Suy thoái kinh tế đã tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty.Trong luận văn, tác giả nghiên cứu về suy thoái kinh tế, về hoạt động kinh doanh vànghiên cứu những ảnh hưởng c
Trang 1TÓM LƯỢC
Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu hiện nay Hội nhập đemlại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dânnhưng cũng đem lại không ít những thách thức Cuộc khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu 2008 đã gây ra những tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội
và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH công nghệ và ý tưởngmới nói riêng muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện suy thoái hiện nay và đónnhận những điều kiện thuận lợi của hội nhập cần tận dụng và khai thác tối ưu mọinguồn lực, khai thác lợi thế so sánh để cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp kháctrong và ngoài nước
Công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới hoạt động trong lĩnh vực giàn dựngquảng cáo, chuyên cung cấp dich vụ tư vấn, thiết kế và thực hiện các showroom quảngcáo, trưng bày sản phẩm, đồ nội thất văn phòng, triển lãm,… và cũng đã đạt đượcnhững thành tựu nhất định Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu,hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt, lợi nhuận suy giảm, thậm chi bịthua lỗ Suy thoái kinh tế đã tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty.Trong luận văn, tác giả nghiên cứu về suy thoái kinh tế, về hoạt động kinh doanh vànghiên cứu những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công
ty, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty thoát khỏi khó khăn, tiếp tục pháttriển,
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH công nghệ và ý tưởngmới, mặc dù là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng dưới sự chỉ bảo tận tìnhcủa ban lãnh đạo cũng như các phòng ban trong công ty đã giúp em hoàn thành tốtcông việc được giao Đồng thời, thông qua quá trình thâm nhập thực tế, em đã có cơhội nghiên cứu tìm hiểu về công ty, về lịch sử hình thành cũng như tổ chức bộ máy,hoạt động kinh doanh của công ty Nhờ vậy em đã phần nào có góc nhìn tổng quát vềnhững thuận lợi và khó khăn công ty đối mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới trường Đại học Thương Mại, các thầy,
cô trong khoa Kinh tế - Luật, và đặc biệt là cô giáo Vũ Thị Thanh Huyền đã tận tìnhhướng dẫn, giúp em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo, các phòng ban trongCông ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới Chúc quý công ty đạt được nhiều thànhcông hơn nữa trong hoạt động kinh doanh
Hà Nội, ngày 11 tháng 2 năm 2014 Sinh viên
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan các công trình liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 4
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế 7
1.1.2 Khái niệm hoạt động kinh doanh 7
1.2 Một số lý thuyết về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.2.1 Lý thuyết về suy thoái kinh tế 8
1.2.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế 8
1.2.1.2 Những biểu hiện cơ bản của suy thoái kinh tế 8
1.2.1.3 Sơ lược về cuộc suy thoái kinh tế trong lịch sử 9
1.2.1.4 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế hiện nay 11
1.2.2 Lý thuyết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.2.2.1 Mục tiêu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.2.2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 13
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 14
1.2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 16
Trang 41.3 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp …
17 1.3.1 Ảnh hưởng tới tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp 17
1.3.2.Ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào và giá bán của doanh nghiệp 18
1.3.3 Ảnh hưởng đến tình hình lao động 18
1.3.4 Ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận 19
1.3.5 Ảnh hưởng đến quy mô và thị trường tiêu thụ 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ Ý TƯỞNG MỚI 20
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ và ý tưởng mới 20
2.1.1 Tổng quan tình hình suy thoái kinh tế của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 20
2.1.1.1 Tình hình kinh tế thế giới 20
2.1.1.2 Tình hình suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay 22
2.1.2 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới 26
2.2 Phân tích thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và ý tưởng mới 28
2.2.1 Ảnh hưởng đến tình hình tài sản/ nguồn vốn của doanh nghiệp 28
2.2.2 Ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào 29
2.2.3 Ảnh hưởng đến tình hình lao động 31
2.2.4 Ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận 33
2.2.5 Ảnh hưởng đến quy mô và thị trường tiêu thụ 36
2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 38
2.3.1 Đánh giá chung về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới 38
2.3.1.1 Những thành công của Newideas trong việc hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh 38
Trang 52.3.1.2 Những hạn chế của Newideas trong việc đối phó với ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh 39
2.3.2 Những phát hiện qua nghiên cứu 40
CHƯƠNG 3 CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ Ý TƯỞNG MỚI 41
3.1 Quan điểm, định hướng giải quyết ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới 41
3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian tới 41
3.1.2 Quan điểm và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 42
3.2 Đề xuất một số giải pháp cho Công ty để giảm thiểu những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 43
3.2.1 Đảm bảo đầu vào cho sản xuất 43
3.2.2 Sử dụng hợp lý lực lượng lao động 43
3.2.3 Tổ chức sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả 44
3.2.4 Nhóm giải pháp đối với thị trường đầu ra 44
3.3 Đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước để giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 44
3.4 Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần nghiên cứu 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Tình hình kinh doanh gia đoạn 2011 – 2013 27
