MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA
Trang 1CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁTRỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
Á CHÂU CHI NHÁNH KỲ HÒA
3.1 Nhận xét sơ bộ tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhâncủa ACB chi nhánh Kỳ Hoà
3.2 Một số biện pháp giải quyết nợ có vấn đề và nợ quá hạn
3.2.2 Biện pháp giải quyết nợ có vấn đề 3.2.2 Những biện pháp xử lý nợ quá hạn
3.3 Biện pháp khai thác3.4 Biện pháp thanh lý
3.5 Một số kiến nghị của bản thân về giải pháp kiểm soát rủiro tín dụng cá nhân tại ACB chi nhánh Kỳ Hoà
3.5.1 Một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dung cá nhân
xảy ra
3.5.1.1 Tăng cường công tác thẩm định, quan tâm hơn nữaviệc đánh giá khách hàng trước khi cho vay, thực hiện kiểm
Trang 2tra trước, trong và sau khi cho vay, không nên đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp khi ra quyết định cho vay
3.5.1.2 Xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng 3.5.1.3 Thành lập công ty mua bán nợ và xử lý tài sản tại ngân hàng
3.5.1.4 Thực hiện chuyên môn hóa công việc
3.5.1.5 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng tự động
3.5.1.6 Có thể tham khảo mô hình điểm số tín dụng đểlượng hóa rủi ro tín dụng
Trang 3CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦIRO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU
CHI NHÁNH KỲ HÒA
3.1 Nhận xét sơ bộ tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân của ACB chinhánh Kỳ Hòa
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì rủi ro tín dụng là kẻ thù nguy hiểm nhất, nó luôn đe dọa đến tình hình kinh doanh của Ngân hàng Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp và áp dụng các giải pháp đó một cách có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức tín dụng Để đạt được mục đích này, một nguyên tắc rất quan trọng của Ngân hàng khi tiến hành cho vay đó là: “Phải tiến hành kinh doanh một cách thận trọng”.
ACB KH là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất của ACB, ACB KH đã những biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng thật hiệu quả và đã đạt được những thành tựu nhất định:
Công tác thu nợ và thu lãi được tiến hành một cách chặt chẽ, cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng nộp lãi và thanh toán nợ, do đó hạn chế được tình trạng nợ quá hạn.
- Bộ hồ sơ tín dụng cho khách hàng cho vay vốn theo mẫu thống nhất , có đầy đủ chứng cứ hợp pháp đảm bảo an toàn tín dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, việc kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân tại ACB KH có một số nhược điểm sau:
Trang 4- Ngân hàng còn quá đề cao sự an toàn tín dụng vào tài sản thế chấp, lấy tài sản thế chấp làm cơ sở để cho vay.
- Nhân viên tín dụng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sau khi giải ngân.
- Tình trạng thiếu hụt nhân lực thường xuyên, phòng KHCN luôn trong tình trạng quá tải công việc Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng nợ quá hạn.
3.2 Một số biện pháp giải quyết nợ có vấn đề và nợ quá hạn.3.2.1 Giải pháp giải quyết nợ có vấn đề.
Trong hoạt động tín dụng không thể tránh khỏi những món vay chưa tới kỳ hạn trả mà có dấu hiệu không trả được nợ Khi có dấu hiệu phản ánh một khoản vay có thể có vần đề được nhận ra, biện pháp đầu tiên mà cán bộ tín dụng nên thực hiện là xác định các nguyên nhân của vấn đề bằng các cách thích hợp cùng với sự cộng tác của khách hàng Ngân hàng phải quan tâm các biện pháp ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại nếu người vay gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khó khăn về tài chính dẫn đến mất vốn tín dụng nhằm tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng đồng thời bảo vệ chính ngân hàng hạn chế được nợ quá hạn Các biện pháp đó có thể là:
- Giúp đỡ thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng của khách hàng:
Biện pháp này thường ít được áp dụng Tuy nhiên khi khách hàng có nhiều khoản nợ chậm trả khiến họ phải gánh chịu lãi vay tại ngân hàng thì ngân hàng cũng có thể giúp đỡ, thúc đẩy, tìm mọi hình thức để gia tăng sự thu hồi nợ cho khách hàng.
