydựng, quản lý cơ sở dữ liệu KTTV quốc gia
- Cơ chế hoạt động Tổng cục KTTV: thực hiện theo chế độ thủ trưởng,tuân thủ các quy định về chế độ công chức, công vụ hiện hành, quy chế làm việccủa Bộ TNMT và Tổng cục KTTV
- Về cơ cấu tổ chức (Tổ chức bộ máy của Tổng cục KTTV tại phụ lục 1) Tổng cục KTTV có 23 đơn vị trực thuộc (22 đơn vị do Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập và 01 đơn vị do Bộ trưởng Bộ TNMT thànhlập), gồm: 06 đơn vị tham mưu giúp việc Tổng cục trưởng (5 Vụ và Vănphòng) và 17 đơn vị sự nghiệp công lập (với 90 đơn vị cấp phòng và tươngđương, 54 Đài KTTV tỉnh, 1.403 trạm KTTV)
Trang 292.1.2 Đặc điểm đội ngũ CCVC tại Tổng cục KTTV
Tổng cục KTTV tính đến thời điểm 31/12/2019 có 2.836 CCVC làmviệc trên phạm vi cả nước; trong đó, công chức làm việc tại các đơn vị quản lýnhà nước có 28 người (chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,99%), viên chức làm việc tại cácđơn vị sự nghiệp ở Trung ương có 523 người (chiếm 18,44%), chủ yếu là sốviên chức làm việc tại 09 Đài KTTV khu vực có 2.285 người (chiếm trên80%) (hình 1a)
Về cơ bản, NNL của Tổng cục KTTV được đào tạo đúng chuyênngành, số CCVC có trình độ đại học là 1.266 người (chiếm 44,6%), thạc sỹ là
260 người (chiếm 9,2%), tiến sỹ là 27 người (chiếm 0,95%), cao đẳng trởxuống là 1.283 người (chiếm 45,25%) (hình 1b) Về tỉ lệ phân bố NNL chất lượngcao (viên chức có trình độ từ đại học trở lên) không đồng đều giữa các đơn vị, chủyếu ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Trung ương
Theo số liệu trên hình 1c, độ tuổi của CCVC các đơn vị trực thuộcTổng cục KTTV phân bố không đồng đều ở các độ tuổi, trong đó viên chức có
độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (36,53%), đây là độ tuổi viênchức đạt được độ chín về nghề, kỹ năng chuyên môn cũng như khả năng nắmbắt, tiếp thu tiến bộ KHCN trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; nhìn vào
cơ cấu hiện tại ở độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi và trên 51 tuổi chiếm gần một nửa(48,17%), đây là yếu tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng, đào tạo, bồi dưỡngNNL của Tổng cục KTTV Số lượng CCVC giữ ngạch chuyên viên cao cấprất ít (2 người, chiếm tỷ lệ 0,07%), số CCVC giữ ngạch chuyên viên chính vàtương đương chiếm 11,03%, ngạch chuyên viên và tương đương chiếm36,5%, ngạch cán sự và tương đương chiếm 45% còn lại ngạch nhân viên7,4% (hình 1d)
Trang 30Trong giai đoạn 2015-2019, Tổng cục đã chú trọng đến việc phát triểnNNL chất lượng cao thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng Theo
số liệu thống kê ở hình 2, trình độ chuyên môn của NNL đang làm việc tại Tổngcục ngày càng được nâng cao trong khi vẫn đảm bảo được chỉ tiêu tinh giản biênchế Tuy nhiên, số lượng viên chức có trình độ từ cao đẳng trở xuống vẫn còncao mặc dù đã giảm trong những năm gần đây, chủ yếu là nhân lực đang làmviệc tại các trạm KTTV
Hình 2 Mức độ thay đổi về trình độ chuyên môn được đào tạo của Tổng cục KTTV trong
giai đoạn 2015-2019
Trang 31Theo kết quả điều tra đối với 284 CCVC về kiến thức chuyên môn đểthực hiện nhiệm vụ cho thấy, mức độ đánh giá công việc đang thực hiện phùhợp với chuyên ngành được đào tạo và năng lực công tác chiếm 89% số ngườiđược hỏi (hình 3) Bên cạnh đó, số CCVC đánh giá không phù hợp chuyênngành đào tạo hoặc phù hợp nhưng không phù hợp với năng lực công tácchiếm tỷ lệ nhỏ (11%), đây cũng là bài toán đặt ra đối với Tổng cục trongcông tác bố trí, sử dụng NNL cho hợp lý, phù hợp với vị trí việc làm.
