Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 121 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
121
Dung lượng
265,44 KB
Nội dung
1 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trong luận văn là chân thực và chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về thông tin nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Phạm Thanh Hương 2 MỤC LỤC KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng số Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả điều tra 40 Bảng 2.2 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng 42 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Sơ đồ số Tên sơ đồ Tran g Sơ đồ1.1 Quá trình cung ứng vật chất theo quan điểm truyền thống 15 Sơ đồ1.2 Quá trình cung ứng theo quan điểm giá trị 16 Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu thị trường 84 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Làng nghề truyền thống Việt Nam đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần vào sự phát triển chung về kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, tạo điều kiện phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn. Trước đây, hàng hóa được sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ, quy mô nhỏ, kỹ thuật thô sơ vì vậy giá thành bán ra cũng không cao. Nhưng hiện nay, mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề đã được xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia trên thế giới trong đó có các thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, thậm chí cả các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU… Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, vấn đề xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng đã có những bước tiến lớn. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với các làng nghề truyền thống Việt Nam. Yêu cầu của thị trường ngày càng cao đòi hỏi các sản phẩm phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, độc đáo. Tuy nhiên, tại các làng nghề, có một thực trạng chung đó là các hộ sản xuất, kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, quy mô nhỏ và sản lượng thấp, đồng thời trang thiết bị, công nghệ còn lạc hậu dẫn đến hàng hóa vẫn còn chưa đa dạng, hiệu quả sản xuất chưa cao. Các sản phẩm sản xuất ra vẫn còn chạy theo thị hiếu nhất thời, không có chiến lược đầu tư, phát triển lâu dài, chưa đầu tư phát triển thị trường chiến lược một cách hợp lý. Để khắc phục tình trạng trên, các làng nghề truyền thống cần phải xác định cho mình được chỗ đứng riêng trên thị trường, lựa chọn một vài thị trường chiến lược để đầu tư trọng điểm vào đó, huy động tối đa các nguồn lực, xác định những ưu thế và tập trung phát huy các ưu thế này trở thành đặc trưng nổi trội. Làng nghề gốm sứ Bát Tràng là một trong những làng nghề được coi là thành công nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của Bát Tràng vẫn chưa xứng tầm với tiềm lực phát triển của làng nghề này. Đối với các thị trường trong nước, gốm sứ Bát Tràng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm theo các đơn đặt hàng của lái buôn. Việc sản xuất, bán hàng hầu hết đều thông qua kênh trung gian. Số lượng các doanh nghiệp trực tiếp bán hàng đến tay người tiêu dùng rất ít. Vì vậy, nhà sản xuất khó có thể xác định đúng nhu cầu khách 5 hàng để chủ động cung cấp. Đối với các thị trường cũ đã vậy, hoạt động xúc tiến, mở rộng thêm thị trường mới hầu như chưa được triển khai. Do khả năng có hạn nên doanh nghiệp ở Bát Tràng không thể đầu tư dàn trải vào quá nhiều thị trường, do đó họ cần quản trị thật tốt các thị trường đang có sau đó sẽ dần xem xét đến các thị trường khác. Mặc dù, gốm sứ Bát Tràng đã khá phổ biến trên khắp tỉnh thành đất nước nhưng quốc tế vẫn là một thị trường xa lạ. Nếu trước đây gốm sứ Bát Tràng xuất khẩu rất mạnh sang các thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc hay một số thị trường châu Âu khác thì hiện nay sản lượng xuất khẩu gốm sứ đã giảm. Gốm sứ Bát Tràng đang bị thu hẹp dần thị trường của mình. Một trong những nguyên nhân có thể kể ra đó là làng nghề Bát Tràng chưa có chiến lược phát triển bền vững, chưa xác định cho mình