Bảng 2 Tình hình tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp 28
Bảng 3 Giá một số nguyên vật liệu đầu vào 30
Bảng 4 Doanh thu của công ty giai đoạn 2011 -2013 33
Bảng 5 Cơ cấu doanh thu theo từng sản phẩm 38
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
gHình 1 Quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 13Hình 2.Tăng trưởng và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 22Hình 3 Cán cân thương mại giữa Việt nam với các nước 23
Hình 5 Tăng trưởng GDP, tổng nguồn vốn, tổng tài sản giai đoạn 2011 - 2013 28
Hình 7 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thu nhập và số lượng lao động 32Hình 8 Doanh thu của Newideas và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 –
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã nhanh chóng lan ra toàn cầu,kéo theo đó là tình trạng suy thoái diễn ra trên toàn thế giới Sự bất ổn của kinh tế toàncầu do nỗi lo ngại “bờ vực tài khóa” ở Mỹ, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, đà khôiphục kinh tế toàn cầu chậm lại, suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủnghoảng tín dụng và thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này; tăng trưởngcủa các nước đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác trênphạm vi toàn cầu Một số nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại, đầu
tư với Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức,dẫn đến tăng trưởng chậm Trong báo cáo tình hình và triển vọng kinh tế thế giới 2013công bố ngày 18/12/2012, Liên Hợp Quốc dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng vớimức tăng 3,2% năm 2014
Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trong nước Tốc độ tăng GDPhàng năm của Việt Nam trong những năm gần đây liên tục giảm, năm 2012 chỉ đạthơn 5,03% thấp nhất trong 13 năm trở lại đây Suy thoái kinh tế đã gây ra những ảnhhưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trongnước Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua giảm;
nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở mức đáng lo ngại; nhiều doanh nghiệp, nhất là doanhnghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể Tính đến hếttháng 12/2013, số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể lên đến con số 61nghìn doanh nghiệp
Doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới nóiriêng những năm qua phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh
tế Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực giàn dựng quảng cáo, Công ty TNHHCông nghệ và Ý tưởng mới (Newideas) được biết đến với việc thiết kế, lắp đặt cácgian hàng triển lãm, các showroom, trang trí nội thất văn phòng Các shop bán hànglớn nhỏ của tập đoàn Austdoor, bánh kẹo hữu nghị, Adidas, Puma, Pico,… ở khắp cáctỉnh thành trong cả nước là sự khẳng định vị trí, tên tuổi của Newideas trên thươngtrường Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoáikinh tế toàn cầu năm 2008, lợi nhuận
Trang 9của công ty mấy năm gần đây giảm sút, thậm chí năm 2013 công ty kinh doanh thua
lỗ Có thể thấy tác động của suy thoái kinh tế đối với công ty TNHH Công nghệ và Ýtưởng mới là rất nặng nề và do đó cần có những nghiên cứu nhằm tìm ra những giảipháp hữu hiệu nhằm giúp công ty tiến hành kinh doanh hiệu quả, vượt qua khó khăncủa thời kì suy thoái và phát triển hơn nữa trong tương lai
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của suythoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởngmới” nhằm phân tích tác động của suy thoái kinh tế và đề xuất một số giải pháp nhằmgiúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện suy thoái
2 Tổng quan các công trình liên quan
Qua quá trình tham khảo các tài liệu, luận văn năm trước tác giả thấy có một sốsách, đề tài, bài viết liên quan tới vấn đề nghiên cứu như
Sách “Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng 2008” của Paul
Krugman – NXB Trẻ - 2009
Nội dung chính: Tác giả phác họa những phương cách mà nguồn vốn tài chính ởchâu Á và Mỹ La – tinh gây ra suy thoái đột ngột, lạm phát liên tục, mất giá tiền tệ;đối chiếu những gì xảy ra ở châu Á và Mỹ La – tinh cùng những gì đang xảy ra ở Mỹ,châu Âu và những quốc gia phát triển và cuốn sách đưa ra những quan điểm cùng hệthống các giải pháp ở góc độ vĩ mô nhằm giải quyết vấn đề suy thoái kinh tế
Bài viết “Tác động của suy thoái kinh tế đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía bắc” của Nguyễn Quốc Chỉnh & Nguyễn Hải Núi
đăng trên tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 2, trang 239 – 248
Nội dung chính: Phân tích thực trạng tác động của suy thoái kinh tế đến sản xuấtkinh doanh và đời sống của người lao động ở một số doanh nghiệp tiêu biểu tại một sốtỉnh phía bắc Việt Nam, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế những tácđộng tiêu cực và nâng cao khả năng thích ứng của các doanh nghiệp trong điều kiệnsuy thoái kinh tế
Bài viết “Giải pháp nào cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế - góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng” của THS Nguyễn
Thị Minh Huệ & THS Tăng Thị Thanh Phúc – bài viết trên sbv.gov.vn – 2011
Trang 10Nội dung chính: Phân tích vị trí vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh
tế quốc dân, thực trạng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoáikinh tế và giải pháp tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp từ vốn tín dụng ngân hàng
Đề tài “Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động xuất khẩu hang dệt may sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty cổ phần may sông Hồng và các giải pháp”
của tác giả Trần Thị Minh Nguyệt – Trường Đại học Thương Mại (2009)
Nội dung: Luận văn tập trung tìm hiểu, phân tích và đánh giá những tác độngcủa suy thoái kinh tế thế giới đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói chung và củacông ty cổ phần may sông Hồng nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ, để qua đó đề xuấtcác giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu của công ty cổ phần may song Hồng
Đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Toàn –
