1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

85 381 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng là một giao dịch về tài sản tiền hoặc hàng hóa giữa bên cho vay ngân hàng và các định chế tài chính khác và bên đi v

Trang 1

NGUYEN THỊ THUY VAN

HOAN THIEN QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI

CO PHAN KY THUONG VIET NAM

Chuyên ngành : Tài chính — Ngân hàng

Mã số : 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

PGS.TS HOANG DUC

TP HO CHi MINH — NAM 2013

Trang 2

công bô tại bât cứ nơi nào Mọi sô liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực

Tác giả

NGUYÊN THỊ THỦY VÂN

Trang 3

Loi cam doan

1.1.6.1 Đối với ngân hàng - 22k k+ SE SE E111 111111111 xe 6

1.1.6.2 Đối với nến kinh tẾ c-c+c2ctt2rttrrttrrtrrrrrrrrrrrrrrirrrrrrrrrieo 6

1.2 Quản trỊ rủi rO tín Ụn - 1110111 91111111110 1111 ng ng 7 1.2.1 Khái niệm về QUAN tr] TUL TO CIN ỤNE c c1 1 1 1 11 re 7

1.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng - + 2s sk+k+E+EeEE+k+keEsEererkrkrrerees 8 1.2.3 Nguyên tắc Basel II về quản trị rủi ro tín dụng . -5-s-s+s+sscee 10 1.2.4 Phương pháp quản trỊ rủi ro tín Ụụng <5 5 3 3333 vvvrrseeersesse 11 1.2.4.1 Phân tán rủi ro tín Ung ccccecsssssssencccceeeeeeeeeeeeeeessnneeeeeeeeeees II

Trang 4

1.2.4.5 Bảo hiểm tiền vay -sSc St TT 111111151311 1111 111111 ck 13

1.2.5 Các mô hìn quản trỊ rủi ro tín ỤnØ c1 1111 xen 13 1.2.5.1 M6 hinh quan tri rui ro tin dung tap trung . - «<< ssssss 13 1.2.5.2 Mo hinh quan tri rui ro tin dụng phân tán << < «<< ssss>2 14

1.2.6 Kính nghiệm hoàn thiện quản trỊ rủi ro tín dụng tại một sỐ ngân hàng

thương mại trên trên thế giới đối với Việt Nam 22s + 14

1.2.6.1 Kính nghiệm của ngân hàng thương mại tại Thái Lan 14 1.2.6.2 Kính nghiệm của ngân hàng thương mại tại Singapore 15

1.2.6.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 55555 S5 S2 16

Kết luận Chương Í, - E SE 5E S111 1111111111111 1111111111111 1111100111203 17

Chương 2: THUC TRANG VE HOAN THIEN QUAN TRI RUI RO TÍN

DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN KY THUONG VIET

NATNM G009 00.9 0000 0000000000004 0000.04.0004 000004 0000004 0600004 0600000004000 0 08 18 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương Mại Cô Phần Kỹ Thương Việt Nam 18

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triỄn + + - + SE +E+E#E#ESEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrrrreee 18 2.1.2 Két qua hoat dong kinh doanh tir 2008 dén 2012 oo 19

2.2 Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Thương Mại Cô Phần Thuong Mai

Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam - - - sE+ESESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrerree 21 2.2.1 Kết quả hoạt động tín dụng ¿+ - + SE+E+k#E#EEEEEEEEEEEEEEEEErErkrkrrrreee 21

2.2.1.1 Phân tích dư nợ cho vay theo thời ø1an . - 555 ++<<<<<<<ssssss 21 2.2.1.2 Phân tích chất lượng nợ cho Vay c.cccecscssssesssesesssssecesstsescacsvetseseees 23 2.2.1.3 Phân tích dư nợ theo nhóm ngành cho vay - -«««««s<+>++ 24 2.2.1.4 Phân tích dư nợ theo khách hàng << << ss+ssssseeessss 25 2.2.2 Chính sách tín dụng - - - ĂĂ 1111000093111 99 2 11111 vn và 26 2.2.3 Mô hình quản trỊ rủi ro tín Ụng - 2211 1111118511111 1 kg 27

Trang 5

2.2.4.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đã và đang áp dụng tại

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

2.2.5 Phân tích thực trạng hoàn thiện quản trị tín dụng tại Ngân hàng

Thương Mại Cô Phần Kỹ Thương Việt Nam - + + + sex 2.2.5.1 Những kết quả đạt đưỢC 2 -ks+EEESk+keEEESEEErkEEerererkrered

2.2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân - ¿22s s+s+£+E+E+k+xeEsrerered Kết luận chương 2 ¿- - s13 5E 11111111 1111111111111 1111111111111 1110011080311

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIEN QUAN TRI RUI RO TIN DUNG

TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN KY THUONG VIET NAM

3.1 Dinh huong phat trién cua Ngan hang Thuong Mai C6 Phần Kỹ Thương Việt

Nam đến năm 2015 và sau năm 20 1 5, - +2 + 2+E£E+EE£E£E2EEEE£ESEEEErEerkrsrkee

3.1.1 Định hướng phát triỀn chung 2 - + + +EE+E+k+E+E£EE+E+EeEeEerkrkrkrkrsee

3.1.2 Định hướng về nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng - 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cô

Phần Kỹ Thương Việt Nam . G1333 EE9 5 5E 1111111111111 11111 xe 3.2.1 Nhóm giải pháp do bản thân Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ

Thương Việt Nam tô chức thực hiện . + - + +2 s£E+E+E+E+EsErezxsee

3.2.1.1 Nhóm giải pháp về môi trường kinh doanh 5- - 2 <2 se:

3.2.1.2 Nhóm giải pháp về điều hành quy trình cấp tín dụng

3.2.1.3 Nhóm giải pháp về đo lường và giám sát tín dụng -

3.2.2 Một số kiến nghị . - - - SE SE 5E 1 EE151511 111111111515 1111111e T11 xe

3.2.2.1 Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam - - 5 +s+s+s+s+escse