Hình 3 Kết quả khảo sát về năng lực chuyên môn
Kết quả đánh giá kỹ năng của CCVC trong thực hiện nhiệm vụ đượcgiao (hình 4) nhìn chung CCVC đã chủ động trau dồi kiến thức, các kỹ năngmềm để phục vụ trong thực thi công vụ và tác nghiệp các hoạt động chuyênmôn nghiệp vụ, các kỹ năng được đánh giá chủ yếu ở mức khá Tuy nhiên, kỹnăng sử dụng máy tính, ngoại ngữ còn thấp
Hình 4 Kết quả khảo sát về các kỹ năng làm việc
Từ thực trạng về NNL của Tổng cục KTTV có thể thấy chất lượngNNL tăng, đội ngũ CCVC có phẩm chất chính trị, đạo đức, đáp ứng cả về sốlượng và chất lượng ngày càng tăng so với những năm trước Tuy nhiên, bên
Trang 32cạnh những kết quả đạt được NNL của Tổng cục còn có một số hạn chế: thiếuđội ngũ chuyên môn có chất lượng cao, phân bố không đồng đều giữa các đơnvị; cơ cấu trình độ của đội ngũ CCVC chưa cân đối, một số chuyên ngành cònthiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa ngành KTTV Vì vậy, mộtyêu cầu cấp bách đặt ra đó là phải có kế hoạch phát triển NNL chất lượng caođáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽcủa KHCN và yêu cầu phục vụ xã hội ngày càng cao.
2.1.3 Chính sách và chủ thể thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn
2.1.3.1 Chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV
Tổng cục KTTV coi NNL chất lượng cao là chìa khóa thành công của
sự nghiệp hiện đại hóa và tự động hóa ngành KTTV, là cơ sở để hoàn thànhcác mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành KTTV đến năm 2020 Tổng cụcKTTV đã rà soát, đánh giá hiện trạng NNL, nhu cầu phát triển và xây dựng
Đề án: Kiện toàn tổ chức và phát triển nhân lực ngành KTTV giai đoạn
2016-2020, đáp ứng nhu cầu của Chiến lược phát triển ngành KTTV đến năm 2016-2020,qua các văn bản đó đã xác định một cách rõ ràng về chính sách phát triểnNNL chất lượng cao của Tổng cục KTTV
a Mục tiêu
- Hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ cấu tổ chức và phát triển NNL đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác thiết bị hiện đại
- Đào tạo và phát triển NNL ngành KTTV nhằm đáp ứng yêu cầu đủ về
số lượng, bảo đảm về chất lượng, cơ cấu hợp lý; xây dựng chế độ đãi ngộ đối vớinhân lực của ngành, bảo đảm NNL đáp ứng yều cầu của quá trình HĐH ngành,thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển ngành KTTV đến năm 2020
b Nội dung chính sách
- Tuyển dụng, thu hút viên chức có chất lượng cao: số lượng viên chức
bổ sung cho các đơn vị trực thuộc có trình độ đại học trở lên là 89 người
- Công tác sử dụng CCVC:
+ Bố trí, sử dụng đúng người, đúng việc phù hợp với vị trí việc làm;+ Công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-
2021 đối với 23 đơn vị trực thuộc Tổng cục;
+ Kiện toàn các chức danh lãnh đạo quản lý đối với các đơn vị trực thuộc Tổng cục và các tổ chức trực thuộc các đơn vị trực thuộc Tổng cục;
Trang 33- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CCVC, gồm:
+ Đào tạo 13-15 CCVC học tiến sỹ và 60-70 CCVC học thạc sỹ và370-400 CCVC học đại học, gồm các chuyên ngành: KTTV, Biến đổi khíhậu, Môi trường, Hải dương, CNTT, Điện tử viễn thông, Ngoại ngữ, Luật,Kinh tế, Maketing, Truyền thông
+ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho khoảng 400 CCVC vềcảnh bảo dự báo KTTV, thông tin và dữ liệu KTTV, dịch vụ KTTV, Luật,Kinh tế, Maketing, Truyền thông;
+ Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp, chức danhlãnh đạo, quản lý, tin học, ngoại ngữ ở trong nước và nước ngoài cho khoảng
650 CCVC về thực hiện nhiệm vụ dự báo, quan trắc, CNTT; vận hành, thunhận, truyền tin hệ thống trạm quan trắc tự động
- Chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ: Tổng cục KTTV thực hiện rà soát, hoàn thiện chế độ tiền lương, thu hút NNL chất lượng cao
2.1.3.2 Chủ thể thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV
Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượngcao tại Tổng cục KTTV gồm rất nhiều chủ thể, có thể chia thành: chủ thể trựctiếp và chủ thể gián tiếp
a Chủ thể trực tiếp
- Tổng cục KTTV là chủ thể quyết định việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách đến các đơn vị trực thuộc Tổng cục
- Vụ Tổ chức cán bộ, là đơn vị giúp Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV
tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ; được phân công đầu mối chịu tráchnhiệm chính về xây dựng các kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn và tổng hợp việc thựchiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao của Tổng cục
- Vụ Kế hoạch - Tài chính, là đơn vị giúp Tổng cục trưởng Tổng cụcKTTV quản lý và tổ chức thực hiện công tác kế hoạch, tài chính, kế toán, đầu tư,chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch, tổng hợp, phân bổ kinh phí thực hiệnchính sách NNL chất lượng cao của Tổng cục
- Vụ KHCN và Hợp tác quốc tế, là đơn vị giúp Tổng cục trưởng Tổng cục
KTTV quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động KHCN và hợp tác quốc tế liên quanđến thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao của Tổng cục
Trang 34- Các đơn vị trực thuộc Tổng cục từ trung ương đến địa phương là đầu mối trực tiếp triển khai chính sách đến toàn thể CCVC thuộc đơn vị.
- CCVC đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc Tổng cục, là chủ thể tham gia thực hiện chính sách, là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chính sách
b Chủ thể gián tiếp: các chủ thể này không trực tiếp tham gia thực hiệnchính sách mà phối hợp hỗ trợ cung cấp các điều kiện như tài chính, cơ chế,các điều kiện về vật lực cho công tác thực hiện chính sách như: Bộ TNMT,
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, các Vụ tham mưu tổng hợp trực thuộc Bộ TNMT(Vụ Tổ chức cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, KHCN, Hợp tác quốc tế), các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ
2.2 Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV
2.2.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách
Tổng cục KTTV giao cho Vụ Tổ chức cán bộ - đơn vị tham mưu vềcông tác tổ chức cán bộ nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị trực thuộc rà soátnhu cầu, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung về phát triểnNNL chất lượng cao, tập trung ở một số nội dung sau:
- Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức: Để bổ sung, thay thế CCVC
đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, hằng năm Tổng cục KTTV thực hiện
rà soát, đánh giá việc sử dụng NNL và nhu cầu bổ sung NNL chất lượng cao
để xây dựng kế hoạch xét tuyển viên chức trình cấp có thẩm quyền và triểnkhai thực hiện sau khi được phê duyệt
- Kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016-2021: Thực hiện công tác bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ CCVC lãnh
đạo, quản lý, Tổng cục KTTV chỉ đạo các đơn vị tập trung rà soát, xây dựng quyhoạch các chức danh lãnh đạo thuộc đơn vị giai đoạn 2016-2021 báo cáo cấp trênphê duyệt hoặc thực hiện phê duyệt theo phân cấp
- Kế hoạch thực hiện công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục: Thực hiện công tác kiện toàn đội ngũ CCVC lãnh đạo, quản lý,
Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Tổng cục rà soát, báo cáoTổng cục kế hoạch kiện toàn chức danh lãnh đạo các đơn vị trực thuộc từ cấpphòng và tương đương trở lên theo phân cấp quản lý CCVC
- Kế hoạch nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC:
Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc xây dựng kế
Trang 35hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Tổng cục trong đó tập trung xây dựng kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng định kỳ hằng năm theo kế hoạch và chương trình do BộTNMT ban hành.
- Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch/thăng hạng chức danh nghề nghiệp CCVC: Tổng cục xây dựng kế hoạch thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho
viên chức thuộc chuyên ngành TNMT đang làm việc tại các đơn vị trực thuộcTổng cục; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TNMT cử CCVC đủ điều kiện,tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp các chuyênngành (KHCN, hành chính, TNMT)
- Thực hiện chế độ đãi ngộ đối với CCVC: các đơn vị trực thuộc Tổng
cục chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các quy định của Nhà nước về tiềnlương, chế độ chính sách về nghề, đặc thù nghề, đãi ngộ đối với CCVC theo quyđịnh
Nhìn chung, Tổng cục KTTV đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiệncác nội dung phát triển NNL chất lượng cao theo hướng dẫn của Bộ TNMT.Việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CCVC chất lượng cao được Tổngcục triển khai ở tất cả các nội dung chính sách, kế hoạch thực hiện
đã xác định các nội dung phải thực hiện, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp vàthời gian hoàn thành (phụ lục 2); việc xây dựng kế hoạch không chỉ bám sátcác quy định pháp luật (phụ lục 3) mà còn căn cứ vào tình hình thực tế củađơn vị và luôn được xem xét điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tính hợp lý vàkhả thi trong tổ chức thực hiện qua đó đã tạo sự chủ động trong chỉ đạo, điềuhành đảm bảo tính kịp thời, thống nhất trong triển khai thực hiện; đáp ứng yêucầu về tiến độ và chủ động trong việc bố trí các nguồn lực (kinh phí, cơ sở vậtchất) để thực hiện có hiệu quả chính sách
2.2.2 Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách
Tổng cục KTTV đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phổ biếncác quy định, văn bản hướng dẫn của Nhà nước về phát triển NNL chất lượngcao đến toàn thể CCVC đang làm việc tại đơn vị Tổng cục giao đầu mối cho
Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, đề xuất xây dựng nội dung tuyên truyền, phổbiến chính sách phù hợp với điều kiện hoạt động của các đơn vị trực thuộc đểphổ biến cho đối tượng thực hiện chính sách Hình thức phổ biến, tuyêntruyền chính sách được thực hiện đa dạng, cụ thể:
Trang 36- Hằng năm, Tổng cục và các đơn vị trực thuộc tham gia lớp tập huấn
+ Thông qua Hội nghị CCVC hằng năm của các đơn vị;
+ Niêm yết tại bảng tin của đơn vị
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả đạt được thì hình thức này có hạn chế đó
là tại các cuộc họp giao ban, hội nghị CCVC thì thành phần tham dự chủ yếu
là cán bộ chủ chốt, viên chức lãnh đạo và viên chức làm việc tại các phòngchuyên môn nên một bộ phận lớn viên chức đặc biệt là viên chức làm
ở các trạm KTTV bị hạn chế về việc tiếp nhận thông tin chính sách Thêmnữa do địa bàn quản lý rộng, khoảng cách giữa các đơn vị xa nếu đơn vị buônglỏng việc kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền chính sách thì hiệu quả công táctuyên truyền sẽ không cao Bên cạnh đó, sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể nhưCông đoàn, Đoàn Thanh niên trong công tác tuyên truyền chính sách còn mờ nhạt
Theo kết quả đánh giá (284 phiếu) về công tác “xây dựng kế hoạch cụthể và công khai đến toàn thể CCVC” có 6 phiếu “không đồng ý” (chiếm2,1%), 54 phiếu “tạm đồng ý” (chiếm 19%), 224 phiếu “đồng ý và hoàn toànđồng ý” (chiếm 78,9%) Qua kết quả trên có thể thấy công tác tuyên truyềnchính sách được thực hiện khá hiệu quả, tuy nhiên trong thời gian tới đơn vịđược giao nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ của các đơn vị trựcthuộc Tổng cục cần có những giải pháp tuyên truyền đa dạng hơn, tăng cường
sự phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể để nâng cao hiệu quảthực hiện chính sách
2.2.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Căn cứ chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện các hoạt động theo phân công, cụ thể:
- Vụ Tổ chức cán bộ: là đơn vị đầu mối về công tác tổ chức cán bộ;theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong triển khai thực hiện về phát triển
Trang 37NNL và NNL chất lượng cao; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng tình hình thực hiện công tác phát triển NNL và NNL chất lượng cao;
- Vụ Kế hoạch - Tài chính: chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộcTổng cục, bộ, ngành, liên quan đề nghị bố trí kinh phí ngân sách thực hiện; trên cơ