thị trường trọng tâm mà chỉ phát triển theo kiểu tự phát. Kể cả khi có thị trường rồi thì cũng chưa khai thác hết và thỏa mãn tối đa thị trường đó dẫn đến tình trạng có cầu nhưng không có cung. Tất cả những nhược điểm trên đều xuất phát từ việc chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị thị trường chiến lược cũng như thực hiện hoạt động này một cách nghiêm túc. Những bất cập này đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết triệt để, đồng bộ, có định hướng lâu dài nhằm quản trị hiệu quả nhất các thị trường chiến lược của làng nghề Bát Tràng. Đó sẽ là tiền đề cho quá trình phát triển bền vững của sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài Vấn đề quản trị thị trường chiến lược là một lĩnh vực giao thoa của Quản trị chiến lược và Quản trị Marketing. Nói đến hai lĩnh vực này, trên thế giới đã có những công trình nổi tiếng như: - “Competitive strategy” (Tác giả M.Porter – năm 1980) Đây là cuốn sách nổi tiếng toàn cầu nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh… Cuốn sách đã đưa cho người đọc những công cụ để phân tích môi trường cạnh tranh nhằm xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp cho doanh nghiệp. Quản trị thị trường chiến lược về bản chất là một bộ phận của quản trị chiến lược nói chung. Cuối sách “Competitive strategy” của M.Porter sẽ đem lại cái nhìn tổng thể, là tiền đề cho việc nghiên cứu hoạt động quản trị thị trường chiến lược. - Marketing management (Tác giả P.Kotler – năm 2008) Trong cuốn sách này P.Kotler đã đề cập đến tất cả các nội dung của quản trị marketing trong doanh nghiệp, các chính sách trong marketing mix… Đây được coi là cẩm nang cho mọi thế hệ hoạt động trong lĩnh vực marketing. Marketing là một 6 nhiệm vụ không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các thị trường chiến lược, các giải pháp markeing lại càng cần phải chú ý để phát huy tác dụng tối đa. Quá trình quản trị thị trường chiến lược cũng đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với hoạt động marketing mới đem lại hiệu quả. Do vậy, nghiên cứu các phạm trù cơ bản về marketing cũng góp phần hoàn thiện thêm hiệu quả của hoạt động quản trị thị trường chiến lược. - Strategic market management (Tác giả David A.Aaker – năm 2009) Cuốn sách phản ánh tư duy hiện đại của doanh nghiệp và điều kiện thị trường. Mô tả và minh họa một phương pháp cấu trúc để phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản lý. Cuốn sách đưa ra các khái niệm và các phương pháp đánh giá thông qua: câu hỏi chiến lược, mô hình danh mục đầu tư, đưa ra các tình huống và phân tích. Từ đó, nhà quản trị có thể lựa chọn và áp dụng phương pháp phù hợp nhất. Nghiên cứu cũng đưa ra cách thức tổ chức để tạo ra được một chiến lược năng động, chú trọng phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài trong đó có phân tích danh mục sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. Đây là tài liệu quan trọng liên quan trực tiếp đến hoạt động quản trị thị trường chiến lược. Sách đề cập đến những yếu tố như điều kiện thị trường, phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh… Đây đều là các nhân tố tác động đến hoạt động quản trị thị trường chiến lược. Quản trị thị trường chiến lược chỉ có thể thành công khi xem xét đầy đủ các yếu tố trên. 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây, vấn đề Quản trị thị trường chiến lược đang rất được quan tâm. Không chỉ các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng quản trị thị trường chiến lược tại doanh nghiệp mình mà các học giả cũng tập trung nghiên cứu vấn đề này để bổ sung vào hệ thống lý thuyết. Một số cơ sở lý thuyết cơ bản về nội dung quản trị thị trường chiến lược có thể kể đến như sau: - Giáo trình “Marketing thương mại” của GS.TS Nguyễn Bách Khoa, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Giáo trình “Marketing thương mại quốc tế” của GS.TS Nguyễn Bách Khoa, PGS.TS. Phan Thị Thu Hoài Đây là hai cuốn sách viết về lĩnh vực marketing cụ thể trong lĩnh vực thương mại và thương mại quốc tế. Sách đã tổng hợp được lý thuyết cơ bản về marketing nói chung và cụ thể hóa các nội dung của marketing thương