3.2.2.2 Đối với chính phủ . - s26 k+S+E£EE+E+E+ESEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrrrrees

Kết luận chương 3 -¿- - k1 SE9 5E 1111111111111 1111111 11 1111111111111 11111011 18001

KẾT luận - - St S n3 1911118151113 1111111551115 115 111115511111 1511 111111111111 11 115111111511 11 E111 nrreg

Trang 6

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng

Khách hàng Rui ro tin dung

Quan tri rui ro

Tổ chức tín dụng Tài sản đảm bảo

Hệ sô an toàn vôn tôi thiêu

Trang 7

Bảng 2-4: Cơ cầu dư nợ theo ngành nghẻ từ 2008-20 12 - 2-5-5252 s£s+s+xzse2 24

Bảng 2-5: Cơ cầu dư nợ theo loại hình khách hàng từ 2008-2012 , - 25

Biểu đồ 2-1: Cơ cấu dư nợ theo thời gian từ 2008-2012 - ¿2-5 c2 s£+s+xzsez 22

Biểu đồ 2-2: Tình hình nợ xấu năm 2008-20 12 + 2-5 + 2£E+E+E2£E£EzErkrsee, 24

Biểu đồ 2-3: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng từ 2008-2012 2-s-s+s+s+s+¿ 26

Trang 8

doanh khác của NHTM, hoạt động này tuy thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng

gap không ít rủi ro Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tôn tại và phát triển của mỗi tô chức tín dụng, cao hơn nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ thông ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế

Quản trị rủi ro tín dụng là vẫn đề khó khăn nhưng rất bức thiết Đặc biệt, đối với

ngân hàng thương mại Việt Nam, do thu nhập của tín dụng là chủ yếu, chiếm từ 60-

80% thu nhập của ngân hàng

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát tăng

trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong thời gian tới Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cân phải phân tích, nhận dạng, đo lường được các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng Đó là lý do tác giả chọn để tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Kỹ Cổ Phần Kỹ thương Việt Nam” nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng Thương Mại Cô Phần Kỹ Thương Việt Nam

2 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Thương Mại Cô Phần Kỹ Thương Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: trong toàn hệ thông ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

- _ Khoảng thời gian nghiên cứu: từ 2008 đến 2012

3 Mục tiêu của đề tài

Hệ thống cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Trang 9

Mại Cổ Phần Kỹ thương Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở

lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận

văn

Tong hợp và phân tích các bài viết, các báo cáo từ các Tạp chí của NHNN, Tạp chí Phát triển Kinh tế, về quản trị rủi ro ngân hàng thương mại trong đó bao gồm quản trị rủi ro tín dụng

5 Y nghĩa thực tiễn của khóa luận

Nhăm quản trị, giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động tín dụng, nâng cao

chất lượng tín dụng, hạn chế tỷ lệ nợ xấu, giảm trích lập dự phòng Từ đó nâng

cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng Thương Mại Cô Phần Kỹ thương Việt Nam.

Trang 10

1.1 Những vấn dé chung về rủi ro tín dụng

1.1.1 Khái niệm

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nên kinh tế hàng hóa Trong quá trình phát triển của nên kinh tế hàng hoá, xuất phát từ nhu cầu cho vay và đi vay của những người thiếu vốn và những người thừa vốn trong cùng một

thời điểm đã hình thành nên quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội và trên cơ sở

đó hoạt động tín dụng ra đời

Theo quan điểm truyền thống, tín dụng là một mối quan hệ trong đó một người chuyển qua người khác quyền sử dụng một lượng giá trị hoặc hiện vật nào đó

với những điều kiện nhất định mà hai bên thỏa thuận

Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng là một

giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định

chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong

đó, bên cho vay chuyển giao tai san cho bén di vay su dung trong mot thoi han nhat

định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi

cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Như vậy, rủi ro tín dụng có thể hiểu là khả năng khách hàng nhận khoản vốn

vay nhưng không thực hiện, hoặc thực hiện không day du nghia vu đối với ngân

hàng, gây tốn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, hoặc trả

không đây đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng

1.1.2 Đặc điểm

Để phòng ngừa RRTD, việc nhận biết đặc điểm RRTD là điều cần thiết,

RRTTD có những đặc điểm sau đây:

- Roi ro mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, NH chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng RRTD xảy ra khi khách hàng gặp tốn

Trang 11

- Rởi ro có tính cháy đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức và hậu quả của RRTD Do đó, khi phòng ngừa và xử lý RRTD phải chú ý đến mọi dấu hiệu, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do RRTD đem lại để có biện pháp phòng ngửa phù hợp

- - RRTD có tính tất yếu luôn tồn tại gan Hền với hoạ động tín dựng của

NHTM: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho NH không thé nam

bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đây đủ, điều này làm

cho bất kỳ khoản vay nào cũng tiềm ân những rủi ro Kinh doanh NH là

kinh doanh rủi ro ở mức độ phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng

o_ Rủi ro lựa chọn: đây là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay

o_ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều

khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trỊ của tài sản đảm bảo

o_ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay

và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng

rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vân đê

Trang 12

o_ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi loại chủ thể đi vay hoặc ngành,

lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm

sử dụng vốn của khách hàng vay vốn

o_ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá

nhiều cùng đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh

nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc

trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho

vay CỐ TỦI rO cao

1.1.4 Các chỉ số đánh giá rúi ro tín dụng

% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Vốn tự có

CAR = - x 100%

Tong tai sản có rủi ro quy đổi

Tý lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của NHTM, được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các

khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro tín dụng Nó thể hiện mức độ rủi ro

mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn

“ Ty lé no qua han

No qua han

Ty lé ng qua han = - x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh

khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao

Trang 13

ngân hàng Tổng nợ xấu của ngân hàng là những khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở

lên mà không đòi được và không được tái cơ cau Ty trong ng xấu càng cao thể

hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, ngân hàng quản trị rủi ro tín

dụng chưa hiệu quả

1.1.5 Nguyên nhân

Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian

cu thé, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi

trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng Rủi

ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan

Trang 14

năng lực điều hành yếu, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản

lý của khách hàng yếu kém dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất

thoát, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay ngân hàng hoặc rủi ro tín dụng do khách hàng cô ý lừa dao