Trường Đại học Thương Mại (2013)
Nội dung: Trong luận văn tốt nghiệp, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích sựtác động của suy thoái kinh tế tới thị trường đầu ra và thị trường đầu vào của công tyhoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, từ đó đưa ra cái nhìn, đánh giá về ảnhhưởng của suy thoáikinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra giải phápnhằm hạn chế tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế
Đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty
cổ phần may Nhà bè – chi nhánh Hà Nội” của tác giả Trương Công Long – Trương
Đại học Thương Mại (2013)
Nội dung: Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của suythoái kinh tế đến hoạt động tiêu thụ, đưa ra những thực trạng về suy thoái kinh tế vàthực trạng hoạt động tiêu thụ của Công ty cổ phần may Nhà Bè – chi nhánh Hà Nội từ
đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổphần May Nhà bè
Đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới” của tác giả Lê Thị Quỳnh Nga – Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội (2011)
Trang 11Nội dung: Trong chuyên đề tốt nghiệp, tác giả tập trung nghiên cứu về thựctrạng kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởngmới, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém trong côngtác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoànthiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sát mục tiêu nghiên cứu,giải quyết các vấn đề lý luận liên quan đến suy thoái kinh tế Suy thoái kinh tế là mộtvấn đề lớn hiện nay của các nền kinh tế, có rất nhiều các bài báo, bài viết liên quan đếnvấn đề nghiên cứu nhưng chủ yếu đứng trên góc độ vĩ mô, nghiên cứu các ảnh hưởngcủa suy thoái đến nền kinh tế nói chung, không đi sâu vào từng doanh nghiệp cụ thể.Mặt khác một số đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp cụ thể, nhưng các lĩnh vực khácnhau thì tác động và ảnh hưởng là không giống nhau Công ty TNHH Công nghệ và Ýtưởng mới hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dàn dựng quảng cáo, là một sản phẩmdịch vụ vì thế các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công
ty cũng có những khác biệt nhất định.Cũng có những đề tài nghiên cứu về công ty như
đề tài của tác giả Lê Thị Quỳnh Nga nhưng lại về vấn đề công tác kế toán, khôngnghiên cứu về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Vì thế tác giả lựa chọn nghiên cứu cácảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Côngnghệ và Ý tưởng mới nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp với công ty, giúp công tykinh doanh hiệu quả, vượt qua thời kỳ suy thoái đầy khó khăn và tiếp tục phát triểnhơn nữa trong tương lai
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Thông qua đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanhcủa Công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới”, tác giả nhằm làm rõ các vấn đề sau:
Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu về suy thoái kinh tế, các nguyên nhân, biểuhiện của suy thoái kinh tế; về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; ảnh hưởngcủa suy thoái kinh tế tới doanh nghiệp; các nguyên lý giải quyết vấn đề do suy thoáikinh tế
Về thực tiễn, đề tài trả lời cho câu hỏi: tình hình kinh tế thế giới và Việt Namtrong những năm gần đây? Thực trạng hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng của suy
Trang 12thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mớinhư thế nào?
Về mặt giải pháp, đề tài đi phân tích các nguyên nhân và đưa ra đề xuất nhằmnâng cao hiệu quả,phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ và
Ý tưởng mới
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công
ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới
Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài nhằm mục đích hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về suy thoái kinh tế,
về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Đưa ra thực trạng về suy thoái kinh tế hiện nay, thực trạng hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
- Phân tích được những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinhdoanh của công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mớivà đưa ra được các nguyên nhân
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nâng caohiệu quả kinh doanh của công ty
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bằng phương pháptổng hợp tài liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, báocáo tình hình nhân sự của công ty qua các năm, kế hoạch kinh doanh, từ các phòngban của công ty phòng kế toán, phòng kinh doanh; từ các tạp chí chuyên ngành, cácnghiên cứu trước có liên quan và các website
Trang 13- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Thông tin thu thập được sau đó được chọn lọc và xử lý bằng phương pháp tổnghợp thống kê Thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp như nhật ký mua hàng, nhật ký bánhàng, nhập xuất kho, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả tiến hànhthống kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận, qua các năm để phục vụ cho nghiên cứu đềtài
Từ bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh, các thống kê liên quan, tác giảtiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá các thông tin giữa các thời kì, giữa thực hiện và kếhoạch, để có cái nhìn khách quan toàn diện về tình hình phát triển của doanh nghiệp, cácvấn đề tồn tại liên quan Đây là căn cứ để đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm hạn chếảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, lời mở đầu, các danh mục, phụ lục và tài liệutham khảo thì khóa luận có kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanhcủa công ty TNHH Công nghệ và Ý tưởng mới
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị về vấn đề ảnh hưởng của suy thoái kinh tếtới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 14CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau
Trong kinh tế học vĩ mô “suy thoái kinh tế là sự suy giảm lượng GDP của mộtquốc gia, hoặc tăng trưởng âm trong vòng hai quý liên tiếp trở lên trong một năm”