mại. Với diễn giải cụ 7 thể và dễ hiểu, sách cho người đọc cái nhìn cơ bản về lĩnh vực marketing thương mại cùng các ví dụ thực tế. Đây cũng là cơ sở lý luận, tài liệu tham khảo hữu ích cho các công trình luận văn, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, quản trị thị trường chiến lược còn là mục tiêu nghiên cứu của nhiều sinh viên, cao học viên, nghiên cứu sinh trong khối ngành kinh tế. Các nghiên cứu vận dụng lý thuyết của quản trị thị trường chiến lược áp dụng trong thực tiễn doanh nghiệp. Có thể kể đến một số công trình như: - Đề tài luận văn thạc sỹ “Quản trị các thị trường nhập khẩu chiến lược của các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế Việt Nam” của học viên Phạm Thị Hoài Thu - Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thúy Hồng – Đại học Thương mại năm 2011 + Kết quả đạt được của đề tài: Luận văn đã đánh giá được thực trạng các thị trường nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị y tế tại Việt Nam, tìm ra được những bất cập trong công tác quản trị các thị trường chiến lược như: hạn chế về tài chính, về nhân lực, hạn chế trong đánh giá và kiểm soát chất lượng…, xác định được nguyên nhân gây ra thực trạng trên. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình phân tích tình thế và hoạch định thị trường, hoàn thiện giai đoạn triển khai, đánh giá, kiểm soát thị trường, tăng cường hệ thống thông tin cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên góp phần tăng hiệu quả quản trị thị trường nhập khẩu chiến lược. + Khả năng ứng dụng trong thực tế: Luận văn này là bản tổng kết giúp các nhà hoạch định chiến lược có cái nhìn tổng quan về hoạt động quản trị thị trường chiến lược, những đề xuất được đưa ra rất có thể trở thành những gợi ý hữu ích để hoàn thiện hoạt động tại công ty mình trong lĩnh vực nhập khẩu đặc biệt là nhập khẩu thiết bị y tế. - Đề tài luận văn thạc sỹ “Quản trị các thị trường xuất khẩu chiến lược của các doanh nghiệp xuất khẩu quặng Apatit Việt Nam” của học viên Bùi Thị Thanh Thảo – Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thu Hoài, TS. Cao Tuấn Khanh – Đại học Thương mại năm 2011 + Kết quả đạt được của đề tài: Luận văn đã cho người đọc cái nhìn tổng quan về hoạt động quản trị thị trường chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp khai thác quặng Apatit. Nhận dạng những thành công, những hạn chế còn tồn tại và đưa ra định hướng phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu quặng Apatit. Từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp khắc phục tình trạng trên như: giải pháp cho quá trình phân tích thị trường để xác định thị trường chiến lược, lựa chọn thị trường chiến 8 lược, lựa chọn chiến lược áp dụng cho thị trường này, thực thi chiến lược tương ứng với việc phân bổ nguồn lực và xây dựng tiêu chí đánh giá để kiểm tra giám sát. + Khả năng ứng dụng trong thực tế: Luận văn đã nhận dạng và đưa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề cơ bản tồn tại trong hoạt động quản trị thị trường chiến lược của doanh nghiệp tuy nhiên giải pháp còn khá chung chung, chưa cụ thể để áp dụng được trong doanh nghiệp. Đây là một vấn đề khá mới, đề tài có thể coi như thước đo đầu tiên để các doanh nghiệp xuất khẩu quặng Apatit xem xét lại và có những điều chỉnh phù hợp về vấn đề quản trị các thị trường chiến lược của mình. Ngoài ra còn có các công trình về vấn đề liên quan, đó là: - “Hoàn thiện chiến lược thị trường của công ty liên doanh sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập nước ta” của học viên Đào Mạnh Kháng – Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bách Khoa – Đại học Thương mại năm 2001 - “Hoàn thiện chiến lược thị trường của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của học viên Đỗ Mạnh Thái – Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoàng Long – Đại học Thương mại năm 2004 Liên quan đến vấn đề nghiên cứu làng nghề truyền thống, mà cụ thể là làng nghề truyền thống Bát Tràng, chỉ riêng tại trường Đại học Thương mại đã có công trình nghiên cứu về vấn đề này như sau: - “Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở làng nghề Bát Tràng” của