1.1.5.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Cán bộ ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và các điều kiện cho vay

Chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản tri rủi

ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để

tính toán điều kiện vay và khả năng trả nợ Đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và cá

nhân, quyết định cho vay của ngân hàng chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm chưa áp

dụng đến công cụ chấm điểm tín dụng

Năng lực dự báo, phân tích và thâm định tín dụng, phát triển và xử lý khoản

vay có vấn đề của cán bộ tín dụng còn rất yếu, nhất là đối với các ngành đòi hỏi hiểu biết chuyên môn cao dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay Mặt khác, cũng

có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng ngân hàng không ngăn

chặn kip thoi

Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng

Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm và

van đề quản lý, sủ dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng

1.1.5.3 Nhóm nguyên nhân khách quan

Là những tác động ngoài ý chí của khách hàng và ngân hàng, như:

Trang 15

- - Cạnh tranh giữa các tô chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy

theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay

- - Rủi ro do môi trường pháp lý chưa đồng bộ không đây đủ và việc thực thi

pháp luật còn chưa nghiêm

- _ Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước

1.1.6.1 Đối với ngân hàng

Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi Khi không thu được

nợ thì vòng quay vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng kinh doanh không hiệu

quả và có thể mất khả năng thanh khoản Điều này làm giảm lòng tin của người gởi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngân hàng Từ đó gây giảm lợi nhuận và tăng nguy cơ phá sản của ngân hàng

1.1.6.2 - Đối với nên kinh tế

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân Ngân hàng gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp thiếu vốn sẽ gặp khó khăn để sản

Trang 16

Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh

nên tác động do khủng hoảng rủi ro tín dụng tại một nước cũng ảnh hưởng trực tiếp

đến nên kinh tế các nước có liên quan Ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nên kinh tế khu vực và thế giới, do đó hệ thống ngân hàng của một quốc

gia gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đến nên kinh tế thế giới

1.2 Quản trị rúi ro tín dụng

1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học,

toàn diện và có hệ thống nhăm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tốn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng Quản trị

rủi ro tín dụng gồm bốn hoạt động cơ bản: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi

ro, đánh giá rủi ro và tài trợ rủi ro Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạo thành một quá trình chặt chẽ: kết quả của mỗi khâu trước sẽ là tiền đề định

hướng cho khâu sau

- - Nhận diện rủi ro tín dụng: là quá trình xác định liên tục và có hệ thống

trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nham thống kê tất cả các rủi ro, không chỉ gồm những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp

- Po lường rủi ro tín dụng: là việc ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp để

lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng Từ đó xác định phan bù rủi ro và gidi

hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng như trích lập quỹ

dự phòng để tài trợ cho rủi ro tín dụng Để đo lường rủi ro, ngân hàng cần

Trang 17

với toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng thông thường sẽ được thực hiện trên cơ sở lập và phân tích các chỉ tiêu liên quan

- _ Tài trợ rủi ro tín dụng: nhằm mục đích bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng chứ không phải là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng Cũng như đối với các loại rủi ro khác, kỹ thuật tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm các phương pháp: tự khắc phục, chuyền giao rủi ro, trung hòa rủi ro

1.2.2 Nguyên tắc quản trị rúi ro tín dụng

Quản trị rủi ro ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong đó bao gồm một số nguyên tắc cơ bản sau :

Một là, nguyên tốc chấp nhộn rởi ro Các nhà quản trị ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp

từ những hoạt động nghiệp vụ của mình Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại cần xây dựng chiến thuật phòng chống rủi ro Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng — là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro

đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro cho phép” Việc

chấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro

Hai là, nguyên tốc điều hành rzi ro cho phép Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro trong gói rủi ro cho phép phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản

lý, mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy thì các nhà quản trị ngân hàng mới có thể sử dụng tất cả những “vũ khí”, “nghệ thuật” của mình đề điều tiết chúng Ngoài ra, đối với các loại rủi ro không có khả năng “điêu chỉnh” cân phải được chuyên đây sang các

Trang 18

và sự thiệt hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác Nói cách khác, về nguyên

tắc sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độc

lập với nhau và quá trình quản lý chúng cần phải được điều tiết riêng biệt, không

thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương pháp điều hành

Bón là, nguyên tốc phù hợp giữa mức độ rửi ro cho phép và mưc độ thu nhp Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro Các ngân hàng trong quá

trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà thiệt

hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp Có nghĩa

rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ

Năm là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rửi ro cho phép và khở măng tài chính Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phù

hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi

chúng xảy ra Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng lợi nhuận và nhịp độ phát triển của ngân hàng trong tương lai Do đó, giá trị thiệt hại phải phù hợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng và ngân hàng phải dự báo được mức độ phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không thể chuyển được sang cho đối tác hay các công ty bảo hiểm bên ngoài

Sáu là, nguyên tốc hiệu quở kinh tế Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro

ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra Cùng với điều

này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do

những rủi ro có khả năng xảy ra

Bđy là, nguyên tac hop lý về thởi gian Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác

Trang 19

động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp Khi bắt buộc phải

tôn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội

cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chỉ phí để điều

tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra

Tám là, nguyên tắc phù hợp với chiến /zợc chung cửa ngân hàng Hệ thống quản lý rủi ro cần phải được dựa trên nên tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng

Chín là, nguyên tốc chuyển đầy các loại rửi ro không cho phép Nguyên tắc này đòi hỏi các loại rủi ro nằm trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng/ tính chuyển đây cao Các loại rủi ro không tương thích với khả năng của ngân hàng trong việc điều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra hay không phù hợp với những yêu câu cụ thể của chiến lược và chính sách điều hành hoạt động của ngân hàng cần phải được loại bỏ khỏi “gói rủi ro cho phép” Hay nói cách khác, chúng chỉ được cho vào khi có khả năng chuyển đây cao sang các đối tác hoặc các công ty bảo hiểm bên ngoài