- Tăng thêm vốn cho khách hàng:
Trang 5Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên, có uy tín trong việc trả nợ, xét thấy khách hàng gặp khó khăn về vốn tạm thời và khách hàng có khả năng duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể linh hoạt xem xét, nếu xét thấy khách hàng còn có thể đứng vững được thì tiếp tục cho vay Chính biện pháp này có thể nói là hay nhất, đạo lý nhất, không những không đẩy khách hàng đến chỗ phá sản mà tạo ra khả năng thu hồi triệt để những khoản nợ khó đòi cho ngân hàng và vô tình đã vực dậy một phần tử của nền kinh tế.
- Ngân hàng làm tư vấn cho khách hàng:
Cán bộ tín dụng có thể cho lời khuyên về nhiều vấn đề như: bán sản phẩm, thu nợ các khoản phải đòi, tiếp tục sản xuất,…Nếu khách hàng đang có kế hoạch mở rộng cơ sở nên thuyết phục loại bỏ chúng hoặc giảm bớt cho đến khi tình hình tài chính của khách hàng được cải thiện.
- Nhận thêm tài sản thế chấp hay nhận sự bảo lãnh:
Khi khách hàng muốn được vay thêm vốn để khắc phục món vay “có vấn đề” thì cán bộ tín dụng có thể yêu cầu khách hàng thế chấp thêm tài sản cho ngân hàng Giải pháp này sẽ có lợi cho cả đôi bên, ngân hàng cũng không muốn món vay này thành nợ khó đòi và hơn nữa cán bộ tín dụng có thể điều chỉnh lại kỳ hạn nợ để giúp khách hàng dễ trả nợ hơn.
Trường hợp khách hàng không còn tài sản thế chấp thì cán bộ tín dụng có thể cho khách hàng được sự bảo lãnh của người thứ ba đem tài sản thuộc quyền sở hữu hơp pháp để thế chấp cho ngân hàng.
Ngân hàng bao giờ cũng coi “sự thành công của khách hàng là thành công của mình” cho nên trong hoạt động cho vay, các biện pháp khai thác giúp đỡ khách hàng như trên có thể được xem như là cách tốt nhất để xử lý một khoản tín dụng đã
Trang 6“có vấn đề” Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố và nhận thấy khả năng cải thiện tình hình tài chính của khách hàng là xa vời thì vệc điều chỉnh kỳ hạn nợ hay cấp thêm vốn chỉ là mạo hiểm Lúc này ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố, những biện pháp này nên thực hiện sau khi áp dụng các biện pháp khai thác, giúp đỡ khách hàng nhưng không có kết quả.
3.2.2 Những giải pháp xử lý nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là một vấn đề rất nóng bỏng, nan giải cho bất cứ ai làm công tác tín dụng Sự chậm trễ trả nợ vay của khách hàng đã vi phạm nguyên tắc tín dụng, vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết giữa hai bên Nợ quá hạn là một vấn đề không chỉ có ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa mà tất cả các NHTM quan tâm.
Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi thì ngân hàng thường sử dụng một trong hai biện pháp : biện pháp khai thác và biện pháp thanh lý Việc áp dụng biện pháp nào trong quá trình đòi nợ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Sự trung thực và thái độ của người vay đối với các khoản nợ, ý muốn trả nợ của khách hàng.
- Khả năng chi trả của người vay mặc dù phải có thời gian - Các chi phí cho việc thu hồi nợ.
- Khả năng thu hồi các khoản phải thu của người vay vốn.
Nói chung là phải kiên quyết, liên tục xử lý các món nợ quá hạn mới phát sinh, cần phối hợp với các cơ quan , ban ngành thuộc địa bàn, chính quyền địa phương để xử lý có hiệu quả, đặc biệt là các món nợ quá hạn khó thu hồi.
Trang 73.3.Biện pháp khai thác.
Trong phương pháp này người vay cùng ngân hàng ra sức tìm cách giải quyết những khó khăn Biện pháp này sẽ kém hiệu quả nếu ngân hàng buông thả để khách hàng tự lo giải quyết khó khăn về tài chính, ngân hàng cần phải tham gia giúp đỡ với tư cách như những nhà cố vấn tài chính và có lúc ngân hàng phải can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của khách hàng khi thấy cần thiết.
Áp dụng biện pháp khai thác để xử lý những khoản nợ quá hạn thuộc loại khó đòi giống như một chương trình phục hồi mà ngân hàng áp đặt lên người vay, với sự thỏa thuâïn và cộng tác của họ Bao gồm các biện pháp cụ thể:
- Ngân hàng hướng dẫn, tư vấn cho người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra sản phẩm và thu được lợi nhuận.