học viên Nguyễn Trần Hưng – Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Đại học Thương mại năm 2007 + Kết quả đạt được của đề tài: Luận văn đã khái quát được kết quả nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử về cả quy mô và các loại hình ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp làng nghề Bát Tràng. Từ đó rút ra được những tồn tại, nguyên nhân và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử một cách thành công vào thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của làng nghề. + Khả năng ứng dụng trong thực tế: Luận văn đã nêu được những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu tại Bát Tràng, tuy nhiên những biện pháp này còn khá chung chung, chưa mới, chưa thể áp dụng vào thực trạng hiện tại của làng nghề Bát Tràng. Có thể thấy, vấn đề quản trị thị trường chiến lược đang là một vấn đề sốt dẻo, được quan tâm khá nhiều. Tuy nhiên, quản trị thị trường chiến lược tại làng nghề nói chung và cụ thể là làng nghề truyền thống Bát Tràng nói riêng lại chưa được quan tâm đúng mức. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy chưa có công trình hay đề tài 9 nghiên cứu nào tại Đại học Thương mại công bố kết quả về vấn đề Quản trị thị trường chiến lược các sản phẩm gốm tại làng nghề Bát Tràng. Nhận thức được yêu cầu cấp thiết của vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài này để tiến hành nghiên cứu trong phạm vi luận văn thạc sỹ của mình. Đối tượng và các mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực trạng của quản trị thị trường tiêu thụ chiến lược của các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng gốm sứ trên địa bàn làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Trên cơ sở đó có những nhận định về những tồn tại, khó khăn và đưa ra giải pháp nhằm xác định chính xác thị trường chiến lược và quản trị thị trường chiến lược đó một cách hiệu quả nhất. Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu như trên, luận văn triển khai đề tài đảm bảo thực hiện các mục tiêu nghiên cứu như sau: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quản trị thị trường chiến lược của làng nghề - Đánh giá thực trạng quản trị thị trường chiến lược của mặt hàng gốm sứ của làng nghề Bát Tràng - Đề xuất các quan điểm và giải pháp quản trị thị trường chiến lược mặt hàng gốm của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại làng nghề Bát Tràng Phạm vi và các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu a) Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi là các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng gốm sứ thuộc làng nghề Bát Tràng. - Thời gian nghiên cứu: luận văn tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu, thông tin liên quan đến đề tài có phạm vi từ năm 2008 – 2012, các đề xuất đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hướng tới khảo sát thực trạng và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược tại các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh mặt hàng gốm sứ tại làng nghề Bát Tràng. Nội dung nghiên cứu được đặt ra trong điều kiện xem xét các yếu tố khách quan như: bối cảnh quốc tế, tình hình kinh tế chính trị trong nước, quan hệ ngoại giao giữa các nước, kinh tế chung toàn cầu… và các yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp như: tình hình kinh doanh, tiềm lực tài chính, nhân lực… của các công ty và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sản phẩm gốm sứ tại làng nghề Bát Tràng. b) Các câu hỏi nghiên cứu - Thế nào là thị trường chiến lược? Quản trị thị trường chiến lược của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh? 10 [...]