Theo quan điểm của cơ quan nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ cho rằng: “suy thoáikinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”
Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tếcủa toàn bộ hoạt động kinh tế như: việc làm, đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp Thời
kỳ suy thoái có thể đi liện với giảm phát (hạ giá cả) hoặc lạm phát (giá cả tăng cao)
Sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế Sự tan vỡ,tàn phá kinh tế gọi là sự suy sụp hay là đổ vỡ kinh tế Việc suy giảm kinh tế của nhiềuquốc gia trong cùng một thời điểm dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới
1.1.2 Khái niệm hoạt động kinh doanh
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về hoạt động kinh doanh, theo góc độ pháp lýthì hoạt động kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cảcác công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngsản phẩm nhằm mục đích sinh lợi (theo khoản 2 điều 4 luật doanh nghiệp 2005)
Hoạt động kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt độngthương mại Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
- Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh cóthể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
- Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệmật thiết với nhau giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh, pháttriển doanh nghiệp
- Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn
- Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận
Trang 151.2 Một số lý thuyết về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Lý thuyết về suy thoái kinh tế
1.2.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế
Chu kỳ kinh tế còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theotrình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hung thịnh Cũng có những pha phục hồithứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh
Ở Việt Nam, cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước
tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủnghoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh Hiện nay không còn thấy cách gọi này nữa
Các pha của chu kỳ kinh tế:
+ Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi Ở Mỹ và Nhật Bản, người taquy định rằng, khi tốc độ tang trưởng GDP thực tế mang giá trị âm trong hai quý liêntiếp thì mới gọi là suy thoái
+ Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tang trở lại bằng mức ngay trước suythoái Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ
+ Hưng thịnh: là khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngaytrước lúc suy thoái Kết quả pha hưng thình lại bắt đầu pha suy thoái mới Điểm ngoặt
từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế
1.2.1.2 Những biểu hiện cơ bản của suy thoái kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng chậm lại, tổng sản phẩm kinh tế quốc dân liên tiếp giảmqua các năm
- Sức mua của thị trường giảm mạnh, hang tồn kho của các loại hàng hóa lâubền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắtgiảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng cắt giảm và kết quả
là GDP thực tế tiếp tục giảm sút
- Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, cầu lao động giảm Đầu tiên là số ngày làm việccủa người lao động giảm xuống do hoạt động sản xuất bị đình trệ, đầu tư bị hạn chế,tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
Trang 16- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất bịgiảm bới nguyên nhân cầu sút kém Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng khôngnhanh trong giai đoạn suy thoái kinh tế.
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh, do nhu cầu giảm làm cho hànghóa sản xuất ra không tiêu thu được Nhu cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suấtgiảm xuống trong thời kỳ suy thoái
- Các hoạt động đầu tư ngưng trệ và chỉ mang tính chất cầm chừng
1.2.1.3 Sơ lược về cuộc suy thoái kinh tế trong lịch sử
Khủng hoảng trong thị trường chứng khoán năm 1836-1837 đã bao phủ nhữngquốc gia Anh, Đức, Hà Lan, gắn bó với những vốn đầu tư vô căn cứ được góp vào sựphát triển của những đường xe lửa Và kết quả là toàn bộ hệ thống ngân hàng nhữngnước đó bị tổn thương nghiêm trọng
Vào năm 1857 một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19bùng nổ những công ty đường xe lửa bị phá sản hoàn toàn đẫn đến sự sụp đổ của hệthống ngân hàng quốc gia nhiều nước, rồi đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng toànChâu Âu
Vào năm 1914 khủng hoảng tài chính tiếp theo bùng lên Nhà nước Mỹ và phầnlớn những nước Châu Âu đã bán tống bán tháo ngân phiếu nhiều quốc gia khác đểcung cấp cho những hoạt động quân sự của nước mình Thời kỳ giữa hai cuộc chiếntranh thế giới hoàn toàn là khủng hoảng kinh tế thời kỳ đình trệ năm 1920 1922 vàgiai đoạn 4 tháng 10 năm 1929 (thứ năm đen), ở thị trường chứng khoán Newyork giáchứng khoán giảm 60-70% Ngay tiếp sau đó, khủng hoảng bùng lên cả ở Châu Âu.Vào năm 1933, ở các nước phát triển có tới hơn 30 triệu người chính thức không cóviệc làm
Khủng hoảng năm 1957-1958 lan tràn ra Mỹ, Canada và những nước Tây Âu.Sản xuất công nghiệp thế giới giảm đi 4% Kinh tế Mỹ vào năm 1973-1974 bị thu hẹplại và giống như ở thời kỳ đình đốn vĩ đại Khủng hoảng bao trùm toàn bộ Châu Âu, ởAnh giá chứng khoán giảm đi 56% Tình hình còn trầm trọng thêm vì khủng hoảngdầu tăng từ 3 lên thành 12 USD
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 là xuất phát điểm của suy thoáitoàn cầu hiện nay
Trang 17Khủng hoảng tại Mỹ được đánh dấu bằng sự đổ vỡ của hệ thống các ngân hàngtại đây Tình trạng thua lỗ phá sản thường chỉ xảy ra trong các ngân hàng nhỏ và trungbình ở Mỹ Nhưng kể từ tháng 8/2008, tình trạng này đã lan sang các ngân hàng cótầm ảnh hưởng lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu Freddie Mac và Frannie Mae làhai tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ ở Mỹ Nếu hai tập đoàn này sụp đổ thì hệ thốngtìa chính toàn cầu sẽ rơi vào một cú sốc lớn Vì thế, để tạm thời ngăn chặn sự việc này,ngày 7/9/2008, chính phủ Mỹ đã phải bỏ ra 25 tỷ USD để tiếp quản hai tập đoàn.