Trên đây là 9 nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách quản trỊ rủi ro ngân hàng riêng biệt Chính sách quản trỊ rủi ro ngân hàng phải được xem là một phân quan trọng trong chiến lược hoạt động chung của

ngân hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa

ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng

1.2.3 Nguyên tắc Basel II về quản trị rủi ro tín dụng

Basel II sử dụng khái nệm “Ba trụ cột”:

Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I Tuy nhiên,

rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín

dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường So với Basel T, cách tính chi phí vôn đôi với rủi ro tín dụng có sự sửa đôi lớn, đôi với rủi ro thị

Trang 20

trường có sự thay đối nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành

s* Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II

cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel

L Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối

mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tong hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lai (residual risk)

% Trụ cột thứ HI: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cầu vốn, mức độ day đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này

Trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:

s* Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích

tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ

phận tham gia

s* Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng

* Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu qua để duy trì

một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thấm định và

quan ly rui ro tin dung

1.2.4 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Phân tán rúi ro tín dụng

Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động nên được các ngân hàng

xem xét thường xuyên Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên

vốn tự có của ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay

Chang hạn như tại Việt Nam, tong dư nợ cho vay của một tô chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng Đối với

Trang 21

chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng dư nợ cho vay của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài

1.2.4.2 Trich lap dự phòng

Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tốn thất tín

dụng Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào

khả năng trả nợ và lịch sử trả nợ trong quá khứ của khách hàng Hiện nay hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều tiễn hành phân loại khoản vay thành các mức độ rủi

ro từ cao đến thấp bên cạnh việc kết hợp với xếp hạng khách hàng Từ đó xác định mức trích lập dự phòng cần thiết là bao nhiêu để đảm bảo dự phòng cho tốn thất khi

xảy ra đông thời cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

1.2.4.3 Quản trị hệ thông thông tin tín dụng

Đối với NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoat động mang lại thu nhập chủ yếu, nhưng thực tế thì hoạt động tín dụng vẫn còn tiềm ân rủi ro rất

cao, chất lượng tín dụng chưa được cải thiện đáng kể Có rất nhiều nguyên nhân gây

ra rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM Việt Nam, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng không có được thông tin đầy đủ về khách hàng để xem xét quyết định cấp tín dụng Vì vậy, việc tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thâm định khách hàng vay, giúp hạn chế và phòng ngừa rủi

ro ngay từ khâu thâm định hồ sơ vay

Tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin tín dụng là đơn vị đầu mối, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động, tô chức, hướng dẫn triển khai nghiệp

vụ và cung cấp thông tin trong toàn hệ thống ngân hàng

1.2.4.4 Biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động nên thường xuyên được thực hiện trước

khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay để có thể theo dõi, đánh giá và có

kế hoạch phòng ngừa cũng như khắc phục rủi ro tín dụng hợp lý đúng lúc

Trang 22

1.2.4.5 Bao hiém tién vay

Hién nay, mot số NHTM nhăm hạn chế rủi ro tín dụng đã kết hợp với các công

ty bảo hiểm để thực hiện bảo hiểm cho một số khoản vay Khi người vay mất hay bị

tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động thì công ty bảo hiểm sẽ trả nợ thay Tùy vào giá trị khoản vay và sản phẩm vay mà khách hàng phải đáp ứng một số yêu cầu từ

phía công ty bảo hiểm đề được cấp bảo hiểm tín dụng Đối với hình thức này, khách

hàng sẽ thanh toán phí bảo hiểm thông qua việc cộng thêm một mức lãi suất nhất

định vào lãi suất vay hàng tháng, hoặc thanh toán phí một lần vào lúc giải ngân

Đây cũng là điều kiện bắt buộc để một số đối tượng khách hàng đặc biệt được vay

vốn tại ngân hàng

1.2.5 Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng

1.2.5.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi

ro, kinh doanh và tác nghiệp Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng

s* Điểm mạnh:

- Đáp ứng nguyên tắc Basel II về quản lý rủi ro tín dụng

- Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo

tính cạnh tranh lâu đài

- _ Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rui ro

- _ Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống

- Thich hop voi ngan hang quy mô lớn

% Điểm yếu:

- _ Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu

tư nhiều công sức và thời gian

- _ Đội ngũ cán bộ phải có kiên thức cân thiết

Trang 23

1.2.5.2 Mô hình quản trị rủi ro tin dung phan tan

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh

và tác nghiệp Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức

năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay

s* Điểm mạnh:

- Gon nhe

- Co cau t6 chire don gian

- Thich hop voi ngan hang quy mo nhỏ

% Điểm yếu:

- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu

- - Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng

1.3 Kinh nghiệm hoàn thiên quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân

hàng thương mại trên thế giới đối với Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm cúa ngần hàng thương mai tai Thai Lan

Mặc dù có bể dầy hoạt động hàng trăm năm nhưng vào năm 1997 - 1998, hệ

thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền

tệ Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng

Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok bank va Siam comercial bank (SCB) Con quy trình cho vay của KasIkorn bank lai duoc tong két nhu sau: tiép xtic khdch hang/phan tich tin dung/tham dinh tín dụng/đánh giá rủi ro/quyết định cho vay/thủ tục giấy tờ hợp déng/danh gia chat lượng, xem lại khoản vay

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vẫn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ

Trang 24

xấu có lúc lên tới 40% (1997 - 1998) Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã

không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay Nhưng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng

mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách/hiệu quả kinh doanh/ mục đích vay/dòng tiền và khả năng trả nợ/khả năng kiểm soát vay/năng lực

quản tri va diéu hanh/thuc trạng tài chính

Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay Điển hình cho hình thức này là Siam City Bank hay Kasikorn Bank