sở ngân sách được phê duyệt, bố trí ngân sách và hướng dẫn các đơn vị quản lý tàichính, kinh phí thực hiện để thực hiện các nội dung chính sách phát triển NNL chấtlượng cao;
- Vụ KHCN và Hợp tác quốc tế: chủ trì, phối hợp với các đơn vị trựcthuộc Tổng cục, bộ, ngành, liên quan đề xuất, triển khai các hoạt động nghiên cứukhoa học; đề xuất hợp tác với các tổ chức quốc tế trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm quản lý, kỹ năng nhằm tăng cường năng lực cho CCVC làm việc tại Tổng cục;
- Các đơn vị trực thuộc Tổng cục: căn cứ chức năng, nhiệm vụ đượcgiao đầu mối là Văn phòng và Phòng Kế hoạch - Tài chính trong công tác phối hợpvới Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ KHCN và Hợp tác quốc tế
đề xuất nhiệm vụ và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về phát triển NNLchất lượng cao sau khi được phê duyệt;
- Đề nghị các Bộ: TNMT, Nội vụ, Tài chính và các bộ, ngành khác cóliên quan trong việc đánh giá mục tiêu của chính sách từ đó nghiên cứu đề xuất,sửa đổi, bổ sung chính sách, xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp với từnggiai đoạn và điều kiện KT - XH của đất nước; xem xét việc sửa đổi, bổ sung cơchế, chính sách đảm bảo hiệu quả thực hiện chính sách; hướng dẫn việc thực hiệnchính sách phát triển NNL chất lượng cao đối với các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành
Việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển NNL chấtlượng cao tại Tổng cục KTTV chủ yếu là thực hiện đối với các đơn vị trongnội bộ Tổng cục; đối với các Bộ, ngành liên quan chủ yếu mang tính chất phốihợp Nhìn chung, sự phân công, phối hợp trong quá trình triển khai thực hiệnchính sách tại Tổng cục KTTV tương đối rõ ràng, không có sự chồng chéo,giao thoa Đánh giá này được khẳng định rõ hơn thông qua kết quả đánh giácủa 284 CCVC khi được hỏi ý kiến về “ Có sự phân công, phối hợp thực hiệngiữa các tổ chức thuộc đơn vị” có 283 ý kiến đánh giá từ “tạm đồng ý” đến
“hoàn toàn đồng ý” (chiếm 99,6%)
Trang 38Theo kết quả điều tra về “Việc duy trì chính sách phát triển nhân lựcđược thực hiện thường xuyên, liên tục” có 273 ý kiến đánh giá “tạm đồng ý”
và “hoàn toàn đồng ý” (chiếm 96,1%) Kết quả đánh giá một phần đã nêu lêncông tác duy trì chính sách được Tổng cục KTTV quan tâm và thực hiện đều.Bên cạnh đó, Tổng cục KTTV cũng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về NNL, tàichính, cơ sở vật chất kỹ thuật khi cần trong việc duy trì chính sách nhằm đạtđược mục tiêu đề ra (có 270 ý kiến đánh giá từ “tạm đồng ý” đến “hoàn toànđồng ý”, chiếm 95,1%)
2.2.5 Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách
Công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc được Tổng cục KTTV rất coitrọng, hằng năm Tổng cục KTTV đều xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát,đôn đốc thực hiện chính sách đối với các đơn vị trực thuộc trên cơ sở kếhoạch kiểm tra của Bộ TNMT Trong giai đoạn 2015-2019, Tổng cục đã tiếnhành 24 lượt kiểm tra đối với các đơn vị trực thuộc [30]; thông qua việc kiểmtra đã phát hiện những sai phạm, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thựchiện công tác tổ chức cán bộ, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:công tác tuyển dụng; bố trí, sử dụng CCVC; bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng, chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ CCVC
Quá trình theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đã kịp thời phát hiện và sửa chữanhững sai sót góp phần tăng cường hiệu quả của công tác thực hiện chính sáchphát triển NNL chất lượng cao Tuy nhiên, việc kiểm tra tình hình thực hiệnchính sách đối với các đơn vị trực thuộc còn phụ thuộc vào một số yếu tố nênkết quả thực hiện chính sách bị ảnh hưởng như: số đơn vị quản lý nhiều (23đơn vị), địa bàn rộng, khoảng cách giữa các đơn vị xa, nhân lực thực hiệnnhiệm vụ ít, kinh phí bố trí cho việc đi cơ sở còn hạn chế nên số đơn vị đượckiểm tra hàng năm thường từ 5 đến 6 đơn vị và lặp lại sau 3 đến
5 năm, thời gian thực hiện ngắn (02 đến 04 ngày)
Trang 392.2.6 Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách
Căn cứ Quy chế làm việc của Tổng cục, tại các cuộc họp giao bantháng, quý, năm hoặc theo chuyên đề Tổng cục đều có tổng kết, đánh giá kếtquả công tác đã thực hiện và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cho thời giantiếp theo Nội dung các cuộc họp trên gồm nhiều mảng công tác thuộc lĩnhvực quản lý của Tổng cục, bao gồm cả nội dung thực hiện chính sách pháttriển NNL chất lượng cao; tập trung nêu lên những khó khăn, vướng mắc củacác đơn vị khi triển khai thực hiện nhiệm vụ và đưa ra những giải pháp đểhoàn thành nhiệm vụ được giao
Bên cạnh đó, hằng năm Tổng cục KTTV còn tham gia Hội nghị tổngkết công tác tổ chức cán bộ của Bộ TNMT, tại hội nghị này những đề xuất,kiến nghị theo từng lĩnh vực là cơ sở để Bộ TNMT nghiên cứu, xem xét điềuchỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách hoặc xem xét, kiến nghị bộ, ngành liênquan nghiên cứu, báo cáo cơ quan ban hành chính sách xem xét, quyết định
2.2.7 Sửa đổi, bổ sung chính sách
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của Tổng cục trong thựchiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao, Tổng cục thường xuyên cậpnhật, nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước và tình hìnhthực tiễn tại các đơn vị trực thuộc để điều chỉnh việc tổ chức thực hiện chínhsách cho phù hợp, tạo điều kiện chủ động cho các chủ thể chính sách cũngnhư loại trừ các vấn đề gây ảnh hưởng đến chính sách, loại trừ những sai sót,lãng phí mà chính sách có thể gây ra Trong quá trình tổ chức thực hiện chínhsách phát triển NNL chất lượng cao, Tổng cục đã điều chỉnh một số nội dungcho phù hợp với tình hình thực tiễn tại các đơn vị nhưng vẫn đảm bảo đúngtheo quy định, cụ thể: tại Quyết định số 198/QĐ-KTTVQG ngày 05/6/2013của Tổng giám đốc Trung tâm KTTV quốc gia (nay là Tổng cục KTTV) vềphân cấp quản lý CCVC, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã thực hiện phân cấpcho đơn vị được quyết định cử viên chức đi đào tạo ở trình độ đại học sau khi
có ý kiến đồng ý của Tổng cục; công tác bổ nhiệm, quy hoạch thực hiện rútgọn thành phần lãnh đạo cấp trạm KTTV tham dự hội nghị cán bộ chủ chốttạo được sự ủng hộ của các đơn vị, việc điều chỉnh này đã giúp đơn vị tiếtkiệm kinh phí từ ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo tính minh bạch, côngkhai, dân chủ
Trang 40Như vậy, việc điều chỉnh chính sách là phù hợp theo yêu cầu thực tế vàhoạt động của đơn vị vừa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao vừađảm bảo sự linh hoạt, chủ động và đúng quy định Đây là yếu tố tạo nên tínhhoàn thiện, bền vững cho chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổngcục.
2.2.8 Các yếu tố ảnh hưởng và kết quả NNL chất lượng cao từ việc thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao tại Tổng cục KTTV
a Các yếu tố ảnh hưởng
- Định hướng phát triển NNL chất lượng cao của Đảng và Nhà nước:phát triển NNL chất lượng cao là một nội dung quan trọng của nền hành chínhchính quốc gia, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và xây dựng đồng bộ cácquy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, đãi ngộ CCVC nhằm đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới Điều này tạo
sự thuận lợi cho Tổng cục KTTV trong việc thực hiện chính sách phát triển NNLchất lượng cao
- Sự ổn định và định hướng phát triển ngành KTTV: với mục tiêu pháttriển ngành KTTV theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của xã hội Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, Tổng cục KTTV luôn xác định phát triểnNNL chất lượng cao là chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu trên Vì vậy,trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao luôn có sự đồngthuận cao từ Đảng ủy, Lãnh đạo Tổng cục đến các cấp ủy, lãnh đạo và viên chứccác đơn vị trực thuộc; Tổng cục luôn chủ động,
ưu tiên nguồn lực (tài chính, thông tin, cơ sở vật chất…) để đảm bảo việc tổ chức thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao
Với các yếu tố thuận lợi nêu trên là cơ sở để Tổng cục chủ động triểnkhai các kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ về phát triển NNL chất lượng cao.Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện chính sách cũng có một số yếu tố khókhăn, đó là:
- Trình độ của NNL không đồng đều giữa các đơn vị trực thuộc Tổngcục là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách phát triển NNL chấtlượng cao của Tổng cục
- Năng lực thực hiện chính sách phát triển NNL chất lượng cao của cơquan, CCVC thực hiện chính sách giữa các đơn vị trực thuộc Tổng cục không