... quản trị thị trường chiến lược sản phẩm gốm của làng nghề Bát Tràng giai đoạn đến 2015, 2020 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ THỊ TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA LÀNG NGHỀ 1.1 Một số khái niệm cơ bản và lý thuyết cơ sở của quản trị thị trường chiến lược 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 11 12 1.1.1.1 Khái niệm làng nghề và thị trường sản phẩm của làng nghề a) Khái niệm và đặc điểm của làng nghề Khái... 6 Quản trị thị trường chiến lược bao gồm các nội dung nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc quản trị thị trường chiến lược của doanh nghiệp? Các thị trường chiến lược của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc làng nghề Bát Tràng? Trong các thị trường đó, thị trường nào là thị trường chiến lược? Thị trường nào có khả năng phát triển thành thị trường chiến lược? Thực trạng quản trị thị trường chiến lược. .. thiết của quản trị thị trường chiến lược của làng nghề Làng nghề bao gồm nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng truyền thống của làng nghề Quản trị thị trường chiến lược của làng nghề cũng chính là quản trị thị trường chiến lược của các doanh nghiệp Quản trị thị trường chiến lược của doanh nghiệp là một quá trình quản trị chiến lược từ phân tích, nhận dạng, hoạch định, lựa chọn, định vị giá trị. .. cơ bản của quản trị thị trường chiến lược của làng nghề 1.2.1 Phân tích tình thế của thị trường chiến lược với các sản phẩm của làng nghề Để quản trị được một thị trường, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc làng nghề với tư cách là một doanh nghiệp độc lập, trước hết phải hiểu rõ ràng về thị trường đó Ở bước này, doanh nghiệp cần tìm hiểu các yếu tố sau: 1.2.1.1 Quy mô của thị trường chiến lược 23... chiến lược - Tổ chức theo sản phẩm: thị trường chiến lược cũng sẽ được chia theo tuyến sản phẩm và đưa về tuyến sản phẩm phù hợp để quản lý - Tổ chức theo sản phẩm/ địa lý: thị trường chiến lược sẽ chịu sự quản lý đồng thời của cả người phụ trách tuyến sản phẩm và người phụ trách khu vực địa lý Tại làng nghề, hầu hết các doanh nghiệp đều ở mức độ quy mô nhỏ nên nhiệm vụ quản trị thị trường chiến lược. .. thụ sản phẩm của các làng nghề Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân b) Khái niệm thị trường sản phẩm và thị trường chiến lược của làng nghề Thị trường sản. .. cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm 3 phần như sau: Chương 1 Một số cơ sở lý luận cơ bản về quản trị thị trường chiến lược của các doanh nghiệp Chương 2 Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng quản trị thị trường chiến lược các sản phẩm gốm của làng nghề Bát Tràng Chương 3 Quan điểm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị thị. .. đánh giá quản trị thị trường chiến lược của làng nghề - Hướng tới đạt được mục tiêu: Mục tiêu ở đây được hiểu gồm cả mục tiêu của mỗi doanh nghiệp tại làng nghề và mục tiêu định hướng chung của toàn bộ làng nghề Quản trị thị trường chiến lược cũng là một hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp nên nó cũng phải phục vụ mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Đặc biệt, thị trường chiến lược còn là thị trường. .. quản trị thị trường chiến lược có thể tách ra thành một phòng ban riêng Ở công ty nhỏ, chức năng quản trị thị trường chiến lược thường được lồng ghép vào nhiệm vụ của phòng thị trường hay phòng marketing Nếu nhiệm vụ quản trị thị trường chiến lược được giao cho riêng một bộ phận phụ trách thì bộ phận này sẽ quản lý về mọi mặt của thị trường chiến lược Nhưng nếu ở công ty, thiết kế cụ thể tổ chức quản trị. .. hoạt động trên nhiều đoạn thị trường khác nhau Quản trị thị trường chiến lược của làng nghề không chỉ thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên mà còn giúp dung hòa lợi ích chung của làng nghề và lợi ích riêng của các doanh nghiệp để thực hiện theo phương hướng chung mà làng nghề xác định 1.1.2 Một số lý thuyết cơ sở quản trị thị trường chiến lược của làng nghề 1.1.2.1 Lý thuyết về giá trị cung ứng và quá . quản trị thị trường chiến lược các sản phẩm gốm của làng nghề Bát Tràng Chương 3. Quan điểm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược sản phẩm gốm của làng nghề Bát Tràng. hàng truyền thống của làng nghề. Quản trị thị trường chiến lược của làng nghề cũng chính là quản trị thị trường chiến lược của các doanh nghiệp. Quản trị thị trường chiến lược của doanh nghiệp. thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quản trị thị trường chiến lược của làng nghề - Đánh giá thực trạng quản trị thị trường chiến lược của mặt hàng gốm sứ của làng nghề Bát Tràng - Đề xuất các