- Ngân hàng có thể gia hạn điều chỉnh lại kỳ hạn để giảm được qui mô hoàn trả trước mắt, có thể tìm giải pháp cho vay tiếp để tăng sức mạnh tài chính cho người vay, khôi phục lại sản xuất kinh doanh và giám sát chặt chẽ cho đến khi số nợ vay đã hoàn toàn được chi trả.
- Ngân hàng đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ chi tiêu, khuyên người vay bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho hoặc thanh lý bớt tài sản không sử dụng…
- Ngân hàng đề nghị khách hàng cải tạo lại hệ thống sản xuất kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, thay đổi thiết bị máy móc và công nghệ…bán đi một số thiết bị máy móc lạc hậu, không phù hợp cho mở rộng sản xuất kinh doanh để giảm bớt lãng phí vốn Khuyến khích khách hàng thu hồi những khoản công nợ chậm trả bằng cách đẩy mạnh chương trình thu hồi các khoản phải đòi nhằm giảm tối đa lượng vốn bị chiếm dụng.
Trang 8- Mặt khác, ngân hàng có thể khuyến khích người vay giảm bớt kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh nếu kế hoạch đó được dự trù và nó chiếm một phần vốn từ hoạt động kinh doanh Hoặc có thể khuyên khách hàng thực hiện lại một chương trình mở rộng sản xuất kinh doanh khác, phải xác định giá hàng, phương thức bán, tăng thêm sản phẩm mới và nhiều thay đổi khác Mục đích nhằm giảm được chi phí, tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận và tăng khả năng trả nợ của khách hàng.
- Ngoài những biện pháp cố vấn, ngân hàng có thể giúp đỡ trực tiếp khách hàng khi gặp khó khăn tài chính như cấp thêm vốn tín dụng để khôi phục hoặc mở rộng sản xuất Thông thường các ngân hàng không muốn tăng thêm khối lượng tín dụng nhưng có khi đây là phương cách đảm bảo cho một khoản cho vay ban đầu được hoàn trả Áp dụng biện pháp “lấy nợ để nuôi nợ” để thu hồi dần số nợ cũ trên cơ sở khôi phục lại việc sản xuất kinh doanh của khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải hết sức thận trọng Trước khi cấp thêm vốn cho khách hàng phải nghiên cứu thị trường, sản phẩm của khách hàng đó có đứng vững trên thị trường không Nếu các yếu tố đều đạt thì việc phục hồi sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả.
- Nếu khách hàng gặp rủi ro do các nguyên nhân như: thiên tai, bệnh tật, trộm cắp,…người vay không thể trả được nợ cho ngân hàng Ngân hàng có thể gia hạn hoặc điều chỉnh lại kỳ hạn nợ cho vay tương ứng với thời gian có thể thu hồi được lợi nhuận của người vay.
3.4 Biện pháp thanh lý.
Nếu ngân hàng thấy rõ việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không hy vọng thu hồi được nợ hoặc khi người vay không có ý trả nợ, có hành động lẫn trốn, lừa đảo, tình trạng vỡ nợ hiện ra, tình trạng tài chính là vô hy vọng thì ngân hàng nên cương quyết sử dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản nợ vay khó đòi.
Trang 9- Nếu là khoản vay có tài sản thế chấp, hoặc được đảm bảo bằng tài sản của người khác ngân hàng sẽ nhờ cơ quan pháp luật phát mãi tài sản theo đề nghị số 178/1999/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ ký ngày 29/12/1999, về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
- Nếu là khoản vay không có tài sản thế chấp hoặc đảm bảo thì ngân hàng phải nhờ vào sự phán quyết của tòa án để thu hồi nợ vay.
3.5 Một số kiến nghị của bản thân về giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụngcá nhân tại ACB chi nhánh Kỳ Hòa
Mặc dù, ACB KH đã có những biện pháp kiểm soát rủi ro mang lại hiệu quả, em cũng xin góp thêm một số ý kiến nhằm cải thiện tốt hơn tình hình hoạt động tín dụng cá nhân của ACB KH.