Tập đoàn lớn thứ 4 tại Mỹ - Lehman Brothers Holdings đã thua lỗ gần 7 tỷ USDtrong quý II và quý III năm 2008 Nguyên nhân là do các khoản nợ xấu trong lĩnh vựctín dụng thứ cấp thế chấp mua nhà tại Mỹ của ngân hàng này không có khả năng thanhtoán Sau 158 năm hoạt động, Lehman Brothers Holdings đã nộp đơn xin phá sản ngày15/09/2008 Cùng ngày với lý do như trên, tập đoàn ngân hàng lớn khác của Mỹ làMerrill Lynch đã tuyên bố sáp nhập với bank of America với giá trị 50 tỷ USD, tươngđương 29 USD/cổ phần, trở thành tạp đoàn cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất thếgiới
Tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Mỹ, AIG tuyên bố thua lỗ 18 tỷ USD trongquý II và quý III, riêng 6 tháng đầu năm 2008 đã thua lỗ hơn 13 tỷ USD Để cứu tậpđoàn này khỏi nguy cơ phá sản, FED đã cho AIG vay 85 tỷ USD trong vong 2 năm, đổilại chính phủ Mỹ sẽ nắm giữ 80% cổ phần và thay đổi ban lãnh đạo của tập đoàn này
Từng là ngân hàng lớn nhất thế giới và có chi nhánh hoạt động hơn 100 quốcgia, trong quý IV/2008 Citigroup thông báo bị lỗ ròng tới 8,29 tỷ USD, và cả năm
2008 lỗ tổng cộng là 18,72 tỷ USD Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong năm
2008, các cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm gần 87% giá trị Ngân hàng này đã phảibán đi một số cơ sở cùng một số nguồn lực khác, cắt giảm them 52000 việc làm, tươngđương với 20% số nhân viên của hãng Quyết định này của Citigroup đã khiến cho thịtrường chứng khoán thế giới sụt giảm tới mức thấp nhất trong hàng thập kỷ qua Chỉ
số chứng khoán quan trọng nhất tại Mỹ là Dow Jones lần đầu tiên trong nhiều năm rớtkhỏi mức 8000 điểm, trong khi đó chỉ số S&P 500 xuống thấp nhất trong 2 năm qua
Không chỉ có những ngân hàng có quy mô hàng tỷ USD mà hàng loạt các ngânhàng có quy mô tài sản vài tram triệu USD cũng lần lượt rơi vào tình trạng tồi tệ Theocông bố của FED, đã có 25 ngân hàng Mỹ bị giải thể trong năm 2008
Trang 18Cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ ở Mỹ mà nhanh chóng lan rộng ra toàncầu Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các ngân hàng toàn cầu có mối quan hệ tín dụngđan xen nhau, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất là Mỹ đã nhanhchóng lây lan sang các nước khác.
1.2.1.4 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế hiện nay
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôinổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhấtrằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh)theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh)
Suy thoái kinh tế có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng nhà đất, các khoản cho vay dưới chuẩn.
Ở Mỹ, hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãilẫn vốn trong một thời gian dài sau đó Do đó có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tìnhhình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản Khi lãi suất thấp và dễ vaymượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao làm cho bong bóng nhàđất hình thành Khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn ngườimua, đẩy giá nhà xuống thấp
Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa(securitisation) để biến những khoản cho vay mua bất động sản thành các gói tráiphiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường Khi nền kinh tế đixuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tíndụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục bất động sản làm tài sảnđảm bảo Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất độngsản càng giảm Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu cảng giảm và rủi
ro tín dụng càng tăng
Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảmmạnh Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro những cũng trựctiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản.Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh
Thứ hai, hệ thống tín dụng đổ vỡ
Trang 19Sự co lại của thị trường tín dụng, sự đổ vỡ của các thị trường, các công cụ phái sinhnhư CDS có mức độ ảnh hưởng còn lớn hơn sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất rất nhiều.
Trong cho vay nhà đất lẫn trong thị trường nợ, việc dùng đòn bẩy tài chính làhết sức quan trọng Một doanh nghiệp có thể đi vay 3 nếu có vốn riêng là 1, như vậyđược gọi là sử dụng đòn bẩy bằng 3 lần Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tếthực nếu có đòn bẩy tài chính không lớn hơn 3 thì được coi là bình thường Với hìnhthức này, trong trường hợp rủi ro người đi vay sẽ chịu rủi ro Trên thị trường tài chính,các ngân hàng sử dụng đòn bẩy cao hơn, có khi lên đến cả trăm lần do các ngân hàngđầu tư, các công ty tài chính không có quy định nghiên ngặt về vấn đề này
Thứ 3: Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ
Các ngân hàng thương mại chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước,còn các ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính chịu sự giám sát ít hơn Các cơ quanquản lý lỏng lẻo, không theo kịp hoạt động của tất cả các tổ chức tài chính ngân hàngdẫn đến những rủi ro khôn lường Các ngân hàng này, trên cơ sở danh mục cho vayvừa mua lại, sẽ phát hành chứng khoán để vay tiền Như vậy, rủi ro trong việc cho vayđãv chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính sang ngân hàng đầu tư Nhà đầu tư trênthế giới đổ tiền mua các chứng khoán này, nhờ vậy, chính họ đã cung cấp một lượngvốn khổng lồ cho thị trường bất động sản ở Mỹ tăng nóng
Thứ 4: Khủng hoảng niềm tin
Theo giáo sư Joseph Stiglitz, trường đại học tổng hợp Colombia, người đượcgiải thưởng Nobel kinh tế 2001, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ sự sụp đổ thảm dốc củaniềm tin Các ngân hàng đánh đó lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản Nhữnggiao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tàisản thực của ngân hàng Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và
độ tin cậy đó nếu bị xuống cấp sẽ làm giảm tổng cầu, gây ra sự sụt giảm tổng sảnphẩm quốc dân
