: Lượng hàng hóa, dịch vụ thứ I bán ra trong kì giá cả một đơn vị hàng hóa dịch vụ thứ i.
2.1.1.1. Tình hình kinh tế thế giớ
Sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 – 2009, nền kinh tế thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Kinh tế toàn cầu vẫn phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn và biến động mạnh trong sản xuất và tiêu dùng do khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, khủng hoảng chính trị ở Trung Đông, khủng hoảng lương thực, thiên tai, động đất, sóng thần, hạt nhân ở Nhật Bản,… Các tổ chức kinh tế quốc tế (IMF, WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ ở mức 2,2% trong 2013, thấp hơn so với dự báo 2,4% đưa ra hồi tháng 1/2013 và cũng thấp hơn 2,3% của năm ngoái. Tuy nhiên, hiện nay cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu tiếp tục diễn biến xấu đi và mức tăng trưởng thấp ở các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, mặc dù khu vực các nước đang phát triển ở châu Á tiếp tục là đầu máy thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, nhưng những cú ốc từ bên ngoài cũng đe dọa triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực này.
Để nắm rõ tình hình diễn biến kinh tế trên thế giới, sau đây sẽ điểm qua những diễn biến kinh tế chính tại các khu vực và nền kinh tế lớn của thế giới.
Châu Âu: Châu Âu chưa thoát khỏi khủng hoảng. Để đối phó với tình trạng
khủng hoảng nợ công tràn lan, từ 2011 cả Mỹ và EU cùng ra tay thắt chặt quản lý tài chính, hạn chế tới mức tối đa thâm hụt ngân sách hàng năm.
Trên thực tế EU đang phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng xã hội. GDP quý I năm 2013 của Eurozone suy giảm 0,2%. Tính chung cả 27 nước trong liên minh châu Âu, GDP giảm 0,1%. Nền kinh tế Pháp rơi chính thức rơi vào đợt suy thoái thứ 3 trong 4 năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 lập kỷ lục mới ở mức 12,1% với 19,2 triệu người thất nghiệp. Ngày 2/5, NHTW châu ÂU quyết định hạ lãi suất cowbanr nhằm kích thích nền kinh tế.
Kinh tế Mỹ:Nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ tăng trưởng khá “ì ạch” trong
2012, 2013 và dự đoán chưa có sự cải thiện đáng kể trong năm 2014. Tuy nhiên, kể từ thời điểm 2008, nền kinh tế Mỹ có nhiều điểm sáng.
Mỹ phục hồi chậm chạp bất chấp việc Tổng thống Barack Obama ký lệnh cắt giảm chi tiêu tự động trị giá 85 tỷ USD mà ông cảnh báo có thể khiến tăng trưởng kinh tế giảm đi 0,5% và làm mất 750.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, thị trường nhà đất có sự cải thiện theo từng tháng. Niềm tin tiêu dùng được cải thiện, trong đó niềm tin tiêu dùng tháng 5 đạt mức cao nhất trong vòng 6 năm qua.
Khu vực châu Á:Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh ở châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ đánh mất đà tăng trưởng nhanh. Nhìn chung, xuất khẩu sụt giảm là lý do cơ bản khiến cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, báo cáo của Liên Hợp quốc nhận định, xét tương quan với các khu vực khác, kinh tế châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 vẫn khả quan với tốc đọ tăng trưởng ước đạt 5,6% dù không tránh khỏi tình trạng thấp hơn mức dự báo tăng 6,5% trước đó.
Kinh tế Trung Quốc:Nền kinh tế Trung Quốc có nhiều bất ổn. Nếu như giai
đoạn trước đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này luôn giữ được mức tăng trưởng cao, là thị trường có mức tiêu thụ cao thì sang năm 2012, nền kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng GDP quý III chỉ đạt 7,4% thấp nhất kể từ năm 2008 và được dự báo sẽ ở mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Sang năm 2013, Quý I, Trung Quốc tăng trưởng 7,7%. Nhiều nhà phân tích dự báo Trung Quốc sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% cho năm 2013 sau 15 năm liên tiếp vượt kế hoạch. Hoạt động sản xuất trong tháng 6/2013 tiếp tục thu hẹp khi chỉ số PMI giảm xuống 48,2 điểm từ mức 49,2 điểm của tháng năm.
Kinh tế Nhật Bản: NHTW Nhật Bản bơm lượng tiền kỷ lục vào nền kinh tế.
Lượng tiền cơ sở của Nhật trong tháng 6/2013 tăng 36% so với năm trước, đánh dấu mức cao kỷ lục trong tháng thứ tư liên tiếp. Đồng yên phá vỡ mốc 100 yên/USD, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu. GDP sau điều chỉnh lạm phát trong 3 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng 0,9% so với quý trước – cao nhất trong năm. Tiêu dùng tăng 0,9%, xuất khẩu tăng 3,8%. Tuy nhiên, chính sách phá giá đồng yên bắt đầu có tác dụng phụ khi lợi suất trái phiếu biến động mạnh.