3.5.1 Một số giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dung cá nhân xảy ra
3.5.1.1Tăng cường công tác thẩm định, quan tâm hơn nữa việc đánh giákhách hàng trước khi cho vay, thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi chovay, không nên đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp khi ra quyết định cho vay
Đối công tác cho vay của ngân hàng, trong tất cả các bước thì thẩm định là bước quan trọng nhất để phát tiền vay tới tay người sử dụng Thẩm định trước khi cho vay là thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng Thực hiện tốt giai đoạn này xem như đã đánh giá được từ 80% đến 90% khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng đối với ngân hàng Nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ thì rủi ro của ngân hàng không thể trách khỏi.
Khi rủi ro tín dụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh mà Ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng hoạt động của Ngân hàng, chính điều
Trang 10đó mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng Để hạn chế rủi ro tín dụng cần phải thực hiện một số công việc sau:
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy ủy quyền,… phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn.
Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có liên quan đối với món vay Bởi vì, yếu tố tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý các khoản nợ vay khó đòi, còn nguồn trả nợ vay chính là tiền có được từ hiệu quả phương án kinh doanh, sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi Trong đó, Ngân hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các khâu:
Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay.
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn không.
Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ và thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ và lãi kịp lúc.
3.5.1.2 Xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng
Trang 11Khi nhân viên tín dụng tiến hành xếp hạng khách hàng sẽ giúp họ quản lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng do không nắm bắt được tình hình thực tế của khách hàng Khi xếp hạng sẽ mang lại lợi ích sau:
Cho phép họ có nhận định chung về rủi ro các khoản cho vay.
Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.
Nhân viên có thể xác định được khi nào cần tăng sự giám sát.
Việc xếp hạng khách hàng sẽ làm cơ sở để xác định mức dự phòng rủi ro Việc xếp hạng khách hàng phải được thực hiện với tất cả khách hàng không phân biệt cũ và mới Sau khi xếp hạng khách hàng nếu có sự thay đổi về khả năng trả nợ của khách hàng phải tiến hành đánh giá lại.
Khi tiến hành xếp hạng nhất thiết nhân viên phải dựa vào: Tính cách, trách nhiệm và độ tin cậy của người đứng vay Lịch sử trả nợ của người đi vay.
Mức độ rủi ro ngành nghề kinh doanh mà khách hàng đang thực hiện Những biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Chất lượng của các chiến lược kinh doanh Tài sản đảm bảo.
Sau khi đánh giá như thế nhân viên cần đánh giá thêm tính chất hợp pháp, giá trị tài sản thế chấp, cũng như người bảo lãnh,… những công việc này sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
3.5.1.3 Thành lập công ty mua bán nợ và xử lý tài sản tại ngân hàng.
Khi Ngân hàng gặp phải những khoản tín dụng nhiều rủi ro kết hợp nhiều lợi nhuận, ngân hàng có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể có
Trang 12khả năng chịu đựng rủi ro (như công ty bảo hiểm) bằng cách mua bảo hiểm, hoặc chung lưng gánh rủi ro hay bán rủi ro.
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối ngân hàng sẽ mất khách hàng, vì thế cần thực hiện:
- Mua bảo hiểm cho vay - Cho vay đồng tài trợ.
- Bán rủi ro: đối với khoản cho vay lớn, rủi ro cao, ngân hàng nên bán cho ngân hàng lớn khác hay cho công ty.
3.5.1.4 Thực hiện chuyên môn hóa công việc.
Hiện nay, tại một số ngân hàng, nhiệm vụ của một cán bộ tín dụng là đảm nhiệm tất cả các công việc trong quy trình cho vay đối với việc cấp tín dụng cho một khách hàng Cách này có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc cấp tín dụng Tuy nhiên, nó chỉ có lợi đối với khách hàng có nhu cầu về vốn thấp, món vay nhỏ Đối với những khoản vay lớn, khách hàng làm ăn quy mô, sản phẩm đa dạng, phong phú thì việc thực hiện qui trình cho vay như trên là không phù hợp và tiềm ẩn nhiều rủi ro Việc thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá, phân loại khách hàng vay là một nghiệp vụ cần có trình độ chuyên môn hóa cao Cần phân công bố trí công việc một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với trình độ chuyên môn của từng nhân viên thì hiệu quả công việc sẽ cao Ngân hàng nên phân định rõ chức năng của từng ngành và nhiệm vụ của từng nhân viên, bố trí nhân viên đầy đủ ở các phòng để thực hiện sự chuyên môn hóa, có như vậy hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
3.5.1.5 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng tự động.