Thứ tư, tuân thủ thâm quyền phán quyết tín dụng Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dân: mức phán quyết của một người, một nhóm

người hay hội đồng quản trị Ví dụ: > 10 triệu Baht: I người chịu trách nhiệm; = 100

triệu Baht: phải qua 2 người chịu trách nhiệm; = 3 tỷ Baht phải do HĐQT quyết

định

Thứ năm, giám sát khoản vay Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc

kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách

hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro"

1.3.2 Kinh nghiệm cúa ngần hàng tại Singapore

Để phòng ngừa các khoản xấu phát sinh, các NHTM Singapore được yêu cầu

xây dựng “Danh mục theo dõi” để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề

bất ôn về tín dụng “Danh mục theo dõi” không phải là danh mục phân loại mà là danh sách những khách hàng đang tôn tại những vấn đẻ rủi ro tín dụng tiềm an can quan tâm Những khách hàng có tên trong danh sách này không phải là những

khách hàng bị xếp từ nợ cần chú ý hoặc thấp hơn, mà đều là những khách hàng thuộc nợ nhóm 1 Tuy nhiên, trong trường hợp dấu hiệu cảnh báo sớm có chiều

hướng có ảnh hưởng bất lợi đối với khách hàng vay, khi đó cần xem xét để có thể

xếp loại khách hàng vào nhóm nợ cần chú ý hoặc thấp hơn

Trang 25

Đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày

làm việc, hồ sơ phải được chuyên ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt để theo

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Can sớm phát hiện và cho đóng cửa các tô chức tín dụng, ngân hàng “có van đề” về tài chính, nhất là khối ngân hàng cổ phần; xúc tiễn cơ cấu lại các ngân hàng

yếu kém; kiểm soát chặt chẽ hơn và ngăn chặn tình trạng cho vay, thanh toán đối

ngoại tràn lan, giảm bớt các bảo lãnh dễ dãi của NHNN dành cho các ngân hàng, các tô chức tín dụng yếu kém để ngăn chặn những tốn thất tài chính to lớn có thê xảy ra

Tổng kết, nghiên cứu, áp dụng các loại hình ngân hàng, công ty tài chính mới, bao gồm tô chức dạng quỹ hoặc công ty đảm trách việc xử lý tài sản thế chấp, mua

bán nợ đề thu hồi vốn cho ngân hàng Đặc biệt, với hệ thống NHTM cổ phân hiện

nay, hoạt động còn chơIa có kinh nghiệm, hiệu quả thấp, cần chân chỉnh băng cách mua lại, sáp nhập, liên kết để hình thành những ngân hàng mạnh hơn

Tăng cường sức mạnh hoạt động cho các NHTM, trước tiên, cần tăng vốn điều

lệ, vốn tự có và năng lực quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng, nhăm tăng khả

năng cạnh tranh và sức để kháng của ngân hàng trước những biến động của thị

Trang 26

trường Nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo số lượng ngân hàng ít nhưng an toàn và hiệu quả hơn

Nhanh chóng cụ thể hóa chính sách, cơ chế, thể lệ, quy chế để phát triển hệ thống các NHTM đủ tiêu chuẩn kinh doanh đa năng, thích ứng với cơ chế thị trường

mới Phân định rạch ròi giữa nhiệm vụ chính sách và kinh doanh, có sự thể hiện rõ

vai trò trung gian tài chính và không ngừng nâng cao chất lượng cung ứng các dịch

vụ tài chính, tín dụng cho nên kinh tế

Thành lập thị trường mua bán nợ xấu, kế cả thị trường tư nhân

Kết luận Chương 1

Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ấn rủi ro Việc xây dựng chiến

thuật phòng chồng rủi ro sau khi đánh giá mức độ rủi ro của mỗi nghiệp vụ cụ thể là

tất yếu, tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không

thể

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có yếu tô chủ quan từ phía khách hàng vay

và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ môi trường kinh doanh Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro riêng

biệt Các chính sách này đều dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như: chấp nhận rủi

ro, điều hành rủi ro cho phép, quản lý độc lập các rủi ro, Mục đích nhằm xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhăm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng

Từ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng quốc tế nêu trên, chương hai sẽ tập trung vào việc nhận dạng, phân tích, làm rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng; và chương ba sẽ vận dụng những lý luận, các kính nghiệm tại NHTM các nước trên thế giới để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Trang 27

CHUONG 2

THUC TRANG VE HOAN THIEN QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN KY THUONG VIET NAM

2.1 Tống quan về Ngân hàng ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ

Thương Việt Nam

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Được thành lập vào ngày 27/09/1993, Ngân hàng Thương mại C6 phan Kỹ

thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cố

phân đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nên kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng va tru so

chính ban dau được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trải qua 20 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong

những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ lên đến

8.788.078.710.000 đồng (tính đến hết tháng 6/2013); trụ sở chính hiện nay tại 191

Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Techcombank có cô đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cé phan, với mạng lưới hơn 300 chỉ nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong

cả nước Là ngân hàng đi đầu trong việc chuyển đổi chiến lược hoạt động, với sự

trợ giúp của công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới là Mckinsey & Co., Techombank đã và đang có những thay đôi mạnh mẽ về định hướng kinh doanh và cấu trúc tổ chức Techeombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Einancial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn dau về giải pháp và ứng

dụng công nghệ Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 6.918 người,

Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng

Techcombank hiện phục vụ trên 2,8 triệu khách hàng cá nhân, trên 47.000 khách

hàng doanh nghiệp thông qua ba chiến lược kinh doanh chủ đạo: dịch vụ tài chính

Trang 28

cá nhân, dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và ngân hàng giao dịch

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển, Techeombank đã trải qua và ghi dẫu các cột mốc quan trọng:

- _ Sự tăng trưởng nhanh chóng:

o_ 1994-1995: tăng vốn điều lệ lên hơn 51 tỷ đồng o_ 1996-2000: tăng vốn điều lệ lên hơn 80 tỷ đồng

o 2001-2005:

“ Tăng vốn điêu lệ lên 555 tỷ đồng

“ Hợp tác với đối tác chiến lược HSBC

2006-2010:

“ Tăng vốn điêu lệ lên 6.932 tỷ đồng

= Bat dau khoi dong chiến lược chuyển đổi với sự hỗ trợ của

nhà tư vấn hàng đầu thế giới Mckinsey

o_ 2011-2012: tăng vốn điều lệ lên 8.788 tỷ đồng

- Cùng với sự phát triển nhanh chóng, Techeombank đã đạt được những giải thưởng cao quý ghi nhận những nỗ lực trong quá trình phát triển do các tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng như Tạp chí Finance Asia, Tạp chi Alpha South East Asia, Tap chi Asia Money, Tap chi Asian Banking and Finance, Tap chi The Asset,

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2008 đến 2012

Bảng 2-1: Kết quả kinh doanh và quy mô khách hàng từ năm 2008-2012

Trang 29

(Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank 2008-2012)

Tổng tài sản tăng đều qua các năm, liên tiếp trong ba năm 2008-2010, mặc

dù đây là giai đoạn kinh tế đầy khó khăn, năm 2011 mức tăng trưởng thấp hơn do ảnh hưởng chung của thị trường Năm 2012 là một năm đây thách thức cho ngành

Ngân hàng Việt Nam với tình hình kinh tế nhiều biến động Trong bối cảnh đó,

Techeombank đã chuyển trọng tâm từ tăng trưởng tài sản sang tập trung củng cố quản trị rủi ro, quản lý bảng cân đối kế toán, nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị doanh nghiệp Chính vì vậy, tổng tài sản năm 2012 giảm nhẹ xuống 0,33%, còn

179.934 tỷ đồng

Lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2008 khi kinh tế mới chỉ bắt đầu thời kỳ tiễn

khủng hoảng Qua các năm 2009-2011, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn chung của nên kinh tế, lợi nhuận tại Techecombank vẫn duy trì tăng trưởng Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này luôn có sự ồn định và tăng trưởng

khá cao, là một trong những NHTMCP dẫn đầu về khả năng sinh lợi Kết quả kinh

doanh trên phản ánh sự tăng trưởng nhanh chóng và đồng đều của Techcombank cả

về quy mô lẫn lợi nhuận Điều đó cho thay được sự phát triển bền vững của

Techcombank giữa một môi trường kinh doanh đây khó khăn và khắc nghiệt những

năm qua mà không phải một tô chức nảo cũng đạt được

Riêng năm 2012, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 765 tỷ đồng, giảm tới 75%

so với năm 2011, và hoàn thành chưa tới 20% mục tiêu lợi nhuận đề ra tại đại hội

đồng cô đông thường niên tháng 4/2012 Chính vì vậy, tỷ lệ thu nhập trên tài sản (ROA) giảm từ 1,73% xuống còn 0,43%; và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) giam từ 25,21% xuống còn 5,77% Kết quả trên được Techcombank lý giải ở

Trang 30

việc chịu tác động bởi các chính sách can trong hon trong viéc trich lap du phong,

lãi suất cho vay thấp và môi trường tín dụng cạnh tranh hơn:

- Tong thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2012 giảm gần 14% so với năm 2011 Mức giảm này cho thấy nỗ lực của Techcombank trong việc

giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh doanh suy thoái

- _ Chi phí hoạt động tăng 57% so với năm 2011 Điều này thể hiện cam kết

đầu tư của ngân hàng cho nguồn lực qua việc tuyển dụng thêm đội ngũ

nhân sự chất lượng cao từ thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt cho

lĩnh vực quản lý rủi ro, thâm định tín dụng, tuân thủ và phát triển kinh

doanh tại thị trường miền Nam Ngoài ra, Techcombank tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ và các văn phòng chỉ nhánh

- Đối mặt với những biến động kinh tế, Ban điều hành ngân hàng đã áp

dụng cơ chế quan tri rui ro thận trọng hơn khi thâm định các khoản nợ

xấu Do đó, chỉ phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên đáng kẻ

Những điều chỉnh mang tính chiến lược và kịp thời của Techcombank trong

năm 2012 đã giảm thiểu tác động xấu từ môi trường kinh tế suy thoái, và một lần

nữa cho thấy vị thế vững chắc của ngân hàng ngay cả trong những thời kỳ bất ôn nhất cũng như khả năng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bên vững trong tương lai 2.2 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

2.2.1 Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương

Việt Nam 2.2.1.1

Bảng 2-2: Dư nợ cho vay theo thời gian từ 2008-2012

Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian

Năm

Chỉ tiề 2008 2009 2010 2011 2012

5 oh 7,095,528 | 28,310,069 30,076.441| 35,586,745 | 36,446,276

ng ngan nạn 64.90% 67.26% 56.83% 56.08% 53.04% Dung trung han | 5,789,142] 8,320,863] 10,468,073] 10,619,444] 16,425,441

Trang 31

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2008-2012)

Xét cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, cho vay ngăn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng dư nợ cho vay, thể hiện nguyên tắc thận trọng trong hoạt động cho vay tại Techeombank Đây cũng là xu hướng tất yếu của các NHTM trong bối cảnh nền kinh tê còn khó khăn và nhiêu biên động, nguôn vôn huy động hạn chê va mang

tính ngăn hạn là chủ yếu Do đó, hoạt động cho vay phải được cân đối để đảm bảo

an toàn về thanh khoản và đảm bảo được lợi nhuận hoat động

Biểu đồ 2-1: Cơ cầu dư nợ theo thời gian từ 2008-2012

Ngắn hạn

Nam 2008 Nam 2009 Nam 2010 Nam 2011 Nam 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2008-2012)

Tuy nhiên, cơ câu này đã có sự chuyên dịch qua các năm với sự tăng lên của các khoản cho vay đài hạn (tăng từ 13.133 năm 2008 lên 23.05% năm 2012), và sự tụt giảm tương ứng của các khoản vay ngăn hạn (giảm từ 64.90% năm 2008 xuống con 53.04% nam 2012)