1.2.2 Lý thuyết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Mục tiêu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, tuy nhiên đikèm mục tiêu kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp còn hướng tới những mục tiêu xãhội nhất định
Trang 20Định rõ mục tiêu là điều quan trọng trong thành công của tổ chức vì chúng định
rõ hướng đi, cho thấy những ưu tiên, những sự hợp tác cần thiết, là cơ sở cho việc lập
kế hoạch và hoạt động có hiệu quả Mục tiêu đặt ra phải đảm bảo tính hợp lý, tính rõ
ràng, tính đo lường được, tính phù hợp
Các mục tiêu dài hạn là cơ sở định hướng quan trọng của việc hình thành các
chiến lược, các mục tiêu ngắn hạn đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chiến
lược Đó là cơ sở để doanh nghiệp tính toán phân bổ các nguồn lực
Trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận Các mục tiêu được thiết lập cho toàn
công ty và cho mỗi bộ phận
1.2.2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được biểu diễn như sau:
Hình 1 Quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong toàn bộ chu trình hoạt động trên, chức năng sản xuất là một giai đoạn
trung gian, các giai đoạn đầu và cuối của chu trình thuộc về chức năng lưu thông hay
thuộc về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng
chính là nhu cầu của thị trường Thông qua nắm bắt nhu cầu thị trường, doanh nghiệp
lựa chọn hoặc bằng cách sản xuất hoặc bằng cách lựa chọn nguồn hàng từ các nhà sản
xuất, phân phối khác đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Sau khi lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ sản
Trang 21khi tổ chức tiêu thụ cần phải có điều tra và có những điều chỉnh thích hợp nhằm tăngdoanh thu, tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
- Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanhnghiệp không thể kiểm soát được Môi trường kinh doanh tác động liên tục tới hoạtđộng của doanh nghiệp theo những hướng khác nhau, vừa tạo cơ hội vừa hạn chế khảnăng thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
- Môi trường văn hóa, xã hội
Các yếu tố văn hóa, xã hội luôn tồn tại xung quanh doanh nghiệp và kháchhàng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Quy mô và cơ cấu dân số quyết định quy mô và cơ cấu cấu hàng hóa dịch vụ.Quy mô dân số càng lớn, cơ cấu dân số trẻ thì cầu càng cao, doanh nghiệp có cơ hội
mở rộng quy mô kinh doanh, tận dụng lợi thế theo quy mô để phát triển, tăng lượnghàng hóa dịch vụ cung cấp ra thị trường
Thu nhập và phân phối thu nhập của từng hộ gia đình cũng có tác động lớn đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thu nhập cao, tăng nhanh thì cầu đối vớihàng hóa dịch vụ cũng cao, tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng Doanh nghiệpnào đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng thì doanh nghiệp đó sẽdành chiến thắng trên thương trường và tiếp tục phát triển
Bên cạnh đó các yếu tố về văn hóa, sắc tộc, tôn giáo cũng có ảnh hưởng khôngnhỏ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để tồn tại, doanh nghiệp khôngchỉ cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp khác, mà điều quan trọng sản phẩm mà doanhnghiệp cung cấp phải phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa của địa phương, đấtnước, con người nơi kinh doanh Doanh nghiệp có thể thay đổi sản phẩm theo hướngphù hợp với văn hóa, tập tục hoặc cũng có thể là người tạo nên văn hóa trong tiêudùng mới ở thị trường hoạt động
- Môi trường chính trị, pháp luật
Bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh đều phải tuântheo quy định về luật pháp của nước sở tại Doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu
Trang 22không tuân thủ Các yếu tố thuộc về môi trường chính trị, pháp luật có tác động chiphối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một quốc gia có hệ thống luật pháphoàn thiện, có môi trường chính trị ổn định sẽ tạo ra các cơ hội tốt để các nhà đầu tư,kinh doanh tìm đến Môi trường tốt sẽ tạo ra được cơ hội kinh doanh bình đẳng chocác doanh nghiệp, tạo phúc lợi cho xã hội và góp phần phát triển đất nước Ngược lại,một quốc gia có cơ chế chính sách phức tạp, không hoàn thiện, hệ thống chính trị bất
ổn không những không thu hút được các nhà đầu tư, mà còn tạo kẽ hở cho những hành
vi lách luật, vi phạm pháp luật như trốn thuế, buôn lậu, hàng giả,… gây tổn thất chonền kinh tế
- Môi trường kinh tế và công nghệ
Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộnền kinh tế trong việc sử dụng tiềm lực của mình nhằm phát triển hoạt động kinhdoanh, tìm kiếm lợi nhuận
Công nghệ là một đầu vào quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnhtranh cho mình Công nghệ phù hợp giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh,sản xuất, ngược lại công nghệ không phù hợp sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp trongcạnh tranh
Các công cụ và chính sách kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Một số chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng biểu hiện sức khỏe của nềnkinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, chỉ số CPI,…
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổnđịnh đó là dấu hiệu nền kinh tế tốt Nhu cầu tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh
tế tăng cao, là dấu hiệu tốt để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triểnsản phẩm và thị trường mới, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, cũng như mở rộng sanglĩnh vực mới nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận Nhưng khi nền kinh tế có tốc độ tăngtrưởng không ổn định, thậm chí tăng trưởng âm, doanh nghiệp cần thận trọng trongviệc đề ra chính sách kinh doanh và cạnh tranh, cần xem xét các khoản đầu tư và pháttriển mới
Lãi suất: Lãi suất có ảnh hưởng lớn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp cần nhiều vốn vay để tiếp tục hoạt động sản xuất Lãi suấttăng cao, doanh nghiệp không chỉ gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay
Trang 23cho hiệu quả, bởi lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, màhơn nữa doanh nghiệp còn có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Biến động giá cả: Thể hiện qua chỉ số CPI, CPI tăng cao, nền kinh tế đang có
lạm phát, giá cả tăng, các chủ thể trong nền kinh tế đều có động thái thắt chặt chi tiêu,
do đó tổng cầu giảm, tồn kho của doanh nghiệp tăng cao Trong thời kỳ suy thoái,doanh nghiệp cần dự báo tình hình giá cả cũng như nhu cầu nguyên vật liệu,… để đảmbảo đầu vào cho sản xuất, tránh hiện tượng thiếu hụt cũng như giảm giá hàng tồn kho,gây tổn thất cho doanh nghiệp
Các chính sách vĩ mô của nhà nước: trong thời kì suy thoái, mục tiêu ưu tiênhàng đầu của nhà nước là ổn định kinh tế vĩ mô Nhà nước ban hành các chính sáchnhằm hạn chế tác động của suy thoái kinh tế như các gói kích cầu, chính sách tài khóa,chính sách tiền tệ,… các chính sách này có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
1.2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
a Chỉ tiêu kết quả
Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa,cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảmgiá hàng bán, hàng bị trả lại, thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cungcấp các hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và các nguồn thu khác Doanhthu thực hiện trong năm từ hoạt động bán hàng và dịch vụ được xác định bằng cáchnhân giá bán với số lượng hàng hóa rhay khối lượng hàng hóa
n: Loại hàng hóa hay dịch vụ
Q i: Lượng hàng hóa, dịch vụ thứ I bán ra trong kì
P i: giá cả một đơn vị hàng hóa dịch vụ thứ i
Chi phí kinh doanh
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí chohoạt động khác Chi phí cho hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí liên quan đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu, khấuhao tài sản cố định, tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương, các khoản trích
Trang 24nộp theo quy định của nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí dịch vụmua ngoài, chi phí bằng tiền.
Chỉ tiêu lợi nhuận
Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đicác chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận tăng chứng tỏ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp tốt
b Chỉ tiêu hiệu quả
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Lợi nhuậnròng Doanhthu ×100 %
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ mộtđồng doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tằngdoanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh thu phải lớnhơn tốc độ tằng chi phí
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = Tổnglợi nhuận trong kỳ Tổng chi phí ×100 %
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợinhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = Tổnglợi nhuận Tổng vốn ×100 %
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng vốn tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
1.3 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Ảnh hưởng tới tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốnvay ngoài Trong khi nguồn vốn tự có là hạn hẹp, nguồn vốn đi vay là một nguồn vốnquan trọng bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Do suy thoái kinh tế toàn cầu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Namgiảm, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng rất cẩn trọng trong việc ra quyết định
Trang 25đầu tư vào thời điểm nhạy cảm này Trên thị trường chứng khoán đã có hiện tượng rútvốn của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ bán chứng khoán hàng loạt trên hai sàn giaodịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và chuyển vốn ra nước ngoài.
Suy thoái kinh tế tác động sâu sắc tới hệ thống ngân hàng, lãi suất không ổnđịnh, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng cao kỷ lục Do đó các ngân hàng rất khắtkhe khi cho các doanh nghiệp vay vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Có thể thấy suy thoái kinh tế làm giảm khả năng huy động vốn để tiếp tục sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn khan hiếm và điều kiện cho vay khắtkhe, cùng với sự sụt giảm trong tiêu dùng và sản xuất dẫn đến tình hình đầu tư vào tàisản cố định thấp Đây là ảnh hưởng tất yếu của suy thoái kinh tế tới nguồn vốn cũngnhư nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp
1.3.2 Ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào và giá bán của doanh nghiệp
Suy thoái kinh tế gây ra những biến động khó lường cho nền kinh tế: khi rơi vàotình trạng lạm phát, khi thì rơi vào tình trạng giảm phát Chính vì vậy giá nguyên vậtliệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị biến động, khó kiểm soát chi phínguyên vật liệu của mình
Nếu giá nguyên vật liệu tăng cao, doanh nghiệp khi đó nhập hàng sẽ gây tăngchi phí sản xuất, giảm lợi nhuận, nhiều khi hàng hóa khan hiếm, không có hàng nhập
để tiến hành kinh doanh sẽ gây ngừng trệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nhưng nếu doanh nghiệp nhập quá nhiều vào thời điểm đó, khi giá giảm sẽ gây thua
lỗ, thậm chí phá sản
Vào thời điểm giảm phát, lượng cầu suy giảm, giá cả nguyên vật liệu giảm, giásản phẩm của doanh nghiệp mặc dù giảm song nhu cầu của người tiêu dùng thấp cũngkhông kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
1.3.3 Ảnh hưởng đến tình hình lao động
Cùng với suy thoái là số lượng việc làm giảm, thất nghiệp tăng cao Suy thoáikinh tế khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tạo công ăn việc làm chongười lao động, đảm bảo mức sống cho nhân viên của mình Năm 2013 số doanhnghiệp bị phá sản hoặc ngừng hoạt động là 79 nghìn doanh nghiệp, năm 2012 có
55000 doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động Các doanh nghiệp còn hoạt động phải
Trang 26cắt giảm nhân công, giãn ca, giảm giờ làm,…và những hệ lụy sau đó như thiếu hụt laođộng khi nền kinh tế phục hồi là điều rất đáng lo ngại.
Khối lượng công việc giảm, lương của người lao động thấp hơn mức tăng củahàng hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức sống của người lao động
1.3.4 Ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào số lượng hàng hóa bán ra của doanhnghiệp Hàng hóa bán ra càng nhiều thì doanhthu càng cao Trong thời kỳ suy thoái,cầu đối với hàng hóa sản phẩm đều giảm, các chủ thể trong nền kinh tế đều thắt chặtchi tiêu làm cho tổng cầu giảm sút, tồn kho tăng, hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bị ngưng trệ và tất yếu khiến cho doanh thu của doanh nhiệp giảm hoặc tăngchậm hơn so với thời kỳ trước suy thoái
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn chịu áp lực không nhỏ về giá bán Trong khi giáđầu vào tăng, đặc biệt là giá nguyên vật liệu và tiền lương của người lao động, thìdoanh nghiệp vẫn phải đảm bảo giá bán hàng hóa phải cạnh tranh được với các doanhnghiệp khác Để giải quyết áp lực về giá bán, nhiều doanh nghiệp lựa chọn chính sách
ổn định giá bán, cố gắng duy trì ở mức thời kì trước suy thoái Một số doanh nghiệpchọn phương án giữ nguyên giá bán và tăng chất lượng sản phẩm, một số doanhnghiệp chọn giải pháp giảm giá bán và giữ nguyên chất lượng sản phẩm Nhưng dùtheo phương án nào đi nữa thì các doanh nghiệp đều tránh giảm hoặc tăng đồng thời cảchất lượng và giá cả sản phẩm Chi phí tăng, trong khi doanh thu giảm hoặc tăng chậmkhiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút hoặc tốc độ tăng trưởng chậm hơn sovới thời kỳ không có suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận củadoanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải có chiến lược và chính sách kinh doanh linhhoạt để giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ suy thoái và tiếp tục phát triển
1.3.5 Ảnh hưởng đến quy mô và thị trường tiêu thụ
Suy thoái kinh tế là thời kỳ khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp Trongthời kỳ suy thoái, do sức mua của thi trường giảm nên quy mô và thị trường tiêu thụcủa doanh nghiệp bị thu hẹp Một số doanh nghiệp tập trung vào phân khúc thị trườngchính để tiếp tục phát triển, một số lại tập trung phục vụ một hoặc một số đối tượng
Trang 27khách hàng chính,… thay đổi cơ cấu thị trường, sản phẩm cho phù hợp với khả năngđáp ứng của doanh nghiệp và quy mô của thị trường.
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ Ý
TƯỞNG MỚI 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới suy thoái kinh tế
và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ và ý tưởng mới
2.1.1 Tổng quan tình hình suy thoái kinh tế của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
2.1.1.1 Tình hình kinh tế thế giới
Sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 – 2009, nền kinh tế thế giới vẫn diễn rahết sức phức tạp Kinh tế toàn cầu vẫn phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn vàbiến động mạnh trong sản xuất và tiêu dùng do khủng hoảng nợ công ở Châu Âu,khủng hoảng chính trị ở Trung Đông, khủng hoảng lương thực, thiên tai, động đất,sóng thần, hạt nhân ở Nhật Bản,… Các tổ chức kinh tế quốc tế (IMF, WB) dự báo tăngtrưởng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ ở mức 2,2% trong 2013, thấp hơn so với dự báo 2,4%đưa ra hồi tháng 1/2013 và cũng thấp hơn 2,3% của năm ngoái Tuy nhiên, hiện naycuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu tiếp tục diễn biến xấu đi và mức tăng trưởng thấp
ở các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Nhật Bản Trong bối cảnh đó, mặc dù khu vựccác nước đang phát triển ở châu Á tiếp tục là đầu máy thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu,nhưng những cú ốc từ bên ngoài cũng đe dọa triển vọng tăng trưởng kinh tế của khuvực này
Để nắm rõ tình hình diễn biến kinh tế trên thế giới, sau đây sẽ điểm qua nhữngdiễn biến kinh tế chính tại các khu vực và nền kinh tế lớn của thế giới
Châu Âu: Châu Âu chưa thoát khỏi khủng hoảng Để đối phó với tình trạng
khủng hoảng nợ công tràn lan, từ 2011 cả Mỹ và EU cùng ra tay thắt chặt quản lý tàichính, hạn chế tới mức tối đa thâm hụt ngân sách hàng năm
Trên thực tế EU đang phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng: khủng hoảng kinh
tế, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng xã hội GDP quý I năm 2013 của Eurozonesuy giảm 0,2% Tính chung cả 27 nước trong liên minh châu Âu, GDP giảm 0,1%.Nền kinh tế Pháp rơi chính thức rơi vào đợt suy thoái thứ 3 trong 4 năm trở lại đây, tỷ lệ