Trang 32

2.2.1.2 Phân tích chất lượng nợ cho vay Bảng 2-3: Tình hinh dư nợ và trích lập dự phòng từ 2008-2012

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng tại Techcombank có mức tăng

trưởng mạnh mẽ với tổng dư nợ không ngừng gia tăng Cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng cũng tăng cao tương ứng, thể hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng thận trong và cơ cấu tín dụng hợp lý Việc trích lập dự phòng tại Techcombank tuân thủ theo quy dinh 493/2005/QD-NHNN cua Ngân hang nhà nước Hiện tại, Techeombank đang trích lập dự phòng theo điều 6 của quy định 493 và đang dần định hướng trích lập theo điều 7 để đảm bảo nhìn nhận đúng rủi ro cho vay

Trong giai đoạn từ năm 2008 — 2011, tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank luôn dưới

3%, theo đúng yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, cho thấy khả năng quản lý và

khống chế nợ xấu là khá tốt Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu đã vượt mốc 3% lên con số

3.33% Nguyên nhân là do những biến động và khó khăn chung của thị trường Tuy vậy, Techeombank đã có những điều chỉnh mang tính chiến lược, như nâng chỉ phí

dự phòng, áp dụng cơ chế quản lý thận trong với bảng cân đối kế toán, nhờ đó đã góp phân giảm thiểu được tác động xấu từ môi trường kinh tế

Trang 33

Biểu đồ 2-2: Tình hình nợ xấu năm 2008-2012

Phân tích dư nợ theo nhóm ngành cho vay

Bảng 2-4: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghẻ từ 2008-2012

Kho bãi, vận tai 6ó48437| 1499600| 2,060369| 2,114,334 874,100

Trang 34

Cơ cấu ngành nghề cho thấy ty trong cho vay giữa các ngành nghề tại Techcombank kha 6n định qua các năm Chỉ có sự chuyển dịch chủ yếu giữa cho vay nông lâm nghiệp và cho vay cá nhân và các ngành nghề khác Cho vay cá nhân

và các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay, tuy nhiên số liệu này chưa thực sự xác định ngành nghề khác chủ yếu là những lĩnh vực nào Riêng mảng cho vay cá nhân tại Techcombank thường tập trung vào cho vay mua

nhà mới hoặc tiêu dùng thế chấp bất động sản

2.2.1.4 Phân tích dư nợ theo khách hàng

Bang 2-5: Co cầu dư nợ theo loại hình khách hàng từ 2008-2012

` ` 69.80% | 72.88% 64.15% | 64.34%! 59.35% Tống 6,343,017 | 42,092,767 | 52,927,857 | 63,562,406 | 68,261,442

Cơ câu dư nợ theo loại hình khách hàng những năm gần đây cho thấy, dư nợ tai Techcombank van đang tập trung chủ yếu ở khách hàng doanh nghiệp Tuy nhiên, chiến lược phát triển khách hàng cá nhân đang nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của Techecombank Sự gia tăng ôn định của dư nợ khách hàng cá nhân cho thấy Techeombank đang chú trọng vào phát triển các sản phẩm bán lẻ để thu hút khách hàng cá nhân, tỷ lệ này cũng phản ảnh thực trạng số lượng khách hàng cá nhân của Techcombank tăng qua các năm

Trang 35

Bang 2-3: Cơ cầu dư nợ theo khách hàng từ 2008-2012

mạnh đồng thời cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành

trong các hoạt động tín dụng

-_ Đối tượng tín dụng Techcombank thực hiện cấp tín dụng cho mọi đối

tượng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện

cấp tín dụng theo quy định pháp luật và của Techecombank trong từng thời kỳ

* Nguyên tắc trong hoạt động tín dụng :

Trang 36

- Techcombank bao dam phát triển hoạt động tín dụng theo đúng các quy

định của pháp luật Việt Nam, các công ước quốc tế mà Việt Nam tham

gia và các thông lệ và chuẩn mực kinh doanh quốc tế

- _ Thiết lập và duy trì hệ thống quản trị rủi ro tín dụng

- - Mọi khoản tín dụng phải được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn, trình

tự thủ tục rõ ràng và phải được ghi nhận băng văn bản

- - Các nhu cầu tài trợ tín dụng phải được Techcombank tìm hiểu, đánh giá

đây đủ rủi ro để thiết lập các hình thức tín dụng phù hợp với nhu câu của

khách hàng và Ngân hàng thông qua việc xem xét, đánh giá về khả năng

trả nợ, tính phù hợp, khả thi của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh,

tiêu dùng

- Mọi khoản tín dụng phải được bảo đảm bởi những tài sản được Techcombank chấp nhận theo từng thời kỳ, trừ trường hợp cấp tín dụng thiếu/ không có tài sản bảo đảm theo quy định của Techcombank

- - Việc điều chỉnh mức/hạn mức tín dụng cho khách hàng phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá uy tín giao dịch của khách hàng với Techcombank, kinh nghiệm quản lý của khách hàng, phương án sản xuất

kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng hoàn trả, lài sản bảo đảm

không phải là yếu tô chính duy nhất trong quá trình Techcombank xem

xét đánh giá điều chỉnh theo nhu câu tín dụng của khách hàng

2.2.3 Mô hình quản trị rúi ro tín dụng

Hiện nay, các ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam đang áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, các ngân hàng quy mô nhỏ cũng đang từng bước

tiếp cận để triển khai áp dụng mô hình này Tuy nhiên, quá trình các ngân hàng Việt

Nam áp dụng mô hình quản lý rủi ro tập trung đang diễn ra một cách khó khăn và theo các chuyên gia thì vẫn còn một chặng đường dài nữa các ngân hàng thương

mại Việt Nam mới đạt được một mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại theo đúng

nghĩa Trước hết, khó khăn lớn nhất xuất phát từ yếu tô con người bởi sự thay đôi

mô hình tô chức đã ảnh hưởng đên quyên hạn của các cán bộ có liên quan đên quá

Trang 37

trình cấp tín dụng Khó khăn thứ hai có thể kế đến là môi trường thông tin, trong đó

tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế

Khi triển khai mô hình mới, sự phân tách bộ phận quan hệ khách hàng, quản

lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại

chưa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn xuất hiện ty hiềm, cản trở nhau

trong tác nghiệp Chính vì thế, các ngân hàng cần tiếp tục có mức quan tâm đúng

đăn đến hệ thống quản trị rủi ro tín dụng và sự phối hợp giữa các bộ phận, để có thê

tiếp cận với mô hình quản trị rủi ro tập trung một cách đúng nghĩa

Trải qua nhiều thay đối về cấu trúc bộ máy quản lý, với sự tư vấn của

Meckinsey, Techcombank đã từng bước xây dựng để hình thành nên một bộ máy

vững vàng, quản trị một cách chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế Thực tiễn

hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank cho thấy, Techcombank đang áp

dụng mô hình quản trị rủi ro tập trung, phân chia chức năng riêng biệt của các bộ phận: quan hệ khách hàng, thấm định, phê duyệt Khối quản trị rủi ro bao gồm các trung tâm quản trị về từng mảng rủi ro, riêng với quản trị rủi ro tín dụng có các trung tâm liên quan đến chính sách tín dụng, thấm định, giám sát tín dụng và quản lý-kiểm soát tài sản đảm bảo Ngoài ra, Techcombank còn xây dựng các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng bên ngoài khối quản trị rủi ro, đó là các trung tâm thâm định

trực thuộc các khối kinh doanh (khối khách hàng doanh nghiệp/khối khách hàng cá

nhân), trung tâm kiểm soát tín dụng thuộc khối vận hành, trung tâm kiểm soát-kiểm

toán nội bộ thuộc khối kiểm toán và các trung tâm pháp chế, xử lý nợ thuộc khối pháp chế Việc tập trung hệ thống thâm định vào các khối kinh doanh (2009), hoạt

động trên cơ sở giám sát của khối quản trị rủi ro nhăm mục đích thúc đấy tiến độ xử

lý hô sơ và đảm bảo đáp ứng được các yêu câu về rủi ro tín dụng

Trang 38

2.2.4 Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cô Phần Kỹ

Thương Việt Nam

2.2.4.1 Nhận diện và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín

dụng Thứ nhất là rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan từ môi trường

kinh doanh:

s* R¿zi ro do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dựng

Một trong số các vẫn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện

nay là sự cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ

ngân hàng, mở rộng mạng lưới, tập trung là các thành phố lớn và khu công nghiệp,

mở rộng cho vay tiêu dùng Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt Các ngân hàng đang có xu hướng

mở rộng địa bàn hoạt động băng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh,

phòng giao dịch Techeombank cũng đang phát triển mạng lưới hoạt động của mình theo xu hướng này Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng Hậu quả của việc

mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an toàn, cạnh tranh thiếu bình đăng, mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng

Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp các chỉ nhánh Techcombank sử dụng nhiều biện pháp như : thực tế có một số khách hàng

khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh

doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu nhưng các chi nhánh Techeombank vẫn cho vay, thậm chí có nhiều chi nhánh buông lõng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả

dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay Từ

đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Trang 39

s* Rzi ro do những hay đổi từ chính sách Nhà nước

Khi khách hàng đến vay tại Techcombank, họ phải lập kế hoạch sản xuất

kinh doanh cho năm kế tiếp Cơ sở để lập các kế hoạch này là dựa trên các nhập

lượng đầu vào để cân đối, tính toán lãi, lỗ, doanh thu dự trù sẽ đạt được Các số liệu

này sẽ bị thay đối do tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về

thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng Từ đó, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ cho

Techcombank

s* R¿Z/ ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều

luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng

ngân hàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyên xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là co quan quyển lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý

Từ đó dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tôn đọng, tài sản tồn

đọng Tại Techcombank, bộ phận xử lý nợ hiện đang thụ lý nhiều hồ sơ nợ quá hạn

cần xử lý, phát mãi tài sản đảm bảo nhưng tiến độ thực hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian

* R¿i ro do hệ thống thông tin quản lý còn bết cáp

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bồ thông tin đầy đủ và minh bạch Năm bắt thông tin tốt sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có quyết định cho vay đúng, giảm thiểu một phân rủi ro, giúp cho ngân hàng biết được những khoản vay có vân đề đề đánh giá đúng mức độ rủi ro

Trang 40

Hiện tại, các ngân hàng chỉ có thể thông qua Trung tâm thông tin tín dụng

(CIC) để tra cứu lịch sử giao dịch tín dụng của khách hàng CIC có chức năng thu

nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụ thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho NHNN, các TCTTD, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước CIC đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt

động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một

cách độc lập và hiệu quả Thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật do toàn

bộ dữ liệu đầu vào của khách hàng do các TCTD khai báo, nếu không khai báo

không có số liệu cung cấp

* Rởi ro do sự (hay đổi của môi trưởng tự nhiên

Techcombank là một trong số các NHTM hiện đang tài trợ mạnh cho ngành nông sản với các mặt hàng chủ lực như : cà phê, tiêu, điều với hệ thống điện tử nối mạng trực tiếp với các sàn giao dịch lớn trên thế giới như : LIFE, TOCOM,

NYMEX Đặc điểm của những ngành nghề này là nhạy cảm với sự thay đổi của

môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây, Từ đó, tác động xấu

đến sản lượng nông sản, gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng

* Raji ro do sự thanh tra, kiểm fra, giám sát chưa hiệu quá cửa NHNN

Qua các đợt thanh tra Techcombank của NHNN cho thấy, bên cạnh những cố

găng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng chưa có sự cải thiện căn

bản về chất lượng Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi

mới Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc

đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm

Thứ hai là rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

và đối tác của khách hàng

Rzi ro do tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiểu minh bạch, che

đứớu các khoán 16

Ngày đăng: 08/08/2015, 12:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w